Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.53 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM THỊ QUỲNH ANH

NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ
THỊ HOÁ TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM THỊ QUỲNH ANH

NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ
THỊ HOÁ TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Quỳnh Nhƣ
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn


Giáo viên hướng dẫn

thạc sĩ khoa học

TS. Thái Thị Quỳ nh Nhƣ

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực,
của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt
Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Quỳnh Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và
sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Thái Thị Quỳnh Như
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực tập.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Địa lý –
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Phòng tài nguyên và Môi trường, Phòng thống
kê, Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; các phòng, ban, cán bộ và
nhân dân các xã, phường của thị xã Đông Triều đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và
bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Phạm Thị Quỳnh Anh

ii

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC..............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................4
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.........4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................. 4
1.1.2. Sử dụng đất đai................................................................................................ 5
1.1.3. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất........................................................................ 8
1.2. Cơ sở lý luận về đô thị hóa và những tác động của đô thị hóa.......................... 13
1.2.1. Một số khái niệm về đô thị và đô thị hóa....................................................... 13
1.2.2. Tác động của quá trình đô thị hoá đối với kinh tế - xã hội............................17
1.2.3. Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.................................................. 20
1.3. Tác động của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam.................................................... 27
1.4. Mối quan hệ giữa đánh giá phân hạng thích hợp đất đai với quá trình chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa……...37

iii


CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................36
2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 39
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu............................................................. 39
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 40
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.......................40
2.2.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp................................................................... 42
2.2.5. Phương pháp phân tích so sánh.................................................................... 42
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 42

2.2.7. Phương pháp đánh giá đât đai theo FAO....................................................... 43
2.3.8. Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ và đánh giá thích hợp
đất đai...................................................................................................................... 43
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................44
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh........................................................................................................................ 44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 44
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................. 47
3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông – lâm – thủy sản................50
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................56
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá
trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.......................................... 58
3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu đất đai công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
dưới tác động của quá trình đô thị hóa.................................................................... 58
3.2.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô
thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều..................................................................... 59
3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa tại thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.................................................................................. 62
3.3.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.......................................................... 62
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.........................65

iv


3.4. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất tại thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.................................................................................. 73
3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho thị xã.................................................... 73
3.4.2. Xác định các loại hình sử dụng đất................................................................ 84
3.4.3. Phân hạng thích hợp cho các loại hình sử dụng đất....................................... 87
3.5. Đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá

trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.......................................... 88
3.5.1. Các căn cứ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá
trình đô thị hóa........................................................................................................ 88
3.5.2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.................................. 89
3.6. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá
trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.......................................... 92
3.6.1. Các giải pháp về kỹ thuật.............................................................................. 92
3.6.2. Các giải pháp về sử dụng đất......................................................................... 94
3.6.3. Các giải pháp đầu tư...................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 99
1. Kết luận............................................................................................................... 99
2. Kiến nghị........................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 101
PHỤ LỤC

v


Chữ viết tắt
BQ
BNN&PTNT
BVTV
CAQ
CNH
CN-TTCN
CPTG
ĐTH
ĐVT
ĐVĐĐ
FAO

HQĐV
HTX
GTGT
GTSX

LUT

NN
NQ
NXB
NTM

QH&TKNN
TCVN
TP
TPCG
TTg
TW
UBND
VSATTP

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đô thị hóa ở Trung Quốc trước năm 2000................................................. 28
Bảng 2: Đô thị hóa ở Trung Quốc trước sau 2000................................................... 28
Bảng 2.1. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất.........................41
Bảng 2.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội.......................................41
Bảng 2.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường...............................42

