Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA TỰ NHIÊN HÀ NỘI
==========o0o==========

VÕ NGỌC HẢI

“NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHIÊM HÓA– TỈNH TUYÊN QUANG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA TỰ NHIÊN HÀ NỘI
==========o0o==========

VÕ NGỌC HẢI

“NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG

ĐẤT NHẰM

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHIÊM HÓA– TỈNH TUYÊN QUANG”

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƯ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Võ Ngọc Hải


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,
sự đóng góp quý báu của các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn TS. Thái Thị Quỳnh Như – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp
tác Quốc tế - Tổng cục Quản lý Đất đai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô

giáo Khoa Địa lý, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Chiêm Hóa đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài tại địa bàn.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình và những người thân, các cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày .....tháng.......năm 2013
Tác giả luận văn

Võ Ngọc Hải


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 2
1.4 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP................... 5
1.1 Đất đai và vai trò của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp ................................ 5
1.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp ............................................ 5
1.1.2 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp .................................... 7
1.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp .................................................. 7
1.2 Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ........................................ 8
1.2.1 Khái niệm, cơ sở khoa học về nông nghiệp ......................................... 8
1.2.2 Quan điểm về phát triển nông nghiệp ................................................. 9
1.2.3 Khái niệm, cơ sở khoa học sản xuất nông nghiệp hàng hóa................. 10
1.2.4 Quan điểm về phát triển nông nghiệp hàng hóa ................................. 15

1.2.5 Các kết quả nghiên cứu về nông nghiệp hàng hóa và phát triển sản xuất
hàng hóa tập trung .................................................................................. 17
1.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................... 20
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến SXNN hàng hóa ..................................................... 22
1.3.1 Hội nhập kinh tế thế giới ................................................................. 22
1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế đất nước ................................................ 23
1.3.3 Tiến bộ KH&CN ............................................................................ 24
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về quy hoạch nông nghiệp hàng hóa trên thế giới ....... 25
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2012 ................... 28
2.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH ............................................................................. 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 28
2.1.2 Thực trạng phát triển KT-XH .......................................................... 35
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2005 – 2010 ............................................................................. 36


Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 .. 41
Bảng 2.3: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2005 ........................ 42
Bảng 2.4: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2012 ........................ 43
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sản lượng lương thực giai đoạn 2005 – 2009 .............. 47
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện một số chỉ số đầu ra ngành chăn nuôi .............. 48
2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ............................................................... 50
2.2..1 Công tác quy hoạch sử dụng đất...................................................... 50
2.2.2 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất ....................................... 50
2.2.3 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................. 51
2.2.4 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai .................................................. 51
2.3 Thực trạng SXNN hàng hóa............................................................................. 51
2.3.1 Trồng trọt ...................................................................................... 52
2.3.2 Chăn nuôi ...................................................................................... 53

2.3.3 Lâm nghiệp.................................................................................... 53
2.3.4 Phát triển nông thôn........................................................................ 54
2.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................................................. 54
2.4.1 Hiệu quả kinh tế ............................................................................. 54
Bảng 2.6. Chi phí sản xuất của một số loại cây trồng chính (tính cho 1 ha) .. 56
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất của một số loại cây trồng chính (tính cho 1 ha) .... 57
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng đất của một số loại cây trồng chính (tính cho 1 ha)

............................................................................................................. 57
2.4.2 Hiệu quả xã hội .............................................................................. 58
của các LUT hiện trạng (tính cho 1 ha) ..................................................... 59
2.4.3 Hiệu quả về môi trường .................................................................. 60
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA – TỈNH TUYÊN QUANG ........................... 62
3.1 Những định hướng chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......... 62
3.1.1 Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH,
SXHH ................................................................................................... 62
3.1.2 Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở xác tiềm năng và hiệu
quả sử dụng đất ...................................................................................... 62


3.1.3 Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh
quốc phòng, xây dựng NTM .................................................................... 63
3.2 Đề xuất phương án quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện
Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 – 2020 ...................................... 63
3.2.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển................................................... 63
3.2.2 Nội dung định hướng hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi
theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung .................................................... 68
Bảng 3.1: Dự kiến Diện tích đất trồng lúa chất lượng cao đến năm 2015 .... 69

Hình 3.1 Cánh đồng lúa chất lượng cao tại xã Hòa An ............................... 70
Bảng 3.3: Dự kiến diện tích đất trồng mía đến năm 2015........................... 71
Hình 3.2 Vùng trồng lạc tập trung tại xã Hòa Phú ...................................... 72
Bảng 3.4: Dự kiến diện tích trồng chuối đến năm 2015 .............................. 74
Hình 3.3 khu trồng chuối tập trung tại xã Kim Bình ................................... 75
Bảng 3.5: Dự kiến tổng năng suất, sản lượng đàn gia súc đến năm 2015 ...... 78
Bảng 3.6: Dự kiến khu chăn nuôi tập trung đến năm 2015 ......................... 79
3.3 Một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất SXNN của huyện
Chiêm Hóa ............................................................................................................ 90
3.3.1 Giải pháp về quản lý sử dụng đất đai ................................................ 90
3.3.2 Giải pháp về lao động- phát triển nguồn nhân lực .............................. 91
3.3.3 Giải pháp về tài chính ..................................................................... 91
3.3.4 Giải pháp về khoa học kỹ thuật ........................................................ 93
3.3.5 Giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................... 93
3.3.6 Các giải pháp khác ......................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 96
1. Kết luận ............................................................................................................ 96
2. Đề nghị ............................................................................................................. 97


