Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chăm sóc sức khỏe sản phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.43 KB, 8 trang )

Chăm sóc sức khỏe sản phụ

Sau chín tháng mười ngày mang thai và sinh con, cơ thể người phụ nữ trải
qua rất nhiều thay đổi. Vì vậy việc chăm sóc sau sinh đóng một vai trò quan trọng
nhằm giúp cho cơ thể người phụ nữ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.

1. Hiện tượng sản dịch
Sản dịch hay còn gọi là máu sau khi sổ nhau, thường ra nhiều trong những
giờ đầu sau khi sinh, ban đầu ra nhiều nhưng giảm dần trước khi chấm dứt. Cũng
có trường hợp sản dịch ra ít hoặc không ra và được xem là bất thường.
Nếu dịch không thoát ra được thì tử cung khó co lại, dễ bị nhiễm trùng máu
hậu sản.
Để khắc phục, sau khi sinh, sản phụ cần nằm bất động trong thời gian 8-10
giờ, nếu sinh mổ thì thời gian này cần kéo dài hơn thậm chí có thể dài tới 20 tiếng.
Sau thời gian trên cần duy trì các hoạt động từ từ để giúp cơ thể chóng được
bình phục. Trường hợp ra quá nhiều máu hoặc quá nhanh thì nguy cơ bị băng
huyết rất cao, nên tư vấn bác sĩ ngay.
Nói chung, những người khỏe mạnh thì sau 3 tuần sẽ hết sản dịch, thậm chí
có thể có kinh trở lại, vì lý do này cần có biện pháp tránh thai để khỏi bị vỡ kế
hoạch.
2.Những hiện tượng nguy hiểm sau khi sinh
Trường hợp xuất hiện những hiện tượng bất thường dưới đây cần báo ngay
cho bác sĩ biết:
- Ngất, bất tỉnh
- Ra máu nhiều, máu dạng đỏ tươi kèm theo cục đông máu
- Đau bụng dữ dội
- Nôn ói, tiêu chảy
- Máu và dịch tiết âm đạo có mùi hôi
- Vết mổ sưng đau, rỉ máu
- Có nước tiểu, phân chảy từ âm đạo
- Người mệt mỏi, da xám, mặt nhợt nhạt


Ngoài dấu hiệu về thể chất nói trên, phụ nữ sau khi sinh còn thay đổi về
cảm xúc, dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng
ăn, mệt mỏi khó ngủ...
Những dấu hiệu về tinh thần được xem là nguy hiểm nếu như không mất
mà có chiều hướng phát triển mạnh hơn, dẫn đến không thể chăm sóc được bản
thân và con cái được, lo sợ bị cô đơn cùng con cái, có ý định quyên sinh hoặc gây
tổn thương đến đứa trẻ thì cần đi khám và tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Chăm sóc bầu vú
Càng về cuối giai đoạn mang thai bầu vú bắt đầu có nhiều sữa, không nên
nặn vú bởi nó gây tác động đến quá trình phát triển của thai nhi, phát sinh những
biến chứng gây đẻ non.
Sau khi sinh khoảng 3 ngày, phụ nữ bắt đầu có sữa chất lượng, nếu bị cứng,
tắc thì khi trẻ bú sẽ hết dần. Để giảm đau, nên massage bầu vú, tắm vòi hoa sen,
dùng đèn hồng ngoại chiếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
Phương án nuôi con bằng sữa mẹ được người ta tuyên truyền không chỉ tốt
cho sản phụ mà còn tốt cho cả đứa trẻ và cũng là phương án giúp cơ thể người mẹ
nhanh chóng bình phục, cả về thể chất lẫn về trạng thái tinh thần.
4. Chăm sóc vùng kín
Để giúp dạ con nhanh trở lại bình thường thì nên giữ vệ sinh tốt âm đạo, đi
đứng nhẹ nhàng. Kết quả, sau 20 ngày đến 1 tháng dạ con sẽ trở lại bình thường.
Chăm sóc vùng kín rất đa dạng như giữ gìn vệ sinh, đeo băng, thay băng,
giữ gìn âm đạo luôn sạch và khô, ngoài ra cũng nên tăng cường hoạt động, không
nên nằm nhiều, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường thực phẩm giàu
chât xơ để tránh táo bón...
Sau khi sinh có thể tắm gội bình thường, không nên tắm ngâm mình dưới
ao hồ hoặc trong bồn tắm, nên nghỉ ngơi thích hợp.
5. Một số cách giúp bình phục nhanh sau khi sinh
- Nghỉ ngơi đầy đủ:
Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữ
đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những

bà mẹ trẻ sinh con lần đầu.
Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu pháp
tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh.
- Ăn uống khoa học:
Ăn uống khoa học sau khi sinh rất đa dạng như ăn nhiều rau xanh hoa quả,
thực phẩm giàu protein như thịt, pho mát, thực phẩm dạng bột, tăng cường thực
phẩm giàu chất xơ để chống táo bón, uống nhiều nước để tăng cường sữa.
Tuy nhiên cần hạn chế dùng đồ uống kích thích như chè, cà phê, coca, rượu
bia, tăng cường nước hoa quả, chè dược thảo, sữa.
- Chú ý đến các vết mổ:
Những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật chích cửa mình thì
phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau
khô để tránh nhiễm trùng.
Một khi xuất hiện hiện tượng sưng tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sĩ.
- Phụ nữ sau khi sinh nên tập các bài thể dạo nhẹ nhàng:
Những bài tập thể thao này sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị
són tiểu sau này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước nóng,
massage vùng xương mu, massage vùng bụng.

×