CƠ SỞ LÝ LUẬN – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu
Chương 1 đã trình bày các vấn đề về cơ sở hình thành nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, ý
nghĩa và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Nội dung chương 2 gồm có
các phần sau: (1) Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp; (2) Lý thuyết về lãnh đạo; (3) Đề xuất
mô hình nghiên cứu.
2.2 Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp
2.2.1 Các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp từ phía các nhà
nghiên cứu và từ các nhà hoạt động thực tiễn
Trung Tâm Kinh Tế Ứng Dụng (Viện phát triển Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) cho
rằng: “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các niềm tin, thói quen, giá trị, chuẩn mực và các thể
chế được chia sẻ và được truyền nhau bởi các thành viên trong một nhóm riêng biệt hay trong
một tổ chức”
Theo Ông Vũ Quốc Tuấn – chuyên gia cao cấp Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính
phủ thì: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng
như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
Theo nguồn Tri thức và phát triển
1
thì cho rằng tổng quát có thể có 2 định nghĩa về văn
hóa doanh nghiệp:
− Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sử dụng các nhân tố văn hóa (các đặc điểm,
ý niệm bản chất, của văn hóa và các bộ phận hợp thành văn hóa) vào việc hình thành và tổ
chức vận hành một doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
− Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng được xây dựng nên và
gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các quan niệm
và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các
chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ
và hành vi ứng xử của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các
mục tiêu đã để ra.
Theo ANGIMEX, văn hóa doanh nghiệp là những đặc trưng cơ bản để phân biệt doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác. Văn hóa doanh nghiệp là những chuẩn mực hành vi mà tất
cả những con người trong doanh nghiệp phải tuân theo hoặc bị chi phối.
2.2.2 Các mô hình văn hóa
2
1 Trung tâm Văn hoá Doanh nhân, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp – Tầm quan trọng
trong thời kì hội nhập. 2005/Số 15/HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN.
2
Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu doanh nghiệp quyết định nét văn hóa mà
doanh nghiệp đang có. Vì thế với quan điểm “lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp”, thì
tùy theo các ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến doanh nghiệp mà có 06 mô hình văn hóa doanh
nghiệp:
Văn hóa quyền lực (tập trung quyền lực tuyệt đối vào lãnh đạo): thường có xu hướng
tấn công đối thủ khác nhân viên thường có tham vọng quyền lực và hiếu chiến
Văn hóa gương mẫu (lãnh đạo là người “đức cao vọng trọng”, là tấm gương để nhân
viên noi theo) nhân viên thường chú trọng đến quy tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi việc.
Văn hóa nhiệm vụ (vai trò của nhà lãnh đạo không cao, chức vụ dựa trên phân công
công việc hơn là sơ đồ phân bố quyền lực) nên các nhân viên thường được bố trí làm việc
trong những nhóm xuyên chức năng theo từng dự án nên ý thức quyền lực không cao.
Văn hóa chấp nhận lãnh đạo (lãnh đạo khuyến khích nhân viên làm việc theo tinh
thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám nhận trách nhiệm phù hợp với quyền lợi chung của cấp
trên ngay cả khi chưa có lệnh) nhân viên thường có tính chủ động cao.
Văn hóa đề cao vai trò cá nhân (các doanh nghiệp nặng về trí tuệ, lãnh đạo không phô
trương quyền lực) các nhân viên thường được đề cao để tự do sáng tạo, nghiên cứu.
Văn hóa đề cao vai trò của tập thể (vai trò lãnh đạo được chia sẻ hoặc hòa tan cho
một nhóm người) nhân viên thường găp khó khăn trong việc nhận lệnh triển khai và báo cáo
công việc.
Tuy nhiên để xác định được “văn hóa” của một doanh nghiệp thì phải xem mô hình nào
là vượt trội và phải chấp nhận sự pha trộn giữa các mô hình văn hóa.
2.2.3 Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp
Việc hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp trong thực tế đòi hỏi phải xác định được các bộ
phận cấu thành của nó. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp giúp cho việc nhận thấy tiến
trình xây dựng và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, tổ chức.
Nhìn chung văn hóa doanh nghiệp gồm có hai phần chính: Phần nhìn thấy và phần
không nhìn thấy.
2.2.3.1 Phần nhìn thấy
Những biểu tượng vật chất
− Kiến trúc: Bao gồm cơ sở vật chất của doanh nghiệp như văn phòng, bàn ghế,
tài liệu, máy móc, trang thiết bị văn phòng, hệ thống mạng nội bộ…Nói chung là các vật thể
hữu hình là một trong những thành phần tạo nên môi trường làm việc của nhân viên trong
doanh nghiệp.
− Hệ thống định dạng thương hiệu: Bao gồm logo, tên doanh nghiệp, màu sắc chủ
đạo, danh thiếp, bờ bướm quảng cáo, bao thư, giấy tờ giao dịch….tất cả cùng mang một màu
sắc, hình ảnh được thiết kế riêng biệt cho chính doanh nghiệp.
