Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Điều tra sự phân bố và phân loại các loài thuộc chi kim ngân lonicera l , họ kim ngân caprifoliaceae ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------

Hoàng Văn Toán

ĐIỀU TRA SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI CÁC LOÀI
THUỘC CHI KIM NGÂN – LONICERA L., HỌ KIM NGÂN –
CAPRIFOLIACEAE Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------

Hoàng Văn Toán

ĐIỀU TRA SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI CÁC LOÀI
THUỘC CHI KIM NGÂN – LONICERA L., HỌ KIM NGÂN –
CAPRIFOLIACEAE Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60 42 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THANH HUYỀN


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số
liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được tác giả nào công bố.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.
Phạm Thanh Huyền – là người hướng dẫn khoa học cùng tập thể cán bộ Khoa Tài
nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu, đã luôn ủng hộ và hỗ trợ tôi trong quá trình điều
tra thực địa, xử lý tiêu bản và hoàn tất luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, cô giáo Bộ môn Thực vật,
Khoa Sinh học, Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đã trực trực tiếp
giảng dạy và truyền thụ cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, Bảo tàng Thực vật – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Phòng
Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong việc thu
thập các thông tin về tiêu bản, mẫu vật.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cá nhân PGS.TS. Nguyễn Văn Tập
– Nguyên Trưởng Khoa Tài nguyên Dược liệu, PGS.TS. Nguyễn Trung Thành
– Trưởng Bộ môn Thực vật, những người thầy luôn ủng hộ, động viên tôi về mặt tinh
thần trong những lúc tôi khó khăn nhất.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi trong cả quá trình
thực hiện luận văn Thạc sỹ.

Tác giả



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN

3

1.1. Phân loại chi Lonicera L. trên thế giới và một số vấn đề khác có liên

3

quan
1.1.1. Một vài quan điểm phân loại chi Lonicera và họ Caprifoliaceae
1.1.2. Kết quả nghiên cứu phân loại chi Lonicera ở một số quốc gia và vùng
lãnh thổ
1.2. Nghiên cứu phân loại và sự phân bố của các đại diện thuộc chi

3
7
8

Lonicera L. ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu phân loại

9

1.2.2. Nghiên cứu về phân bố


10

1.3. Vài nét về việc nghiên cứu Kim ngân làm thuốc

10

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

12

2.1. Đối tượng nghiên cứu

12

2.2. Nội dung nghiên cứu

12

2.3. Phương pháp nghiên cứu

12

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

14

3.1. Kết quả về việc giám định và chỉnh lý tên khoa học


14

3.1.1. Số mẫu thuộc chi Lonicera L. đã được nghiên cứu và thu thập thêm

14

3.1.2. Kết quả phân loại và giám định loài

14

3.2. Đặc điểm chung của chi và xây dựng khóa phân loại các loài thuộc chi

15

Kim ngân (Lonicera L.) hiện có ở Việt Nam
3.2.1. Đăc điểm hình thái nổi bật của chi Lonicera ở Việt Nam

15

3.2.2. Khóa phân loại chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae ở Việt Nam

25


3.3. Một số thông tin về 11 loài Kim ngân đã biết ở Việt nam

27

3.4. Sự phân bố của các loài thuộc chi Lonicera L. hiện có ở Việt Nam


45

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

4.1. Kết luận

49

4.2. Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHẦN PHỤ LỤC

55

PHỤ LỤC 1

56

PHỤ LỤC 2

58


PHỤ LỤC 3

59

PHỤ LỤC 4

64

HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI CHÚNG TÔI THU THẬP ĐƯỢC TRONG QUÁ
TRÌNH ĐI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

75


MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vì thế mà tài nguyên cây
thuốc của nước ta vô cùng phong phú, trong đó có nhiều loài giữ vai trò quan trọng
trong cuộc sống của con người.
Từ lâu đời, các dân tộc ở Việt Nam đã biết sử dụng cây cỏ làm thức ăn, làm
thuốc chữa bệnh và còn dùng vào nhiều việc khác. Chỉ tính riêng về cây thuốc ở Việt
Nam, hiện đã biết tới trên bốn ngàn loài. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có các loài
cây thuốc, cũng như cách sử dụng cây thuốc theo các kinh nghiệm truyền thống khác
nhau. Mặc dù vậy, do kết quả của quá trình giao lưu, quảng bá và học tập lẫn nhau, đã
có rất nhiều cây thuốc và bài thuốc được nhiều người và nhiều nơi cùng biết tới –
Kim ngân là vị thuốc như vậy.
Dược liệu Kim ngân hoa là hoa của loài Kim ngân hoa (Lonicera japonica
Thunb.) được phơi hay sấy khô. Đây là vị thuốc cổ truyền, trong Y học cổ truyền
dùng riêng hay dùng phối hợp, để chữa các bệnh như mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng,
sởi, cảm cúm, viêm phổi, viêm gan [3]. Tuy nhiên, trên thực tế người ta sử dụng hoa
khô của nhiều loài thuộc chi Kim ngân (Lonicera L.), họ Kim ngân (Caprifoliaceae),

