Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên trong của tập đoàn nafoods group)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Tình huống 4:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
CỦA TẬP ĐOÀN NAFOODS GROUP
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Mã lớp học phần: 2059SMGM0111
Giáo viên: Đào Lê Đức

HÀ NỘI, 2020
1


MỤC LỤC
A.Lời mở đầu.............................................................................................................4
B. Nội dung................................................................................................................5
Chương I. Cơ sở lí thuyết........................................................................................5
1.Nguồn lực............................................................................................................5
2.Năng lực..............................................................................................................5
3.Năng lực cốt lõi...................................................................................................6
4. Lợi thế cạnh tranh..............................................................................................7
5. Chuỗi giá trị........................................................................................................9
Chương II: Giới thiệu tập đoàn Nafoods Group.................................................10
1.Khái quát tập đoàn Nafoods Group...................................................................10
2.Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh..............................................................................12


Chương III: Các nguồn lực và năng lực của tập đoàn Nafoods........................13
1. Nguồn lực của tập đoàn Nafoods.....................................................................13
1.1. Nguồn lực hữu hình....................................................................................13
1.1.1. Nguồn lực tài chính..................................................................................13
1.1.2. Nguồn lực vật chất...................................................................................13
1.1.3. Nguồn lực con người...............................................................................14
1.1.4. Nguồn lực tổ chức....................................................................................14
1.2.Nguồn lực vô hình........................................................................................15
1.2.1. Nguồn lực mang tính kĩ năng..................................................................15
1.2.2. Nguồn lực cho đổi mới............................................................................15
1.2.3. Danh tiếng, vị thế.....................................................................................15
2. Năng lực của tập đoàn Nafoods.......................................................................16
3. Năng lực cốt lõi của của Nafoods trên thị trường............................................17
3.1. Có giá trị.....................................................................................................17
3.2. Hiếm............................................................................................................18
3.3.Khó bắt chước và không thể thay thế được.................................................20
3.4.Có thể khai thác được..................................................................................20
Chương IV. Lợi thế cạnh tranh của Nafoods.......................................................21
2


1.Nhận dạng lợi thế cạnh tranh của Nafoods.......................................................21
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Nafoods.............................22
2.1. Năng suất....................................................................................................22
2.2. Chất lượng..................................................................................................23
2.3. Đổi mới và sáng tạo....................................................................................23
2.4. Sự phản hồi của khách hàng.......................................................................24
Chương V.Chuỗi giá trị của tập đoàn Nafoods....................................................24
1.Logistics đầu vào...............................................................................................24
2. Sản xuất............................................................................................................25

3. Logistics đầu ra................................................................................................27
4. Marketing và bán hàng.....................................................................................27
5. Dịch vụ..............................................................................................................29
6. Cơ sở hạ tầng....................................................................................................29
7. Phát triển công nghệ.........................................................................................30
8. Quản trị nguồn nhân lực..................................................................................31
9. Quản trị thu mua...............................................................................................33
C.Kết luận................................................................................................................34

3


A.Lời mở đầu
Trong thời kì kinh tế đang hội nhập và phát triển thì cạnh tranh là yếu tố quan
trọng để quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp, nó còn là động lực
giúp doanh nghiệp đó phát triển. Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình là việc mà các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu để đạt được. Bên cạnh việc
mở rộng tầm nhìn ra ngoài để phát hiện các mỗi đe dọa và tìm kiếm cơ hội, các nhà
quản trị chiến lược còn phải đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu bên trong tổ chức
của mình. Cũng như với những cơ hội và mối đe dọa bên ngoài, sự nhận biết về
điểm mạnh và điểm yếu nội tại mang một ý nghĩa thực tế để biết những mục tiêu và
chiến lược nào của công ty khả thi. Thông thường, quy trình phân tích môi trường
bên trong bắt đầu từ hoạt động nhận dạng và đánh giá các nguồn lực, năng lực của
doanh nghiệp. Đây là cơ sở để nhà quản trị chiến lược nhận dạng được năng lực cốt
lõi của doanh nghiệp. Những năng lực cốt lõi này chính là nền tảng cơ sở của chiến
lược phát triển cũng như xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp chiếm ưu thế và đó là lĩnh vực
quan trọng đối với sự phát triển của nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc
gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa - điều kiện thuận lợi cho việc trồng và
phát triển các loại cây nhiệt đới. Tính đến năm 2011, cả nước ta có 832.000 ha diện

tích đất trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại trái cây có chất lượng dinh dưỡng
cao, sản lượng mỗi năm từ 7 – 8 triệu tấn, một trong những nước có diện tích trồng
cây ăn quả lớn trong khu vực. Tận dụng được ưu thế này của Việt Nam, tập đoàn
Nafoods Group với hơn 20 năm xây dựng và phát triển đã luôn nỗ lực đồng hành
cùng nền nông nghiệp Việt Nam. Nafoods Group kiên định với mục tiêu trở thành
tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực châu Á trong lĩnh vực sản xuất
chuỗi giá trị nông nghiệp xanh, cạnh tranh toàn cầu bằng chiến lược phát triển
chuyên nghiệp, bền vững, khép kín từ giống, trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu
và phân phối - bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng.
Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề trên tập thể nhóm 3 chúng em nghiên cứu về đề
tài : “Phân tích môi trường bên trong của tập đoàn Nafoods Group” để có thể hiểu
rõ hơn về các nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp, từ đó biết được về năng lực
cốt lõi của Nafoods Group. Thông qua năng lực cốt lõi đó sẽ biết được lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp nhằm nắm bắt được điểm mạnh giúp doanh nghiệp có thể
áp dụng các chiến lược phát triển phù hợp với khả năng, tình hình hiện tại của
doanh nghiệp.

4


B. Nội dung
Chương I. Cơ sở lí thuyết
1.Nguồn lực
1.1.Khái niệm
Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của một tổ chức kinh
doanh, bao gồm những yếu tố như vốn, kỹ năng của người nhân công, độc quyền
nhãn hiệu, tài chính và năng lực quản lý. Hơn nữa nguồn lực còn bao gồm các yếu
tố cá nhân , xã hội, tập thể.
1.2. Phân loại
Mỗi doanh nghiệp sẽ có các nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình của

riêng mình:
 Nguồn lực hữu hình: là những tài sản mà ta có thể nhìn thấy và định lượng
được, gồm 4 nhóm:
- Nguồn lực tài chính: Vốn chủ sở hữu; vốn vay; khả năng tạo ra ngân quỹ
nội bộ doanh nghiệp.
- Nguồn lực vật chất: Sự tinh xảo của trang thiết bị hay địa điểm nhà máy;
quyền chiếm lĩnh các nguồn vật liệu thô.
- Nguồn lực con người: Đào tạo, kinh nghiệm, sức phán đoán, trí thông
minh, sự sáng suốt, khả năng thích nghi, sự tận tụy với công nghiệp và
lòng trung thành của cá nhân các nhà quản trị và người làm việc.
- Nguồn lực tổ chức: Kết cấu báo báo cáo chính thức, các kế hoạch, hệ
thống kiểm tra giám sát, hệ thống tổ chức bộ máy.
 Nguồn lực vô hình: là những nguồn lực không thể nhìn thấy và định lượng
được, được chia ra làm 3 nhóm:
- Nguồn lực mang tính kỹ năng: Bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền hay
bí quyết kinh doanh.
- Nguồn lực cho đổi mới: Lao động có kỹ thuật, có kĩ năng
- Danh tiếng: Danh tiếng đối với khách hàng: nhãn hiệu, sự chấp nhận về
chất lượng, độ bền và độ tin cậy của sản phẩm; danh tiếng đối với nhà cung
cấp.
2.Năng lực
2.1. Khái niệm
Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực đã được liên kết một cách
có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
mong muốn.
2.2. Sự hình thành năng lực
 Năng lực hình thành dựa trên sự tác động qua lại phức tạp của nguồn
lực hữu hình và vô hình.
 Năng lực dựa trên sự phát triển, thu thập, trao đổi thông tin và kiến
thức thông qua nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

