Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

thiết kế và xây dựng website giới thiệu và bán motor – xe máy cho cửa hàng xe máy cao sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 125 trang )

TÓM TẮT
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, nhu cầu mua
bán trực tuyến của con người ngày càng tăng. Các website thương mại điện tử dần
thay thế các phương pháp mua bán truyền thống có ưu điểm không những giúp con
người không những giảm thời gian mà còn giảm cả chi phí cho mọi vấn đề giao dịch.
Nhờ có sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và các website thương mại điện
tử mà việc kinh doanh buôn bán ngày càng một dễ dàng.
Mục tiêu xây dựng đồ án này nhằm giúp cho các khách hàng có thể nắm rõ và
tìm hiểu về các dòng xe máy – motor hiện tại trên thị trường Việt Nam thông qua các
bài viết giới thiệu về sản phẩm và tin tức. Khách hàng có thể đặt mua xe trực tiếp từ xa
thông qua mạng internet trên website thương mại điện tử. Dù ở đâu, khách hàng đều
có thể tham khảo thông tin sản phẩm mình cần, lựa chọn cho mình một mẫu xe ưa
thích, phục hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân, giúp cho việc mua sắm nhanh gọn,
tiện ích và tiết kiệm thời gian. Hệ thống có chức năng tìm kiếm dễ dàng, giao diện dễ
sử dụng. Khách hàng có thể chủ động tương tác với hệ thống mua và tạo đơn hàng.
Để xây dựng được một website hoàn chỉnh em đã lên kế hoạch xây dựng đầy đủ
các chức năng: quản lý người dùng, quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm. Dành cho
khách hàng có nhiều chức năng thú vị như tìm kiếm sản phẩm, chức năng giỏ hàng và
thanh toán.
Bố cục đồ án của em gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Chương một là phần tổng quan, giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu của đề
tài, giới hạn và phạm vi của đề tài, kết quả dự kiến đạt được.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương hai, trình bày về cơ sở lý thuyết được dùng để xây dựng đồ án như lý
thuyết về phân tích và thiết kế hướng đội tượng UML, ngôn ngữ lập trình HTML,
CSS, PHP, Javascript, cũng như các Framework Bootstrap, Laravel, jQuery và hệ cơ
sở dữ liệu MySQL, một số công cụ sử dụng hỗ trợ làm đồ án như Git, XAMPP,
PhpStorm.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ
Chương ba trình bày phân tích và thiết kế hệ thống theo phương pháp luận


hướng đối tượng gồm các phần: khảo sát hệ thống, phân tích và thiết kế hệ thống, thiết
kế CSDL.
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương bốn xây dựng chương trình gồm: xây dựng hệ thống, kết quả đạt được
và phương hướng phát triển.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................................2
MỤC LỤC......................................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................................7
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..........................................................................................................10
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................................12
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................12
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ....................................................................................................12
1.2.1. Mục tiêu.....................................................................................................................12
1.2.2. Nhiệm vụ....................................................................................................................13
1.3. Giới hạn và phạm vi của đề tài......................................................................................13
1.4. Kết quả dự kiến đạt được...............................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................14
2.1. Kiến thức nền tảng..........................................................................................................14
2.1.1. Trình bày phân tích và thiết kế hướng đối tượng UML.....................................14
2.1.2. Trình bày về HTML, CSS.......................................................................................16
2.1.3. Trình bày về Javascript và jQuery........................................................................19
2.1.4. Trình bày về PHP, mô hình MVC..........................................................................21
2.1.5. Tìm hiểu về Framework Bootstrap........................................................................23
2.1.6. Trình bày về MYSQL..............................................................................................25

2.2. CÔNG CỤ SỬ DỤNG.....................................................................................................27
2.2.1. Tìm hiểu phầm mềm hỗ trợ phân tích thiết kế Rational Rose..........................27
2.2.2. Phần mềm hỗ trợ code Sublime Text.....................................................................27
2.2.3. Chương trình tạo máy chủ Web XAMPP.............................................................28
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN...................................30
3.1. Khảo sát hệ thống............................................................................................................30
3.1.1. Khảo sát hiện trạng thực tế của các hệ thống mua bán trực tuyến..................30
3.1.2. Lập mục tiêu cho hệ thống......................................................................................34
3.1.3. Lên kế hoạch cho dự án...........................................................................................34
3.2. Phân tích và thiết kế hệ thống........................................................................................35
3.2.1. Biểu đề UseCase........................................................................................................35
3.2.2. Biểu đồ lớp.................................................................................................................52
3.2.3. Biểu đồ tuần tự và biểu đồ tương tác....................................................................53
3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý............................................................................................90
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH......................................................................94
1


4.1. Xây dựng hệ thống...........................................................................................................94
4.1.1. Giao diện chương trình............................................................................................94
4.1.2. Chức năng chính.....................................................................................................110
4.1.3. Code một số chức năng..........................................................................................110
4.2. Kết quả đạt được và phương hướng phát triển........................................................121
4.2.1. Kết quả đạt được....................................................................................................121
4.2.2. Thuận lợi và khó khăn...........................................................................................121
4.2.3. Hướng phát triển đồ án.........................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................122

2



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các vấn đề liên quan đến UML...................................................................16
Bảng 3.1: Bảng khảo sát người quản lý......................................................................31
Bảng 3.2: Bảng khảo sát khách hàng..........................................................................33
Bảng 3.3: Các tác nhân (Actor) và chức năng (Use case)...........................................36
Bảng 3.4: Đặc tả UC Add User (thêm tài khoản người dùng):....................................39
Bảng 3.5: Đặc tả UC Edit User (Sửa người dùng)......................................................40
Bảng 3.6: Đặc tả UC Delete User...............................................................................40
Bảng 3.7: Đặc tả UC Search User (Tìm kiếm người dùng).........................................40
Bảng 3.8: Đặc tả UC Add Product (Thêm sản phẩm)..................................................41
Bảng 3.9: Đặc tả UC Edit Product (Sửa sản phẩm)....................................................41
Bảng 3.10: Đặc tả UC Delete Product (Xóa sản phẩm)..............................................42
Bảng 3.11: Đặc tả UC Search Product (Tìm kiếm sản phẩm)......................................42
Bảng 3.12: Đặc tả UC View Booking (Xem đơn hàng)................................................43
Bảng 3.13: Đặc tả UC Search Booking (Tìm kiếm đơn hàng).....................................43
Bảng 3.14: Đặc tả UC Add Post (Thêm bài viết).........................................................44
Bảng 3.15: Đặc tả UC Edit Post (Sửa bài viết)...........................................................44
Bảng 3.16: Đặc tả UC Delete Post (Xóa bài viết).......................................................45
Bảng 3.17: Đặc tả UC Search Post (Tìm kiếm bài viết)..............................................45
Bảng 3.18: Đặc tả UC View Comment (Xem bình luận)..............................................46
Bảng 3.19: Đặc tả UC Reply Comment (Trả lời bình luận).........................................46
Bảng 3.20: Đặc tả UC Register (Đăng kí)...................................................................47
Bảng 3.21: Đặc tả UC Login (Đăng nhập)..................................................................47
Bảng 3.22: Đặc tả UC Statistics..................................................................................49
Bảng 3.23: Đặc tả UC Views.......................................................................................50
Bảng 3.24: Đặc tả Search............................................................................................50
Bảng 3.25: Đặc tả Booking.........................................................................................51
Bảng 3.26: Đặc tả Comment.......................................................................................52
Bảng 3.27: Đặc tả UC Contact...................................................................................52