với tên “Kim ngân hoa”. Ở Việt Nam, trong số các loài Kim ngân đã biết, loài Kim
ngân hoa (L. japonica Thunb.) được nhắc tới nhiều nhất [7].
Song, kể từ công bố đầu tiên của H. Lecomte (1922-1923) cho đến nay, chưa
có bất cứ một công trình nào trở lại việc nghiên cứu phân loại chi Lonicera L, họ
Caprifoliaceae. Nghĩa là hiện chúng ta chưa biết cụ thể có bao nhiêu loài thuộc chi
thực vật này ở nước ta và chúng phân bố ở đâu, cũng như trong số đó, loài nào
thường được thu hái để làm thuốc với tên gọi là “Kim ngân”, ở Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Điều tra sự
phân bố và phân loại các loài thuộc chi Kim ngân – Lonicera L., họ Kim ngân Caprifoliaceae ở Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học,
chuyên ngành Thực vật học.
Với mục đích:

1


-

Xây dựng được khóa phân loại và bản mô tả đặc điểm hình thái của các loài Kim ngân,
thuộc chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae hiện có tại Việt Nam.

-

Chỉ ra được một cách khái quát vùng phân bố chủ yếu của các loài Kim ngân đã biết ở
nước ta.

2


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Phân loại chi Lonicera L. trên thế giới và một số vấn đề khác có liên quan.
1.1.1. Một vài quan điểm phân loại chi Lonicera và họ Caprifoliaceae
Trong bộ“Species plantarium” năm 1753, Carl Von Linnaeus đã đề cập Danh
pháp loài thực vật gồm 2 từ ghép của tên chi và từ tính ngữ chỉ loài. Đồng thời cũng
trong tài liệu này, lần đầu tiên C. Von Linnaeus đã đặt tên chi Lonicera,
gồm 15 loài và được xếp vào họ Caprifoliaceae [37].
Năm 1760, trong tạp chí “ Definitiones Generum Plantarum”, tác giả
Boehmer, Georg Rudolf cũng đặt tên chi là Lonicera Boehm., nhưng lại xếp chi này
vào họ Loranthraceae [28].
Năm 1763, trong tập 2 “Familles naturelles des Plantes”, Adanson và Michel
xếp chi Lonicera vào họ Rubiaceae, bởi các đặc điểm lá mọc đối, có lá kèm, bầu hạ
[5]. Đến năm 1818, Trong “Anleittung zum Gründlichen Studien der Botanik”, Vest,
Lorenz Chrysanth von lại nâng chi Lonicera L. lên thành họ Loniceraceae và trong đó
vẫn giữ lại chi Lonicera L. [46]. Gần chục năm sau (1827), trong “Systema
vegetabilium” Vol. IV”, Carol Linniei đã căn cứ vào các đặc điểm cơ bản, như tràng
liền, nhiều hạt …để quay trở lại quan điểm lập Lonicera L. là một chi riêng và Ông
cũng mô tả có 16 loài [29]. Trong đó, loài Lonicera japonica Thunb. cũng có ở Việt
Nam.
Trong cuốn “Genera plantarum secundum ordines naturals disposita” năm
1789, A.L. de Jussieu dựa trên các đặc điểm tương đồng giữa 3 họ là Diervillaceae,
Linnaeaceae, Loniceraceae nên đã gộp 3 họ này vào thành một họ là Caprifoliaceae
[17].

Quan điểm này được các nhà Thực vật học sau này ủng hộ và cũng giữ nguyên

quan điểm này trong các công trình ra đời sau đó, kể cả sau này Takhtajan, nhà thực vật
học lỗi lạc của Nga cũng vậy. A.L. de Jussieu xếp các chi trong họ Caprifoliaceae dựa
vào những đặc điểm chính như sau:
% Ống đài hoa dạng cốc ở phần ngực hoa. Tràng liền, đơn. Gồm có các chi:


Linnaea L., Triosteum L., Ovieda L., Symphoricarpos, Diervilla, Xylosteon,
Caprifolium, Lonicera.

3


% Ống đài hoa dạng cốc ở phần ngực hoa. Tràng hoa nhiều, rời gồm các chi

như sau: Loranthus, Lonicera, Viscum, Rhizophora L.
% Đài hình mũi mác, tràng liền đơn. Gồm có các chi như sau: Viburnum, Hortensia,