5


3.Năng lực cốt lõi
3.1. Khái niệm và ý nghĩa.
Khái niệm: Năng lực cốt lõi hay năng lực lõi là nền tảng cho mọi chiến lược
cạnh tranh. Nó nhằm chỉ sự thành thạo chuyên môn hay các kỹ năng của công ty
trong các lĩnh vực chính trực tiếp đem lại hiệu suất cao.
Ý nghĩa:
 Năng lực cốt lõi thể hiện khả năng cạnh tranh và các phẩm chất khác
biệt riêng của doanh nghiệp.
 Năng lực cốt lõi được hình thành theo thời gian thông qua quá trình
học tập, tích lũy một cách hệ thống và có tổ chức về cách thức khai
thác các nguồn lực và năng lực khác nhau.
3.2. Các tiêu chuẩn đặc trưng của năng lực lõi
Các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng thời 4 tiêu chuẩn:
có giá trị, có tính hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế.
 Năng lực có giá trị
Năng lực có giá trị là những năng lực có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng
cách tận dụng những cơ hội và làm vô hiệu hóa những thách thức từ môi trường
bên ngoài Giúp một DN trung hòa được các mối đe dọa cũng như cơ hội từ bên
ngoài.
 Năng lực có tính hiếm
Những năng có tính lực hiếm là những năng lực mà rất ít doanh nghiệp có
được.
Những năng lực mà có quá nhiều doanh nghiệp cùng sở hữu thì không được
xem là lợi thế cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp nào. Thay vào đó, những nguồn
lực và năng lực đáng giá nhưng không hiếm sẽ là cơ sở cho cạnh tranh hoàn hảo.
Khi đó lợi thế cạnh tranh có được là do việc phát triển và khai thác những năng lực
mà các doanh nghiệp khác không có.

 Năng lực khó bị bắt chước
Năng lực khó bị bắt chước là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực có phải là
năng lực cốt lõi hay không? Sẽ là một lợi thế nếu đối thủ cạnh tranh của ta không
thể bắt chước hoặc nếu có bắt chước sẽ rất tốn kém về tài chính, mất nhiều thời
gian.
Ngược lại, một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi của doanh
nghiệp nếu như các đối thủ cạnh tranh dễ dàng sao chép được.
 Năng lực không thể thay thế
Những năng lực không thể thay thế là những năng lực mà không có một nguồn
lực, năng lực nào khác có giá trị tương đương.
Hai nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp được đánh giá là tương đương khi
mà mỗi nguồn lực đó tự bản thân nó khi được sử dụng riêng biệt vẫn tạo ra cùng
một chiến lược.
6


4. Lợi thế cạnh tranh
4.1. Khái niệm
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối
thủ cạnh tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt
động tốt hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố giúp công ty ngày
thành công và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
4.2. Các loại lợi thế cạnh tranh
Theo M.Porter, có 3 lợi thế cạnh tranh sau:
 Lợi thế về chi phí thấp: khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ
tương tự với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh
 Lợi thế về sự khác biệt hóa: khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/ dịch
vụ khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
 Lợi thế về tập trung hóa: Đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng vào quá trình
đáp ứng một phân khúc hẹp và có tính cạnh tranh độc quyền để đạt được một

lợi thế cạnh tranh có tính cục bộ hơn là trên cả một thị trường lớn.
4.3. Các yếu tố tạo lập lợi thế cạnh tranh
Chất lượng vượt trội

Lợi thế cạnh tranh
Hiệu suất vượt
trội

- Chi phí thấp

Đáp ứng
khách hàng
vượt trội

- Khác biệt hóa

Sự đổi mới vượt trội

 Hiệu suất vượt trội:
- Khái niệm: Hiệu suất được tính bằng số lượng đầu vào cần thiết để sản xuất
một đơn vị đầu ra sản phẩm = Đầu ra/Đầu vào.
- Ảnh hưởng: Hiệu suất tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Hiệu
suất vượt trội giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua
việc giảm cấu trúc chi phí.
- Cách thức đạt tới hiệu suất vượt trội:
+ Tận dụng tính kinh tế theo quy mô.
+ Tận dụng đường ảnh hưởng học tập.
+ Tận dụng đường cong kinh nghiệm.
+ Ứng dụng hệ thống sản xuất linh hoạt và kế hoạch hóa.
+ Quản trị nguyên liệu đầu vào.

7



-

-

-


-

-


-

+ Tập trung vào các chiến lược R&D, quản trị nhân sự, quản trị hệ thống
thông tin và quản trị cơ sở hạ tầng.
Chất lượng vượt trội:
Khái niệm: Chất lượng của sản phẩm vượt trội được đánh giá dựa trên hai
thuộc tính:
+ Có độ tin cậy cao: Thực hiện mọi chức năng được thiết kế và bền.
+ Tuyệt hảo: được nhận thức bởi khách hàng là tuyệt vời.
Ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh:
+ Các sản phẩm có chất lượng vượt trội có khả năng khác biệt hóa và gia
tăng giá trị của sản phẩm theo đánh giá của khách hàng.
+ Việc loại bỏ lỗi của sản phẩm giúp tránh lãng phí, tăng hiệu suất và do đó
giảm cấu trúc chi phí khiến cho lợi nhuận tăng...

Cách thức đạt chất lượng vượt trội:
+ Tăng chất lượng của sản phẩm vượt trội dựa trên độ tin cậy: ứng dụng các
tiêu chuẩn về chất lượng như 6 Sigma, TQM, ISO…
+ Tăng chất lượng của sản phẩm dựa trên tính tuyệt hảo: Nghiên cứu thuộc
tính nào của sản phẩm là quan trọng nhất đối với khách hàng; Thiết kế Sp đi
kèm với dịch vụ để làm nổi trội thuộc tính quan trọng nhất; ...
Sự đổi mới vượt trội:
Khái niệm: Sự đổi mới là hoạt động tạo nên sản phẩm hoặc quy trình mới.
Ảnh hưởng:
+ Tạo nên những sản phẩm có thể thỏa mãn khách hàng tốt hơn.
+ Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại.
+ Giảm chi phí.
Cách thức đổi mới:
a) Hình thức đổi mới:
+ Đổi mới sản phẩm: tạo ra những sản phẩm mà khách hàng nhận thấy
có giá trị hơn, và gia tăng lợi nhuận cận biên cho doanh nghiệp.
+ Đổi mới quy trình: : tạo nên giá trị bằng cách giảm thiểu chi phí sản
xuất.
b) Quy trình đổi mới:
+ Xây dựng những kỹ năng trong nghiên cứu căn bản và ứng dụng
+ Lựa chọn dự án và tiến hành quản lý.
+ Hợp nhất các lĩnh vực chức năng.
+ Sử dụng các đội phát triển sản phẩm.
+ Phát triển các qui trình bổ sung song song.
Đáp ứng khách hàng vượt trội.
Khái niệm: Đáp ứng khách hàng vượt trội là việc nhận dạng và thỏa mãn nhu
cầu khách hàng tốt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh.
Cách thức đáp ứng khách hàng:
+ Sự đổi mới và chất lượng vượt trội là không thể thiếu để có thể
8



đáp ứng khách hàng
+ Khách hàng hóa sản phẩm/dịch vụ theo những nhu cầu đặc biệt
của khách hàng cá nhân hoặc tổ chức
+ Có thể tăng cường đáp ứng khách hàng thông qua thời gian đáp
ứng, cách thức thiết kế, dịch vụ sau bán, hỗ trợ khách hàng…
→ Đáp ứng khách hàng vượt trội tạo nên sự khác biệt hóa sản phẩm/ dịch vụ
của doanh nghiệp, do đó tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với nhãn
hiệu và doanh nghiệp có thể đạt được mức giá tối ưu.
5. Chuỗi giá trị
5.1. Khái niệm
Chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt động có liên kết thoe chiều dọc
nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho khách hàng.
Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho
khách hàng, bao gồm:
- 5 hoạt động chính: cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm,
marketing- bán hàng, dịch vụ.
- 4 hoạt động hỗ trợ: Quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ,
hoạt động thu mua.
5.2. Mô hình chuỗi giá trị (M.Porter).
M.Porter đã xác định 5 hoạt động căn bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp
bao gồm: Hậu cần đầu vào, vận hành, hậu cần đầu ra, marketing- bán hàng, dịch
vụ; và các hoạt động hỗ trợ bao gồm: cơ sở hạ tầng, quản trị nguồn lực, phát triển
công nghệ và hoạt động thu mua.