− Chuẩn mực: Bao gồm hệ thống các quy tắc, các tiêu chuẩn, quy định được thể
hiện bằng văn bản hay bằng sự ngầm hiểu giữa các cá nhân, thể hiện những quy định trong
Nhóm chuyên gia của PACE. 2004. Văn hóa doanh nghiệp. TP.HCM.
doanh nghiệp được thể hiện cụ thể bằng “Nội quy của Công ty”, quy định một số nguyên tắc
cụ thể mà bất cứ thành viên nào trong tổ chức tối thiểu cũng phải tuân thủ.
− Truyền thông, thông tin liên lạc: Gồm các phương thức truyền thông nội bộ và
truyền thông ngoài doanh nghiệp.
+ Intranets: Mạng nội bộ (LANs) giúp nhân viên trao đổi thông tin và nhận
phản hồi nhanh. Bản tin nội bộ có thể gửi tới nhân viên qua mạng LANs một cách nhanh
chóng.
+ Bảng tin (notice board, bulletin board): Là một vật dụng không thể thiếu
trong mỗi văn phòng. Để thu hút sự chú ý của mọi người, bảng tin phải luôn có những thông
tin mới, xóa thông tin cũ, phải được trình bày đẹp, gọn gàng và đặt bảng ở nơi có đông người
qua lại. Thông báo cần ngắn gọn.
+ Bản ghi nhớ (memos): Thường được trình bày ngắn gọn, bằng gạch đầu
dòng hoặc chấm tròn, là thỏa thuận chung về một vấn đề, truyền đạt thông tin về quy định mới,
lời khiển trách hoặc động viên, tạo động lực làm việc.
+ Báo chí nội bộ (newsletters, newspapers): Xuất bản định kỳ, chỉ cần ít trang,
đề cập đến những chính sách, hoạt động đang diễn ra trong tổ chức, là “kênh” để nhân viên
chia sẻ suy nghĩ của họ.
+ Khen thưởng (awards): Là hình thức công nhận, đánh giá cao hoạt động của
cá nhân hoặc tập thể và thúc đẩy những cá nhân, tập thể khác làm theo. Hình thức khen thưởng
có thể là giấy khen, tiền thưởng, quà tặng, một chuyến du lịch…
+ Sự kiện (events): Là cơ hội để các nhân viên giao lưu, gắn bó với nhau,
được tổ chức vào các ngày lễ, tổng kết cuối năm, ngày truyền thống…. Hình thức của sự kiện
thường là tiệc công ty nhân năm mới, ngày hội thể thao, nơi nhân viên có thể đi cùng người
thân.
+ Ấn phẩm: Gồm các loại ấn phẩm như bản công bố thông tin; bản cáo bạch;
báo cáo thường niên; sổ vàng truyền thống; ấn phẩm định kỳ; tài liệu; hồ sơ hướng dẫn; sổ tay
ISO… Các ấn phẩm là giá trị gìn giữ cũng là một trong các công cụ gắn kết, trao đổi và lưu giữ
thông tin trong doanh nghiệp.
+ Giao tiếp trực tiếp (face-to-face, interpersonal communication): Tuy công
nghệ thông tin đã rất phát triển, cho phép con người giao tiếp bằng các hình thức khác nhau
nhưng giao tiếp trực tiếp theo cách truyền thống vẫn được đánh giá là hiệu quả nhất. Bởi vì
giao tiếp trực tiếp cho phép thể hiện ngôn ngữ, cử chỉ, ngôn ngữ phi lời nói và giúp phản hồi
nhanh nhất. Gặp gỡ, trao đổi, họp mặt trực tiếp là cơ hội lý tưởng để truyền thông tin nội bộ.
Tuy nhiên không phải bao giờ cũng có đủ thời gian để tất cả lãnh đạo và nhân viên trực tiếp
trao đổi với nhau.
Những nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán của doanh nghiệp: Cũng như văn hóa
của một Quốc gia, văn hóa doanh nghiệp cũng phong phú về các nghi thức, nghi lễ và các
phong tục tập quán. Thông qua những nghi thức đó nó thể hiện những giá trị riêng biệt, truyền
thống cũng như cung cách của tổ chức đó. Có thể nói các sinh hoạt nghi lễ nghi thức là cần
thiết của mỗi tổ chức. Nó thể hiện những nguyên tắc ứng xử của đồng nghiệp – đồng nghiệp,
cấp trên – nhân viên, bộ phận – bộ phận, tổ chức – tổ chức khác bên ngoài. Có thể chia các
nghi thức ra thành 4 loại như sau:
− Loại chuyển giao: như các lễ khai mạc, giới thiệu, ra mắt nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thâm nhập.
− Loại củng cố: như lễ phát thưởng, lễ tuyên dương nhằm mục đích củng cố bản
sắc và tôn thêm vị thế thành viên.
− Loại liên kết: như các lễ hội, liên hoan, tết, giao lưu… nhằm khôi phục, khích
lệ, chia sẻ, thông cảm, gắn bó.
− Loại nhắc nhở: như sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học nhằm duy trì cơ
cấu làm tăng năng lực tác nghiệp của các thành viên.