Sambucus.
% Đài phức tạp, có vòi nhụy rõ rệt. Tràng hoa nhiều, rời. Gồm có các chi

như sau: Cornus, Hedera.
Từ 1824 đến 1841, Augustin Pyramus de Candolle cho ra series công trình
mang tên “Prodromus systematis naturalis regni vegetabilis”, tác giả mô tả chi
Lonicera có 54 loài, trong đó có 3 loài sau này cũng biết có ở Việt Nam, như
Lonicera macrantha, L. confusa, L. acuminata [19].
Trong cuốn “Annales Musei Botanici Lugduno-Batavi”, năm 1863, tác giả
Rijksherbarium để chi Lonicera thuộc họ Lonicereae. Các loài trong chi Lonicera
được đề cập là 10 loài, trong đó cũng có 3 loài sau này biết có ở Việt Nam là
Lonicera japonica, Lonicera cofusa, L. hypoglauca [41].
Năm 1865, Trong cuốn sách “Annales Musei Botanici”, tác giả F. A. Guil.
Miguel xếp chi Lonicera L. vào họ Lonicereaceae gồm có 10 loài, trong đó có loài L.
japonica Thunb., L. confusa DC., L. hypoglauca Miq. là thấy có ở Việt Nam [30].
Công trình “The Journal of the Linnean Society, vol XXIII” ra đời năm 1888
của các nhà khoa học thuộc Vườn Thực vật Missouri, mô tả chi Lonicera L. có 34
loài, trong số đó có những loài cũng có ở Việt Nam như Lonicera japonica Thunb. ,
L. bournei Hemsl., L. macrantha (D. Don) Spreng., L. hypolauca Miq., L. confusa

DC. [39].
Ba năm sau, năm 1891, trong cuốn “The Journal of the Linnean Society”, vol.
XXVIII, các nhà khoa học thuộc Vườn Thực vật Missouri bổ sung loài L.
hildebrandiana Coll. & Hemsl. thuộc chi Lonicera L.. Đáng chú ý là loài L.
hildebrandiana Coll. & Hemsl. được tìm thấy ở độ cao khoảng 5000 feet. Điều đặc
biệt là các nhà Thực vật học mới chỉ thấy 1 cây của loài này. Hoa của loài này cũng
đã được so sánh với các loài hiện có và thấy rằng nó có kích thước lớn nhất [40].

4


Năm 1992, trong cuốn "Vascular Plant families and genera" của tác giả
Brummit cũng chỉ đề cập chi Lonicera L. là chi lớn nhất trong họ Caprifoliaceae với
khoảng 180 loài [27].
Trong cuốn“Flowering plants of the world” năm 1993, V.H.Heywood mô tả
chi Lonicera L. có khoảng 200 loài, phần lớn là các cây bụi nhỏ và cây leo [44].
Năm 1997, trong công trình “Diversity and Classification of Flowering
plants” Armen Takhtajan đã đưa ra quan điểm xếp chi Lonicera trong hệ thống phân
loại thực vật của ông như sau:
Class:
Magnoliopsida
Subclass

I:

Cornidae
Superorder: Dipsacanae
Order I: Virburnales
Family: Viburnaceae
Order II:


Family: 1.Sambucaceae

Adoxales

2. Adoxaceae
Order

III: Family:

Dipsacales

1. Caprifoliaceae
2. Valerianaceae
3. Triplostegiaceae
4. Dipsacaceae
5. Morinaceae

Trong họ Caprifoliaceae lại chia ra các phân họ:
+ Diervilleae: gồm các chi Weigela, Diervilla.
+ Lonicereae: gồm các chi Leycesteria, Lonicera
+ Triostomeae: gồm các chi Triosteum

5


+

Linnaeeae: gồm các chi Symphoricapos, Linnaea, Dipelta, Heptacodium, Kolkwitzia,
Abelia, Zabelia [22].

Trong “Flowering Plants”, Năm 2009, tái bản lần thứ II có sửa chữa, của Tác
giả A. Takhtajan vẫn theo quan điểm của các nhà Thực vật học đi trước, đặc biệt là
việc ra đời hệ thống phân loại của A.L. de Jussieu năm 1789 [ 23 ]. A. Takhtajan đặt
tên họ Caprifoliaceae trên cơ sở hợp nhất 3 họ Diervillaceae Pyck 1998; Linnaeaceae
Backlund 1998 và Loniceraceae Vest 1818 với tổng số gồm 275-300 loài của 12 chi
[23,24,25]. Mặc dù vậy, Ông có đôi chút thay đổi trong quan điểm của mình về hệ
thống phân loại họ Caprifoliaceae, khi vẫn chia họ này ra thành các phân họ, tuy
nhiên các chi thuộc mỗi phân họ có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
+ Diervilleae: Weigela, Diervilla
+ Lonicereae: Leycesteria, Lonicera, Heptacodium, Symphoricarpos

+ Linnaeeae: Linnaea, Dipelta, Kolkwitzia, Abelia, Zabelia.
Sự thay đổi đó là ông xếp chi Heptacodium và Symphoricarpos từ phân họ
Linnaeeae sang phân họ Lonicereae. Trong đó tiêu chí để phân ra chi Lonicera là tập
hợp những loài có đặc điểm chung như sau: Bầu hạ, vòi nhụy dài, chủ yếu với một
đầu nhụy hình đầu. Chủ yếu là cây thân gỗ, hiếm khi thân thảo. Dạng cây chủ yếu là
cây bụi hoặc cây leo gỗ.
Trong “Pollen flora of Pakistan-LV. Caprifoliaceae” năm 2007 của tác giả
Anjumperveen và Muhammad Qaiser mô tả chi Lonicera L. có 10 loài, không thấy có
loài nào trùng với các loài có ở Việt Nam.
Trong hệ thống phân loại của APG III năm (2009), Bộ Dipsacales gồm có các
họ sau:
-

