Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

(Bài thảo luận quản trị thương hiệu 1) xây DỰNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRANG sức SATIDA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.65 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 1
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRANG SỨC SATIDA

Giáo viên hướng dẫn: Đào Cao Sơn
Thực hiện: Nhóm 3
Lớp học phần: 2070BRMG2011

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1. Tổng quan về thương hiệu
2. Tiến trình xây dựng thương hiệu
II. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRANG SỨC SATIDA
1. Bối cảnh môi trường
2. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
2.1. Thành tố thương hiệu
2.2. Hệ thống các ấn phẩm, vật phẩm
3. Bảo vệ thương hiệu
3.1. Xác lập quyền bảo hộ thương hiệu với các thành tố thương hiệu
3.2. Các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu
3.2.1 Các tình huống xâm phạm thương hiệu
3.2.2 Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu
3.2.3 Các biện pháp chống sa sút thương hiệu
4. Truyền thông thương hiệu


4.1. Quảng cáo
4.2. Quan hệ công chúng
5. Phát triển thương hiệu

1


I. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1. Tổng quan về thương hiệu
1.1. Khái niệm
Hiện nay thuật ngữ “Thương hiệu” được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, tuy nhiên
vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu tùy theo góc độ tiếp cận và điều kiện
vận dụng. Với nhiều định nghĩa, quan điểm về thương hiệu, khái niệm thương hiệu được
đưa ra là: Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt
sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng và công chúng.
Hiện nay, thuật ngữ “Thương hiệu” không chỉ sử dụng đối với sản phẩm và doanh
nghiệp mà còn được sử dụng cho cá nhân, tổ chức, địa phương, quốc gia,... và khi đề cập
đến thương hiệu không chỉ là những dấu hiệu nhận biết phân biệt, là hình tượng mà còn
là những quan điểm và nhận định, những cảm nhận, thái độ đối với đối tượng được sử
dụng.
1.2. Chức năng

 Chức năng nhận biết và phân biệt: Là chức năng rất đặc trưng và quan trọng nhất
của thương hiệu. Mục đích tạo ra thương hiệu trước hết là để nhận biết và phân biệt giữa
sản phẩm của doanh nghiệp này với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác.
Dưới góc độ pháp lý, chức năng phân biệt và nhận biết là điều kiện tiên quyết để một
thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ và được công nhận.

 Chức năng thông tin và chỉ dẫn: Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu

thể hiện qua việc người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng của
sản phẩm, những công dụng mà sản phẩm đó mang lại.

 Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy: Là cảm nhận của người tiêu dùng về sự
sang trọng, sự khác biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi lựa chọn và
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của thương hiệu. Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy chỉ
được thể hiện khi một thương hiệu đã được chấp nhận trên thị trường.

 Chức năng kinh tế: Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá của
doanh nghiệp, nó mang một giá trị về tài chính hiện tại và tiềm năng được thể hiện rõ
nhất khi chuyển giao và chuyển nhượng thương hiệu hoặc khi tiến hành các biện pháp
2


khai thác giá trị tài chính khác như góp vốn, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền thương
mại...
1.3. Vai trò của thương hiệu với doanh nghiệp
 Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách
hàng

 Thương hiệu như lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng
 Thương hiệu giúp quá trình phân đoạn thị trường được hoàn thiện
 Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm
 Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp
 Thương hiệu góp phần thu hút đầu tư
1.4. Các thành tố thương hiệu

 Tên thương hiệu: Tên thương hiệu là một từ, cụm từ hoặc tập hợp của các chữ cái
và thường là phát âm được, được chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn để đặt tên cho thương
hiệu của mình. Tên thương hiệu cũng thường có liên hệ mạnh với tên thương mại và tên

miền internet, nó là yếu tố quan trọng, ít khi thiếu vắng khi đăng ký nhãn hiệu và ít thay
đổi theo thời gian.

 Biểu trưng và biểu tượng
Biểu trưng (logo) là hình đồ họa hoặc hình, dấu hiệu bất kỳ được chủ sở hữu
thương hiệu lựa chọn để phân biệt và tạo ấn tượng cho thương hiệu.
Biểu tượng (symbol) là hình ảnh hoặc dấu hiệu đồ họa thể hiện giá trị cốt lõi, mang
triết lý và thông điệp mạnh cho thương hiệu, được chủ sở hữu lựa chọn nhằm tạo dựng
bản sắc và liên tưởng thương hiệu.

 Khẩu hiệu, nhạc hiệu và các thành tố thương hiệu khác
Khẩu hiệu (slogan) là một câu, cụm từ mang những thông điệp nhất định mà doanh
nghiệp muốn truyền tải đến công chúng. Khẩu hiệu giúp truyển đạt được khá nhiều
thông tin bổ sung và tạo điều kiện để khách hàng và công chúng tiếp cận nhanh hơn và
dễ hơn đối với một thương hiệu.
Nhạc hiệu (symphony) là đoạn nhạc hoặc giai điệu gắn với thương hiệu, mang
thông điệp nhất định trong các hoạt động truyền thông thương hiệu. Nhạc hiệu là thành
3


tố thường ít gặp trong các thương hiệu, nó chỉ xuất hiện trong giới hạn của một số hoạt
động truyền thông thương hiệu.
Kiểu dáng cá biệt của hàng hóa hoặc bao bì cũng là một thành tố nữa của thương
hiệu, tuy không phổ biến nhưng cũng có thể tạo ra khả năng nhận biết và cảm nhận tốt
cho thương hiệu và sản phẩm.
Ngoài ra khi nói đến các thành tố thương hiệu, cũng có thể kể đến màu sắc đặc
trưng, mùi đặc trưng,… Tuy nhiên đây là yếu tố hầu như không được chấp nhận bảo hộ
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1.5. Phân loại thương hiệu
Phân loại thương hiệu giúp các nhà quản trị nhận dạng rõ từng loại thương hiệu

