Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tiêu thụ sản phẩm và một số đặc điểm về hoạt động marketing của công ty bia hà nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.85 KB, 40 trang )

PHỤ LỤC
Trang
PHỤ LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
2
PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
4
1.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .
4
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CÁC LOẠI SẢN PHẨM CHÍNH .
6
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Bia Hà Nội.
6
1.2.2. Giới thiệu chung về các loại sản phẩm chính.
7
1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
7
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.`
9
PHẦN II TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
14
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
14
2.1.1. Cơ cấu sản phẩm của Công ty Bia Hà Nội.
14
2.1.2. Một số đặc điểm về sản phẩm của Công ty Bia Hà Nội.
16
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BIA HÀ
NỘI TRONG BA NĂM GẦN ĐÂY.


18
2.2.1. Tình hình sản xuất của Công ty.
18
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
19
2.2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
19
2.2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.
20
2.3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM.
22
2.3.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
22
2.3.2. Chính sách phân phối sản phẩm.
23
2.3.3. Hệ thống phân phối sản phẩm.
23
2.3.4. Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm theo các
kênh phân phối.
25
2.4. CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
28
2.5. HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI .
29
2.6. VÀI NÉT VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH CỦA CÔNG TY.
32
2.6.1.Tổng quan về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
32
2.6.2.Công ty bia Đông Nam Á.
32

2.6.2.1. Cơ cấu sản phẩm.
32
2.6.2.2. Thị trường tiêu thụ chính.
33
2.6.2.3. Hệ thống phân phối.
33
2.6.2.4. Chính sách giá cả.
35
2.6.2.5.Các hìnhthức xúc tiến bán hàng.
36
2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
36
KẾT LUẬN
38
1
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh đều nhằm
mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh để đạt được
điều đó không phải dễ dàng, việc thu được lợi nhuận hay thua lỗ của một doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào “tình hình tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sản
xuất và cung ứng ra thị trường. Cùng với sự đa dạng ngày càng cao của các loại
hàng hoá trên thị trườngsự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở lên
gay ngắt, do trong cơ chế thị trường cạnh tranh có rất nhiều doanh nghiệp sản
xuất hoặc tiêu thụ cùng một loại hàng hoá. Do đó vấn đề làm thế nào để tiêu thụ
được sản phẩm để có thể giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và thắng
được các đối thủ cạnh tranh chính đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Đối với Công ty Bia Hà Nội mặc dù là một doanh nghiệp nhà nước những
do hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh nên cũng không tránh khỏi sức
cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các công ty bia khác. Mặc dù hiện nay sản
phẩm của Công ty đang rất ưa chuộng trên thị trường nhưng để Công ty có thể

phát triển một cách ổn định và lâu dài đòi hỏi Công ty cần có nhưng chính sách
hợp lý nhằm phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời không ngừng mở rộng
thị trường tiêu thụ để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường nhằm
đảm bảo cho Công ty có thể duy trì và ngày càng nâng cao mức lợi nhuận.
Em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của khoa đã tạo điều kiện cho em được
tiếp cận thực tế với công việc trong tương lai. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy cô giáo hướng dẫn trong quá trình thực hiện bài viết cũng như tìm hiểu về
những kiến thức đã được học vào áp dụng trong thực tế và sự giúp đỡ hướng dẫn
nhiệt tình của các cô chú anh chị trong phòng kế hoạch tiêu thụ của Công Ty Bia
Hà Nội.
Bài viết này còn nhiều sai sót và khiếm khuyết do kinh nghiệm bản thân lần
đầu tiếp xúc với thực tế công việc em kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý của các
thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn.
2
Bài viết gồm các phần như sau:
Phần I : Giới thiệu chung về công Ty Bia Hà Nội phần này là những tìm
hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty, cũng như công nghệ sản xuất
chính các sản phẩm của Công Ty. Ngoài ra phần này còn trình bày về cơ cấu quản
lý của công ty cũng như cơ cấu và nhiệm vụ của các cán bộ công nhân viên trong
phòng Kế hoạch - tiêu thụ.
Phần II: Đây là phần đi sâu vào lĩnh vực chuyên nghành MARKETING
trình bày về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công Ty cũng như các chính sách
đang được áp dụng trong việc phân phối sản phẩm và các hoạt động xúc tiến bán
hàng của công ty. Ngoài ra trong phần này còn trình bày những tìm hiểu và phân
tích ban đầu về tình hình cũng như phương thức xúc tiến bán hàng của đối thủ
cạnh tranh chính của Công Ty để từ đó có thể nhận thấy được một số ưu nhược
điểm của họ. Và những so sánh, nhận xét mang tính cá nhân về phương thức phân
phối sản phẩm cũng như các chính sách liên quan đến quá trình bán hàng của đối
thủ so với Công Ty Bia Hà Nội.