Adoxaceae gồm có các chi Adoxa, Moschatellina, Sambucus, Sinadoxa, Tetradoxa,
Virbunum.
- Diervillaceae

6



-

Caprifoliaceae gồm có các chi Heptacodium, Leycesteria, Lonicera, Symphoricarpos,
Triosteum. Trong đó chi Lonicera có 180 loài.
- Linnaeaceae
- Morinaceae
- Dipsacaceae
- Valerianaceae

Có thể nói, trong thế kỉ XVIII, XIX là thời kì bắt đầu và phát triển rất mạnh
của Thực vật học, có rất nhiều quan điểm, nhiều trường phái khác nhau trong việc
xếp chi Lonicera vào họ nào, phân họ nào, ngay cả họ Caprifoliaceae có những phân
họ nào cũng có những sự khác nhau rất rõ rệt. Nhưng theo quan điểm của đa số các
nhà thực vật học nổi tiếng trên thế giới thì vẫn ủng hộ quan điểm của Linnaeus và
Jussieu đó là xếp chi Lonicera nằm trong họ Caprifoliaceae. Chúng tôi lựa chọn hệ
thống phân loại của A.Takhtajan năm 1997 để làm cơ sở nghiên cứu phân loại các
loài thuộc chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae ở Việt Nam. Đây cũng là hệ thống phân
loại được các Trường đại học, Viện nghiên cứu, các nhà thực vật học ở Việt Nam lựa
chọn và sử dụng trong việc phân loại họ Caprifoliaceae, cũng như cho toàn bộ hê
thực vật ở nước ta.
1.1.2. Kết quả nghiên cứu phân loại chi Lonicera ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Theo một số tài liệu đã công bố, chi Lonicera L. trên thế giới có khoảng hơn
200 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực ôn đới và vùng núi cao của Bắc bán cầu. Trong
Flora of China, vol. 19 mô tả chi Lonicera L. có khoảng 180 loài, phân
bố ở Nam Phi, Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ. Ở Trung Quốc có 57 loài, trong đó có 23
loài là đặc hữu của quốc gia này [46].
Trong Thực vật chí Pakistan có đề cập chi Lonicera L. có 20 loài, trong đó có
18 loài là loài bản địa của Pakistan, còn 2 loài là do du nhập về trồng . Trong số các
loài có mặt ở Pakistan thì có tới 14 loài có hình vẽ kèm theo, tuy nhiên cũng chưa có

khóa phân loại cho các loài và chưa mô tả về khu vực phân bố [42].

7


Trong Thực vật chí Missouri đề cập chi Lonicera L. có 11 loài, tuy nhiên không
có bản mô tả về khóa phân loại và khu vực phân bố [33].
Trong Thực vật chí Taiwan, chi Lonicera L. có 7 loài, có khóa phân loại và
hình vẽ mô tả nhưng chưa nói rõ khu vực phân bố [43].
Trong thực vật chí Trung Quốc, khóa phân loại cho các loài thuộc chi Lonicera,
trong đó có 7 loài cũng có ở Việt Nam là Lonicera calcarata, L. acuminata, L.
japonica, L. macrantha, L. hildebrandiana, L. bournei, L. hypoglauca. Khóa phân
loại này dựa trên các đặc điểm đặc trưng của các loài và khá dễ dàng thực hiện.
Chính vì vậy, khóa phân loại này được áp dụng để phân loại cho các loài hiện có ở
Việt Nam.
Như trên đã đề cập, mặc dù có vài quan điểm khác nhau trong việc xếp đặt vị
trí của chi, song về cơ bản các tác giả khi nghiên cứu phân loại chi Lonicera đều
thống nhất mô tả đặc điểm chung của chi Lonicera, họ Caprifoliaceae như sau:
Cây bụi đứng hay bụi trườn, đôi khi là dạng leo; rụng lá hoặc thường xanh.
Cành rỗng với lõi màu trắng hoặc nâu; có chồi ngủ mùa đông, với 1 hoặc vài cặp lá
vảy. Lá mọc đối, hiếm khi mọc vòng, nguyên, hiếm khi xẻ răng cưa, lá kèm ở giữa
cuống lá vắng hoặc hiếm khi phát triển tốt. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở nách lá hoặc
đầu cành, dày đặc hoặc thưa thớt, cụm hoa dạng xim 1 -, 2 - , hoặc 3 hoa. Cụm hoa
dạng xim đôi khi có cuống; hoặc không cuống, đôi khi hình thành cụm hoa dạng đầu.
Đài hoa 5 thùy. Cánh hoa màu trắng, màu vàng, đỏ, tím đỏ, thường xuyên thay đổi
màu sắc sau khi nở hoa, hình chuông, được mở rộng dần dần, 5 thùy, cánh hoa chẻ
đôi và trên 4 thùy; ống dài hay ngắn. Nhị hoa 5, bao phấn đính lưng. Buồng trứng 2
hoặc 3 (-5) ngăn; có lông hoặc nhẵn. Trái cây mọng, màu đỏ, đen, hoặc màu xanh,
đôi khi có phủ phấn trắng, thỉnh thoảng còn giữ lại lá bắc con cùng với quả. Hạt từ 1
đến rất nhiều [1,2,6,7,13,46]. Lonicera là chi lớn nhất trong họ Cơm cháy