gắn với các đặc trưng nhất định, từ đó đưa ra cách thức tiếp cận đúng đắn về chúng.
Phân loại thương hiệu thực sự cần thiết để thiết lập sơ đồ kiến trúc thương hiệu và xây
dựng danh mục thương hiệu chiến lược trong mỗi doanh nghiệp, thông qua đó phục vụ
cho công tác hoạch định và phát triển chiến lược thương hiệu.
Cũng như thuật ngữ thương hiệu với nhiều cách hiểu khác nhau từ các góc độ tiếp
cận khác nhau, thương hiệu cũng được phân loại dựa trên nhiều quan điểm khác nhau.
Thương hiệu có thể được phân loại dựa vào mức độ bao trùm (thương hiệu cá biệt,
thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể), vai trò của thương hiệu (thương hiệu chủ,
thương hiệu phụ), đối tượng mang thương hiệu (thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu
sản phầm, phạm vi sử dụng (thương hiệu khu vực, thương hiệu toàn cầu),...
2. Tiến trình xây dựng thương hiệu
2.1. Xác định tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu.
Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt
động đường dài cho một thương hiệu. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng
được đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu.
Sứ mệnh thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương hiệu đó, lý do
và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Việc xác định sứ mệnh thương hiệu tạo cơ sở
quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty, mặt khác
nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công chúng xã hội,
cũng như tạo ra sự hấp dấn đến các đối tượng liên quan.
4


2.2. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu.
- Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp sự thể hiện của các thành tố thương
hiệu trên các phương tiện và môi trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt và thể
hiện đặc tính thương hiệu.
- Khi thiết kế một hệ thống nhận diện thương hiệu, người ta đặt ra rất nhiều các
yêu cầu cụ thể khác nhau mà hệ thống nhận diện thương hiệu phải đáp ứng như: có khả
năng nhận biết và phân biệt cao; đơn giản, dễ sử dụng và thể hiện; đảm bảo những yêu

cầu về văn hóa, ngôn ngữ; hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao.

 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Quy trình thiết kế các thành tố thương hiệu cũng trải qua các bước cơ bản sau:
Bước khởi đầu là xác định phương án và mô hình thương hiệu; tiếp theo là khai thác các
nguồn sáng tạo để thiết kế thương hiệu; xem xét và chọn lựa phương án thiết kế thương
hiệu; tra cứu, sàng lọc tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn; thăm dò phản ứng của khách hàng
về thương hiệu và bước cuối cùng là lựa chọn phương án thương hiệu chính thức.
2.3. Bảo vệ thương hiệu
Bảo vệ thương hiệu không chỉ là việc doanh nghiệp xác lập quyền được pháp luật
bảo hộ đối với các thành tố thương hiệu mà còn là việc doanh nghiệp có các biện pháp
tự bảo vệ thương hiệu của mình trước những xâm phạm thương hiệu, có các biện pháp
chống sa sút thương hiệu và xử lý các tình huống tranh chấp thương hiệu:
- Khi tiến hành xác lập quyền bảo hộ đối với các thành tố thương hiệu, cần quan
tâm đến một số vấn đề như: xác định các đối tượng sở hữu trí tuệ cần đăng ký bảo hộ,
quyền được bảo hộ chỉ giới hạn theo phạm vi quốc gia, quy tắc first to file, first to use
trong bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, thời hạn hiệu lực của bảo hộ và những lưu ý
trước khi nộp đơn đăng ký các thành tố thương hiệu.
- Xâm phạm thương hiệu là bất kì hành vi nào từ bên ngoài làm tổn hại đến uy tín,
hình ảnh và giá trị thương hiệu như: sự xuất hiện hàng giả, tạo điểm bán tương tự hoặc
giống hệt, các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp, các
hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ, và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

5


- Để xây dựng các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu, cần thiết lập các rào
cản kĩ thuật trong bảo vệ thương hiệu, bên cạnh đó cũng cần thiết lập các rào cản kinh tế
và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu.
- Các biện pháp chống sa sút thương hiệu bao gồm: duy trì và nâng cao chất lượng

sản phẩm, hình thành phong cách công ty, tăng cường truyền thông thương hiệu nội bộ
và cam kết thương hiệu nhằm tạo nên sự khác biệt cho người tiêu dùng.
2.4. Truyền thông thương hiệu
Truyền thông thương hiệu là quá trình tương tác và chia sẻ thông tin về thương
hiệu giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cộng đồng và các bên có liên quan.
Các hoạt động truyền thông thương hiệu cần bám sát ý tưởng cần truyền tải, đảm
bảo tính trung thực và minh bạch, truyền thông phải có hiệu quả, mang lại lợi ích cho
các bên liên quan và cộng đồng đồng thời thỏa mãn các yêu cầu về văn hóa và thẩm mỹ.
Các công cụ chủ yếu trong truyền thông thương hiệu là quảng cáo và quan hệ công
chúng. Ngoài ra còn có các công cụ truyền thông khác như công cụ xúc tiến bán, truyền
thông qua đội ngũ nhân viên,…
Quy trình truyền thông thương hiệu gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Trước hết cần
xác định mục tiêu, ý tưởng và thông điệp truyền thông. Mục tiêu truyền thông thương
hiệu nhằm tạo dựng hình ảnh, ấn tượng và uy tín cho thương hiệu đồng thời truyền tải ý
tưởng định vị cho thương hiệu và sản phẩm. Tiếp theo là tiến hành truyền thông qua các
công cụ khác nhau. Cuối cùng là đánh giá kết quả truyền thông thương hiệu.
2.5. Phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm gia tăng sức mạnh và khả
năng bao quát, tác động của thương hiệu đến tâm trí và hành vi của khách hàng, công
chúng.