Bảng 3.1. Chuyển địch cơ cấu đất đai của thị xã Đông Triều qua 3 năm 2015 – 2017
59
Bảng 3.2. Thực trạng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa...........................59
Bảng 3.3. Thực trạng tình hình chuyển dịch cơ cấu đất trồng cây hàng năm trên địa
bàn thị xã Đông Triều.............................................................................................. 61
Bảng 3.4. Thực trạng tình hình chuyển dịch cơ cấu đất trồng cây lâu năm trên địa
bàn thị xã Đông Triều.............................................................................................. 62
Bảng 3.5. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.....................................65
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp....66
Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất..........................68
Bảng 3.9. So sánh hiệu quả xã hội giữa các LUT

theo tiêu chí Bộ Khoa học và

Công nghệ............................................................................................................... 69
Bảng 3.10. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử
dụng đất................................................................................................................... 70
Bảng 3.11. Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính.......................71
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng chính...72
Bảng 3.13. Đánh giá chung hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.........73
Bảng 3.14. Các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................... 74
Bảng 3.15. Các loại đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai............................ 75
Bảng 3.16. Phân cấp địa hình tương đối.................................................................. 75
Bảng 3.17. Phân cấp thành phần cơ giới................................................................ 76
Bảng 3.18. Phân cấp và đánh giá độ dày tầng đất.................................................... 76
Bảng 3.19. Phân cấp mức độ tưới............................................................................ 77
vii


Bảng 3.20. Phân cấp mức độ tiêu thoát nước.......................................................... 77

Bảng 3.21. Kết quả tổng hợp các yếu tố đơn tính.................................................... 78
Bảng 3.22. Đặc điểm và tính chất các đơn vị đất đai............................................... 79
Bảng 3.23. Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất....................................... 86
Bảng 3.24. Diện tích các mức độ thích hợp cho các loại hình sử dụng đất..............87
Bảng 3.25. Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030.......................90

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. LUT chuyên lúa tại phường Kim Sơn...................................................... 63
Hình 3.2. Ruộng trồng khoai tây tại xã An Sinh...................................................... 63
Hình 3.3. Ruộng trồng khoai tây tại xã Bình Khê................................................... 63
Hình 3.4. Trồng màu tại xã Yên Thọ....................................................................... 64
Hình 3.5. Trồng hoa tại xã Bình Khê....................................................................... 64
Hình 3.6. Trồng Vải tại xã Bình Khê....................................................................... 64
Hình 3.7. Trồng hoa tại xã An Sinh......................................................................... 64
Hình 3.8. Nuôi cá tại xã Hoàng Quế........................................................................ 65
Hình 3.9. Nuôi cá tại xã Hồng Thái Tây.................................................................. 65

ix


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là
các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình
ĐTH diễn ra ngày càng nhanh, ĐTH góp phần đẩy mạnh phá triển kinh tế xã hội
của quốc gia , nâng cao đời sống nhân dân. Quá trình ĐTH làm biến đổi sâu sắc về
cơ cấu kinh tế, cơ cấu tổ chức xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng

từ khu vực nông thôn sang thành thị, làm phát sinh các vấn đề cần giải quyết, trong
đó vấn đề quản lý sử dụng đất đô thị và các vùng lân cận.
Quản lý đất đai đô thị trong quá trình ĐTH có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm
giảm thiểu các tác động tiêu cực của đô thị hóa như: sự tập trung quá mức của dân
cư, chất lượng môi trường không được đảm bảo, đồng thời hạn chế các tác động xấu
đến nông thôn, nông nghiệp, nông dân ở các vùng ven đô thị.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý giá, là di sản của nhân loại, là
tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới
tác động của quá trình ĐTH là vấn đề cấp bách trong quá trình đẩy mạnh CNHHĐH đất nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Ngày 24/04/2015, Nghị Quyết
Số 891 NQ-UBTVQH13 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội được chính thức ban
hành về việc thành lập thị xã Đông Triều với số đơn vị hành chính gồm 06 phường
và 15 xã. Trong những năm qua, thị xã Đông Triều là một trong những địa phương
phát triển nhanh nhất của tỉnh Quảng Ninh, nhờ việc tận dụng lợi thế về tài nguyên
than và đất sét dồi dào. Bên cạnh diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và các làng
nghề truyền thống, Đông Triều còn là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần, và
từng là trung tâm văn hóa Phật giáo của Việt Nam, gắn liền với triều đại Trần. Vị trí
chiến lược quan trọng ở cửa ngõ phía Tây của Quảng Ninh và ở vị trí giáp ranh giữa
ba tỉnh là điều kiện vô cùng thuận lợi để Đông Triều phát triển kinh tế.
Những năm gần đây dưới tác động của quá trình ĐTH diện tích đất nông nghiệp
trên địa bàn thị xã ngày một giảm mạnh (tính đến năm 2017 giảm gần 700 ha so với