(Caprifoliaceae), với khoảng 180 - 200 loài, phân bố ở Nam Phi, Châu Á, châu Âu,
Bắc Mỹ [48].
1.2. Nghiên cứu phân loại và sự phân bố của các đại diện thuộc chi Lonicera L. ở
Việt Nam

8


1.2.1. Nghiên cứu phân loại
Ở Việt Nam, người đầu tiên đề cập tới phân loại chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae là H.

Lecomte, trong tập 3 “Flora ge′nerale de L’indo-chine”, năm 1922-1923. Trong tập tài
liệu này, Ông đã xây dựng khóa phân loại chi Lonicera L. và mô tả 8 loài cho cả khu
vực Đông Dương. Trong đó, ở Việt Nam gồm các loài
Lonicera hildebrandiana, L. cambodiana, L. macrantha, L. bournei, L. dasystyla, L.
confusa, L. japonica. Tài liệu này cũng không có hình vẽ kèm theo ứng với mỗi loài.
Trong tập III của bộ “Cây cỏ Việt Nam” năm 2000, Phạm Hoàng Hộ có đề cập thuộc
chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae ở Việt Nam có 7 loài gồm Lonicera japonica, L.
acuminata, L. annamensis, L. dasystyla, L. hildebrandiana, L. hypoglauca, L.
macrantha [6]. So với công trình của H. Lecomte (1922-1923), kết quả nghiên cứu
của Phạm Hoàng Hộ đã bổ sung cho Việt Nam được 3 loài là Lonicera hypoglauca,
L. annamensis, L. acuminata, nhưng lại thiếu 3 loài là Lonicera cambodiana, L.
confusa, L. bournei. Tuy nhiên, trong tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000), các loài
mới chỉ được mô tả tóm tắt, kèm theo hình vẽ có tính phác họa để nhận dạng. Mặc dù
vậy, đây vẫn là công trình thứ 2, chính thức đề cập về phân loại chi Lonicera L. ở
nước ta [6]. Đến năm 2005, trong bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập II
các Tác giả đã tổng hợp được ở nước ta có cả thảy 9 loài Kim ngân thuộc cho
Lonicera L.
Bên cạnh các công trình về thực vật học trên đây, trong các công trình về cây
thuốc Việt Nam đều có đề cập tới các loài Kim ngân như: Trong cuốn “Tài nguyên

cây thuốc Việt Nam”, của nhóm Tác giả ở Viện Dược liệu, năm 1993 có ghi rõ ở Việt
Nam có 6 loài Kim ngân [12]. Trong bộ “Selected medicinal plants in Viet Nam”,
volume II, 1999 cũng đề cập 6 loài thuộc chi Lonicera L. nhưng chỉ mô tả 3 loài
[ 41 ]. Hay trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc tỉnh Kon Tum”, 2007 cũng
nêu tên 2 loài, trong đó lần đầu tiên loài L. hypoglauca được công bố có ở Việt Nam
[11]. Gần đây, trong bộ “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam” tập II, 2004,
các Tác giả tiếp tục đề cập 3 loài làm thuốc (L. bournei Hemsl.; L. daystyla Rehd.; L.
japonica Thunb.) [13].

9


Như vậy, qua các tài liệu trên đây cho thấy, tính đến nay ở Việt Nam đã biết
tới 9 loài của chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae.
1.2.2. Nghiên cứu về phân bố:
Theo các tài liệu hiện có ở Việt Nam, các loài thuộc chi Lonicera phân bố ở
khắp Việt Nam. Một số loài phổ biến ở cả đồng bằng, trung du miền núi từ Bắc vào
Nam là Lonicera japonica Thunb. và L. dasystyla Rehd.. Loài mới chỉ thấy ở Trung
bộ Việt Nam là loài L. acuminata Wall in Roxb., L. annamensis Fukuoka, L.
cambodiana Pierre.. Loài L. hypoglauca Miq. mới chỉ thấy ở vùng đồi núi của tỉnh
Phú Yên. Loài L. macrantha (D. Don) Spreng. là loài phân bố ở khắp các tỉnh miền
núi từ miền núi phía Bắc tới Lâm Đồng. Loài L. hildebrandiana Coll. & Hemsl. phân
bố ở một số vùng đồi núi cao của tỉnh Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang [1,6,11].
Trong các loài thuộc chi Lonicera L., đặc biệt có loài kim ngân rừng (Lonicera
bournei Hemsley) thuộc diện hiếm trên thế giới, cây mới chỉ được phát hiện ở vùng
Sầm Nưa (Lào) và Lai Châu (Việt Nam), độ cao phân bố của cây khoảng trên 1000m.
Qua một số tài liệu trên cho thấy, các điểm được gọi là phân bố trên, đơn giản
là sự ghi nhận nơi phát hiện hay thu được mẫu. Xét về thực chất, hiện chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu về sự phân bố địa lý của chi Lonicera ở Việt Nam. 1.3.
Vài nét về việc nghiên cứu Kim ngân làm thuốc