 Các nội dung của phát triển thương hiệu
 Phát triển nhận thức của khách hàng và công chúng về thương hiệu
 Phát triển các giá trị cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu
 Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu
 Gia tăng khả năng bao quát của thương hiệu thông qua mở rộng và làm mới
thương hiệu
6



II. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRANG SỨC SATIDA
Giới thiệu về SATIDA
SATIDA với tên thương mại là Công ty cổ phần trang sức SATIDA, được lên ý
tưởng thành lập từ ngày 08/11/2019, và chính thức được đăng kí bảo hộ đối với các
thành tố thương hiệu vào ngày 03/03/2020. Các sản phẩm trang sức của SATIDA được
làm hoàn toàn bằng thủ công bởi các thợ kim hoàn có tay nghề giúp cho các sản phẩm
luôn có sự tinh xảo, sắc nét đến từng chi tiết nhỏ. Bên cạnh đó các sản phẩm được làm
từ các nguyên liệu đa dạng như vàng, bạc, kim cương, đá quý,... sẽ luôn đem đến cho
khách hàng sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân của mình. Đến với
SATIDA, khách hàng chỉ cần đưa ra những ý tưởng, đội ngũ nhân viên thiết kế chuyên
nghiệp sẽ có thể đem đến cho khách hàng những bản thiết kế hoàn chỉnh về những mẫu
trang sức mà mới chỉ trước đó nó vẫn còn là ý tưởng trong đầu, đây cũng chính là một
điều đặc biệt mà SATIDA muốn đem lại cho khách hàng của mình.
Đối với SATIDA, các sản phẩm trang sức được làm hoàn toàn bằng thủ công nên
thương hiệu chú trọng vào từng chi tiết nhỏ nhất của mỗi sản phẩm, việc tạo ra những
điểm khác biệt nhất định đối với ngành chế tác trang sức vẫn là một thử thách lớn đối
với SATIDA ở hiện tại. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các sản phẩm trang sức một
cách hoàn hảo nhất thì SATIDA rất chú trọng tới thái độ phục vụ của nhân viên tại cửa
hàng để có thể đem lại cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất khi trải nghiệm tiêu
dùng. Và trong tương lai, SATIDA cũng đang nỗ lực để tạo ra cho mình những điều khác
biệt, những điều mà khi nhắc tới thì ngay lập tức người qua đường cũng có thể nhận ra
và nhớ ra rằng đó chính là thương hiệu trang sức SATIDA.
Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu:
SATIDA tuy còn là một doanh nghiệp còn non trẻ, chưa có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường, tuy nhiên SATIDA cũng đã có cho riêng mình tầm nhìn ngắn hạn như
sau:
 Sau 1 năm: thu hút được lượng khách hàng tiềm năng, tìm kiếm chỗ dựa vững
chắc trên thị trường. Tiếp theo sẽ mở rộng quy mô tại các tỉnh thành lớn trên cả 3 miền
đất nước.


7


 Sau 2 năm: tiếp tục mở rộng và phát triển thương hiệu, hoàn thành mục tiêu
đứng trong top 5 thương hiệu trang sức lớn nhất cả nước.
 Sau 3 năm: duy trì các thế mạnh của mình, tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách
hàng nước ngoài, tăng thêm nguồn vốn đầu tư.
 Sau 5 năm: thâm nhập thị trường nước ngoài.
Sứ mệnh của SATIDA là luôn đem đến cho khách hàng sự tin tưởng vào chất lượng
sản phẩm cũng như là tạo ra những ấn tượng tốt nhất về thương hiệu của mình đối với
mọi khách hàng đã, đang và sẽ trải nghiệm các sản phẩm của thương hiệu.
Tầm khách hàng mà SATIDA hướng tới:
Chủ yếu nhắm vào tầng lớp trung - thượng lưu:
 Vì mức thu nhập ở tầng lớp này ở mức trung bình cao đến cao. Tiêu dùng không
thiết yếu chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng chi tiêu. Các nhu cầu thiết yếu, căn bản nhất
đã được đáp ứng, người tiêu dùng ở tầng lớp này sẽ tăng chi tiêu cho những nhu cầu
không thiết yếu như hàng công nghệ, thời trang, giải trí, du lịch, cũng như đầu tư nhiều
hơn cho giáo dục.
 Người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm cao cấp hơn và có thương hiệu: Ví dụ
thay vì mua quần áo không thương hiệu hoặc của các nhà cung cấp không tên tuổi,
người tiêu dùng sẽ hướng đến các thương hiệu phổ thông quốc tế... Hoặc thay vì sử dụng
trang sức vàng với thiết kế đơn giản của các thương hiệu nhỏ lẻ, người tiêu dùng trung
lưu sẽ mua các sản phẩm hợp thời trang, có thiết kế tinh xảo hơn của các thương hiệu
lớn trong nước hay thương hiệu quốc tế. Xu hướng này tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có thế mạnh về xây dựng thương hiệu mở rộng quy mô và thị trường nhờ nhận
diện thương hiệu, cũng như khai thác được thêm giá trị và biên lợi nhuận từ sức mạnh
thương hiệu và sự trung thành của khách hàng.
Đối tượng chủ yếu là phái nữ trong độ tuổi thanh trung niên
 SATIDA hướng tới đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi thanh –
trung niên. Ở độ tuổi này, phái nữ chú trọng đến những sản phẩm tinh tế, sang trọng, quý