3
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BIA HÀ NỘI
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
1.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Công ty Bia Hà Nội nằm ở 183A đường Hoàng Hoa Thám - phường Ngọc
Hà - quận Ba Đình - Hà Nội. Được thành lập từ năm 1890 dưới tên gọi “Công ty
Bia Đông Dương” do một nhà tư bản người Pháp tên là Homel đứng ra xây dựmg
dưới dạng nhà máy trên một diện tích rộng 5ha với mục đích là sản xuất các sản
phẩm bia hơi và bia chai nhằm phục vụ cho quân đội viên chinh Pháp và lính
đánh thuê ở Việt Nam. Do quy mô nhà máy nhỏ nên sản lượng rất thấp chỉ đạt
khoảng 500.000 lit/năm, những trang thiết bị tương đối đồng bộ và đều được
mang từ Pháp sang. Tất cả kỹ thuật cũng như nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
đều do người Pháp quản lý, chỉ có số lao động thủ công đơn thuần là người Việt
Nam. Năm 1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, hầu hết máy móc thiết bị cũng
như các bí quyết công nghệ phục vụ cho sản xuất của nhà máy đều bị đem về
Pháp hoặc bị huỷ bỏ. Từ đó đến giữa năm 1957 nhà máy tạm ngừng sản xuất và
đóng cửa.
Ngày 15 - 8 - 1957 Chính phủ ra quyết định khôi phục lại nhà máy với sự
giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc và Cộng Hoà Liên Bang Đức. Đến ngày
15 - 8 - 1958 nhà máy đi vào sản xuất đồng thời đổi tên thành Nhà máy Bia Hà
Nội với sản phẩm chính lúc đó là bia chai mang nhãn hiệu Trúc Bạch và Nhà máy
quyết định lấy ngày 15 - 8 - 1958 là ngày thành lập. Khi đó sản lượng của nhà
máy chỉ đạt khoảng 300.000 lít/năm. Từ đó đến nay, quá trình phát triển của Công
ty được chia thành 4 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Từ năm 1958 đến năm 1981.

Trong giai đoạn này, Công ty hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập
với mô hình nhà máy trực thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý. Sản phẩm chủ yếu
của Công ty lúc đó là bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát đóng chai. Trong