1


năm 2010) do chuyển sang các mục đích khác ngoài nông nghiệp nhằm đáp ứng
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy việc nghiên cứu, định hướng chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững, hợp lý là một việc làm rất
cần thiết. Xuất phát từ ý tưởng đó, trong khuôn khổ thực hiện tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác

động của quá trình đô thị hoá tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác
động của
quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo quan
điểm
phát triển bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh;
Các yếu tố đô thị hóa tác động đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp
trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cơ cấu sử dụng
đất nông
nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững
dưới tác động của đô thị hóa.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa giới hành
chính
thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
-

Phạm vi nghiên cứu về thời gian:

+ Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài trong giai đoạn 2005-2015.
+ Định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025 theo

hướng phát triển bền vững trên địa bàn nghiên cứu.


2


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
đất

Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về chuyển đổi cơ cấu sử dụng

nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa trên địa bàn đô thị vùng Đông
Bắc Bộ.
Xác định các yếu tố đô thị hóa tác động đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng
nông
nghiệp của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Định hướng chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo quan điểm
phát triển bền vững.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đánh giá thực trạng và định hướng chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo quan
điểm phát triển bền vững dưới tác động của quá trình đô thị hóa.


3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Cơ cấu: Là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối
quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp
những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất
định hay nói cách khác đó là cách tố chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng
của chỉnh thể (Viện Ngôn ngữ học, 2006).
- Chuyển đổi: Là sự thay đổi từ một loại này sang một loại khác hay nói cách khác
đó chính là sự thay đối từng bước từ cái này sang cái khác để không gây xáo trộn
lớn (Viện Ngôn ngữ học, 2006).
- Sử dụng đất đai: Đem đất đai dùng vào mục đích nào đó (Viện Ngôn ngữ học,
2006).
Cơ cấu sử dụng đất: Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của mục đích sử
dụng đất
đó chia cho tổng diện tích đất tự nhiên.
- Sử dụng đất nông nghiệp: Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm cả 3 lĩnh vực: nông,
lâm, ngư nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao
động, vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế,
xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử
dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái.
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: Chuyển đổi là sự thay đổi từ
một loại
này sang một loại khác. Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc
bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Sử dụng đất
đai là đem đất đai dùng vào mục đích nào đó. Hiện nay có nhiều quan điểm khác
nhau về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014):
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm đạt được
hiệu quả cao hơn, phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác nhau. Theo Lê Thị
Giang (2012): chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất bao gồm sự thay đổi tỷ trọng giữa
các mục đích sử dụng đất khác nhau và thay đổi diện tích đất phải chuyển đổi mục



4


đích sử dụng. Thực chất của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là sự thay đổi mục
đích sử dụng từ nhóm đất này sang nhóm đất khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng
trong nội bộ từng nhóm đất nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng đất hoặc phục vụ
quá trình phát triển nền nông nghiệp bền vững. Như vậy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất được hiểu là sự thay đổi về tỷ lệ % diện tích của mục đích sử dụng đất trong
tổng diện tích đất hiện có (và trạng thái của mục đích sử dụng đất) nhằm đạt được
hiệu quả cao hơn trong điều kiện hiện tại.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chuyển đối cơ cấu sử dụng đất. Trên
cơ sở tổng hợp chúng tôi đưa ra quan điểm về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất như
sau: Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm đạt
được hiệu quả cao hơn phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác nhau.
1.1.2. Sử dụng đất đai
a. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất
Những người trực tiếp sử dụng đất và những người có liên quan đến việc sử dụng
đất có những lợi ích khác nhau về việc sử dụng đất do đất là nguồn tài nguyên, là tư
liệu sản xuất được sử dụng để thoả mãn nhu cầu cho những người có mối quan hệ
gắn bó với đất. Có những vấn đề ưu tiên trước mắt và lâu dài, tuỳ thuộc vào mục
tiêu của từng người sử dụng đất, từ đó họ có những quyết định sử dụng đất theo
hướng mục tiêu của mình. Vấn đề ưu tiên trước mắt của người nông dân là sản xuất
lương thực và thu nhập. Do đó các quyết định sử dụng đất của người nông dân với
những mục tiêu cho thời gian gần, còn các lợi ích về lâu dài thường ít được chú
trọng và quan tâm.
Một cộng đồng lớn hơn - như ở cấp quốc gia - cũng là một đối tượng sử dụng đất
theo cách nhìn nhận đất đai được dùng cho: đô thị, điều kiện cơ sở vật chất, công
nghiệp, giải trí... Ở phạm vi này, các mục tiêu cơ bản là nâng cao mức sống và đáp
ứng mọi nhu cầu của người dân. Các mục tiêu của quốc gia có xu hướng lâu dài,

bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho tương lai. Vì vậy, thường tồn tại một sự
phân biệt cơ bản về lợi ích giữa các mục tiêu của người sử dụng đất thực tế và của
cộng đồng nơi họ sinh sống. Cộng đồng - dù là địa phương, tỉnh hoặc quốc gia - sẽ

5


thường xuyên cố gắng gây ảnh hưởng lên cách thức sử dụng đất hoặc là bằng việc
mở rộng các chương trình, trợ cấp hoặc là bằng pháp luật.
Vậy trong sử dụng đất đai phải tính đến lợi ích đa dạng của mọi tổ chức, cá nhân từ
lợi ích của người sử dụng đất trực tiếp, lợi ích của khu vực, lợi ích địa phương và lợi
ích quốc gia. Ngoài ra, việc sử dụng đất của người dân và quốc gia này cũng ảnh
hưởng tới các nước lân cận và các nước khác trên toàn thế giới. Đó là tình hình ô
nhiễm hoặc những tác động có hại gây ảnh hưởng từ nước này sang nước khác,
hoặc là nơi mà các hoạt động của một nước hoặc một nhóm các nước trong khu vực
gây ảnh hưởng đến các hệ thống toàn cầu làm tổn hại tới tất cả chúng ta (Cục
Khuyến nông và Khuyến lâm, 1996).
b.

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

- Nhân tố tự nhiên: Do vị trí địa lý của vùng quyết định sự sai khác về tình trạng
nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng và các điều kiện tự nhiên khác của đất đai, ở một
mức độ tương đối lớn, chúng quyết định khả năng sử dụng của đất đai. Vị trí của đất
đai và mức độ thuận lợi, khó khăn, quyết định công dụng tối ưu và hiệu quả sử dụng
đất đai. Do vậy, trong quá trình thực tiễn nên sử dụng theo quy luật tự nhiên, phục
tùng điều kiện tự nhiên, lợi dụng thế mạnh, tận dụng mặt có lợi để có thể đạt tới sử
dụng đất với hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhân tố kinh tế - xã hội: Đây là nhân tố thường có tác dụng quyết định đối
với sử

dụng đất đai. Việc xác định phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu
của xã hội và một mục tiêu kinh tế nhất định. Trong một vùng hoặc trong một nước
thì điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai là cố định, nhưng do điều kiện kinh tế xã
hội khác nhau nên việc khai thác và sử dụng đất đai cũng khác nhau. Chế độ sở hữu
tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng có tác dụng khống chế và
quản lý đối với sử dụng đất đai khác nhau, phương thức và hiệu quả sử dụng đất
cũng không giống nhau. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế cũng làm cho trình độ
sử dụng đất đai phát triển ngày càng cao.
- Nhân tố không gian: Nhân tố không gian của đất đai có đặc tính là không thể thay
thế và cũng không thể dịch chuyển được. Từ đó, việc phân bổ sử dụng đất của con

6


người không thể vượt qua phạm vi giới hạn không gian hiện có. Điều này nói lên
rằng, theo đà phát triển của dân số và kinh tế - xã hội tác dụng hạn chế của không
gian đất đai sẽ thường xuyên xảy ra. Sự cố định bất biến của tổng diện tích đất đai,
không chỉ hạn chế sự mở rộng không gian sử dụng đất, mà còn qui định giới hạn
thay đổi của cơ cấu dùng đất. Do vậy, trong khi tiến hành điều chỉnh cơ cấu sử dụng
đất, cần phải chú ý tới yêu cầu của xã hội đối với loại đất và số lượng đất đai mà sản
xuất cần, đồng thời xác định sức sản xuất và diện tích cần có để đảm bảo sức tải của
đất đai (Lê Xuân Thảo, 2004).
c. Sử dụng đất đai trên Thế giới
-