Trên thế giới, vị thuốc Kim ngân đã được người Trung Quốc dùng từ lâu đời
như một thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ, hoa phơi khô dùng để lợi tiểu. Kim ngân
có tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong điều trị bệnh lipid máu, nước cất có
tác dụng kháng khuẩn. Ở Trung Quốc, kim ngân dại (Lonicera dasystyla Rehd) còn
được dùng chữa viêm thận cấp tính. [4,5,7,12,13]. Trên thế giới, chủ yếu là các
nghiên cứu về loài Lonicera japonica Thunb, có 7 chất chủ yếu là luteolin,
luteoloside,

quercetin,

quercetin-3-0-beta-D-glucoside,

quercetin-7-0-beta-D-

glucoside, rutin, chlorogenic [47].
Theo Dược điển Việt Nam IV, vị thuốc Kim ngân gồm có Kim ngân cuộng và
Kim ngân hoa. Kim ngân cuộng là cành và lá phơi hay sấy khô của cây Kim ngân

10


(Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla, L.
confusa, L. cambodiana. Kim ngân hoa là nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô
của cây Kim ngân ngân (Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như
L. dasystyla, L. confusa, L. cambodiana, họ Caprifoliaceae.
Ở Việt Nam, trong Y học cổ truyền, vị thuốc Kim ngân có vị ngọt, đắng tính hàn, không

độc vào 4 kinh tâm, phế, vị và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng nên nó có
mặt trong rất nhiều bài thuốc để chữa các bệnh như chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng,
sốt cảm, cảm cúm, sởi, viêm phổi, viêm gan virus, viêm gan mạn tính, viêm cầu thận

cấp tính, viêm khớp dạng thấp, sốt xuất huyết… Vị Kim ngân gồm một số loài thuộc
chi Kim ngân như Lonicera japonica Thunb., L. dasystyla
Rehd., L. confusa DC., L. macrantha (D. Don).
Với một số dẫn liệu trên đây, chắc chắn là chưa đầy đủ, song về cơ bản đã cho
thấy, việc phân loại chi Kim ngân (Lonicera L.) và họ Cơm cháy (Caprifoliaceae)
trên thế giới đã được quan tâm nhiều. Về giá trị tài nguyên thì đây cũng là nhóm loài
đã trở thành vị thuốc quí được dùng lâu đời trong Y học cổ truyền. Trong khi đó, theo
các tài liệu đã công bố, Việt Nam cũng là quốc gia có khá nhiều loài thuộc chi
Lonicera L. được dùng làm thuốc, nhưng dường như, kể từ sau nghiên cứu của H.
Lecomte, năm 1922-1923 đến nay, không có công trình nào nghiên cứu về thực vật
học chi Lonicera L. được công bố. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu bổ sung về
chi thực vật này là việc làm cần thiết.

11


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các loài thuộc chi Lonicera L. hiện có tại Việt Nam, bao gồm từ các
nguồn:
-

Các mẫu tiêu bản hiện có, đang lưu trữ ở các bảo tàng thực vật và Phòng thực vật ở Hà
Nội: Phòng tiêu bản của Viện Dược liệu; Bảo tàng thực vật của trường Đại học Khoa
học Tự nhiên; Phòng thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Phòng thực
vật của trường Đại học Dược Hà Nội.
-

Các mẫu tiêu bản thuộc chi Lonicera L. mới thu thập, trong các đợt điều tra gần

đây: Tỉnh Hà Giang (Quản Bạ, Vị Xuyên, Đồng Văn); Lạng Sơn (Bình Gia, Lộc
Bình, Chi Lăng, Đình Lập, Bắc Sơn, Hữu Lũng); Thái Nguyên (Đại Từ); Ninh Bình
(Tam Điệp); Hà Nội (TT. Trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu);
Thanh Hóa (Quảng Thành); Kon Tum (xã Hòa Bình, Tp. Kon Tum).
2.2. Nội dung nghiên cứu

(1) Hệ thống hóa các mẫu hiện có thuộc chi Lonicera L., tại các Bảo tàng và phòng tiêu

bản ở Hà Nội, về: thành phần loài; mùa hoa quả và nơi phân bố.
(2) Kết hợp với các đợt điều tra, tiếp tục thu thập tiêu bản thực vật, cùng các thông tin khác

có liên quan của các loài thuộc chi Lonicera L., tại các địa phương đã nói ở trên.
(3) Phân tích và liệt kê các đặc điểm hình thái điển hình, xây dựng khóa phân loại và mô tả

chi tiết các loài hiện có, thuộc chi Lonicera L. ở Việt Nam.
(4) Tổng hợp thông tin, phân tích và khái quát hóa về sự phân bố, cùng một số đặc điểm

sinh học khác của các loài Kim ngân đã biết ở Việt Nam.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp kế thừa được áp dụng trong quá trình thống kê, tổng hợp thông tin từ các

mẫu tiêu bản Kim ngân hiện có, đang lưu trữ tại các Bảo tàng và Phòng tiêu bản. Các
thông tin được kế thừa gồm: Tên loài, nơi lấy, người lấy và ngày lấy mẫu ...