Bảng 3.28: Bảng User (Người dùng)...........................................................................90
Bảng 3.29: Bảng Category Product (Danh mục sản phẩm)........................................90
Bảng 3.30: Bảng Product (Sản phẩm).........................................................................91
Bảng 3.31: Bảng Category Post (Danh mục tin tức)...................................................91
Bảng 3.32: Bảng Post (Tin tức)...................................................................................91
Bảng 3.33: Bảng Booking_product (Đơn hàng sản phẩm)..........................................92
Bảng 3.34: Bảng Comment (Bình luận).......................................................................92
Bảng 3.35: Bảng Booking (Đơn hàng)........................................................................92

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cấu hình cơ bản tập tin HTML...................................................................18
Hình 2.2: Quy trình hoạt động của PHP.....................................................................23
Hình 2.3: Mô hình MVC..............................................................................................24
Hình 3.1: Sơ đồ UseCase tổng quát............................................................................37
Hình 3.2: UseCase Manages.......................................................................................38
Hình 3.3: UseCase Manage Users..............................................................................39
Hình 3.4: UseCase Manage Products.........................................................................41
Hình 3.5: UseCase Manage Booking..........................................................................42
Hình 3.6: UseCase Manage Posts...............................................................................43
Hình 3.7: UseCase Manage Comment........................................................................45
Hình 3.8: UseCase Authenticate..................................................................................46
Hình 3.9: UseCase Statistics.......................................................................................47
Hình 3.10: UseCase View............................................................................................48
Hình 3.11: UseCase Search.........................................................................................49
Hình 3.12: UseCase Booking......................................................................................49
Hình 3.13: UseCase Comment....................................................................................50
Hình 3.14: UseCase Contact.......................................................................................51

Hình 3.15: Class tổng quát..........................................................................................52
Hình 3.16: Biểu đồ trình tự “Add User”.....................................................................53
Hình 3.17: Biểu đồ trình tự “Edit User”.....................................................................54
Hình 3.18: Biểu đồ trình tự “Delete User”.................................................................54
Hình 3.19: Biểu đồ trình tự “Add Product”................................................................55
Hình 3.20: Biểu đồ trình tự “Edit Product”................................................................56
Hình 3.21: Biểu đồ trình tự “Delete Product”............................................................56
Hình 3.22: Biểu đồ trình tự “Add Post”......................................................................57
Hình 3.23: Biểu đồ trình tự “Edit Post”......................................................................58
Hình 3.24: Biểu đồ trình tự “Delete Post”..................................................................58
Hình 3.25: Biểu đồ trình tự “View Booking”..............................................................59
Hình 3.26: Biểu đồ trình tự “Statistics”......................................................................59
Hình 3.27: Biểu đồ trình tự “Comment”.....................................................................60
Hình 3.28: Biểu đồ trình tự “Register”.......................................................................61
Hình 3.29: Biểu đồ trình tự “Login”...........................................................................62
Hình 3.30: Biểu đồ trình tự “View”............................................................................62
Hình 3.31: Biểu đồ trình tự “Search”.........................................................................63
Hình 3.32: Biểu đồ trình tự “Booking”.......................................................................63
Hình 3.33: Biểu đồ trình tự “Contact”........................................................................64
Hình 3.34: Biểu đồ tương tác “Add User”..................................................................64
Hình 3.35: Biểu đồ tương tác “Edit User”..................................................................65
Hình 3.36: Biểu đồ tương tác “Delete User”..............................................................65
Hình 3.37: Biểu đồ tương tác “Add Product”.............................................................66
4


Hình 3.38: Biểu đồ tương tác “Edit Product”.............................................................66
Hình 3.39: Biểu đồ tương tác “Delete Product”.........................................................67
Hình 3.40: Biểu đồ tương tác “Add Post”...................................................................67
Hình 3.41: Biểu đồ tương tác “Edit Post”..................................................................68

Hình 3.42: Biểu đồ tương tác “Delete Post”...............................................................68
Hình 3.43: Biểu đồ tương tác “View Booking”...........................................................69
Hình 3.44: Biểu đồ tương tác “Statistics”...................................................................69
Hình 3.45: Biểu đồ tương tác “Comment”..................................................................70
Hình 3.46: Biểu đồ tương tác “Register”....................................................................70
Hình 3.47: Biểu đồ tương tác “Login”........................................................................71
Hình 3.48: Biểu đồ tương tác “View”.........................................................................71
Hình 3.49: Biểu đồ tương tác “Search”......................................................................72
Hình 3.50: Biểu đồ tương tác “Booking”....................................................................72
Hình 3.51: Biểu đồ tương tác “Contact”....................................................................73
Hình 3.52: Biểu đồ hoạt động “Add User”.................................................................74
Hình 3.53: Biểu đồ hoạt động “Edit User”.................................................................75
Hình 3.54: Biểu đồ hoạt động “Delete User”.............................................................75
Hình 3.55: Biểu đồ hoạt động “Add Product”............................................................76
Hình 3.56: Biểu đồ hoạt động “Edit Product”............................................................77
Hình 3.57: Biểu đồ hoạt động “Delete Product”........................................................77
Hình 3.58: Biểu đồ hoạt động “Add Post”..................................................................78
Hình 3.59: Biểu đồ hoạt động “Edit Post”..................................................................79
Hình 3.60: Biểu đồ hoạt động “Delete Post”..............................................................79
Hình 3.61: Biểu đồ hoạt động “View Booking”..........................................................80
Hình 3.62: Biểu đồ hoạt động “Statistics”..................................................................80
Hình 3.63: Biểu đồ hoạt động “Comment”.................................................................81
Hình 3.64: Biểu đồ hoạt động “View”.........................................................................82
Hình 3.65: Biểu đồ hoạt động “Search”.....................................................................83
Hình 3.66: Biểu đồ hoạt động “Booking”...................................................................84
Hình 3.67: Biểu đồ hoạt động “Register”...................................................................85
Hình 3.68: Biểu đồ hoạt động “Login”.......................................................................86
Hình 3.69: Biểu đồ hoạt động “Contact”....................................................................87
Hình 3.70: Biểu đồ trạng thái “Sản phẩm”.................................................................87
Hình 3.71: Biểu đồ trạng thái “Thanh toán đơn hàng”..............................................88

