Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

vết thương phần mềm, băng cuộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.29 KB, 21 trang )

VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM,
BĂNG CUỘN


Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được mục đích chung của băng bằng
băng cuộn
2. Trình bày được mục đích, nguyên tắc khi băng
vết thương bằng băng cuộn
3. Trình bày được cách theo dõi tuần hoàn của chi
sau khi băng
4. Kể được 6 kiểu băng cơ bản và áp dụng chính
của 6 cách băng đó
5. Nêu được những điều được phép và không được
phép làm khi sơ cứu vết thương phần mềm.


SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM (1)
*Những điều được phép làm:
•Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, nước
sạch
•Đắp gạc
•Băng vết thương


SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM (2)
*Những điều KHÔNG được phép làm:
• Đổ bất cứ thuốc, chất sát khuẩn gì lên vết
thương
• Cố gắng lấy dị vật ra khỏi vết thương
• Cắt lọc vết thương




SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM (3)
• Chú ý: Nếu có vết thương mạch máu thì xử trí
vết thương mạch máu trước rồi mới đến vết
thương phần mềm.


VẬT LIỆU VÀ CÁCH LÀM, SỬ DỤNG
CÁC LOẠI BĂNG
• Băng cuộn: làm bằng vải mềm, vải gạc, vải
thun, cao su, vải thạch cao. Chiều dài và khổ
rộng của băng tùy thuộc vào mục đích, vị trí
băng. Thường dùng để băng ép hay giữ nẹp.
• Băng tam giác: làm bằng vải bông mềm. Dùng
để treo đỡ cánh tay hoặc khi cần có thể gấp
thành nhiều cỡ to nhỏ khác nhau
• Băng có dải: băng chữ T, băng 4 dải, nhiều dải,
làm bằng vải bông mềm để băng một số vị trí
đặc biệt.












MỤC ĐÍCH CỦA BĂNG
Băng bằng băng cuộn được áp dụng trong sơ
cứu các vết thương rộng của phần mềm. Tổn
thương xương khớp hay vết thương mạch máu
nhằm mục đích:
Giữ bông gạc, che kín vết thương phòng ngừa
nhiễm khuẩn, giữ nẹp
Nén ép bớt chảy máu
Thấm hút dịch tiết
Bất động trong những trường hợp gãy xương
Nâng đỡ các phần bị thương hay các bộ phận
bị sa


NGUYÊN TẮC BĂNG BẰNG BĂNG CUỘN
• Cho NB nằm hoặc ngồi theo tư thế thoải mái
• Điều dưỡng viên đứng đối diện với vùng băng
• Nâng đỡ vùng cần cần băng và chêm lót vùng da
tiếp xúc nhau
• Cầm cuộn băng để ngửa
• Bắt đầu và kết thúc bằng hai vòng tròn
• Băng vừa đủ chặt, không gây cản trở tuần hoàn, hô
hấp và băng phải nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng
đến vùng đau
• Băng vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 đều
nhau


• Băng chi: từ ngọn đến gốc chi, để hở đầu ngón

để theo dõi tuần hoàn của chi đó sau khi băng
• Băng chi khớp phải giữ theo tư thế cơ năng
• Cố định mối băng chắc, không cố định ở trên vết
thương hoặc chỗ bị viêm, trên chỗ xương trồi
hay phía trong chi, chỗ tì đè, chỗ dễ cọ sát.
• Vùng da nơi băng phải sạch sẽ, khô ráo, nếu có
vết thương phải chăm sóc vết thương trước khi
băng: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý,
không bôi bất kỳ thuốc, gì lên vết thương. Chỉ
lấy dị vật ra khỏi vết thương nếu làm dễ dàng,
có tổ chức bên trong (não,ruột…) lòi ra thì
không được nhét vào, chỉ rửa sạch, đắp gạc ẩm
và băng lại









CÁCH THEO DÕI TUẦN HOÀN CHI SAU BĂNG
Hỏi, nhìn, sờ để phát hiện các dấu hiệu bất thường:
Đau nhức, khó chịu, cử động khó ở phía dưới nơi
băng hoặc đầu ngón của chi
Hình dạng đầu các ngón của chi to hơn bình thường
Màu sắc: Tím đỏ (Mới băng) -> lâu dần xanh tái
Đầu chi lạnh
Cảm giác kém (Mới băng)-> sau mất cảm giác

Không bắt được mạch ở phía dưới vị trí băng
Xử trí: Nhanh chóng cởi băng, băng lại vừa phải.
Việc sưng nề có thể làm băng chặt thêm. Kiểm tra
mỗi 10 phút!


CÁC KIỂU BĂNG CƠ BẢN
• Băng vòng: băng ở cổ, trán, băng vòng khóa
• Băng rắn quấn: băng đỡ gạc, nẹp (bất động gãy xương)
• Băng xoáy ốc: những phàn cơ thể đều nhau (cánh tay,
ngón tay)
• Băng chữ nhân: những phần cơ thể không đều nhau
(cẳng tay, cẳng chân)
• Băng số 8:băng vết thương hoặc cố định xương ở vùng
khớp (cổ tay, mắt cá chan, đầu gối), cố định gãy xương
đòn
• Băng hồi qui (băng vòng gấp lại): vết thương ở đỉnh
đầu, đầu ngón tay, mỏm cụt


Băng xoáy ốc


Băng chữ nhân


Băng số 8


Băng hồi qui (băng vòng gấp lại)



MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC KIỂU
BĂNG ỨNG DỤNG TRÊN THỰC TẾ


Dùng khăn tam giác







×