Mô hình chuỗi giá trị của M.porter
Nội dung các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp:
- Logistics đầu vào: Nguyên vật liệu sẽ được tiếp nhận từ phía các nhà cung
cấp của doanh nghiệp và được bảo bảo quản, lưu trữ cho đến khi được đưa

vào quá trình sản xuất.
9


- Sản xuất: Nguyên vật liệu được đưa vào quá trình khai thác sản xuất hoặc lắp
ráp. Các hoạt động đơn lẻ có thể là dịch vụ phòng trong khách sạn, đóng gói
sách/video của các nhà bán lẻ trên mạng,…
- Logistics đầu ra: sản xuất hoàn thiện, sản phẩm được lưu kho thành phẩm,
đóng gói và vận chuyển đến hệ thống phân phối.
- Marketing và bán hàng: nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo đúng nhu
cầu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thông qua định vị thương hiệu,
các hình thức quảng cáo,…
- Dịch vụ: nhằm cung cấp dịch vụ sau bán và dịch vụ bổ trợ cho khách hàng
qua việc lắp đặt, dịch vụ giải đáp thắc mắc, đào tạo, hướng dẫn,...
- Cơ sở hạ tầng: thường hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho hoạt
động riêng lẻ nào bao gồm quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế
toán, pháp chế,…
- Phát triển công nghệ: gồm công nghệ sản xuất sản phẩm, các hoạt động
marketing trên mạng, nỗ lực sản xuất,… nhằm giảm chi phí, bảo vệ và duy
trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Quản trị nguồn nhân lực: nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đội ngũ lao
động đầy đủ kỹ năng để thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị có hiệu quả.
- Quản trị thu mua: đảm bảo các công việc thành toán của nguyên vật liệu,
dịch vụ và các phương tiện vật chất khác nhằm đảm bảo mức giá thấp nhất
có thể cho các khoản thành toán để có được mức chất lượng cao nhất có thể
Chương II: Giới thiệu tập đoàn Nafoods Group
1.Khái quát tập đoàn Nafoods Group

Ngày 26/8/1995, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Vinh – tiền thân của
Công ty cổ phần Nafoods Group được thành lập.

Hai mươi lăm năm hình thành và phát triển, từ ước vọng là công ty kinh doanh
về nước ngọt, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Vinh đã vươn mình trở thành
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm
nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh, trái cây sấy, các loại hạt và quả tươi; được
biết đến rộng rãi trên thị trường trong nước, ngoài nước với cái tên Công ty Cổ
phần Nafoods Group (Nafoods).
10


Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất, xuất khẩu và phân phối các sản
phẩm về nước ép trái cây và rau củ quả. Nafoods chuyên về nước ép trái cây/NFC,
xay nhuyễn, cô đặc, IQF và trái cây tươi. Đó là một trong những tập đoàn tiên
phong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp xanh và bền vững, cung cấp cho thế giới
các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, an toàn và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi
người.

Từ năm 1998, vấp phải làn sóng cạnh tranh dữ dội từ các thương hiệu nước
ngoài như Pepsi, Coca Cola,…công ty đã chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm
nông nghiệp với việc thành lập nhà máy sản xuất chế biến rau quả tại tỉnh Nghệ An
(2003) .
Trải qua nhiều khó khăn với việc phát triển sản phẩm dứa, tới năm 2009, công
ty đã phát triển sản phẩm nước ép chanh leo. Sản phẩm đã mang lại thành công lớn
cho công ty trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Từ đó công ty liên tục phát triển
các dòng sản phẩm và mở rộng quy mô thị trường, đầu tư cho công nghệ dây
chuyền sản xuất.
Đến ngày 29/6/2010, Công ty chuyển đổi sang mô hình hoạt động CTCP, đổi
tên thành CTCP Thực phẩm Choa Việt. Sau đó, Công ty được đổi tên thành CTCP
Nafoods Group
Với những thành công đã gặt hái được, năm 2019, công ty đã kêu gọi thành
công 8 triệu USD vốn đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi từ IFC – thành viên của Ngân

hàng Thế giới và gần 500.000 USD vốn đầu tư vào cổ phiếu phổ thông của
Endurance Capital Vietnam I Limited – nhằm nâng cao công suất chế biến trái cây,
mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển hơn nữa mảng kinh doanh giống cây ăn
quả mới. bên cạnh đó vào Năm 2019, Nafoods đánh dấu thành công trong lĩnh vực
sản xuất giống chanh leo khi là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp quyền bảo hộ
03 giống chanh leo thương hiệu Nafoods: Đài Nông1, Quế Phong 1 và Bách Hương
1.
Từ cuối năm 2019, Nafoods chính thức thử nghiệm bán lẻ thương mại điện tử
tại thị trường nội địa. Sau nhiều tháng giới thiệu sản phẩm, tích cực thăm dò phản
ứng khách hàng, chúng tôi nhận thấy đây là một thị trường rất tiềm năng. Nafoods
đang không ngừng tìm tòi để đa dạng hóa sản phẩm, mang đến cho khách hàng
trong nước những sản phẩm tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng vẹn nguyên, chất lượng
cao.
11


Tính đến nay, Nafoods chiếm hơn 80% sản lượng nước chanh leo cô đặc sản
xuất tại Việt Nam với vùng nguyên liệu rộng gần 50.000 ha trải dài khắp các vùng
miền và các nước láng giềng. Trên trường quốc tế, sản phẩm chanh leo của
Nafoods Group đã chinh phục được những thị trường khó tính nhất như Châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ... cung cấp khoảng 8% sản lượng chanh leo cô đặc
trên thế giới và là nhà cung cấp chanh leo cô đặc lớn nhất Châu Á.
2.Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh
2.1. Mục tiêu:
 Nafoods Group đặt mục tiêu đến năm 2022 đạt hơn 2.300 tỷ đồng doanh thu;
tỷ suất lợi nhuận gộp hơn 25%, tỷ suất EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi
vay và khấu hao) hơn 15%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế hơn 10%, ROE (lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu) hơn 25%; có hơn 1.000 khách hàng chất lượng,
với 70% doanh số bán trực tiếp; kiểm soát 50% nguyên liệu toàn Việt Nam
cho 5 loại trái cây trọng điểm; hệ thống 5 kho chính và hơn 100 điểm chuyển

giao kỹ thuật/đại lý bán giống trên cả nước.
 Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, hiệu quả, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư
nguồn lực cho R&D và ứng dụng IoT là công nghệ cốt lõi cần trong tương lai
gần, đó là phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu
và đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Nafoods hướng đến áp dụng công nghệ số hóa toàn diện trong thời gian tới

 Tập đoàn đề ra mục tiêu phát triển bền vững với việc phát triển sản phẩm an
toàn; đảm bảo môi trường làm việc và quyền lợi người lao động; bảo vệ môi
trường; hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát triển nền kinh tế địa phương.
2.2. Tầm nhìn
Nafoods là tập đoàn tiên phong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp số hoá,
xanh và bền vững.
2.3. Sứ mệnh
Cung cấp cho thế giới các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, an toàn và đem lại
cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là cho người nông dân.
12


Chương III: Các nguồn lực và năng lực của tập đoàn Nafoods
1. Nguồn lực của tập đoàn Nafoods
1.1. Nguồn lực hữu hình
1.1.1. Nguồn lực tài chính
Nafoods group đã mở rộng quan hệ hợp tác đối với một số đối tác tài chính đầu
tư có thể kể đến như IFC – tổ chức tài chính thuộc Ngân hàng thế giới. Nafoods là
công ty về nông nghiệp thứ 2 ở Việt Nam được IFC đầu tư giai đoạn 1 với 8 triệu
USD và cam kết tiếp tực đầu tư dài hạn.