Hình 3.72: Biểu đồ thành phần...................................................................................88
Hình 3.73: Biểu đồ triển khai......................................................................................89
Hình 4.1: Giao diện Trang chủ....................................................................................93
Hình 4.2: Giao diện trang Đăng nhập tài khoản khách hàng......................................93
Hình 4.3: Giao diện trang Đăng ký tài khoản khách hàng..........................................94
Hình 4.4: Giao diện trang Sản phẩm...........................................................................94
Hình 4.5: Giao diện trang Chi tiết sản phẩm..............................................................95
Hình 4.6: Giao diện trang Tin tức...............................................................................95
5


Hình 4.7: Giao diện trang Chi tiết tin tức...................................................................96
Hình 4.8: Giao diện trang Giỏ hàng...........................................................................96
Hình 4.9: Giao diện trang Đăng nhập tài khoản Admin..............................................97
Hình 4.10: Giao diện trang Quản lý của Admin..........................................................97
Hình 4.11: Giao diện trang Quản lý danh mục Sản phẩm...........................................98
Hình 4.12: Giao diện Thêm mới danh mục sản phẩm.................................................98
Hình 4.13: Giao diện Sửa danh mục sản phẩm...........................................................99
Hình 4.14: Giao diện trang Quản lý sản phẩm............................................................99
Hình 4.15: Giao diện trang Thêm mới sản phẩm......................................................100
Hình 4.16: Giao diện trang Sửa thông tin sản phẩm.................................................100
Hình 4.17: Giao diện trang Quản lý danh mục tin tức..............................................101
Hình 4.18: Giao diện trang Thêm mới danh mục tin tức...........................................101
Hình 4.19: Giao diện trang Sửa danh mục tin tức.....................................................102
Hình 4.20: Giao diện trang Quản lý bài viết tin tức..................................................102
Hình 4.21: Giao diện trang Thêm mới bài viết tin tức...............................................103
Hình 4.22: Giao diện trang Sửa thông tin bài viết tin tức.........................................103
Hình 4.23: Giao diện Quản lý tài khoản Admin........................................................104
Hình 4.24: Giao diện Thêm mới tài khoản Admin.....................................................104
Hình 4.25: Giao diện Sửa thông tin tài khoản Admin................................................105

Hình 4.26: Giao diện Quản lý tài khoản khách hàng................................................105
Hình 4.27: Giao diện Xem thông tin chi tiết tài khoản khách hàng...........................106
Hình 4.28: Giao diện trang Quản lý đơn hàng..........................................................106
Hình 4.29: Giao diện trang Xem thông tin chi tiết đơn hàng.....................................107
Hình 4.30: Giao diện Quản lý bình luận khách hàng................................................107
Hình 4. 31: Giao diện trang Xem chi tiết bình luận khách hàng...............................108
Hình 4.32: Giao diện trang Liên hệ của khách hàng.................................................108
Hình 4.33: Giao diện trang Quản lý liên hệ của Admin............................................109
Hình 4.34: Giao diện trang Xem chi tiết liên hệ của khách hàng..............................109

6


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
UML

Viết tắt
Unifiled Modeling Language

Giải thích
Là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất,
dùng để đặc tả, trực quan hóa và tư
liệu hóa phần mềm hướng đối tượn

PHP

Person Home Page

Là một ngôn ngữ lập trình kịch bản

hay một loại mã lệnh chủ yếu được
dùng để phát triển các ứng dụng viết
cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho
mục đích tổng quát.

HTML

Hyper Text Markup Language

Là ngôn ngữ được thiết kế ra để tạo
nên các trang web.

MVC

Model View Controller

Là một kiến trúc phần mềm, được tạo
ra với mục đích quản lý và xây dựng
dự án phần mềm.

SQL

Structured Query Language

Là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do
nguồn mở phổ biến nhất thế giới.

JS

Javascript


Là ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa
trên đối tượng được phát triển từ các ý
niêm nguyên mẫu

7


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển về cả số lượng
và chất lượng. Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm trên internet của người dùng tại Việt Nam
cũng như trên thế giới ngày càng tăng nhanh kể từ khi thương mại điện tử bắt đầu xuất
hiện từ năm 1979.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của xã hội, thì nhu cầu đi lại của
con người ngày càng tăng cao. Một phương tiện di chuyển tiện ích giúp cho con người
có thể di chuyển đi lại nhanh chóng giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Bên cạnh các
phương tiện công cộng ngày càng chiếm được niềm tin từ nhiều người, hay các
phương tiện cá nhân sang trọng như ô tô, thì motor – xe máy vẫn luôn là phương tiện
được đông đảo người dân Việt Nam tin dùng nhất và chiếm thị phần lớn trên thị trường
bán xe Việt Nam với các ưu điểm như nhỏ gọn, di chuyển nhanh chóng và phù hợp với
túi tiền của người mua.
Trong thời đại công nghệ 4.0, với sự bùng nổ phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin và điện tử viễn thông hiện nay, thì một website thương mại điện tử dành cho
việc mua bán motor – xe máy là một điều cần thiết để có thể quảng bá thương hiệu của
hàng, cũng như tiếp cận với lượng khách hàng nhiều hơn do với phương pháp bán
hàng truyền thống . Với những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và kinh
nghiệm thực tế, em đã chọn đề tài “ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG WEBSITE GIỚI
THIỆU VÀ BÁN MOTOR – XE MÁY CHO CỬA HÀNG XE MÁY CAO SƠN ”
để làm tốt nghiệp của mình.