phái mà không phải ai cũng có được. Và một trong những cách để làm được điều đó
chính là nhờ sự trợ giúp của những món nữ trang. Ở tuổi trung niên, người phụ nữ có thể
dư dả về tài chính và ưu tiên chọn cho mình những món trang sức đắt tiền. Ở phụ nữ
8


trung niên, sự nhã nhặn và đơn giản cần đặt lên hàng đầu để tránh bị cho là diêm dúa.
Mẫu thiết kế trang sức hợp với phụ nữ trung niên có thể pha chút màu sắc truyền thống
vì họ không có xu hướng chạy theo sự đổi mới, cách tân nhưng vẫn cần toát lên nét sang
trọng, hấp dẫn, diễm lệ cần phải có. Bên cạnh đó, SATIDA vẫn hướng tới đối tượng
khách hàng là nam giới với những mẫu trang sức năng động khỏe khoắn mà không kém
phần tinh tế.
1. Bối cảnh môi trường
 Đối thủ cạnh tranh - một số đối thủ cạnh tranh lớn
 PNJ:
Một trong những cái tên lớn của ngành trang sức Việt Nam đó chính là PNJ. PNJ
tiền thân là Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Đá quý Quận Phú Nhuận, được thành lập
vào ngày 28/04/1988, trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận. Tháng 01/2004, PNJ chính
thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ
phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, tiếp tục tăng tốc trên mọi lĩnh vực hoạt động, đầu tư
công nghệ, phát triển hệ thống và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, PNJ cũng bắt
tay vào thành lập Xí nghiệp chuyên sản xuất bạc PNJSilver, xây dựng thêm trạm chiết
VINAGAS tại tỉnh Vĩnh Long, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang Đức, Đan
Mạch, Mỹ.
PNJ – Niềm tin và phong cách: Tầm nhìn của thương hiệu này là công ty chế tác
và bán lẻ trang sức hàng đầu châu Á, giữ vị trí top 1 trong phân khúc trung và cao cấp
tại Việt Nam. PNJ mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm trang
sức tinh tế, chất lượng vượt trội so với các đối thủ khác. Giá trị cốt lõi mà hãng muốn
đem tới chính là sự “chính trực – trách nhiệm – chất lượng – đổi mới – gắn kết”.
 DOJI:

Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, với tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và
Thương mại TTD được thành lập ngày 28/07/1994. Vào thời điểm những năm 90 của
thế kỉ 20, Công ty TTD chính là doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động chuyên sâu về
khai thác đá quý, chế tác cắt mài và xuất khẩu đá quý ra thị trường quốc tế với sản phẩm
đá Ruby sao Việt Nam - thương hiệu Việt Nam Star Ruby VSR. Kể từ đó, Công ty được

9


mệnh danh là ông hoàng Ruby sao của thế giới, làm cho Việt Nam được khắc họa như
một điểm sáng trên bản đồ Đá quý quốc tế.
Năm 2009 DOJI đã tiến hành tái cấu trúc và chính thức trở thành Tập đoàn Vàng
bạc Đá quý DOJI, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-con. Nhân dịp mừng kỷ niệm 25
năm ngày thành lập Tập đoàn (28/07/1994 – 28/07/2019), Tòa nhà DOJI Tower - Trụ sở
chính của Tập đoàn chính thức được khai trương, trở thành Trung tâm Vàng bạc Đá quý
và Trang sức lớn nhất cả nước.
Tính đến nay, TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI gồm hàng chục Công ty
thành viên hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Con, Công ty liên kết góp vốn và Chi
nhánh. DOJI có tổng vốn điều lệ là 2.000 tỉ đồng với tổng tài sản là 10.000 tỉ đồng và
tổng số nhân viên gần 2.000 người.
Tập đoàn DOJI đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực Vàng bạc Đá quý với
tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng và giá trị thương hiệu ngày càng lớn mạnh, chiếm
lĩnh thị trường nội địa với hệ thống kinh doanh vàng miếng, phân phối kim cương và
trang sức cao cấp khắp ba miền Bắc - Trung – Nam.
 SJC:
Được thành lập năm 1988 với tên gọi Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn – SJC,
hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con như một tập đoàn kinh doanh đa
ngành trong đó sản xuất, kinh doanh vàng và trang sức là ngành kinh doanh chính.
Sau ngày 16/09/2010, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC chuyển đổi với tên
gọi mới Công Ty TNHH Một Thành Viên Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn – SJC (Saigon

Jewelry Company Limited). SJC định hướng phát triển thành một tập đoàn kinh tế đầu
ngành của quốc gia trong vòng vài năm tới, phát triển ngành kinh doanh vàng và trang
sức với nền tảng một thương hiệu quốc gia để trở thành thương hiệu quốc tế.
Thương hiệu SJC đã đi vào tâm trí của khách hàng là sản phẩm của niềm tin, uy
tín, chất lượng. Sản phẩm SJC đa dạng với nhiều chủng loại từ phổ thông đến cao cấp,
được chia làm 2 dòng sản phẩm: dòng phổ thông nữ trang SJC và dòng nữ trang cao cấp
SJC Diagold.