thời gian này sản lượng bia của Nhà máy không ngừng tăng lên qua các năm, cho
đến cuối năm 1981 Nhà máy đã đạt sản lượng 20 triệu lít/năm. Giai đoạn này
nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy là sản xuất mà không phải lo các yếu tố đầu vào
cũng như vấn đề về tiêu thụ sản phẩm.
Giai đoạn 2 : Từ năm 1982 - 1989.
4
Công ty hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc với mô hình Xí
Nghiệp thuộc Liên Hiệp Xí Nghiệp Rượu - Bia - Nước giải khát I. Trong giai
đoạn này dưới sự giúp đỡ của CHLB Đức, Công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất
đưa công suất của Công ty nên 40 triệu lít/năm. Lúc này, tổng số cán bộ công
nhân viên của Nhà máy là 350 người, trong đó trình độ trung cấp và kỹ sư có 25
người, bậc thợ trung bình là 3/6.
Giai đoạn 3 : Từ năm 1989 -1993.
Từ tháng 6 - 1989 Công ty Bia Hà Nội được giao quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán theo mô hình nhà máy. Cũng trong thời gian
này Nhà nước tiến hành đổi mới cơ chế, xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển
nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường cạnh tranh với sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước. Sự thay đổi này đã làm cho Công ty có những thay đổi lớn trong nhận
thức và việc làm, nhằm làm chủ trong kinh doanh và tự hoàn thiện mình trong
điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt
của sản phẩm của Công ty, nên khi chuyển sang cơ chế thị trường cạnh tranh
Công ty ít gặp khó khăn hơn so với các nghành khác. Thách thức lớn nhất của
Công ty trong giai đoạn này là sự ra đời của nhiều nhà máy bia và các hãng bia
liên doanh với nước ngoài cùng với sự xuất hiện tràn lan của các loại bia nhập
ngoại trên thị trường, dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường bia trở nên rất gay gắt.
Để tồn tại và phát triển Công ty Bia Hà Nội đã quyết định vay vốn để đầu tư đổi
mới công nghệ, đồng thời Công ty cũng tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý
nhằm tối ưu hoá năng suất của máy móc, thiết bị và giảm thiểu chi phí cho quá
trình sản xuất, do đó sản lượng cũng như chất lượng bia của Công ty ngày càng
được nâng cao.

Giai đoạn 4 : Từ năm 1993 cho đến nay.
Ngày 9 - 12 - 1993 theo quyết định số 388/HĐBT Nhà máy Bia Hà Nội
được đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và lấy tên giao dịch là HABECO để phù
hợp với tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cũng
trong thời gian này, Công ty đã đầu tư mua mới một số máy móc thiết bị có công
suất và giá trị lớn như máy lọc bia, máy thanh trùng, hệ thống triết bia, dàn lên
men... Từng bước đồng bộ hoá dây truyền sản xuất, đưa năng lực sản xuất của
Công ty lên 50 triệu lít/năm. Dự kiến cuối năm 2002 Công ty sẽ lắp đặt một dây
chuyền chiết bia mới của Đức đưa công suất của Công ty lên 100 triệu lít/năm.
5
Nhờ sự đầu tư đổi mới công nghệ kịp thời và đúng đắn nên sản phẩm của
Công ty ngày càng được nâng cao cả về chất lượng cũng như về số lượng, sản
phẩm của Công ty đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty Bia Hà Nội đã được nhà
nước tặng thưởng :
• Ba huân chương lao động hạng hai vào các năm 1960, 1962 và
1966.
• Được Bộ và cấp trên nhiều lần tặng thưởng lá cờ đầu của toàn
nghành, ba lần được công nhận là đơn vị quyết thắng.
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CÁC LOẠI SẢN PHẨM CHÍNH.
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Bia Hà Nội.
Công ty Bia Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động
trong cơ chế thị trường, vì vậy chức năng cơ bản của Công ty là sản xuất mặt
hàng bia các loại để cung cấp ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng và thu lợi nhuận. Để thực hiện được chức năng trên thì nhiệm vụ chủ yếu
của Công ty là :
• Sản xuất kinh doanh mặt hàng bia các loại.
• Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao.
• Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và nhiệm vụ của nhà nước giao cho.
• Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, bồi

dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá và khoa học kỹ thuật cũng như
chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên chức.
• Đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các
thành tự khoa học - kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm để kinh doanh có hiệu quả.
• Bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho cán bộ công
nhan viên, giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ an toàn các thiết bị của nhà
máy, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
• Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ quản lý của nhà nước
và các cơ quan quản lý cấp trên.
6
1.2.2. Giới thiệu chung về các loại sản phẩm chính.
Hiện nay Công ty Bia Hà Nội đang tiến hành sản xuất kinh doanh ba loại
bia là : Bia lon, bia chai, và bia hơi. Cả ba loại bia trên đều được mang nhãn hiệu
bia Hà Nội.
• Bia lon Hà Nội : Trước đây bia lon của Công ty được mang tên bia Trúc
Bạch. Từ tháng 8 - 1996, Công ty đã đầu tư đưa vào một dây chuyền sản
xuất bia lon mới thay thế dây chuyền sản xuất bia lon Trúc Bạch được
sử dụng từ những năm 60. Từ đó, Công ty cung cấp ra thị trường một
loại bia lon mới với nhãn hiệu “ Bia lon Hà Nội “. Sản phẩm bia lon của
Công ty được đóng trong lon nhôm có dung tích 0,33 lít, được đậy nắp
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, rất thuận tiện cho việc vận chuyển
đi xa do có thời gian bảo quản lâu và chủ yếu được bán trên đoạn thị
trường bia cao cấp. Các lon bia của Công ty được đóng vào két giấy ( 24
lon/két ).
• Bia chai Hà Nội : Được coi là sản phẩm mũi nhọn của Công ty, bia chai
của Công ty có thời gian bảo quản tương đối lâu ( ít nhất 60 ngày ). Bia
được chiết vào chai thủy tinh mầu nâu, có dung tích 0,5 lít và cũng được
gián giấy bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chai bia được đóng vào
các két nhựa ( 20 chai/két ), rất thuận tiện cho việc vận chuyển và tiêu

thụ. Sản phẩm bia chai Hà Nội là loại sản phẩm có uy tín cao trên thị
trường do có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phú hợp với thu nhập của
phần lớn người tiêu dùng nên đang được thị trường rất ưa chuộng.
• Bia hơi Hà Nội : Đây là loại bia tươi mát nhưng có đặc điểm phải tiêu
dùng ngay sau khi xuất xưởng vì có thời gian bảo quản ngắn chỉ trong
vòng 24 giờ và mang đặc tính phụ thuộc vào thời tiết. Do đó bia hơi rất
khó vận chuyển đi xa, chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường Hà Nội và một
số tỉnh lân cận. Sau khi lọc, bia hơi được đóng vào thùng nhôm cách
nhiệt để tăng khả năng bảo quản và thuận tiện cho việc tiêu thụ. Do luôn
đảm bảo chất lượng tốt cùng với giá cả hợp lý nên bia hơi của Công ty
cũng đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
7
Quy trình công nghệ sản xuất bia của Công ty Bia Hà Nội là một quy trình
liên tục và khép kín. Quy trình này được mô tả theo sơ đồ sau :
8
SƠ ĐỒ 1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
9
Gạo+Malt
L m sà ạch
Xay
Thu hồi CO
2
Đường
Bã bia
Đun sôi
Thu hồi men
Khí sạch
Malt

Men giống
Bã hoa
Hoa
Hồ hoá
Dịch hoá
L m sà ạch
Ngâm
Xay
Đạm hoá
Đường hoá I
Lọc
Đun hoa
Lắng trong
ở t
0
lạnh
lên men
Lọc bão ho à
CO
2
Lên men
Lên men
sơ bộ
Hạ nhiệt độ
Lắng trong
Tách bã hoa
Đường hoá
Lên men phụ
Men giống
Khí sạch

Thùng
Rửa chai
Rửa lon
Dán nhãn
Thanh
trùng
Chai
Lon
Chiết chai
Tăng chứa áp
Chiết lon
Đóng hộp
Sấy khô
Rửa
L m khôà
Thanh
trùng
Ghép mí
Ghi ng y sxà
Nhập kho
Xuất
Chiết
thùng
Xuất
Quy trình công nghệ sản xuất bia của Công ty có thể được chia thành các
giai đoạn sau.
Giai đoạn nấu :
Nguyên liệu của quá trình nấu bao gồm gạo, Malt, hoa Houblon và đường
được đưa vào nấu theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào mục đích sản xuất từng
loại bia lon, bia chai hay bia hơi.