8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 . Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu di chuyển đi lại của con người
trở nên nhiều hơn. Bên cạnh các phương tiên công cộng đang phát triển mạnh mẽ và
được nhiều người quan tâm sử dụng, thì xe máy vẫn luôn là một phương tiện cá nhân
được đông đảo người dân ưa chuộng và sử dụng phổ biến do đáp ứng được các nhu
cầu thiết yếu cơ bản của người sử dụng như nhanh, gọn, chủ động được thời gian cũng
như chi phí mua sắm và chi phí vận hành phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Hiểu được điều đó, cửa hàng xe máy Cao Sơn đã nhập và cung cấp các dòng xe, mẫu
xe đa dạng ra thị trường để người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn khác nhau tùy
vào nhu cầu và sở thích của mỗi người tiêu dùng. Cửa hàng xe máy Cao Sơn hiện tại
có các cơ sở bán hàng ở nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như T.X Từ Sơn,
huyện Tiêu Du.
Trong vài năm gần đây, các website thương mại điện tử đang trở thành kênh
mua sắm của rất nhiều người. Những người mua tham khảo các mẫu xe, dòng xe hay
mua xe họ thường chọn việc tìm kiếm và lựa chọn trên các trang website bán motor –
xe máy nhắm tiếp kiệm thời gian hơn so với trước đây phải đến tận cửa hàng để hỏi
giá, và xem xe. Việc mua hàng trên các trang website thương mại điện tử không còn
quá xa lạ với những người tiêu dùng thông thái trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện
nay. Nhưng vấn đề, nhiều website vấn chưa thể đáp ứng được như cầu mua sắm của
người tiêu dùng muốn xem, hay tham khảo các mẫu xe ưa chuộng, mẫu xe mới, ... của
nhiều hãng xe trên thị trường hiện nay.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Thiết kế và xây dựng website giới thiệu và
bán motor – xe máy cho cửa hàng xe máy Cao Sơn” với mục đích tìm hiểu hệ thống
– đáp ứng nhu cầu bán hàng của cửa hàng xe máy Cao Sơn và đáp ứng như cầu mua
xe của khách hàng. Giúp khách hàng có thể lựa chọn một mẫu xe, loại xe phù hợp với
nhu cầu và sở thích của bản thân. Đồng thời tạo niềm tin cũng như sự uy tín cho của

hàng xe máy Cao Sơn qua việc bán hàng trên website.
1.2 . Mục tiêu và nhiệm vụ
1.2.1. Mục tiêu
-

Nắm bắt được phương pháp làm việc kinh doanh và quy trình hoạt động của một
website thương mại điện tử.

9


-

Xây dựng thành công website bán motor – xe máy với đầy đủ các chức năng cần thiết
và hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh, hướng tới phong cách kinh
doanh chuyên nghiệp và hiệu quả

-

Thông qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp, em sẽ áp dụng những kiến thức đã được hỏi
trong bốn năm học Đại học, đồng thời tự bồi dưỡng, trang bị những kiến thức mới để
xây dựng một ứng dụng đáp ứng yêu cầu của đồ án tốt nghiệp. Qua quá trình làm đồ
án, em sẽ rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để chuẩn bị hành trang bước vào
cuộc sống, sau những năm tháng trên giảng đường Đại học.
1.2.2. Nhiệm vụ

-

Khảo sát nhu cầu sử dụng motor – xe máy trên thị trường Việt Nam


-

Khảo sát, phân tích thiết kế hệ thống.

-

Tìm hiểu, nắm rõ quy trình mua bán quản lý sản phẩm.
1.3 . Giới hạn và phạm vi của đề tài

-

Xây dựng website dựa trên các ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, JS, PHP và quản lý cơ
sở dữ liệu thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.

-

Chương trình tập chung chức năng mua-bán trên website.
1.4 . Kết quả dự kiến đạt được
Xây dựng website gồm 2 phần chính:
- Người dùng: Giao diện người dùng, xem thông tin sản phẩm (chi tiết, giá,
v.v.), xem các bài viết tin tức giới thiệu, đăng ký, đăng nhập thành viên, mua hàng và
đặt hàng trên hệ thống website, v.v.
- Quản trị: Giao diện trang admin, quản lý sản phẩm, bài viết tin tức giới thiệu
với các chức năng cơ bản (thêm, sửa, xóa), quản lý tài khoản khách hàng, quản lý các
danh mục sản phẩm, bài viết, thống kê sản phẩm, v.v.

10


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Kiến thức nền tảng.
2.1.1. Trình bày phân tích và thiết kế hướng đối tượng UML.
2.1.1.1. Khái niệm phân tích thiết kế hướng đối tượng và các vấn đề liên quan
Phân tích và thiết kế hướng đối tượng (OOAD – Object Oriented Analysis
and Design): là phân tích xem hệ thống gồm những đối tượng nào trong trong hệ
thống và chúng tương tác, liên kết với nhau như thế nào, từ việc mô tả được tất cả các
đối tượng và sự tương tác của chúng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về hệ thống và cài đặt
được nó.
Ưu điểm:
- Gần gũi với thế giới thực.
- Tái sử dụng dễ dàng.
- Đóng gói, che dấu thông tin làm cho hệ thống tin cậy hơn.
- Thừa kế giảm chi phí, hệ thống có tính mở cao.
- Với hệ thống lớn và phức tạp, hoặc có nhiều luồng dữ liệu khác nhau, sử dụng
phương pháp hướng đối tượng giúp tận dụng khả năng bảo vệ giữ liệu ngoài ra
còn tiết kiệm công sức và tài nguyên.
Nhược điểm: Phương pháp này khá phức tạp, khó theo dõi được luồng dữ liệu
do có nhiều luồng dữ liệu ở đầu vào.
Các giai đoạn phân tích thiết kế hướng đối tượng:
- Phân tích hướng đối tượng (Object Oriented Analysis).
- Thiết kế hướng đối tượng (Object Oriented Design).
- Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming).
2.1.1.2. Khái niệm UML và các vấn đề liên quan.
UML (Unified Modeling Language) là một ngôn ngữ mô hình hóa tổng quát,
trực quan bằng hình ảnh, dùng để đặc tả (Specifying), mô hình hóa trực quan
(Visualizing), hình dung xây dựng (Constructing) và tài liệu hóa (Documenting), các
nhân tố của hệ thống phần mềm.
UML sử dụng để vẽ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm, cơ khí, xây
dựng v… trong phạm vi đồ án chỉ nghiên cứu cách sử dụng UML cho phân tích và
11



thiết kế hướng đối tượng trong ngành phần mềm. OOAD sử dụng UML bao gồm các
thành phần sau:
-

View (góc nhìn).