10


SJC được đánh giá cao trong nước và trong khu vực: Danh hiệu Thương hiệu Quốc
gia, đứng thứ 4 trong 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, giải Vàng Top 500 nhà bán
lẻ hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương…., cùng nhiều giải thưởng khác.
 Bảo tín Minh Châu:
Bảo Tín Minh Châu là một trong những công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực
kinh doanh và chế tác vàng bạc đá quý tại Việt Nam.
Với gần 30 năm phát triển, Bảo Tín Minh Châu đã có 5 cơ sở kinh doanh tại Hà
Nội và trên 100 đại lý, điểm kinh doanh trên toàn quốc với hai loại sản phẩm chính là
Vàng rồng Thăng Long và Vàng trang sức chất lượng cao với 10 nhãn hàng đa dạng.
Với phương châm kinh doanh “Giữ Tín Nhiệm Hơn Giữ Vàng” cùng tiêu chí hoạt
động “Công nghệ vượt trội, Sản phẩm vượt trội”, Bảo Tín Minh Châu thường xuyên ứng
dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào lĩnh vực chế tác vàng
bạc đá quý. Vì vậy, các sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm,
đồng nghiệp đánh giá cao và được các cấp lãnh đạo thành phố, các tổ chức quốc gia,
quốc tế trao tặng nhiều giải thưởng lớn.
Để góp phần không nhỏ cho các thành công trên, ngay từ khi thành lập, Ban lãnh
đạo Công ty đã chú trọng xây dựng được một bản sắc Văn hoá doanh nghiệp lành mạnh
và tiến bộ. Điều đó thể hiện ở cách ứng xử trong doanh nghiệp, cách quan tâm, giữ tín
nhiệm và chăm sóc khách hàng, xây dựng được tác phong văn minh thương mại. Chất

lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và chế độ hậu mãi luôn là mục tiêu hàng đầu của
Bảo Tín Minh Châu đối với khách hàng và đối tác.
2. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
2.1. Thành tố thương hiệu

11


Màu sắc chủ đạo: màu vàng model RGB (255,192,0), đen model RGB (0,0,0).
Logo: size
Font chữ: Cinzel Decorative
Size chữ: tên thương hiệu 14 pt, slogan 6 pt
2.1.1. Tên thương hiệu:
 Thương hiệu trang sức SATIDA với tên thương mại là: Công ty cổ phần trang sức
SATIDA.
 Tên viết tắt là: SATIDA
SATIDA là sự kết hợp của 3 từ SA–TI–DA
 “SA” trong sang trọng. Các sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu nhắm tới đối
tượng khách hàng nữ nên các thiết kế đều được làm từ chất liệu vàng, bạc, đính kim
cương, ngọc trai để toát lên vẻ sang trọng, quý phái, quyến rũ.
 “TI” trong tinh tế, uy tín. Các sản phẩm của doanh nghiệp đều được làm thủ
công bởi các thợ kim hoàn có tay nghề cao giúp toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế. Bên
cạnh đó tên thương hiệu cũng như một lời cam kết với khách hàng về chất lượng của sản
phẩm và uy tín của doanh nghiệp.

12


 “DA” trong đa dạng, độc đáo, đẳng cấp. Mỗi thiết kế được làm thủ công với một
số lượng nhất định cho thấy sự độc đáo của từng sản phẩm và sự đa dạng về mẫu thiết

kế, tôn lên vẻ đẹp, sự đẳng cấp của khách hàng.
Thông điệp mà thương hiệu muốn đưa tới cho khách hàng: “Bạn không phải là
người đẹp nhất nhưng SATIDA sẽ giúp bạn trở thành người nổi bật nhất”.
2.1.2. Logo:
Logo của SATIDA được thiết kế và lấy ý tưởng dựa trên chữ cái đầu tiên của tên
thương hiệu – chữ “S”. Chữ S được đặt nằm ngang giống với biểu tượng vô cực, bên
cạnh đó chữ S cũng được cách điệu thành cặp nhẫn, điều này thể hiện cho sự gắn kết
thủy chung lâu dài của SATIDA đối với mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm của
thương hiệu. SATIDA sẽ mang đến cho khách hàng của mình những sản phẩm tinh tế và
sang trọng nhất đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của họ.
Bên cạnh đó, logo với chữ S màu vàng giống với biểu tượng vô cực ấy còn thể
hiện lên sự mong muốn và mục tiêu của SATIDA là đứng trong top đầu các thương hiệu
trang sức nổi tiếng trên cả nước, mục tiêu tỏa sáng như ánh mặt trời – Sunshine và luôn
luôn không ngừng nỗ lực, không ngừng phát triển thương hiệu của mình.
2.1.3. Slogan: Tinh tế trong từng mẫu thiết kế
Ngày nay, trang sức phần nào phát huy được vẻ đẹp sống động khi được đặt cạnh
người phụ nữ. Món phụ kiện nhỏ xinh, sang trọng giúp phái đẹp có sự tự tin, sang trọng
và quý phái. Và việc lựa chọn món trang sức đối với người phụ nữ là hết sức quan trọng,
chính vì vậy người phụ nữ luôn hướng tới những mẫu trang sức tinh tế và tỉ mỉ. Hiểu rõ
được điều này, SATIDA xây dựng thương hiệu sản xuất trang sức bằng thủ công, với sự
tỉ mỉ và tinh tế trên từng chi tiết nhỏ của thợ thủ công chuyên nghiệp và giàu kinh
nghiệm.
 Mục tiêu của SATIDA: muốn quảng bá, truyền tải đến khách hàng về sản phẩm
của thương hiệu mình – đó là những sản phẩm tinh tế, được làm một cách tỉ mỉ và hết
sức cẩn thận. Đồng thời nhằm để khách hàng hiểu rõ hơn về chất lượng sản phầm của
mình, xây dựng niềm tin với khách hàng về thương hiệu.
2.2. Hệ thống các ấn phẩm, vật phẩm
2.2.1. Danh thiếp
13