12


(2) Xác định tên khoa học các loài Kim ngân: Theo phương pháp so sánh hình thái, bởi các

khóa phân loại chi Lonicera L. trong các bộ Thực vật chí, như Flore Ge′nerale de L

′Indo-chine, T.III, 1922-1923 [36], Flora of China, Vol. 19, năm 2011 [46].
(3) Xây dựng khóa phân loại các loài Kim ngân thuộc chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae

đã biết ở Việt Nam, dưới dạng khóa lưỡng phân. Trong đó, các đặc điểm được lựa chọn
theo từng cặp đối lập với nhau. Bao gồm, đặc điểm của các bộ phận: Cành, lá, lá bắc,
hoa và các bộ phận của hoa, hạt và hình thái hạt ...
(4) Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học khác, gồm phân bố: bằng cách

thống kê nơi lấy mẫu, nơi phát hiện theo các đơn vị hành chính, từ tỉnh xuống đến
huyện, xã và thậm chí có thể đến tên của vùng rừng. Về đặc điểm sinh thái được
nhận xét theo thực tế quan sát tại thực địa.

13


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả về việc giám định và chỉnh lý tên khoa học
3.1.1. Số mẫu thuộc chi Lonicera L. đã được nghiên cứu và thu thập thêm
* Các mẫu nghiên cứu tại các Bảo tàng: Gồm tổng số 363 tiêu bản, cụ thể:
(2) Bảo tàng Dược liệu, Viện Dược liệu: 209 tiêu bản. (2) Bảo tàng Thực vật của Viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật: 20 tiêu bản. (3) Bảo tàng Thực vật trường Đại học khoa học
Tự nhiên: 30 tiêu bản. (4) Phòng tiêu bản trường Đại học Dược Hà Nội: 35 tiêu bản.
Các mẫu đã nghiên cứu, phần lớn là không có lý lịch rõ ràng, chỉ một số ít mẫu có đầy
đủ hoa, quả còn lại là các mẫu không có hoa quả và chưa được giám định tên khoa học
(Phụ lục 1 & 2).
*

Mẫu mới thu thập: Trong quá trình tham gia điều tra cây thuốc tại một số địa

phương (Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tam Đảo-Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Kon Tum ...), từ năm 2011 đến nay, đã thu thập bổ sung thêm 69 tiêu
bản mới của các loài Kim ngân (Phụ lục 3).
Như vậy tổng số mẫu thuộc chi Lonicera L. đã được nghiên cứu là 402 tiêu
bản. Đây là một khối lượng mẫu khá lớn, mà qua đó, phần nào đã nói lên tính khách
quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phân loại chỉ gồm hơn chục loài, trong 1
chi (Lonicera L.), thuộc họ Caprifoliaceae ở Việt Nam.
3.1.2. Kết quả phân loại và giám định loài
a) Chỉnh lý, xác định bổ sung tên khoa học loài trên những mẫu lưu trữ cũ:

-

Chỉnh lý tên khoa học cho các tiêu bản bị sai xót gồm 25 tiêu bản của các loài
Lonicera cambodiana DC, L. hildebrandiana Hemsl. (có các số hiệu 2027; 2186;
5007A,B; 8699A,B,C,D; 7652A,B,C,D,E,F,G,H,I,J, tại VDL ), L. japonica
Thunb. (mang số hiệu 15348/07, tại ĐHDHN), L. aff. macrantha (D. Don) Spreng (số
hiệu 848, tại VST&TNSV).

-

Giám định tên khoa học cho những mẫu tiêu bản chưa có tên gồm 26 tiêu bản chưa có
tên thuộc các loài L. japonica Thunb. (không có số hiệu, tại ĐHDHN,
5386A,B,C tại VDL), L. dasystyla Rehd. (không có số hiệu, tại ĐHDHN), L.

14


hypoglauca Miq. (mang các số hiệu 5385A,B; 7645A,B; 7644A,B,C; 7643A,B,C;
9524A,B và 2 tiêu bản không có số hiệu tại VDL), L. macrantha (D. Don) Spreng
(mang số hiệu 9071A,B, tại VDL), L. hildebrandiana (mang số hiệu 1371, tại

VST&TNSV)
b) Xác định mới :
-

Các mẫu mới thu thập đã xác định, gồm các loài Lonicera japonica Thunb., L.
calcarata Hemsl., L. hypoglauca Miq., L. macrantha (D. Don) Spreng., L. dasystyla
Rehd., L. acuminata Wall in Roxb., Lonicera confusa DC..