Quá trình nấu được tiến hành theo các bước : Gạo sau khi xay nhỏ mịn và
trộn với nước được tăng nhiệt qua giai đoạn hồ hoá đến 65
0
C, sau đó đun sôi tới
120
0
C trong khoảng một giờ. Malt được ngâm nước ở nhiệt độ thường, sau đó
nhiệt độ được nâng dần nên 75
0
C. Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo, sau một
thời gian thu được dung dịch mạch nha, lấy dung dịch với độ đường 10
0
S cho bia
hơi, 10,5
0
S cho bia chai, 12
0
S cho bia lon. Tiếp theo nấu sôi dung dịch mạch nha
với hoa houblon nhằm hoà tan các chất tamin và để kết tủa albumine của nước
mạch nha giúp cho nước mạch nha trong đồng thời tạo hương vị đặc trưng của
bia. Giai đoạn nấu có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình sản xuất bia vì nó có
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như hương vị của sản phẩm.
Giai đoạn lên men :
Lên men là một quá trình vi sinh thực hiện ở nhiệt độ từ 10
0
C đến 12
0
C
được gọi là quá trình lên men lạnh nhằm làm chín bia. Vì là quá trình vi sinh vật
nên để bia có chất lượng cao phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng của men

giống và nhiệt độ của quá trình lên men. Qúa trình lên men được tiến hành khi
dung dịch mạch nha sau khi đun sôi với hoa houblon được làm nguội hạ nhiệt độ
xuống 12
0
C, quá trình này được chia làm hai bước là lên men cính và lên men
phụ:
• Lên men chính : Cho men vào dung dịch đường để con men sử dụng
dung dịch đường làm tăng khối lượng men đồng thời tạo cho bia có một
độ cồn nhất định, trong quá trình này CO
2
và nhiệt độ của dung dịch
đường sẽ tăng lên. Thời gian lên men chính khoảng từ 6 đến 9 ngày tuỳ
thuộc theo từng loại bia. Kết thúc quá trình lên men chính dịch đường
được đưa sang để tiến hành tiếp quá trình lên men phụ.
10
• Lên men phụ : Quá trình này được tiến hành ở nhiệt độ từ 3
0
C đến 5
0
C
nhằm mục đích làm bão hoà CO
2
tạo sự ổn định cho các thành phần hoá
học của bia. Thời gian lên men phụ tuỳ thuộc vào từng loại bia, đối với
bia hơi là 15 ngày, bia chai 20 ngày, và bia lon là 45 ngày.
Giai đoạn lọc bia:
Sau khi kết thúc quá trình lên men phụ bia được chuyển sang giai đoạn lọc
để loại bỏ các tạp chất hưu cơ và lượng men thừa có trong bia để bia được trong
đồng thời làm tăng thời gian bảo quản cho sản phẩm. Kết thúc quá trình lọc thu
được bia thành phẩm có độ bão hoà CO

2
và độ cồn theo đúng tiêu chuẩn đối với
từng loại bia.
Giai đoạn chiết bia:
Đối với bia chai và bia lon, sau khi lọc xong bia được chiết ngay vào lon
hoặc vào chai và được đưa qua máy thanh trùng ở nhiệt độ 62
0
C đến 68
0
C để tiêu
diệt vi sinh vật giúp bia được bảo quản lâu hơn. Sau đó được đưa qua máy soi
kiểm tra để đảm bảo đúng dung tích của sản phẩm, được dán nhãn ghi ngày sản
xuất và thời hạn sử dụng ... Đối với bia hơi sau khi lọc được chiết thẳng vào thùng
mà không qua thanh trùng nên có thời gian bảo quản ngắn hơn rất nhiều so với bia
hơi và bia chai. Theo tiêu chuẩn của Công ty thời gian bảo quản đối với mỗi loại
bia là :
• Bia hơi : Có thời gian bảo quản tốt nhất trong khoảng 24 giờ.
• Bia chai : Có thể bảo quản ít nhất là 30 ngày.
• Bia lon : Có thời gian bảo quản ít nhất 90 ngày.
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
Cơ cấu quản lý của Công ty Bia Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến
chức năng và được chia thành 3 cấp. Toàn bộ Công ty hiên có 700 cán bộ công
nhân viên chức trong đó :
• Trình độ đại học có : 58 người.
• Trình độ trung cấp, cao đẳng : 35 người.
11
• Bậc thợ trung bình của Công ty hiện nay là : 4/6.
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bia Hà Nội có thể
được mô tả theo sơ đồ sau:
12