-

Diagram (bản vẽ).

-

Notations (ký hiệu).

-

Mechanisms (qui tắc, cơ chế).
Bảng 2.1: Các vấn đề liên quan đến UML

STT

Biểu đồ

1

Use Case

2


Lớp

Chức năng
-

Mô tả yêu cầu chức năng của hệ thống.

-

Mô tả tương tác giữa người sử dụng với hệ thống.
Mô tả cấu trúc của lớp và mối quan hệ giữa các lớp.

3

Thành phần

Bao gồm các thành phần và mối quan hệ giữa chúng
trong hệ thống.

-

Một thành phần đại diện cho một yếu tố cài đặt vật lý
của môi trường: Mã nguồn, tập tin, cơ sở dữ liệu …

4

Thể hiện mối quan hệ vật lý giữa các thành phần phần

Triển khai


cứng và phần mềm trong hệ thống.
Bao gồm:
-

5

Biểu đồ tuần tự: Mô tả tương tác giữa các đối tượng
theo trình tự thời gian và thông điệp được truyền đi

Tương tác

giữa các lớp.
-

Biểu đồ cộng tác: Không theo thứ tự nhưng biểu diễn
tổng quát giao tiếp giữa các đối tượng.

6

Mô tả các hoạt động, luồng xử lý bên trong hệ thống.
Nó có thể được sử dụng để mô tả các qui trình nghiệp

Hoạt động

vụ trong hệ thống, các luồng của một chức năng hoặc
các hoạt động của một đối tượng.

7


Trạng thái

-

Mô tả vòng đời của đối tượng từ khi nó được tạo ra tới
khi kết thúc.
12


-

Mô tả cách chuyển biến trạng thái của đối tượng tương
ứng với tác động bên ngoài.

2.1.2. Trình bày về HTML, CSS
2.1.2..1 HTML là gì ?
- Khái niệm về HTML:
HTML (HyperText Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản,
dùng để tạo ra các trang web.
HTML bao gồm một tập hợp các thẻ dùng để:
● Định nghĩa cấu trúc của trang web.
● Định dạng nội dung của trang web.
● Tạo các siêu liên kết để liên kết đến những trang web khác.
● Chèn âm thanh, hình ảnh, video,… vào trang web.
- Tập tin HTML là gì ?
● Tập tin HTML là một tập tin text có chứa các thẻ HTML (tập tin có phần mở
rộng là .html).
● Tập tin HTML còn được gọi là một trang web.
● Nếu cú pháp có bị sai thì trình duyệt vẫn không bão lỗi, nhưng nó sẽ hiển thị
không như ý muốn.

- Thẻ trong HTML
● Mỗi thẻ HTML là một từ khóa, được bao quanh bởi các cặp ngoặc nhọn (Ví
dụ: <html>, <head>, <body>).
● Mỗi thẻ HTML thường bao gồm một cặp: thẻ mở (bắt đầu định dạng), và thẻ
đóng (kết thúc định dạng).
● Thẻ đóng giống thẻ mở, nhưng ở thẻ đóng thì có thêm ký hiệu dấu gạch chéo
(/) trước tên thẻ (Ví dụ: </html>, </head>, </body>).
● Văn bản cần định dạng được đặt giữa thẻ mở và thẻ đóng (Ví dụ

Đây là
một đoạn văn bản

).
● Các khoảng trắng dư thừa và ký tự xuống dòng sẽ bị bỏ qua.

13


● Các thẻ gồm một cặp thẻ đóng và mở được gọi là thẻ kép (Ví dụ: <b></b>,

, <i></i>).
● Một số thẻ có thêm các thuộc tính: Dùng để chỉ định một số thuộc tính khác
liên quan đến thẻ. Nếu có, sẽ được khai báo trong thẻ mở (Ví dụ:

“center”>align là một thuộc tính dùng để căn lề cho đoạn văn bản

).
- Cấu trúc cơ bản của một tập tin HTML:
Một tập tin HTML được bắt đầu bằng thẻ <html> và kết thúc bởi </html>. Bên
trong cặp thẻ <html></html> được chia thành hai phần chính:
1. Phần <head>: chứa tiêu đề trang web, các tập tin hỗ trợ, cách khai báo,…
2. Phần <body>: chứa các nội dung mà bạn muốn hiển thị ra màn hình.

Hình 2.1: Cấu hình cơ bản tập tin HTML
2.1.2.2. CSS là gì ?
- Khái niệm CSS
CSS (Cascading Style Sheet) là mã sử dụng dùng để trình bày bố cục của một
website dựa vào các thẻ HTML. CSS là ngôn ngữ quy định cách trình bày của các thẻ

HTML trên trang web. CSS được tổ chức World Wide Web (W3C) giới thiệu vào năm
1996. Hiện này CSS đang là ngôn ngữ đang được sử dụng rất nhiều trong lập trình
web, có thể nói CSS ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng.
CSS chỉ đơn thuần là một file có phần mở rộng là .css, trong file này chứa
những câu lệnh CSS, mỗi câu lệnh CSS sẽ định dạng một phần nhất định của tài liệu
HTML, như màu sắc, font chữ.
- Ưu điểm CSS
14


● CSS có thể tách riêng phần định dạng ra khỏi nội dung trang web.
● CSS giúp người thiết kế kiểm soát toàn bộ giao diện nhanh nhất và hiệu quả
nhất. Giúp lập trình viên tiết kiệm công sức rất nhiều trong việc thiết kế giao diện
webstie.
● Do được tách rời khỏi nội dung trang web, nên các mã HTML sẽ gọn gàng
hơn, giúp lập trình viên thuận tiện trong việc chỉnh sửa giao diện web. Kích thước của
file .html cũng được giảm đáng kể. Hơn thế nữa sẽ được trình duyệt tải một lần và
dùng nhiều lần (cache), do đó sẽ giúp tốc độ load trang web nhanh hơn.
- Các cách khai báo CSS:
Có 3 cách để khai báo CSS: khai báo CSS cục bộ, khai báo CSS nội tuyến,
khai báo CSS ngoại tuyến.
+ Khai báo CSS cục bộ:
Viết mã CSS trực tiếp trong thẻ HTML, cụ thể là trong thuộc tính style, CSS
cục bộ chỉ có tác dụng trong thẻ HTML được khai báo.
Ví dụ:

Khai báo CSS cục bộ



+ Khai báo CSS nội tuyến:
CSS nội tuyến là phần mã CSS được khai báo trong cặp thẻ <style> </style> và
đặt trong phần <head> </head> của file HTML. Khi sử dụng CSS nội tuyến nó sẽ có

tác dụng lên file .html được khai báo nhưng không ảnh hưởng đến các file khác trong
cùng một website.
Ví dụ:
<style>
h1, h2, .text-title{
color: red;
font-size: 20px;
}
</style>
+ Khai báo CSS ngoại tuyến:
15


Đây là cách khai báo CSS được sử dụng nhiều nhất trong thực tế và cách khai
báo này mới tận dụng được hết thế mạnh mà CSS mang lại, tách biệt hoàn toàn khỏi
file .html, người thiết kế chỉ cần viết một file CSS duy nhất mà sử dụng nhiều lần
trong ứng dụng của họ.
Nó có phạm vi ảnh hưởng đến toàn bộ website chứ không phải một file .html
riêng biệt. Do đó mỗi khi muốn thay đổi thuộc tính hiển thị của một thành phần nào đó
trong website chỉ cần chỉnh file CSS này thay vì phải chỉnh sửa tất cả các file .html
trong ứng dụng.
Để khai báo CSS ngoại tuyến, ta chỉ cần tạo một file có tên ví dụ như style.css,
sau đó chèn đoạn code sau trong phần <head> </head> của trang web.
Đoạn code cần chèn: <link rel = “stylesheet” href= “style.css” >
2.1.3. Trình bày về Javascript và jQuery
2.1.3.1. Javascript
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình của HTML và WEB. Nó là nhẹ và được
sử dụng phổ biến nhất như là một phần của các trang web, mà sự thi hành của chúng
cho phép Client-Side script tương tác với người sử dụng và tạo các trang web động.
Nó là một ngôn ngữ chương trình thông dịch với các khả năng hướng đối tượng.

JavaScript được biết đến đầu tiên với tên Mocha, và sau đó là LiveScript,
nhưng Hãng Netscape thay đổi tên của nó thành JavaScript, bởi vì sự phổ biến như là
một hiện tượng của Java lúc bấy giờ. JavaScript xuất hiện lần đầu trong Netscape 2.0
năm 1995 với tên LiveScript. Core đa năng của ngôn ngữ này đã được nhúng vào
Netscape, IE, và các trình duyệt khác.
Các lợi thế của việc sử dụng JavaScript là:
● Sự tương tác Server ít hơn: có thể xác nhận đầu vào (input) người sử dụng
trước khi gửi trang tới Server. Điều này làm tiết kiệm lưu lượng tải ở Server,
nghĩa là Server tải ít hơn.
● Phản hồi ngay lập tức tới khách truy cập: Họ không phải chờ cho một
trang web tải lại để thấy xem nếu họ đã quên nhập cái gì đó.
● Khả năng tương tác tăng lên: Bạn có thể tạo các giao diện mà phản ứng lại
khi người sử dụng rê chuột qua chúng hoặc kích hoạt chúng thông qua bàn
phím.

16


● Giao diện phong phú hơn: Bạn có thể sử dụng JavaScript để bao gồm
những mục như các thành phần Drag và Drop (DnD) và các con trượt (Slider)
để cung cấp một Rich Interface (Giao diện giàu tính năng) tới site khách truy
cập của bạn.
Hạn chế của Javascript
● Client-side JavaScript không cho phép đọc và ghi các file, bởi vì lý do bảo
mật.
● JavaScript không được sử dụng cho việc kết nối mạng các ứng dụng bởi vì
không có những hỗ trợ có sẵn.
● JavaScript không có bất kỳ khả năng đa luồng hoặc đa xử lý.
2.1.3.2. jQuery
jQuery là một thư viện kiểu mới của JavaScript, được tạo bởi John Resig vào

năm 2006 với một phương châm tuyệt vời: Write less, do more - Viết ít hơn, làm
nhiều hơn.
jQuery làm đơn giản hóa việc truyền tải HTML, xử lý sự kiện, tạo hiệu ứng
động và tương tác Ajax. Với jQuery, khái niệm Rapid Web Development đã không
còn quá xa lạ.
jQuery là một bộ công cụ tiện ích JavaScript làm đơn giản hóa các tác vụ đa
dạng với việc viết ít code hơn. Dưới đây liệt kê một số tính năng tối quan trọng được
hỗ trợ bởi jQuery:
● Thao tác DOM − jQuery giúp dễ dàng lựa chọn các phần tử DOM
để traverse (duyệt) một cách dễ dàng như sử dụng CSS, và chỉnh sửa nội dung
của chúng bởi sử dụng phương tiện Selector mã nguồn mở, mà được gọi
là Sizzle.
● Xử lý sự kiện − jQuery giúp tương tác với người dùng tốt hơn bằng việc xử
lý các sự kiện đa dạng mà không làm cho HTML code rối tung lên với các
Event Handler.
● Hỗ trợ AJAX − jQuery giúp bạn rất nhiều để phát triển một site giàu tính
năng và phản hồi tốt bởi sử dụng công nghệ AJAX.
● Hiệu ứng − jQuery đi kèm với rất nhiều các hiệu ứng đa dạng và đẹp mắt mà
bạn có thể sử dụng trong các Website của mình.
17


● Gọn nhẹ − jQuery là thư viện gọn nhẹ - nó chỉ có kích cỡ khoảng 19KB
(gzipped).
● Được hỗ trợ hầu hết bởi các trình duyệt hiện đại − jQuery được hỗ trợ
hầu hết bởi các trình duyệt hiện đại, và làm việc tốt trên IE 6.0+, FF 2.0+,
Safari 3.0+, Chrome và Opera 9.0+
● Cập nhật và hỗ trợ các công nghệ mới nhất − jQuery hỗ trợ CSS3 Selector
và cú pháp XPath cơ bản.
Có hai cách để sử dụng jQuery:

● Cài đặt nội bộ − Bạn có thể tải jQuery Library trên thiết bị nội bộ của bạn và
include nó trong HTML code.
● Sử dụng từ CDN (CDN Based Version) − Bạn có thể include thư viện
jQuery vào trong HTML code một cách trực tiếp từ Content Delivery Network
(CDN).
2.1.4. Trình bày về PHP, mô hình MVC
2.1.4.1. PHP là gì ?
PHP là viết tắt của chữ "Hypertext Preprocessor", đây là một ngôn ngữ lập
trình được sử dụng để viết ở phía máy chủ (lập trình web). Hiện nay có rất nhiều ngôn
ngữ có thể viết ở máy chủ như C#, Java, Python và PHP chính là một trong những
ngôn ngữ của nhóm này.
PHP có cú pháp đơn giản, tốc độ nhanh và nhỏ gọn, dễ học và thời gian để tiếp
cập PHP ngắn hơn so với các ngôn ngữ lập trình khác nên hiện nay PHP đang chiếm
số lượng lập trình viên tương đối lớn, có thể gọi là lớn nhất. Hiện PHP có rất nhiều
các CMS mã nguồn mở như WordPress, OpenCart, NukeViet cùng với đó là các
framework như Laravel, Symfony, CodeIgniter, … nên nó rất đa dạng và đáp ứng hầu
hết các website thông thường từ blog cá nhân cho đến website giới thiệu công ty và
bán hàng.
PHP sử dụng cặp thẻ mở <?php và thẻ đóng ?>, phía bên trong chính là nội
dung của mã code PHP
PHP chạy trên môi trường Webserver và lưu trữ dữ liệu thông qua hệ quản trị
cở sở dữ liệu nên PHP thường đi kèm với Apache, MySQL và hệ điều hành Linux
(LAMP). Trong đó:

18


● Apache: là một phần mền web server có nhiệm vụ tiếp cận request từ trình
duyệt người dùng sau đó chuyển giao cho PHP xử lý và gửi trả lại cho trình duyệt.
● MySQL cũng tương tự như các hệ quản trị cở sở dữ liệu khác như Oracle,

SQL Server,… đóng vai trò là lưu trữ và truy vấn dữ liệu. Phần này, em xin có phần
trình bày chi tiết riêng trong quá trình làm báo cáo đồ án.
● Linux: hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng rất rộng rãi cho các web
server. Thông thường các phiên bản được sử dụng nhiều nhất là RedHat Enterprise
Linux, Ubuntu,…
- Một số tính chất của file PHP:
● Các file PHP trả về kết quả cho trình duyệt là một trang HTML thuần.
● Các file PHP có thể chứa văn bản (Text), các thẻ HTML (HTML tags) và
đoạn mã kịch bản (Script).
● Các file PHP có phần mở rộng là: .php, .php3, .phpml.
● Các file code php phải sử dụng thẻ mở ● File code PHP sử dụng encode: UTF-8 without BOOM.
● Từ phiên bản 4.0 trở về sau mới hỗ trợ session.
- Quy trình hoạt động của PHP:
Khi người sử dụng gọi trang PHP, Web Server sẽ triệu gọi PHP Engine để thông
dịch dịch trang PHP và trả kết quả cho người dùng như hình 2.2 bên dưới

Hình 2.2: Quy trình hoạt động của PHP
19


2.1.4.2. Mô hình MVC

MVC (Model – View – Controller): Mô hình MVC là một kiến trúc phần
mềm, được tạo ra với mục đích quản lý và xây dựng dự án phần mềm có hệ thống
hơn. Mô hình MVC được dùng khá rộng rãi và đặc biệt là trong các ngôn ngữ lập
trình Web. Mô hình MVC chia 1 ứng dụng ra 3 thành phần khác nhau : Model,
View và Controller. Với việc sử dụng mô hình MVC giúp cho mỗi thành phần có
một nhiệm vụ riêng biệt và độc lập với các thành phần còn lại.
Nhiệm vụ của từng phần trong mô hình MVC:

● Model: chịu trách nhiệm tương tác với cơ sở dữ liệu, có thể thực thi truy vấn
thông thường hoặc trả về dữ liệu dạng đóng gói cho Controller xử lý và điều hướng.
● View: có nhiệm vụ chứa mã giao diện hoặc nhận dữ liệu trả về từ Controller.
● Controller: chịu trách nhiệm nhận các request được gửi lên từ người dùng,
sau đó sẽ xử lý và điều hướng dữ liệu trả về

Hình 2.3: Mô hình MVC
Ưu điểm của MVC: Thể hiện tính chuyên nghiệp trong lập trình, phân tích
thiết kế. Do được chia thành các thành phần độc lập nên giúp phát triển ứng dụng
nhanh, đơn giản, dễ nâng cấp, bảo trì..
Nhược điểm của MVC: Đối với dự án nhỏ việc áp dụng mô hình MC gây cồng
kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triển. Tốn thời gian trung chuyển dữ liệu của
các thành phần.
2.1.5. Tìm hiểu về Framework Bootstrap
Bootstrap là một front-end framework miễn phí giúp quá trình phát triển web
được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

20


Bootstrap bao gồm các mẫu thiết kế dựa trên HTML và CSS như typography,
forms, buttons, tables, navigation, modals, images carousels,… cũng như các plugin
JavaScript tùy chọn.
Bootstrap cũng cung cấp cho người sử dụng khả năng tạo ra các renponsive
designs một cách dễ dàng.
Bootstrap ban đầu có tên Twitter Blueprint được phát triển bởi Mark Otto và
Jacob Thornton tại Twitter
Bootstrap là một trong những framework được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
để xây dựng một giao diện website. Bootstrap đã xây dựng nên một chuẩn riêng và rất
được nhiều người dùng ưa chuộng. Chính vì thế, chúng ta hay nghe tới một cụm từ rất