Khoản đầu tư của IFC giúp cho Nafoods mở rộng số lượng nông dân tham gia

vào chuỗi cung ứng lạnh của công ty phù hợp với chúng nhận Hệ thống An toàn
thực phẩm ISO:22000 được công nhận rộng rãi trên thế giới.
Bên cạnh đó khoản đầu tư và tư vấn kỹ thuật của IFC đã hỗ trợ rất lớn cho
Nafoods trong nỗ lực nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách áp
dụng các nguyên tắc thực hành nông nghiệp an toàn, bền vững và cải thiện các cơ
sở sản xuất. Điều đó giúp cho Nafoods chiếm ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh
tranh nổi bật như AFIEX, CTCP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, CTCP chế biến
thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định khi họ đều không có sự đột phá trong
việc phát triển và cung ứng các sản phẩm mới trên thị trường.
1.1.2. Nguồn lực vật chất
- Với mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu bao gồm 30% vùng nguyên liệu độc
quyền, 50% từ các công ty con và chi nhánh và phần còn lại từ nông dân hợp tác,
công ty đã hợp tác với chính quyền địa phương các vùng nguyên liệu quan trọng
tại Việt Nam, mở rộng các khu vực Đông Nam Á và đầu tư mạnh vào R&D cho
giống cây để phát triển nguồn nguyên liệu.
- Về thu mua nông sản: Nguồn nguyên liệu Nafoods được thu gom từ các trang
trại độc quyền và các nhà sản xuất theo hợp đồng, với khoảng 70% nguyên liệu
thô đến từ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc dân tộc thiểu số.
- Về quy trình công nghệ: để giảm thiểu chi phí sản xuất, gồm vận chuyển, giảm
thiểu và xử lý thiệt hại sau thu hoạch đối với sản phẩm tươi, tập đoàn Nafoods đã
phát triển các nhà máy chế biến của mình gần với nguồn cung nguyên liệu. Nhà
13


máy chế biến ở Nghệ An và Long An thuận tiện từ mọi hướng của Việt nam, Lào,
Campuchia.
Hiện tại Nafoods đã có cho mình được một hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại tại
nhiều địa phương trên cả nước. Tiêu biểu như Nhà máy Naprod Nghệ an, nhà máy
cây giống Quế Phong, nhà máy Nasoco Long An, nhà máy đóng gói Tây Bắc sơ
chế.

1.1.3. Nguồn lực con người
Công ty xác định nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng nhất,
góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do vậy, phất triển nguồn lực
được Nafoods thưc sự chú trọng qua việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức và
đặc biệt là thái độ để đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với công việc và tính
kế thừa.
Trước đây, Nafoods áp dụng quản trị nhân sự theo phương pháp truyền thống,
hệ thống lương thưởng chưa phản ánh rõ nét năng lực và kết quả nên tập đoàn đã
thực hiện cách thức mới: áp dụng sáng tạo BSC & KPI; Chính sách thu nhập rõ nét
3P cho toàn tổ chức; Hệ thống quản trị tài năng và đội ngũ kế thừa để phát triển giá
trị Nafoods; hệ thống định giá nội bộ để vận hành hiệu quả các trung tâm lợi nhuận.
Với nguồn lực con người hữu hiệu, gồm nhiều các chuyên gia trong nước và
quốc tế, với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam và
thế giới Nafoods đã mạnh dạn tích hợp công nghệ thông tin (IoT – Internet of
Things) vào hệ thống quản lý và kiểm soát vườn trồng, xây dựng cơ sở dữ liệu tập
trung, phát triển ứng dụng quản lý đại lý, khách hàng; từng bước hiện đại hóa hoạt
động nông nghiệp, tiệm cận nền nông nghiệp số thông minh.
1.1.4. Nguồn lực tổ chức
Tại các nhà máy, tập đoàn áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng, kiểm soát một cách hiệu quả, hợp lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt tổ hợp nhà máy Long An đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý chất
lượng chỉ một thời gian ngắn sau khi khánh thành đạt được các tiêu chuẩn quốc tế
và vượt qua các kỳ đánh giá nghiêm ngặt của khách hàng; Sắp xếp lại bộ phận Kế
hoạch sản xuất và bộ phạn cung ứng nguyên liệu, quy về kiểm soát ở mức tập trung
tập đoàn, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc và kiểm soát toàn chuỗi một cách hiệu
quả, nhanh chóng.
Tính đến ngày 30/6/2019, tập đoàn Nafoods Group đã có 4 công ty con là:
CTCP Chanh leo Nafoods, CTCP Nafoods Miền Nam, CT TNHH MTV Quốc tế,
CTCP Nafoods Tây Nguyên và liên kết với 3 công ty là CTCP Dược liệu Quế
Phong, CTCP Nông nghiệp La Giang, CTCP Nafoods Tây Bắc.

14


1.2.Nguồn lực vô hình
1.2.1. Nguồn lực mang tính kĩ năng
Năm 2013, Nafoods Group đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm IQF, đa
dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Năm 2019, Nafoods là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tạo ra
được 3 giống chanh leo được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứng nhận
và cấp quyền bảo hộ, gồm giống Nafoods 1, Quế Phong 1 và Bách hương 1.
1.2.2. Nguồn lực cho đổi mới
Tập đoàn Nafoods Group chú trọng trong việc đào tạo về kỹ năng, kiến thức,
đặc biệt là thái độ. Tập đoàn đã tổ chức đào tạo được 1,467 lượt người với 5,205
giờ đào tạo. Trong đó, các chương trình đào tạo nổi bật như: Đào tạo văn hóa chịu
trách nhiệm và không đổ lỗi trong nội bộ; Đào tạo về tiêu chuẩn ISO, quy định
PRP, các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại các nhà máy,…Nội
dung chương trình có chọn lọc phù hợp với từng đối tượng giúp nhân viên ngày
càng nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân, nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất,
kinh doanh của công ty trong thời đại 4.0
1.2.3. Danh tiếng, vị thế
Nafoods Group là một trong những tập đoàn trồng, chế biến và xuất khẩu rau
quả sáng tạo nhất tại Việt Nam, chuyên về nước ép trái cây/NFC, xay nhuyễn, cô
đặc, IQF và trái cây tươi, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện
đại với yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế như BRC,
ISO 22000: 2500, HACCP, SGF...
Ở Việt Nam, Nafoods Group là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong việc sản
xuất nước chanh leo cô đặc. Hiện nay, Công ty chiếm hơn 80% sản lượng nước
chanh leo cô đặc sản xuất tại Việt Nam với vùng nguyên liệu rộng gần 50.000 ha
trải dài khắp các vùng miền và các nước láng giềng.
Trên trường quốc tế, sản phẩm chanh leo của Nafoods Group đã chinh phục được

những thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ...
Công ty cung cấp khoảng 8% sản lượng chanh leo cô đặc trên thế giới và là nhà
cung cấp chanh leo cô đặc lớn nhất Châu Á.
Là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất thành công cây giống chanh leo Đài
Nông 1 sạch bệnh trên quy mô lớn, Nafoods Group sở hữu Viện giống quy mô lớn
với công suất 6 triệu cây giống/năm, Nafoods Group tự hảo là đơn vị duy nhất tại
Việt Nam sản xuất thành công cây giống chanh leo Đài Nông 1 kháng bệnh trên
quy mô lớn, cung cấp cho vùng nguyên liệu chanh leo rộng lớn tại Việt Nam,
Campuchia và Lào.
Nafoods Group cũng vinh danh nhận được các chứng nhận quốc tế như
GLOBAL GAP, Rainforest Alliance và Fair Trade, là 1 trong 50 doanh nghiệp được
15


nhận danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xét tặng.
Năm 2016 và 2017, Nafoods Group vinh dự là 1 trong 100 doanh nghiệp được
lựa chọn là doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam.
2. Năng lực của tập đoàn Nafoods
 Năng lực nhà quản trị:
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các nhà quản trị của Tập đoàn
Nafoods không ngừng học hỏi, tìm tòi, phát triển đa dạng hóa ngành sản phẩm.
Theo kinh nghiệm từ các nước phát triển, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp an
toàn theo chuỗi giá trị, ứng dụng KH&CN là xu hướng tất yếu. Nắm bắt được điều
đó, nhà quản trị Nafoods đã chủ động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, giúp tạo ra bước đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
của sản phẩm. Đồng thời tích cực quảng bá truyền thông, đưa ra các chiến lược
hiệu quả, đủ mạnh để nâng cao sức cạnh tranh.
Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng đầu, ban lãnh đạo Nafoods luôn
nghiêm ngặt trong công tác quản lý và kiểm soát chất lượng vận hành theo tiêu

chuẩn quốc tế.
Công ty xác định nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng nhất,
góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh. Do đó phát triển nhân viên, người lao động luôn
được chú trọng qua việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức, thái độ. Nafoods
từng ngày hoàn thiện và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng,
khởi tạo một nền tảng vững chắc, văn minh, cam kết đảm bảo tất cả các quyền lợi
của người lao động trong công ty. Người lao động được đảm bảo tất cả các quyền
lợi mà phát luật quy định, được tôn trọng, phát triển, ghi nhận và bù đắp thỏa đáng.
Đối với vấn đề bảo vệ môi trường, Nafoods Group luôn ý thức rằng bất kỳ hoạt
động trồng trọt, sản xuất nào cũng có những tác động đến môi trường xung quanh.
Vì thế tất cả giải pháp đều hướng đến các mục đích chính: sử dụng hiệu quả các
yếu tố đầu vào (vật liệu, năng lượng, nguồn nước) và kiểm soát yếu tố đầu ra để
giảm thiểu các tác động đến môi trường…
Ngoài ra , Nafoods luôn nỗ lực để có thể tham gia rộng và sâu hơn các chương
trình hỗ trợ cộng đồng và cùng phấn đấu xây dựng quê hương Nghệ An ngày càng
giàu đẹp, văn minh hơn. Trong mọi hoạt động của mình, Nafoods đều hướng đến
việc gắn kết sự phát triển công ty với sự phát triển chung của nền kinh tế địa
phương và đất nước.
Năng lực sản xuất:
o Vùng nguyên liệu:
Vùng nguyên liệu của Nafoods Group trải dài từ Tây Bắc, các tỉnh miền Trung,
các tỉnh Tây Nguyên, và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống Nafoods
16


Group đã và đang hợp tác làm việc với bà con nông dân, các hợp tác xã và các đối
tác ở cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam và một số đối tác lớn tại Lào, Campuchia.
o Cơ sở sản xuất:
Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Quỳnh Châu, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Công suất: Dây chuyền cô đặc 5.000 tấn sản phẩm/năm và Dây chuyền IQF 2.900

tấn sản phẩm/năm.
Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Ấp hóc Thơm 1, xã Hòa Khánh Tây,
Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Công suất: Dây chuyền cô đặc 7.500 tấn sản
phẩm/năm và Dây chuyền IQF 5.000 tấn sản phẩm/năm.
Xưởng sản xuất dịch chanh leo tại Thành phố Pleiku - Gia Lai. Công suất 150
tấn dịch/tháng. Vườn ươm giống quy mô 5 ha, công suất 6 triệu cây giống/năm, tại
xã Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An. Và một số các cơ sở sản xuất, chế biến được
Nafoods Group thuê gia công.
Năng lực con người:
Đối với nhân viên, người lao động: Tại Nafoods, nhận thức rõ tầm quan trọng
của việc phát triển nhân viên trong vấn đề xây dựng một môi trường làm việc hiệu
quả và tích cực, Nafoods dành một phần ngân sách không nhỏ cho các hoạt động
đào tạo nhân viên thường niên thông qua các chương trình đào tạo nội bộ và bên
ngoài. Tập đoàn mong muốn tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho nhân viên của
mình nâng cao kiến thức, phát triển bản thân đồng thời đóng góp cho sự phát triển
công ty và cộng đồng.
Đối với đối tác, chuyên gia: Nafoods hợp tác với nhiều chuyên gia trong nước
và quốc tế với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Qua đó, Nafoods nhận khoản đầu tư và tư vấn kỹ thuật cũng như các hỗ trợ khác có
vai trò quan trọng cho sự phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
3. Năng lực cốt lõi của của Nafoods trên thị trường
Vận dụng quy tắc VRINE:
3.1. Có giá trị
Trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh, Nafoods Group dựa vào thế
mạnh của Việt Nam về các trái cây và nông sản nhiệt đới để phát triển danh mục
sản phẩm của mình. Danh mục sản phẩm đa dạng được chia thành 4 nhóm chính:
nước ép cô đặc, nước ép/NFC/Puree, trái cây tươi và cây giống (chanh dây).
Trong khi đa phần các sản phẩm nông nghiệp của Việt nam kinh doanh trên cả
thị trường nội địa và xuất khẩu dưới dạng tươi, chưa qua chế biến và với mức giá
thấp do chất lượng kém hơn so với các quốc gia khác. Trong khi các đối thủ cạnh

tranh nổi bật của Nafoods như AFIEX, Lafooco,… đều không có những sự đột phá
trong việc phát triển và cung ứng các sản phẩm mới trên thị trường thì khoản đầu tư
17