GI M Á ĐỐC
PGĐ TỔ CHỨCPGĐ SẢN XUẤT
Ban
đời
sống
Ban
bảo vệ
Ban
dự án
Phòng
cung
ứng vật

Phòng
t i và ụ
Phòng
tổ chức
Phòng
Kế
hoạch
tiêu thụ
Phòng
kỹ thuật
công
nghệ
KCS
Phòng
kỹ thuật
cơ điện
Đội kiến

trúc
Phân
xưởng
sản xuất
Phân
xưởng cơ
khí
Cửa
h ng à
bán v à
giới
thiệu SP
SƠ ĐỒ 2 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY BIA H NÀ ỘI
Ban giám đốc :
Giám đốc : Chịu trách nhiệm trước nhà nước toàn bộ mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong
Công ty, là người nắm toàn bộ quyền hành và chỉ đạo chung toàn Công ty, có
trách nhiệm quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ
sở chấp hành đúng các chủ trương chính sách của nhà nước.
Phó giám đốc : Là người trợ giúp cho giám đốc theo quyền hạn và trách
nhiệm được phân công, đồng thời tạo mối quan hệ qua lại giữa ban giám đốc và
các phòng ban chức năng.
• Phòng tổ chức hành chính : Làm công tác tổ chức quản lý lao động, tuyển
dụng hợp đồng, định mức tiền lương và theo dõi công tác trả lương, thực
hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, xây dựng các kế hoạch và tổ chức bồi
dưỡng đào tạo tay nghề cho cán bộ, công nhân kỹ thuật. Thu thập thông tin
phản hồi từ các phòng ban khác để trợ giúp cho việc ra quyết định của giám
đốc một cách chính xác và kịp thời.
• Phòng kế hoạch tiêu thụ : Có nhiệm vụ nên các phương án, xây dựng các
kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cũng như các hoạt động Marketing của Công ty.

• Ban dự án đầu tư : Có chức năng xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư
của Công ty.
• Phòng tài vụ : Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn
bộ các công tác kế toán tại Công ty.
• Phòng vật tư nguyên liệu : Có chức năng đảm bảo toàn bộ vật tư, nguyên
liệu đầu vào của quá trình sản xuất, quyết định việc xuất hoặc nhập, và bảo
quản toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty.
• Phòng kỹ thuật cơ điện và phân xưởng cơ khí : Có nhiệm vụ kiểm tra và
sửa chữa kịp thời các sự cố về máy móc thiết bị cũng như các sự cố về điện
nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
• Phòng kỹ thuật công nghệ KCS : Có chức năng kiểm tra và giám sát thực
hiện quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra giám định
nguyên liệu trước khi nhập kho và đưa vào sản xuất.
• Ban bảo vệ : Có nhiệm vụ bảo vệ an toàn các tài sản của Công ty, ngoài ra
ban bảo vệ còn có nhiệm vụ đảm bảo trật tự và hướng dẫn khách hàng ra
vào Công ty.
• Ban đời sống : Phục vụ bữa ăn công nghiệp, đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ
công nhân viên của Công ty để họ thực hiện tốt quá trình sản xuất.
13
Ban quản lý dự
án đầu tư
• Công đoàn, y tế : Có nhiệm vụ tổ chức các phong trào thi đua sản xuất,
cùng các phòng ban chuyên môn tháo gỡ khó khăn, làm công tác tư tuởng
và chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên
• Các phân xưởng sản xuất : Có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu cần thiết
dùng trong quá trình sản xuất và thực hiện các quy trình công nghệ trong
quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu.
SƠ ĐỒ 3:
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
..... ............