thông dụng: “Thiết kế theo chuẩn Bootstrap”.
- Ưu điểm của Bootstrap:
● Dễ sử dụng: bất kỳ ai có kiến thức cơ bản về HTML và CSS đều có thể bắt
đầu sử dụng Bootstrap.
● Các tính năng đáp ứng (Responsive features): renponsive CSS của Bootstrap
điều chỉnh cho điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn.
● Cách tiếp cận hướng làm web hiện hành nhất hiện nay Mobile-first: trong
Bootstrap 3, mobile-first là một phần của core framwork.
● Khả năng tương thích trình duyệt: Bootstrap tương thích với tất cả các trình
duyệt hiện tại như Chorme, Firefox, Internet Explorer, Edge, Safari và Opera.
- Các phiên bản của Bootstrap:
● Bootstrap 1.0: được phát hành vào ngày 19/08/2011. Ở phiên bản đầu tiên
của Bootstrap, chưa được hỗ trợ trên màn hình mobile.
● Bootstrap 2.0: được phát hành vào ngày 31/01/2012. Trên phiên bản này so
với phiên bản Bootstrap 11.0 trước đã được bổ sung hệ thống Gird-Layout 12 cột.
Thêm một số thành phần (component) mới. Và thay đổi một vài thành phần sẵn có.
Nhưng vẫn chưa hỗ trợ trên màn hình mobile.
● Bootstrap 3.0: được phát hành vào ngày 19/08/2013. Ở trên phiên bản này
các thành phần được thiết kế lại theo phong cách thiết kế phẳng (flat design). Và lần
đầu tiên, ở trên phiên bản 3.0 này Bootstrap đã hỗ trợ trên các thiết bị mobile.
● Bootstrap 4.0: được phát hành vào ngày 19/01/2018. Đối với phiên bản 4.0
này gần như được viết lại hoàn toàn từ phiên bản 3.0. Nhưng lại được đánh giá dễ sử
21


dụng hơn rất nhiều so với phiên bản 3.0 trước. Đây cũng là phiên bản được sử dụng
nhiều nhất hiện nay.
2.1.6. Trình bày về MYSQL
2.1.6.1. Tìm hiểu về SQL và một số vấn đề liên quan.
SQL (Struct Querry Language): là ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc. Nó

được thiết kế để quản lý dữ liệu trong một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ
(RDBMS). SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu, được sử dụng để tạo, xóa trong cơ sở dữ
liệu, lấy các hàng và sửa đổi các hàng.
SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở
dữ liệu cung cấp cho người dùng bao gồm:
-

Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các
cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần
dữ liệu.

-

Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở
dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác
cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống.

-

Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các
thao tác củangười sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu.

-

Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện
các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ
liệu.

-


Các lệnh trong SQL: Căn cứ vảo bản chất của các lệnh để phân chia ra làm
các loại

-

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language - DLL): gồm có các
lệnh:
+ Create: Lệnh tạo mới một đối tượng trong Database.
+ Alter: Lệnh sửa đổi một đối tượng trong Database.
+ Drop: Lệnh xóa một đối tượng trong Database.

Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu (Data Control Language – DCL): gồm có các lệnh:
+ Grant:

Lệnh trao quyền cho người dùng.
22


+ Revoke: Lệnh thu hồi quyền đã trao cho người dùng.
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language - DML) gồm có các
lệnh:
+ Select : Lấy bản ghi.
+ Insert : Tạo một bản ghi.
+ Update: Sửa dổi bản ghi.
+ Delete: Xóa bản ghi.
+ Truncate: Xóa toàn bộ dữ liệu trong bảng.
Ngôn ngữ điều khiển giao dịch (Transaction Control Language - TCL)
+ Commit: Ủy thác giao dịch.
+ Rollback: Lùi ngược lại giao dịch.
+ Save Transaction: Đánh dâu một điểm trong giao dịch.

Ngôn ngữ lập trình: Gồm các lệnh:
+ Declare: Khái báo biến.
+ Execute: Thực thi câu lệnh.
+ Open: Mở một con trỏ để truy vấn kết quả truy vấn.
+ Close: Đóng một con trỏ.
+ Fetch: Đọc một dòng trong kết quả truy vấn.
2.1.6.2. MySQL và một số vấn đề liên quan.
MySQL là một Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) nhanh và dễ
dàng để sử dụng. MySQL đang được sử dụng cho nhiều công việc kinh doanh từ lớn
tới nhỏ. MySQL được phát triển, được công bố, được hỗ trợ bởi MySQL AB, là một
công ty của Thụy Điển. MySQL trở thành khá phổ biến vì nhiều lý do:
-

MySQL là mã nguồn mở. Vì thế, để sử dụng nó, bạn chẳng phải mất một xu
nào.

-

MySQL là một chương trình rất mạnh mẽ.

-

MySQL sử dụng một Form chuẩn của ngôn ngữ dữ liệu nổi tiếng là SQL.

23


-

MySQL làm việc trên nhiều Hệ điều hành và với nhiều ngôn ngữ như PHP,

PERL, C, C++, Java, …

-

MySQL làm việc nhanh và khỏe ngay cả với các tập dữ liệu lớn.

-

MySQL rất thân thiện với PHP, một ngôn ngữ rất đáng giá để tìm hiểu để phát
triển Web.

-

MySQL hỗ trợ các cơ sở dữ liệu lớn, lên tới 50 triệu hàng hoặc nhiều hơn nữa
trong một bảng. Kích cỡ file mặc định được giới hạn cho một bảng là 4 GB,
nhưng bạn có thể tăng kích cỡ này (nếu hệ điều hành của bạn có thể xử lý nó)
để đạt tới giới hạn lý thuyết là 8 TB.

-

MySQL là có thể điều chỉnh. Giấy phép GPL mã nguồn mở cho phép lập trình
viên sửa đổi phần mềm MySQL để phù hợp với môi trường cụ thể của họ.

2.2. CÔNG CỤ SỬ DỤNG.
2.2.1. Tìm hiểu phầm mềm hỗ trợ phân tích thiết kế Rational Rose.
Rational Rose là phần mềm công cụ mạnh hỗ trợ phân tích, thiết kế hệ thống phần
mềm theo đối tượng. Nó giúp ta mô hình hóa hệ thống trước khi viết mã chương trình.
Có ba phiên bản khác nhau của Rose :
-


Rose Modeler: Cho phép bạn tạo mô hình cho hệ thống, nhưng không hỗ trợ
tiến trình phát sinh mã hoặc thiết kế kỹ thuật đảo ngược

-

Rose Professional: Cho phép bạn phát sinh mã trong một ngôn ngữ

-

Rose Enterprise: Cho phép bạn phát sinh mã cho C++, Java, Ada, Corba,
Visual Basic, Oracle … Một mô hình có thể có các thành phần được phát sinh
bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Một số ưu điểm của Rose
-

Cung cấp UML, COM, OMT, Booch 93

-

Kiểm tra ngữ nghĩa.

-

Hỗ trợ phát sinh mã cho một số ngôn ngữ.

-

Mô hình hướng đối tượng.


Một số nhược điểm của Rose
-

Phải căn chỉnh nhiều để mô hình được đẹp.

-

Trong bản miễn phí không hỗ trợ sinh mã.
24


×