Diện tích: Tổng diện tích đất đai trên thế giới 133.137 nghìn km
2

2


2

Phân bổ: theo các châu lục (km ): châu Phi 30.312 nghìn km ; châu Mỹ
42.322
2

2

2

nghìn km ; châu Á 31.877 nghìn km ; châu Âu 23.061 nghìn km ; châu Đại Dương
2

8.564 nghìn km (Lê Đức Thịnh và các cộng sự, 2012).
- Tiềm năng đất nông nghiệp: Hiện nay, thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất
cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của hành tinh chúng ta là
lớn, khoảng 3 - 5 tỷ ha. Tuy nhiên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, con người đã
làm hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hàng năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông
nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hóa. Với năng suất trung bình hiện nay để
thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp phải có 0,04 ha đất canh tác trên đầu
người. Như vậy, hàng năm trên thế giới phải khai thác để đưa vào sản xuất nông
nghiệp khoảng 30 triệu ha (Nguyễn Đình Bồng và Lê Thanh Khuyến, năm 2010).
d.

Sử dụng đất đai ở Việt Nam

Theo Bộ TN&MT tổng diện tích tự nhiên của cả nước khoảng 33.095 nghìn ha (tính
đến 01/01/2017), được chia làm các mục đích sử dụng như sau:
Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2017 có 26.226 nghìn
ha, tăng


4.694 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 470 nghìn ha/năm) và
1.404 nghìn ha so với năm 2015 (bình quân tăng khoảng 281 nghìn ha/năm).
Đất phi nông nghiệp: Có 3.705 nghìn ha (tăng 855 nghìn ha so với năm
2010),
chiếm 11,20% diện tích tự nhiên.


7


-

Đất chưa sử dụng: 3.164 nghìn ha, chiếm 9,56% diện tích tự nhiên.

Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm mạnh trong những năm qua (bình quân mỗi
năm 557 nghìn ha), chủ yếu đưa vào mục đích lâm nghiệp cho khoanh nuôi phục
hồi rừng và trồng rừng. Mặc dù, diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh, nhưng hiện
cả nước vẫn còn 3.164 nghìn ha, trong đó: đất bằng chưa sử dụng còn 237 nghìn ha,
phân bố rải rác ở các xã, nhất là khu vực ven sông, ven biển...; đất đồi núi chưa sử
dụng còn 2.633 nghìn ha, phần lớn là đất dốc đã qua sử dụng để canh tác nương rẫy,
chất lượng đất bị suy giảm (Bộ TN&MT, 2010).
1.1.3. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được xem là một đóng góp quan trọng của sự thay
đổi môi trường toàn cầu. Ước tính cho thấy rằng sự thay đổi đất con người đã tác
động đến 40% bề mặt bị đóng băng của trái đất, chủ yếu là do sự chuyển đổi của các
hệ sinh thái tự nhiên cho đất canh tác và đồng cỏ (Foley and DeFries, 2005). Các tác
động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai trên các hệ sinh thái lớn hơn trên các
vùng nhiệt đới, nơi chuyển đổi đất nông nghiệp chủ yếu xảy ra trên vùng đất rừng
còn nguyên vẹn (Gibbs and Ruesch, 2010).