Các truyền thống và giai thoại của doanh nghiệp: Là những mẩu chuyện
về những thành công hoặc cả những thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp, những bài
học rút ra từ những thành công và thất bại đó, đã trở thành những kinh nghiệm trong suốt quá
trình tồn tại của doanh nghiệp. Là những tấm gương về nhà lãnh đạo, những nhân viên tiêu
biểu đã trở thành biểu tượng về nhân cách, lối sống trong cuộc sống hằng ngày cũng như sự
khéo léo, giỏi giang trong công việc đã tồn tại trong doanh nghiệp.
2.2.3.2 Phần không nhìn thấy
Những giá trị
Những giá trị mà nền văn hóa phải có không chỉ là hệ giá trị riêng biệt mà Công ty xây
dựng bên cạnh đó còn các yếu tố như: Chiến lược dài hạn và mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp; hệ thống các nguyên tắc đạo đức và xử thế; đặc biệt quan trọng là vấn đề con người
trong tổ chức, tài nguyên vô giá của Công ty, được giải quyết và chăm lo như thế nào.
− Hệ thống giá trị của tổ chức: Hệ thống giá trị riêng biệt của doanh nghiệp bao
gồm các giá trị riêng biệt mà doanh nghiệp đã và đang có, những yếu tố cơ bản của một tổ
chức trong việc tạo dựng niềm tin.
− Mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp trong một
thời gian nhất định, đi theo một mục tiêu chung nhất mà doanh nghiệp hướng đến ngay từ đầu.
− Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp: Chiến lược lâu dài mà doanh nghiệp
hướng đến nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
− Hệ thống các nguyên tắc đạo đức và xử thế: Bao gồm hệ thống nguyên tắc kinh
doanh của doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời
đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức. Đạo đức
kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua
việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng. Đạo đức kinh doanh
đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà
nước. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người
làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy
sáng kiến và tài năng. Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải
quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo.
− Vấn đề con người trong tổ chức: Cách thức tuyển dụng, tổ chức, phân công,
đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức cũng như là cách thức tạo môi trường làm việc cho nhân
viên. Bên cạnh đó là các quy định, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên trong doanh nghiệp, thể
hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến với nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Muốn phát
huy nhân tố con người trong tổ chức cần quan tâm đến ba cấp độ: Cấp độ thứ nhất là nâng cao
năng lực tiềm ẩn của mỗi công nhân, viên chức thông qua biện pháp giáo dục, đào tạo về kinh
tế, công nghệ, quản lý; cấp độ thứ hai là biến năng lực tiềm tàng đó thành hiện thực, thông qua
các biện pháp khuyến khích, kích thích sức sáng tạo trong lao động sản xuất; cấp độ thứ ba là
tập trung cho được các tiềm lực cá nhân của công nhân viên chức vào việc thực hiện mục tiêu
của doanh nghiệp, thông qua các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất và nhân sự.
Những niềm tin
− Niềm tin vào các tuyên bố
+ Mục tiêu: Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền
vững
+ Sứ mệnh: Là khái niệm để chỉ mục đích lý do, ý nghĩa của sự ra đời và tồn
tại của doanh nghiệp. Nó chứng minh tính hữu ích của doanh nghiệp với xã hội.
+ Triết lý kinh doanh: Cũng là triết lý hoạt động của doanh nghiệp là tư tưởng
chung chỉ đạo toàn bộ suy nghĩ và hoạt động của doanh nghiệp từ người lãnh đạo, các bộ
phận quản lý và những người lao động trong doanh nghiệp. Triết lý này bao gồm: định
hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ
khách hàng; đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộ
mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp
− Niềm tin vào các sức mạnh riêng có
+ Tinh thần đoàn kết
+ Tinh thần học hỏi
2.3 Lý thuyết về phong cách lãnh đạo
Nhà lãnh đạo có tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển văn hóa trong tổ
chức. Phong cách lãnh đạo quyết định cách thức mà nhà lãnh đạo tác động đến tổ chức. Tìm
hiểu phong cách lãnh đạo tức là tìm hiểu về môi trường làm việc mà nhà lãnh đạo xây dựng và
cho phép tồn tại trong doanh nghiệp, tổ chức của mình.
2.3.1 Định nghĩa lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hay nhóm, nhằm thực
hiện những mục tiêu chung của tổ chức, trong những điều kiện nhất định
2.3.2 Định nghĩa về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là tổng thể những cách thức tác động của người lãnh đạo vào nhân
viên. Nó mang những dấu ấn tâm lý riêng biệt của mỗi nhà quản trị, đồng thời cũng thể hiện
được trình độ, năng lực và nghệ thuật của nhà quản trị khi tác động đến nhân viên.
2.3.3 Lý thuyết về lãnh đạo theo trường phái hành vi (Những phương diện cơ bản của
lãnh đạo)
Phong cách lãnh đạo theo quan điểm của KURT LEWIN:
Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư xử với những người dưới
quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định.
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi người đó thể hiện khi thực hiện
các nỗ lực ảnh hưởng đến hoạt động của những người khác theo nhận thức của đối tượng.
Một số phong cách lãnh đạo phổ biến:
- Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền:
+ Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung quyền lực trong tay.
Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Các
quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không