Thông tin cần biết:
 Kích thước: , được bo tròn 4 góc.
 Loại giấy in danh thiếp: Conqueror white wove 300gsm
 Màu chữ tên thương hiệu, slogan: vàng - model RGB (255,192,0), đen
 Font chữ tên thương hiệu, slogan: Cinzel Decorative
 Mặt trước: Logo , tên thương hiệu 14 pt, slogan 6 pt
 Mặt sau:
 Logo , , tên thương hiệu 8 pt
 Tên công ty: 11 pt calibri
 Địa chỉ công ty, website, thông tin liên lạc cá nhân: 10 pt calibri
 Tên cá nhân: 19 pt calibri
 Chức danh: 8 pt calibri

14


2.2.2. Đồng phục:
 Đối với nhân viên trong cửa hàng: có logo ở viền cổ áo.
 Đối với nữ: mặc áo sơ mi và chân váy đen, logo và tên thương hiệu được in ở bên
ngực trái.
 Đối với nam: mặc áo sơ mi và quần tây đen, tên thương hiệu được in ở mép trên
của túi.

 Đối với nhân viên trong xưởng thủ công: áo có màu đen, logo ở trên ngực trái, tên
thương hiệu ở sau lưng.

15



2.2.3. Hộp đựng, túi đựng hộp
 Hộp đựng: hộp được làm giấy bìa cứng (carton lạnh) bọc bên ngoài là vải nhung
đen đến sự trang trọng quý phái; logo và tên thương hiệu được in phía ngoài chính giữa
nắp hộp. Tùy vào từng sản phẩm sẽ có từng hộp đựng riêng biệt.
 Hộp hình lập phương: kích thước 8×8×3 cm sử dụng chuyên để đựng nhẫn đơn,
nhẫn cặp, hoa tai…
 Hộp hình chữ nhật: kích thước 24×6×3 cm chuyên dùng để đựng dây chuyền…
 Hộp hình chữ nhật: kích thước 10×8×3 cm chuyên dùng để đựng lắc tay, lắc
chân...
 Túi đựng: Túi giấy màu trắng nhưng vẫn đảm bảo độ cứng cáp, có in logo và tên
thương hiệu, phụ thuộc vào mỗi hộp đựng trang sức bên trong sẽ có hình dạng túi phù
hợp.

16


2.2.4 Website

 Website của SATIDA: www.satida.com
 Màu sắc chủ đạo là đen, vàng, logo và tên thương hiệu được đặt phía bên trái bên
trên của giao diện khi người dùng truy cập vào trang web.
 Website của SATIDA có đầy đủ các mục về giới thiệu công ty, thông tin liên lạc,
địa chỉ,... Cùng với đó các mục về sản phẩm cũng được để chi tiết giúp khách hàng có
thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm.

17


 Banner


18


3. Bảo vệ thương hiệu
3.1. Xác lập quyền bảo hộ đối với các thành tố thương hiệu
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp độc quyền ngăn chặn
người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Nếu không đăng ký,
việc đầu tư tiếp thị một sản phẩm của doanh nghiệp có thể trở nên vô ích bởi vì công ty
đối thủ có thể sử dụng nhãn hiệu giống hoặc gây nhầm lẫn. Khi đó, người tiêu dùng có
thể bị mắc lừa khi mua sản phẩm của đối thủ, doanh nghiệp có nhãn hiệu sẽ bị thất thu,
thậm chí bị tổn hại danh tiếng nếu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có chất lượng thấp.
Đó là lý do Nhãn hiệu hàng hóa không chỉ còn là thông điệp và sự bảo đảm của
nhà sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng mà đã trở thành giá trị kết cấu của nền
kinh tế, vì thế sự bảo hộ của Nhà nước và rộng hơn là của pháp luật quốc tế đối với nhãn
hiệu hàng hóa trở nên vô cùng cần thiết.
3.1.1. Chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu cho SATIDA
Trước khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trang sức SATIDA, chúng ta cần phải
chuẩn bị về thiết kế nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu, chuẩn bị hồ sơ:
 Thiết kế nhãn hiệu SATIDA:
o Tên nhãn hiệu: Công ty cổ phần trang sức SATIDA
o Logo: Chữ S cách điệu thành cặp nhẫn – chữ cái đầu tiên của SATIDA.
 Tra cứu nhãn hiệu: Mục đích là để kiểm tra xem nhãn hiệu dự định đăng ký có bị
trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Có thể coi đây là bước quan
trọng nhất trong cả quá trình bởi chỉ cần bỏ sót khi tra cứu hoặc không có chuyên môn
để thẩm định chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối đăng ký là rất cao. Qua tra cứu,
thương hiệu SATIDA chưa có doanh nghiệp khác từng sử dụng và không bị trùng lặp về
ý tưởng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn nên doanh nghiệp sẽ chuẩn bị để đăng ký
bảo hộ.
 Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là tiền đề tạo nên cơ sở pháp lý bảo vệ
quyền sử dụng nhãn hiệu chính đáng của doanh nghiệp, chống lại hàng giả hàng nhái,

đặc biệt là củng cố thêm lòng tin với người tiêu dùng tăng hiệu quả kinh tế cho doanh
nghiệp.