Trưởng phòng: Là người quản lý, phân công công tác cho tất cả các nhân
viên trong phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của phòng.
Ngoài ra, trưởng phòng còn là người trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán cũng
như quyết định việc phân phối sản phẩm cho các khách hàng, đồng thời tham gia
vào quá trình xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cũng như tiến hành các
hoạt động Marketing của Công ty.
Phó phòng: Là người trợ giúp cho trưởng phòng trong việc phân phối sản
phẩm cho các khách hàng, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ của trưởng phòng
giao cho. Khi trưởng phòng vắng mặt phó phòng được uỷ quyền làm thay các
công việc của trưởng phòng.
Ngoài ra phong còn bao gồm mười hai nhân viên khác trong đó mỗi nhân viên có
nhiệm vụ như sau:
Các nhân viên: Mỗi một nhân viên của phòng được phân công quản lý một
hoặc một số tỉnh thành trong tổng số 26 thỉnh thành Miền Bắc có các đại lý của
Công ty. Nhiệm vụ chính của các nhân viên này là theo dõi tình hình tiêu thụ của
các đại lý thuộc vùng quản lý của mình, đồng thời thông qua các đại lý tiến hành
thu thập các thông tin về thị trường cũng như các thông tin về đối cạnh tranh
nhằm giúp cho trưởng phòng trong việc ra các quyết định.
14
Trưởng phòng
Phó phòng
Nhân
viên 1
Nhân
viên 2
Nhân
viên 3
Nhân
viên 11
Nhân

viên 12
PHẦN II
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI.
2.1.1. Cơ cấu sản phẩm của Công ty Bia Hà Nội.
Hiện nay, Công ty Bia Hà Nội đang tiến hành sản xuất ba mặt hàng là bia
chai, bia hơi và bia lon. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào sản xuất hai loại sản
phẩm chính là bia chai và bia hơi, đặc biệt là bia chai hiện đang được coi là sản
phẩm mũi nhọn của Công ty. Còn bia hơi được sản xuất với số lượng hạn chế do
giá thành sản xuất của loại sản phẩm này còn rất cao và chủ yếu phục vụ cho đoạn
thị trường cao cấp.
Cơ cấu sản phẩm của Công ty Bia Hà Nội trong những năm gần đây có thể
được biểu diễn bởi biểu đồ dưới đây.
BIỂU ĐỒ 1:
CƠ CẤU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI
TRONG 2 NĂM GẦN ĐÂY.
Năm 2000

bia h¬i
35%
bia chai
61%
Bia lon
4%
Bia lon
bia chai

bia h¬i

15
Năm 2001

bia h¬i
33%
bia chai
63%
Bia lon
4%
Bia lon
bia chai
bia h¬i
Từ biểu đồ cơ cấu sản phẩm của Công ty có thể thấy tỷ trọng của hai loại
sản phẩm bia chai và bia hơi chiếm tỷ lệ rất cao ( khoảng 96% tổng lượng bia
được sản xuất ) đặc biệt là bia chai chiếm đến trên 60%. Ngược lại, bia lon có tỷ
lệ rất nhỏ khoảng từ 5% đến 6% và gần như không đổi trong thời gian qua, điều
này chứng tỏ sản phẩm bia lon của Công ty hiện không được khách hàng ưa
chuộng như đối với sản phẩm bia chai và bia hơi. Mặc dù trong những năm gần
đây Công ty cũng đã tiến hành đầu tư một dây chuyên chiết bia lon mới của Đức
nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ cho sản phẩm bia lon nhưng trong thời điểm
hiện nay sản phẩm bia lon của Công ty rất khó có thể cạnh tranh được với các sản
phẩm bia lon liên doanh và bia lon nhập ngoại đang tràn ngập trên thị trường bia
cao cấp của Việt Nam.
2.1.2. Một số đặc điểm về sản phẩm của Công ty Bia Hà Nội.
Xét về mặt địa lý, Công ty Bia Hà Nội có một nguồn nước đặc biệt ngay tại
vị trí mặt bằng sản xuất của mình mà trong quy trình sản xuất bia nguyên liệu
nước chiếm tới 90% trong thành phần bia. Chính nhờ đặc điểm này đã tạo cho sản
phẩm bia của Công ty có sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị

trường do hương vị đặc biệt mà không loại bia nào khác có được. Xét về mặt công
nghệ, mặc dù đang được đồng bộ hoá từng bước nhưng công nghệ sản xuất chủ
yếu hiện có của Công ty là dây chuyền sản xuất của Đức cũng tạo cho sản phẩm
của Công ty có được chất lượng đảm bảo và luôn ổn định.
16

×