và tư vấn kỹ thuật của IFC đã hỗ trợ rất lớn cho Nafoods trong việc nâng cao giá trị
cho các sản phẩm của mình bằng cách áp dụng các nguyên tắc thực hành nông
nghiệp an toàn, bền vững và cải thiện các cơ sở sản xuất. Tập đoàn nhận nâng cao
năng lực sản xuất sẽ cho phép tạo ra được nhiều cơ hội gia tăng thu nhập hơn cho
nông dân địa phương và đáp ứng được yêu cầu thị trường của các thị trường xuất
khẩu có giá trị cao.
Trong quan hệ hợp tác, hỗ trợ: Công ty mở rộng quan hệ hợp tác đối với một số
đối tác tài chính đầu tư như IFC – Tổ chức tài chính thuộc ngân hàng thế giới. Năm
2019, kêu gọi thành công 8 triệu USD vốn đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi từ IFC, IFC
tư vấn cho Nafoods triển khai hệ thống quản lí an toàn thực phẩm cho chuỗi cung
ứng lạnh của công ty phù hợp với chứng nhận Hệ thống An toàn thực phẩm
ISO:22000 được công nhận rộng rãi trên thế giới. Khoản đầu tư và tư vấn kỹ thuật
của IFC hỗ trợ rất lớn cho Nafoods trong nỗ lực nâng cao giá trị cho các sản phẩm
của mình bằng cách áp dụng các nguyên tắc thực hành nông nghiệp an toàn và bền
vững và cải thiện các cơ sở sản xuất, điều đó giúp cho tập đoàn nâng cao năng lực
sản xuất, mở rộng trường xuất khẩu và phát triển hơn mảng kinh doanh giống cây
ăn quả mới.
Ngoài ra, công ty còn phối hợp với Đại học Chung Hsing Đài Loan. Viện
nghiên cứu và nhân giống cây trồng được thành lập với công suất 6 triệu giống cây
trồng mỗi năm, đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu sang Lào và Trung quốc.
Tập đoàn Nafoods đã khai thác lợi thế cạnh tranh của Đông Nam Á trong việc
trồng các loại trái cây đặc thù gồm chanh dây, chuối, thanh long, dừa và trái cây họ
cam để phát triển các khu vực nguyên liệu của tập đoàn Nafoods tại Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Cùng với vị trí thuận lợi của nhà kho, nhà máy gần các cảng biển địa phương,

hơn 5000 tấn sản phẩm trái cây của công ty (~85% tổn xuất khẩu) đã được vận
chuyển đến khắp các nước mỗi năm.
3.2. Hiếm
Tư duy của nhà quản trị: Tư duy khác biệt đã khiến ông Nguyễn Mạnh Hùng
quyết định chọn Quế Phong, huyện nghèo biên giới của tỉnh Nghệ An, để xây dựng
Viện Giống của Nafoods làm không ít người ngạc nhiên khi vừa xa xôi, lại thiếu
điều kiện. Ông có một nhận thức và tầm nhìn đúng đắn khi nhìn ra được Nghệ An
có khí hậu phù hợp, thổ nhưỡng sạch, ít gây nhiễm virus cho giống, giữ an toàn bí
quyết công nghệ. Và đến nay, chanh leo đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện
Quế Phong khi 1.200ha được quy hoạch cho loại cây này.
18


Khi Nafoods xác định các sản phẩm chủ lực, Công ty nhận thấy rằng nhiều sản
phẩm rau củ quả phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ Trung Quốc, Thái Lan, Philipin.
Chỉ có ít sản phẩm như chanh leo, gấc là chúng ta có lợi thế cạnh tranh còn các sản
phẩm khác như: dứa, vải, chuối… chúng ta không có lợi thế cạnh tranh bằng các
đối thủ trong khu vực. Hơn nữa, chúng ta cũng bất lợi hơn về thuế. Trong quá trình
phát triển cây chanh leo,công ty nhận thấy đây là giống cây phù hợp nhất ở Việt
Nam dù chanh leo xuất hiện đầu tiên tại Đài Loan, Thái Lan, Malayxia, Trung
Quốc từ 30 năm trước nhưng xét về hiệu quả thì ở Việt Nam vẫn là hiệu quả nhất.
Năm 2019, Nafoods là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt nam tạo ra
3 giống chanh leo được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứng nhận và
cấp quyền bảo hộ gồm giống Nafoods 1, Quế Phong 1 và Bách hương 1.
- Cây giống chanh leo:
Sản phẩm cây giống Chanh leo Đài nông 1 được Viện giống Nafoods sản xuất
trong Hệ thống nhà kính hiện đại với một quy trình khép kín, nghiêm ngặt kiểm
soát tốt virus và giới thiệu ra thị trường từ năm 2014. Sự ra đời của sản phẩm này
tạo nên vòng tròn khép kín của một chuỗi giá trị nông nghiệp dọc ở Nafoods
Group, không những mang lại cho Nafoods Group một cơ cấu doanh thu đáng kể

mà còn đóng vai trò cầu nối, là phương tiện để Nafoods Group kiểm soát và quản
trị tốt vùng nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất ổn định. Bởi
vậy Nafoods Group xác định Cây giống chanh leo sẽ là sản phẩm quan trọng góp
phần tạo nên sự khác biệt và phát triển bền vững của mình.
- Rau củ quả đông lạnh IQF:
Bao gồm các loại rau, củ, quả chế biến cấp đông nhanh như: Chuối IQF,
Thanh long đỏ IQF, Dừa IQF, Xoài IQF, Dứa IQF, Chanh leo IQF, Cà rốt IQF,
Gừng IQF… Sau khi tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu tại Long An đi
vào hoạt động tháng 4/2018, sản lượng chế biến và doanh thu các sản phẩm này đã
có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ngày càng đóng góp nhiều hơn vào cơ cấu doanh thu
của Nafoods Group, đặc biệt là các sản phẩm Thanh long IQF, Xoài IQF và Dừa
IQF.
Bên cạnh đó, công ty đã mở rộng quan hệ hợp tác đối với một số đối tác tài
chính, đầu tư có thể kể đến như IFC – tổ chức tài chính thuộc Ngân hàng thế giới.
Nafoods là công ty về nông nghiệp thứ 2 ở Việt Nam được IFC đầu tư giai đoạn 1
với 8 triệu USD và cam kết tiếp tục đầu tư dài hạn.

19


3.3.Khó bắt chước và không thể thay thế được
Năng lực lãnh đạo của nhà quản trị đối với đội ngũ nhân viên có sức ảnh
hưởng rất lớn đối vưới Nafoods Group. Do trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các
loại trái cây này thì các sản phẩm có thể dễ sao chép nhưng chính con người là sự
khác biệt duy nhất không thể sao chép, rồi từ những con người khác biệt sẽ tạo ra
các sản phẩm khác biệt. Chính vì lí do đó mà từ khi thành lập Nafoods đã coi trọng
việc xây dựng đội ngũ nhân viên để tạo cho mình một năng lực cốt lõi thông qua
việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức và đặc biệt là thái độ để đảm bảo số
lượng, chất lượng phù hợp với công việc và tính kế thừa. Tập đoàn đã tổ chức đào
tạo được 1467 lượt người, với 5205 giờ đào tạo. Đây là nguồn lực khó bắt chước

nhất và công ty đã khai thác tốt để tạo ra các sản phẩm khác biệt, phát triển thành
công trong các lĩnh vực đã có nhiều đối thủ lớn để hoàn thiện chuỗi giá trị của
mình.
3.4.Có thể khai thác được
Với nguồn lực con người hiện hữu, gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc
tế, với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế
giới. Nafoods đã mạnh dạn tích hợp công nghệ thông tin (IoP – Internet of Things )
vào hệ thống quản lý và kiểm soát vườn trồng, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung,
phát triển ứng dụng quản lý đại lý, khách hàng; Từng bước hiện đại hóa hoạt động
nông nghiệp, tiệm cận nền nông nghiệp số thông minh.
Công ty cũng khởi công xây dựng nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ quả xuất
khẩu; đón nhận chứng chỉ Global GAP cho trang trại chanh leo Nafoods tại Mộc
Châu. Nhà máy Chế biến chanh leo, rau, củ quả được xây dựng tại Khu công
nghiệp Bó Bun, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trên diện tích 2 ha,
tổng mức đầu tư cho 2 giai đoạn là 200 tỷ đồng.
Nafoods đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền rau củ quả đông lạnh và hiện
nay là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau củ quả cấp đông uy tín tới
các thị trường khó tính như: Châu Âu, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các sản phẩm
của Nafoods đều đạt các chứng chỉ quốc tế uy tín như: Hệ thống kiểm soát đảm bảo
chất lượng quốc tế (SGF IRMA); Chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn
thực phẩm toàn cầu đối với thực phẩm bán lẻ KOSHER, HALAL, BRC; Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005/HACCP.
Một số sản phẩm tiêu biểu của Nafoods có tác động không nhỏ tới sự tăng
trưởng về doanh thu của doanh nghiệp như:
- Hạt điều – sản phẩm giá trị gia tăng
20