19


 Hồ sơ bao gồm:
 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
 Mô tả nhãn hiệu: SATIDA là tên thương hiệu về trang sức lấy cảm hứng từ các
đặc trưng của một sản phẩm trang sức thủ công cần có là sang trọng, tinh tế, đẳng cấp.
 Thông tin doanh nghiệp: Công ty cổ phần trang sức SATIDA là công ty chuyên
sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về trang sức bằng vàng, bạc, đá quý,...
 Sản phẩm chủ yếu là các trang sức cho phái nữ như vòng cổ, khuyên tai, vòng tay,
nhẫn,... Các sản phẩm đều được làm thủ công và từ chất liệu là vàng, bạc, kim cương,…
 Giấy phép sử dựng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương,
danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp
 Giấy phép kinh doanh
 Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn
3.1.2 Tiến hành đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, tiến hành nộp hồ sơ cho Cục Sở hữu trí tuệ
và theo dõi tiến trình xử lý đơn đăng ký để có thể bổ sung cần thiết nếu trước đó thực
hiện chưa đầy đủ hoặc do cơ quan xét duyệt đơn yêu cầu. Sau khi đã nộp đơn và nhãn
hiệu SATIDA được cấp văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp cần kiểm tra, giám sát các xâm
phạm nhãn hiệu đã bảo hộ.
3.2. Các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu
3.2.1. Các tình huống xâm phạm thương hiệu
Xâm phạm thương hiệu là bất kỳ hành vi nào từ bên ngoài làm tổn hại đến uy
tín, hình ảnh và giá trị thương hiệu.
Các tình huống xâm phạm thương hiệu điển hình như:
 Xuất hiện hàng giả, hàng nhái sản phẩm của thương hiệu SATIDA (hàng giả về

nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng, xuất xứ).
 Tạo điểm bán tương tự hoặc giống hệt thương hiệu SATIDA gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng. Đây là trường hợp xâm phạm tinh vi vì nó không bị điều chỉnh bởi các
quy định hiện hành về hàng giả.

20


 Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về chất lượng sản phẩm, thương hiệu SATIDA.
Đây là một trong những hành vi khá phổ biến.
 Các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005 như sử dụng trái phép sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả…
 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác như quảng cáo cạnh tranh cố ý gây
hiểu lầm cho khách hàng về thương hiệu SATIDA, phá hoại trang web, lợi dụng mạng
xã hội tung tin không đúng về đối thủ cạnh tranh,…
3.2.2. Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu
a) Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ môi trường

 Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Để cạnh tranh hiệu quả, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, SATIDA
cần phải nghiên cứu, tìm hiểu cách thức đăng ký nhãn hiệu. Đây không phải là một biện
pháp chống lại hàng giả một cách triệt để nhưng sẽ phần nào mang tính răn đe cho các
đối thủ muốn làm giả sản phẩm của doanh nghiệp.

 Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp
Đây là một biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong bảo vệ thương hiệu. Một
thương hiệu có tên gọi và logo khác biệt, có cá tính cao, khó trùng lặp sẽ là rào cản đầu
tiên để bảo vệ thương hiệu. SATIDA ngay từ khi đặt tên thương hiệu và logo đã có sự
khác biệt, độc đáo, khó có công ty nào có thể bắt chước.


 Kiểu dáng sản phẩm, bao bì nên có sự cá biệt cao
SATIDA nên thiết kế những sản phẩm trang sức có dáng vẻ khác biệt nhưng vẫn
tạo nên sức hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng, như một rào cản về kỹ thuật để bảo vệ
thương hiệu. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần tạo nhận diện thương hiệu tốt cho khách
hàng, bao bì có tính cá biệt cao, thường xuyên đổi mới kiểu dáng, bao bì sản phẩm sẽ
khiến cho hàng giả khó mà theo kịp được.

 Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu
Tất cả các biện pháp trên mới chỉ có tác dụng chủ yếu để ngăn chặn sự xâm phạm
vô tình hay hạn chế phần nào sự xâm phạm, trong khi thực tế xâm phạm thương hiệu
thường được tiến hành cố ý và có quy mô. Mạng lưới các nhà phân phối, các điểm bán
có thể cung cấp các thông tin phản hồi cho SATIDA về tình hình hàng giả và vi phạm
21


thương hiệu. Bên cạnh đó, họ còn cho SATIDA biết được những thông tin từ phía người
tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung cấp sản phẩm
cũng như các dịch vụ sau bán hàng… Đây là những luồng thông tin rất quý báu đối với
công ty nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
b) Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu

 Rà soát và phát hiện hàng giả, hàng nhái
Để rà soát thị trường hàng giả, hàng nhái và sự xâm phạm thương hiệu, SATIDA
cần kết hợp cả nhân viên bán hàng, những nhà chuyên gia, nhà quản trị thương hiệu để
đẩy mạnh kiểm tra, rà soát chéo ngay cả các hệ thống phân phối, nhằm phát hiện nhanh
chóng và đưa ra cách giải quyết sớm nhất đối với các hành vi xâm phạm.

 Gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu, mở rộng hệ thống phân phối
Gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu, mở rộng hệ thống phân phối luôn đảm bảo
cho sự phát triển của thương hiệu cũng như là một biện pháp quan trọng để duy trì và

bảo vệ thương hiệu chống lại sự xâm phạm từ bên ngoài. SATIDA cần mở rộng mạng
lưới phân phối tại các tỉnh thành lớn trên cả nước tại 3 miền Bắc – Trung – Nam, tăng
cường sự tiếp xúc của người tiêu dùng với doanh nghiệp, tạo những cơ hội tốt nhất để họ
có thể lựa chọn đúng sản phẩm, tránh trường hợp mua phải những sản phẩm giả mạo cả
về chất lượng lẫn mẫu mã, kiểu dáng.

 Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu SATIDA
Giúp người tiêu dùng không bị nhầm lẫn sản phẩm, SATIDA cần sử dụng các biện
pháp truyền thông như quảng cáo, pr,… để cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và
thương hiệu của mình cho người dùng trên phạm vi rộng rãi. Mọi thông tin truyền thông
cần đảm bảo sự nhất quán và chân thực. Đồng thời cần tăng cường quan hệ với khách
hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm doanh nghiệp, tạo sự thân thiện với
khách hàng.
3.2.3. Các biện pháp chống sa sút thương hiệu

 Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
Một thương hiệu sẽ không được bảo vệ chắc chắn nếu không tự khẳng định được
mình thông qua chất lượng của sản phẩm. Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng của
sản phẩm họ sẽ tự tìm tới một thương hiệu khác nếu thương hiệu quen thuộc không làm
22


họ hài lòng về chất lượng sản phẩm. Vì thế mà SATIDA đặc biệt cần chú ý đến chất
lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

 Hình thành phong cách công ty
SATIDA luôn chú trọng vào phong cách văn hóa công ty của mình, chú trọng phối
hợp nhịp nhàng tất cả các tổ chức phòng ban theo mục tiêu của mình. Việc hình thành
nếp sống văn hóa truyền thống của công ty rất quan trọng với SATIDA, từ những hành
động, việc làm, cách ứng xử của tất cả các thành viên trong công ty đều luôn theo một

quy tắc chuẩn mực nhất định. Đối với các hành vi, cách ứng xử không tôn trọng đồng
nghiệp, không tôn trọng khách hàng hay vi phạm những quy định trong công ty,
SATIDA luôn nghiêm khắc xử phạt và răn đe, đảm bảo việc xây dựng hình ảnh công ty
của mình tốt nhất trước khách hàng và công chúng.

 Tăng cường truyền thông thương hiệu nội bộ và cam kết thương hiệu
Theo một quan điểm quản trị, nhân viên là một loại khách hàng quan trọng mà
doanh nghiệp cần làm hài lòng trước tiên để đảm bảo đối tác nội bộ này tích cực tham
gia đóng góp cho công ty, gắn bó lâu dài và nỗ lực phục vụ khách hàng tốt nhất. Đối với
SATIDA cũng như vậy, việc truyền thông nội bộ không chỉ là việc thông báo hay truyền
đạt được thông điệp truyền thông mà còn là việc nhắm đến mục tiêu kết nối chiến lược
kinh doanh với vai trò và hiệu quả của từng nhân viên. SATIDA tăng cường truyền
thông nội bộ, cải thiện các hoạt động giao tiếp nội bộ, tích cực và kịp thời đưa ra các
chính sách khen thưởng hợp lý cho nhân viên nhằm giúp nhân viên trong công ty tăng
cường hiểu biết, cam kết gắn bó chặt chẽ với nhau trên tinh thần hợp tác đồng đội và
luôn nỗ lực để đạt đến tầm nhìn và sứ mệnh công ty qua công việc hằng ngày.
4. Truyền thông thương hiệu
4.1. Quảng cáo
 Quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng:
Đối với SATIDA, việc truyền thông thương hiệu trực tiếp ngay tại cửa hàng rất
quan trọng bởi nó là điểm tiếp xúc đầu tiên khi khách hàng đặt chân đến cửa hàng.
SATIDA luôn cố gắng sử dụng lực lượng bán hàng có kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp
cao, những người bán hàng hiểu rõ tâm lý và hiểu rõ về sản phẩm. Việc sử dụng lực
lượng bán hàng để quảng cáo cho thương hiệu của mình ngay tại cửa hàng giúp SATIDA
23


nuôi dưỡng được hình ảnh một thương hiệu tốt, khuyến khích khách hàng trở thành
khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng và tăng thêm khách hàng trong tương lai.
Song song cùng với việc truyền thông ngay tại cửa hàng, SATIDA cũng lựa chọn

những phương thức quảng cáo trên Internet như qua Facebook, qua trang web, qua các
sàn thương mại điện tử.
 Quảng cáo trên facebook:
Facebook là mạng xã hội có đông đảo người dùng nhất hiện nay trong phạm vi
quốc gia, hơn nữa độ lan truyền trên facebook rất cao khi người dùng thường xuyên tag
bạn bè, chia sẻ lên tường những sản phẩm mà họ thấy hay và yêu thích, chính vì vậy
SATIDA lựa chọn xây dựng một fanpage riêng cho mình.
Để việc truyền thông được hiệu quả hơn, SATIDA có những biện pháp sau:
 Tạo độ tin cậy cho khách hàng: Tạo dấu tích xanh cho fanpage.
 Xây dựng hình ảnh đẹp và bắt mắt thể hiện rõ nhất vẻ đẹp tinh tế của sản phẩm
những không quên cần phải chụp những tấm hình chân thật nhất về sản phẩm của mình.
 Đăng bài thường xuyên trên fanpage, nhằm giữ độ tương tác với khách hàng,
SATIDA lựa chọn các bài đăng như sau:
 Phản hồi tích cực từ khách hàng cũ: đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho
chất lượng sản phẩm của cửa hàng. SATIDA lựa chọn những bức ảnh feedback mà
khách hàng trực tiếp đeo trang sức lên người để giúp tăng thêm niềm tin cho các khách
hàng mới khi không biết thực tế sản phẩm ngoài đời liệu có giống hình đăng tải trên
mạng.
 Bộ sưu tập các sản phẩm mới: Nên theo concept về hình ảnh mà ban đầu thương
hiệu đã đề ra, nhằm tăng độ nhất quán và giữ vững chất riêng của thương hiệu.
 Các bài viết liên quan về lĩnh vực thời trang, trang sức, đá quý, cũng như các xu
hướng, hot trend hiện nay, như một cẩm nang dành cho fan khi họ theo dõi fanpage của
SATIDA.
 Các chương trình khuyến mãi, giảm giá là một hình thức để tăng trưởng doanh
thu đáng kể cho cửa hàng vào những dịp, sự kiện đặc biệt trong năm.
 Chạy quảng cáo Facebook:

24



×