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là kết quả của sự tương tác từ nhiều yếu tố xã hội,
kinh tế và môi trường xảy ra ở nhiều cấp bậc và quy mô không gian (Lambin, and
Geist, 2003). Thay đổi dân số, nông thôn di cư đô thị, mô hình tiêu thụ, sự hiện diện
và hiệu quả của các tổ chức xã hội và các chính sách sử dụng đất là tất cả các ví dụ
về các yếu tố địa phương có thể ảnh hưởng đến các mô hình chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất đai (Morton and DeFries 2006), (Lambin and Turner, 2001). Ngoài ra, biến
đổi khí hậu và biến đổi (ví dụ, hạn hán, bão nhiệt đới) là những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sự thay đổi đất (Grau and Aide, 2008). Từ góc độ khu vực, khu vực
địa lý nhất định dễ bị tác động kết hợp của khí hậu toàn cầu, chính trị - xã hội và các
yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến biến động đất đai (Lambin and Geist, 2003), (O’Brien
and Leichenko, 2000). Ví dụ, bốn trong mười nước có tỷ lệ phá rừng cao nhất từ
năm 1990 đến năm 2000 (3% hoặc hơn mỗi năm) là các quốc đảo (Haiti, St Lucia,
Liên bang Micronesia và Comoros), những tỷ lệ phá rừng có liên

8


quan mở rộng nông nghiệp (đối với thị trường trong nước và quốc tế) và phát triển
cơ sở hạ tầng (ví dụ, đường giao thông, bến cảng, nhà ở và du lịch) (Wilkie and
Eckelmann, 2002), (FAO -UN, 2001). Ngoài ra, các sự kiện khí hậu cực đoan cũng
có thể có tác động rất lớn vào chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai. Ví dụ, ở Samoa,
rừng tự nhiên hầu hết đã bị mất hoặc suy thoái, sản xuất gỗ rừng trồng, tuy nhiên
các đồn điền được nhiều hơn nữa dễ bị lốc xoáy và trong những năm 1990, hơn
90% diện tích rừng trồng của hòn đảo đã bị mất trong trận bão nhiệt đới OFA và Val
(Wilkie and Eckelmann, 2002). Những ví dụ trên minh họa cho tầm quan trọng của
việc phân tích chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai trong bối cảnh các yếu tố tự nhiên
và con người ở quy mô địa phương và toàn cầu.
a. Các nhân tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
- Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong
từng giai đoạn

Mặc dù cơ cấu sử dụng đất mang tính khách quan và tính lịch sử xã hội, nhưng nó
lại chịu sự tác động, chi phối của Nhà nước. Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt
các mục đích sử dụng đất, không quy định cụ thể về cơ cấu sử dụng đất đối với các
ngành song thông qua chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Nhà
nước có sự điều tiết vĩ mô, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển theo định
hướng chung, đảm bảo tính cân đối và đồng bộ của nền kinh tế (Lê Quốc Doanh,
2004).
-

Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của xã hội

Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự hình thành
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
nói riêng. Nhân tố thị trường tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu các loại đất và các
loại hình sử dụng đất, thể hiện như sau:
+ Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sử dụng đất của các ngành
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
+ Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ mục tiêu CNH - HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Tạo sự phân công lao động xã hội, đa dạng hoá ngành nghề

9


ở nông thôn, khuyến khích mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự tăng
trưởng nhanh cho các ngành kinh tế ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.
+
Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trên thị
trường tạo
động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ ở trong
nội bộ từng ngành trở nên bức thiết (Lê Quốc Doanh, 2004).

Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các
ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó không chỉ qui định số lượng mà cả chất lượng các sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển
của các ngành, lĩnh vực ở địa phương và như vậy gián tiếp tác động đến quá trình
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
-

Nhân tố nguồn lực

Nguồn lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc
hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nhất là ở khu vực nông thôn.
+
Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành và chuyển
dịch cơ

cấu kinh tế của vùng đó từ đó góp phần tác động đến cơ cấu sử dụng đất.
+
Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất là một trong những nguồn
lực cơ
bản của quá trình sản xuất, là điều kiện cần thiết để phát triển các ngành kinh tế.
Tuy nhiên tài nguyên đất là hữu hạn, do đó cần tính toán chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đồng thời bảo vệ
môi trường sống cho thế hệ sau.
+ Dân số, sức lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển sử dụng
đất. Dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có ảnh hưởng
lớn đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt đối với nước ta - một
trong những nước đất chật, người đông. Có một nguồn lao động dồi dào thì sẽ có
nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, nhưng nếu tốc độ tăng dân số quá
cao sẽ gây nhiều áp lực cho sử dụng tài nguyên đất.
+

Vốn đầu tư: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất,
quyết
định sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Nhà nước sử dụng
ngân sách để đầu tư phát triển sản xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất


×