Đây là các sản phẩm mới được thử nghiệm của Nafoods Group trong Quý 4
năm 2018, bao gồm các sản phẩm giá trị gia tăng như nhân điều, xoài sấy dẻo…

xuất khẩu sang các thị trường Nga, Trung Đông… Dù mới chỉ thử nghiệm trong
thời gian ngắn nhưng các sản phẩm này đã mang lại kết quả doanh thu đáng ghi
nhận và hứa hẹn.
-Trái cây tươi
Cuối năm 2017, sản phẩm chanh leo quả tươi của Nafoods đã chính thức được
xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến
lược kinh doanh của Nafoods. Tiếp nối thành công đó, năm 2018, các sản phẩm trái
cây tươi như thanh long, chanh chua, chuối,… đã được xuất khẩu sang các thị
trường châu Á và Trung Đông trong đó đặc biệt là thị trường Trung Quốc – Thị
trường tiềm năng bậc nhất thế giới về nhu cầu quả tươi.
Đánh
giá
năng
lực
cốt
lõi
của
Nafoods
Tại Nafood group, con người là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, vì vậy công ty
luôn chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự có đủ tài, đủ đức để tham gia
và cống hiến hết mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày
một thành công hơn.
Công ty xác định nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng nhất,
góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do vậy, phát triển nguồn lực
được Nafoods Group thực sự chú trọng qua việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến
thức và đặc biệt là thái độ để đảm bảo số lượng, chất lượng, phù hợp với công việc
và tính kế thừa. Doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo được 1,467 lượt người, với 5,205
giờ đào tạo. Trong đó có các chương trình đào tạo nổi bật như Đào tạo văn hóa chịu
trách nhiệm và không đổ lỗi trong nội bộ; đào tạo về tiêu chuẩn ISO, quy định PRP,
các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại các nhà máy... Nội dung

chương trình có chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng giúp nhân viên ngày càng
nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân, nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất, kinh
doanh của Công ty trong thời đại 4.0.
Chương IV. Lợi thế cạnh tranh của Nafoods
1.Nhận dạng lợi thế cạnh tranh của Nafoods
Lợi thế cạnh tranh của Nafoods là khác biệt hóa. Doanh nghiệp luôn hướng tới
sự khác biệt, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại đồng thời tạo ra những sản
phẩm mới có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của khách hàng.

21


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Nafoods
2.1. Năng suất
Nafoods kiểm soát hoàn toàn chuỗi giá trị của mình bao gồm: các vùng
nguyên liệu (cây giống, trồng trọt), thu hoạch (trái cây tươi), chế biến và sản xuất,
xuất khẩu và phân phối.
Nafoods thu mua nông sản từ các trang trại độc quyền, 70% nguyên liệu thô
đến từ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc dân tộc thiểu số. Công ty ký hợp đồng thu
mua tất cả nông sản mà nông dân hợp tác sản xuất, cung cấp cho họ cây giống có
chất lượng cao, hỗ trợ họ về các kỹ thuật nông nghiệp và các phương án trồng trọt.
Do đó Nafoods có thể kiểm soát được nguyên liệu đầu vào với chất lượng cao và
giá cả hợp lý.
Công ty được IFC hỗ trợ tư vấn và đầu tư triển khai hệ thống quản lý an toàn
thực phẩm cho chuỗi cung ứng lạnh của công ty phù hợp với chứng nhận của thế
giới.
Công ty hiện đang sở hữu một hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại tại nhiều
địa phương như: Nghệ An, Long An, Tây Bắc, Tây Nguyên, Bình Thuận.
Nafoods đã áp dụng sáng tạo BSC & KPI, có chế độ lương thưởng phù hợp đã
thu hút được đội ngũ lao động có năng lực làm việc tốt.

Nafoods đã ứng dụng công nghệ thông tin trong rất nhiều mảng khác nhau:
Xây dựng được nền tảng ứng dụng quản lý đại lý bán giống; xây dựng thành công
hệ thống phòng họp trực tuyến để nhân viên dễ dàng trao đổi hơn; nghiên cứu xây
dựng nền tảng CRM cho Hoa quả tươi và kinh doanh truyền thống nhằm tập trung
được các hạng mục cơ sở dữ liệu tập đoàn về một mối
Với nguồn lực con người hiện hữu, gồm nhiều các chuyên gia trong nước và
quốc tế, với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam và
thế giới. Nafoods đã mạnh dạn tích hợp công nghệ thông tin (IoT - Internet of
Things) vào hệ thống quản lý và kiểm soát vườn trồng, xây dựng cơ sở dữ liệu tập
trung, phát triển ứng dụng quản lý đại lý, khách hàng; từng bước hiện đại hóa hoạt
động nông nghiệp, tiệm cận nền nông nghiệp số thông minh.
 Công ty đã tăng được hiệu suất công việc cao. Khi có nhiều nhà máy sản xuất tại
nhiều nơi đã tạo sự thuận tiện nhanh chóng cho việc chế biến sản xuất nông sản
cũng như việc xây dựng nhiều đại lý sẽ thuận tiện hơn cho việc phân phối. Ứng
dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin giúp công ty dễ kiểm soát hơn. Chế độ
đãi ngộ hợp lý cũng là yếu tố tác động đến việc tăng hiệu suất do người lao động
yên tâm hơn, họ sẽ cống hiến hết mình cho công ty, tạo ra được nhiều giá trị hơn.
22


2.2. Chất lượng
Với sự kiểm soát được chất lượng đầu vào, sản phẩm của Nafoods được đảm
bảo hơn về chất lượng. Các nhà máy chế biến được đặt tại nhiều tỉnh trên khắp cả
nước làm giảm thiểu thiệt hại sau thu hoạch đối với sản phẩm tươi do sau khi thu
hoạch các loại nông sản sẽ được đưa trực tiếp vào các nhà máy để chế biến.
Công ty đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản,
Úc, Pháp; ngoài ra còn có cả Hàn Quốc và Trung Quốc. điều đó cho thấy chất
lượng sản phẩm của Nafoods ngày càng được các đối tác nước ngoài công nhận.
Tại các nhà máy, tập đoàn Áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng, kiểm soát một cách hiệu quả, hợp lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đặc biệt Tổ hợp nhà máy Long An đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý
chất lượng chỉ một thời gian ngắn sau khi khánh thành, đạt được các tiêu chuẩn
quốc tế và vượt qua các kì đánh giá nghiêm ngặt của khách hàng.
 Chất lượng dây truyền sản xuất cũng như sản phẩm đã nhận được sự khẳng định
của các tổ chức trên thế giới, xuất khẩu được vào các thị trường khó tính giúp
khách hàng đặt nhiều lòng tin vào doanh nghiệp hơn.
2.3. Đổi mới và sáng tạo
Trước những bức bách tìm lối ra cho doanh nghiệp, trách nhiệm một lần nữa
lại dồn lên đôi vai của những người luôn tâm huyết vì sự sống còn của Nafoods.
“Thay đổi hay là chết” là câu hỏi luôn thường trực trong tâm trí của tập thể lãnh
đạo công ty. Việc đầu tiên là chấp nhận đau đớn để thay đổi cây dứa là cây nguyên
liệu chủ lực của bước ngoặt chuyển mình năm xưa bằng cây chanh leo. Bắt đầu từ
đây câu chuyện Nafoods gắn liền với cây chanh leo đã nối dài thêm một chương
mới.
Năm 2007, Nafoods đã góp phần phát triển diện tích chanh leo tại vùng đất
Tây Nguyên. Từ đây, những lô hàng sản phẩm nước chanh leo cô đặc đầu tiên
mang thương hiệu Nafoods đã chính thức có mặt tại thị trường EU. Liên tục trong
những năm sau đó, Nafoods luôn là doanh nghiệp dẫn đầu về thu mua sản lượng
chanh leo tại Tây Nguyên, góp phần làm ổn định đầu ra nông sản cho bà con nông
dân. Ngoài chanh leo, cây gấc cũng là một lựa chọn cơ bản của Nafoods để cho ra
đời những lô hàng Puree gấc xuất khẩu.
Trong khi các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nội địa và tại nước ngoài chủ
yếu là hoa quả tươi chưa qua chế biến thì Nafoods tìm cho mình hướng đi riêng,
mang đến sản phẩm mới lạ: chanh leo cô đặc. (Trong những năm đầu sản phẩm này
đã chiếm đến 60% doanh thu của công ty).
Sau nhiều trải nghiệm, Nafoods nhận thức sâu sắc rằng, để quyết tâm theo đuổi
đến cùng và phát triển bền vững với ngành chế biến nông sản, chỉ có một lựa chọn
duy nhất là phải thay đổi mô hình quản trị, đó là mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp
cạnh tranh toàn cầu. Với giá trị cốt lõi này, Nafoods kiên định với chiến lược mục
23



tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh đã đặt ra. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông
nghiệp và sản xuất chế biến. Theo mô hình này, những năm gần đây, Nafoods đã
chuyển mình mạnh mẽ cả về lượng và chất. Đến nay, sau những thăng trầm,
Nafoods đã vươn lên trở thành Doanh nghiệp số 1 Việt Nam và khu vực châu Á về
xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây và các loại thức uống bổ dưỡng có nguồn
gốc từ thiên nhiên. Với mô hình liên kết bốn nhà : Nhà nông, nhà Doanh nghiệp,
Nhà nước và nhà khoa học, Nafoods đã hoàn toàn chủ động về vùng nguyên liệu.
Đến nay, Nafoods đã quy hoạch được trên 900 ha chanh leo chất lượng cao tại Quế
Phong, 250 ha gấc tại hai huyện Anh Sơn và Quỳnh Lưu (Nghệ An), 300 ha ở các
tỉnh miền Tây Nam Bộ... Không dừng lại ở một vài sản phẩm đơn điệu, Nafoods
chủ trương đa dạng hóa sản phẩm. Các sản phẩm mang thương hiệu Nafoods, ngoài
nước chanh leo cô đặc, nước dứa cô đặc, các loại thức uống bổ dưỡng... còn có
thêm sản phẩm Puree gấc (dầu gấc tinh khiết) và tự hào là nhà Doanh nghiệp xuất
khẩu dầu gấc lớn nhất trên thế giới và là Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chủ
động được giống chanh leo sạch bệnh năng suất cao.
2.4. Sự phản hồi của khách hàng
Công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng cây giống, bán giống trực tiếp đến
tay người dân. Không chỉ dừng lại ở việc bán cây giống, công ty còn cung cấp phân
bón vật tư nông nghiệp đến việc thu mua nông sản khi thu hoạch. Đây là điều ít
công ty nào có thể làm được
Chương V.Chuỗi giá trị của tập đoàn Nafoods
Hiện tại, tập đoàn Nafoods đã xây dựng và phát triển được cho mình một hệ
sinh thái vững chắc và hiệu quả trên thị trường. Điều này giúp công ty hình thành
một chuỗi giá trị mạnh mẽ.
1.Logistics đầu vào
Về thu mua nông sản, nguồn nguyên liệu Nafoods được thu gom từ các trang
trại độc quyền và các nhà sản xuất theo hợp đồng, với khoảng 70% nguyên liệu thô
đến từ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc dân tộc thiểu số. Công ty soạn thảo các hợp

đồng hợp tác với các cam kết rõ ràng Nafoods mua tất cả các loại trái cây hàng năm
mà nông dân hợp tác xã sản xuất.
Với mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu bao gồm 30% vùng nguyên liệu độc
quyền, 50% từ các công ty con và chi nhánh, phần còn lại từ nông dân hợp tác công
ty đã hợp tác với chính quyền địa phương các vùng nguyên liệu quan trọng tại Việt
Nam, mở rộng ở các khu vực Đông Nam Á và đầu tư mạnh vào R&D cho cây
giống để phát triển các vùng nguyên liệu.
Về sản phẩm cây giống, phối hợp với đại học Chung Hsing Đài Loan, viện
nghiên cứu và nhân giống cây trồng được thành lập vưới công suất 6 triệu cây
giống mỗi năm. Nafoods sở hữu Viện giống chanh leo công nghệ cao với diện tích
24


nhà kính 6 ha, công suất 6 – 6.5 triệu cây giống sạch bệnh/năm cung ứng giống cho
vùng nguyên liệu chanh leo rộng lớn khắp cả nước và xuất khẩu sang nước bạn
Lào. Hiện nay, Nafoods Group đã hợp tác với chính quyền địa phương để trồng
1500 ha chanh leo tại Nghệ An, 3000 ha tại Gia Lai và 5000 ha ở Sơn La.
2. Sản xuất
Để giảm thiểu chi phí sản xuất gồm vận chuyển, giảm thiểu và xử lý thiệt hại
sau thu hoạch đối với sản phẩm tươi, tập đoàn Nafoods đã phát triển các nhà máy
chế biến của mình gần với nguồn cung nguyên liệu. Hai nhà máy ở Nghệ An và
Long An thuận tiện từ mọi hướng của Việt Nam, Lào, Campuchia. Do đó, nguyên
liệu được chế biến trong thời gian ngắn sau khi thu hoạch. Với các vùng nguyên
liệu, chúng được đầu tư với hệ thống tưới tiêu, kỹ thuật canh tác hiện đại, đồng bộ
mang đến những sản phẩm rau củ quả sạch đạt chuẩn chất lượng.
Hiện tại Nafoods đã có được cho mình một hệ thống nhà máy sản xuất hiện
đại tại nhiều địa phương trên cả nước. Với các hệ thống dây chuyền MMTB hiện
đại công nghệ của Châu Âu, những sản phẩm trái cây rau củ quả sạch được nhanh
chóng vận chuyển về nhà máy, phân loại và đưa vào dây chuyền sản xuất.
Chuỗi nhà máy của Nafoods Group phân bố đều khắp Việt Nam, bao gồm: tỉnh

Nghệ An, tỉnh Long An, tỉnh Sơn La, tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Thuận. Tổng công
suất hơn 20,000 tấn sản phẩm mỗi năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu, tạo việc làm tốt cho hàng nghìn người khắp các tỉnh.Nổi bật có thể kể
đến như:
- Nhà máy Naprod Nghệ An, tại quận Quỳnh Lưu: gồm 1 dây chuyền sản xuất nước
trái cây cô đặc và 1 dây chuyền sản xuất IQF, có diện tích 5ha, công suất 5.000 tấn
nước ép cô đặc/năm và 2.900 tấn sản phẩm IQF/năm.
- Nhà máy cây giống Quế Phong, tại huyện Quế Phong liên kết với các chuyên gia
của Đại học Chung Hsing – Đài Loan có diện tích nhà kính là 6ha, công suất 6 triệu
cây giống/năm.

- Nhà máy Nasoco Long An tại huyện Đức Hòa gồm 1 dây chuyền sản xuất nước
trái cây cô đặc và 2 dây chuyền sản xuất IQF có diện tích 6,5 ha, công suất 7.000
25


×