-

Trong các loài mới thu thập được và trong các mẫu tiêu bản được giám định tên và
chỉnh lý lại tên khoa học, có một loài chưa được mô tả trong bất cứ tài liệu nào ở
Việt Nam, chưa có bất cứ dẫn liệu khoa học nào về loài cây này. Dựa vào các đặc
điểm đặc trưng về hình thái hoa, quả, thân, lá, đã giám định được tên khoa học cho
loài này là loài Lonicera calcarata Hemsl. Loài Kim ngân này được đặt tên Việt
Nam là Kim ngân cựa vì đặc điểm đặc trưng là có phần phụ ở phía cuối tràng hoa
phình ra kéo dài ra thành dạng cựa giống như cựa gà.
Như vậy, tổng số loài Kim ngân thuộc chi Lonicera L. đã biết ở Việt Nam đến
nay là 11 loài. Trong đó: (*) 10 loài đã được đề cập bởi các tài liệu về thực vật và cây
thuốc gồm các loài Lonicera acuminata, L. annamensis, L. bournei, L. cambodiana,
L. confusa, L. dasystyla, L. hildebrandiana, L. hypoglauca, L. japonica, L.
macrantha [1,5,6,7,8,36]. Và (*) 1 loài do chúng tôi mới xác định bổ sung: Kim ngân
cựa (Lonicera calcarata Hemsl.) – Đây là đóng góp mới cho chi
Lonicera L., họ Caprifoliaceae nói riêng và cho hệ thực vật Việt Nam nói chung.
3.2. Đặc điểm chung của chi và xây dựng khóa phân loại các loài thuộc chi Kim ngân
(Lonicera L.) hiện có ở Việt Nam
3.2.1. Đăc điểm hình thái nổi bật của chi Lonicera ở Việt Nam:
* Đặc điểm nổi bật của một số bộ phận:

-


Thân: Tất cả các loài thuộc chi Lonicera L. ở Việt Nam là cây bụi trườn hoặc dây
leo nhỏ (leo bằng thân quấn). Thân, cành rỗng, vỏ màu nâu đỏ, phần lớn có lông
màu vàng, rậm. Mọc thành các bụi đứng nhỏ như Lonicera macrantha (D.

15


Don) Spreng., Lonicera acuminata Wall in Roxb., L. bournei Hemsl.; mọc thành bụi
rất to như L. calcarata Hemsl, L. hildebrandiana Coll. & Hemsl.; hoặc leo lên thân
các cây khác tạo thành giàn hoặc cũng có thể mọc bò dưới mặt đất như Lonicera
dasystyla Rehd, L. japonica Thunb., L. confusa DC.
-

Lá: Hầu hết lá của các loài Kim ngân là lá thường xanh, không bị rụng lá vào mùa
đông. Lá mọc đối, hiếm khi mọc vòng, nguyên, hiếm khi xẻ răng cưa, có loonghay
không lông.
+ Lá một số loài có lông nhiều như Lonicera macrantha (D. Don) Spreng., L.
hypoglauca Miq., L. acuminata Wall in Roxb., L. confusa DC. Một số loài có lông
thưa hơn như L. japonica Thunb.. Lá một số loài không lông, bề mặt trơn nhẵn như
Lonicera hildebrandiana Coll. & Hemsl., Lonicera calcarata Hemsl., L. dasystyla
Rehd.

+

Lá thay đổi từ phiến lá hình trứng, hình thuôn đến hình mác ở Lonicera japonica
Thunb., L. hildebrandiana Coll. & Hemsl., L. acuminata Wall in Roxb., L. bournei
Hemsl., L. confusa DC., L. hypoglauca Miq., L. calcarata Hemsl… Gốc lá thường hình
tim, tròn hoặc bằng. Riêng L. dasystyla Rehd. có 2 dạng lá là lá không xẻ thùy và lá có
xẻ thùy, đặc biệt trên những cây có cả 2 loại lá này cùng tồn tại. Lá nhiều lông như L.

macrantha (D. Don) Spreng., L. hypoglauca Miq., L. japonica
Thunb. đến ít lông như L. bournei Hemsl., L. dasystyla Rehd., L. annamensis
Fukuoka, L. confusa DC.. Lá nhẵn bóng 2 mặt như ở L. hildebrandiana Coll. &
Hemsl., L. calcarata Hemsl., L. annamensis Fukuoka, Lá đài thay đổi, từ lá đài giống
lá như Lonicera japonica Thunb., lá đài hình đầu như ở L. calcarata Hemsl. đến lá
đài tù như L. hildebrandiana Coll. & Hemsl., đến lá đài nhọn như ở Lonicera
acuminata Wall in Roxb., L. Lonicera macrantha (D. Don) Spreng., Lonicera
hypoglauca Miq., L. bournei Hemsl., L. confusa DC. Dưới đây là hình ảnh lá của một
số loài Kim ngân:

16


Mặt dưới lá loài Lonicera annamensis

Mặt dưới lá loài Lonicera annamensis

Fukuoka

Fukuoka


của
loài
Loni
cera
acu
mina
ta
Wall

in
Roxb
.


Loài
Lonicera
bournei
Hemsl.

1
7


Loài Lonicera calcarata Hemsl.

Loài Lonicera confusa DC.

18


×