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2005 – 2010 ............................................................................ 36
Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 . 41
Bảng 2.3: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2005 ........................ 42
Bảng 2.4: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2012 ........................ 43
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện một số chỉ số đầu ra ngành chăn nuôi ............. 48
Bảng 2.6: Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012

............................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.7: Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012

............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8: Hiện trạng đất chưa sử dụng ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1: Diện tích đất trồng lúa chất lượng cao giai đoạn 2012 - 2015 ..... 69
Bảng 3.2: Quy hoạch mới diện tích đất trồng rau giai đoạn 2012 - 2015

............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Quy hoạch mới diện tích đất trồng mía giai đoạn 2012 – 2015 .... 71
Bảng 3.4: Dự kiến diện tích trồng cây lạc đến năm 2015 .. Error! Bookmark

not defined.
Bảng 3.5: Dự kiến diện tích trồng cây đậu tương đến năm 2015 ................. 78
Bảng 3.6: Dự kiến diện tích trồng cây Khoai lang đến năm 2015 ......... Error!

Bookmark not defined.
Bảng 3.7: Dự kiến diện tích trồng chuối đến năm 2015 .............................. 74
Bảng 3.8: Dự kiến tổng năng suất, sản lượng đến năm 2015 ...................... 78
Bảng 3.9: Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung đến năm 2015 ..................... 79
Bảng 3.10: Diện tích nuôi thả cá đến năm 2015 ........ Error! Bookmark not

defined.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sản lượng lương thực giai đoạn 2005 – 2009 .............. 47


Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết quả thực hiện một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi……..50



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SXNN

Sản xất Nông nghiệp

SXHH

Sản xuất hàng hóa

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NTM

Nông thôn mới

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Là một huyện miền núi, Chiêm Hoá giữ vị trí quan trọng do có địa bàn rộng

lớn, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với tổng diện tích tự nhiên là
127.882,10 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 118.722,05 ha. Trong những
năm qua huyện đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông lâm
nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, bước đầu đã đem lại kết quả
khá toàn diện. Tuy nhiên nền kinh tế của huyện nói chung, kinh tế nông lâm nghiệp
vẫn trong trình trạng phát triển chưa mạnh mẽ; sản xuất nông lâm nghiệp còn mang
tính manh mún, phân tán, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, chưa tạo ra các
vùng chuyên canh SXHH và thị trường tiêu thụ với quy mô lớn, việc ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu quả thấp; sản lượng nông sản có tăng xong
chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tỷ trọng trong chăn nuôi
còn thấp trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa phát huy thế mạnh chăn nuôi đại gia
súc (trâu, bò); đòi hỏi khách quan cần có sự sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi theo hướng khai thác tiềm năng to lớn trong lĩnh vực sản xuất nông lâm
nghiệp, hình thành các vùng SXHH tập trung.
Với điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu... cùng với điều kiện KTXH, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống lịch sử cách mạng thì huyện Chiêm
Hoá có tiềm năng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.
Nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH nói chung, kinh tế nông lâm nghiệp nói
riêng, huyện Chiêm Hoá đã có nhiều chủ trương lớn và chính sách cụ thể, đẩy mạnh
phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh và
tiềm năng kinh tế nông lâm nghiệp.
Giai đoạn 2012 - 2020 huyện đứng trước những thuận lợi hết sức cơ bản, là
huyện có tiềm năng và nguồn lực để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp với khối
lượng nông lâm sản hàng hoá lớn như: Cây lúa, ngô, lạc, đàn trâu, bò, đàn lợn, đàn

1


gia cầm, cây lâm nghiệp... đó là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp
chế biến nông lâm sản.
Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng chuyên

canh tập trung để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững trong những năm tới là vấn
đề cấp bách được ưu tiên giải quyết, đây là chương trình phát triển kinh tế cây trồng
SXHH trọng điểm của huyện nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ dân
phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo trên
dịa bàn huyện Chiêm Hoá. Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển SXNN hàng hóa trên địa bàn
huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển SXNN bền vững.
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng đất nông nghiệp tại địa phương làm cơ sở
khoa học phục vụ mục tiêu phát triển SXNN hàng hóa trên địa bàn huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất quy hoạch hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi tập
trung giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của nền SXNN hàng hóa ở Việt Nam nói chung
và trên địa bàn huyện Chiêm Hóa nói riêng nhằm sử dụng hiệu quả đất sản xuất
nông nghiệp theo hướng đạt hiệu quả cao.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và
công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện, giai đoạn 2005 2012.
- Lựa chọn một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp và một số mô hình sản
xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, bền vững phục vụ cho việc hình thành vùng

2


thâm canh cây trồng, vật nuôi tập trung trên địa bàn huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên
Quang.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện phương án hình thành vùng thâm canh

tập trung trên địa bàn huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 2020.
1.4 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Với điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu ... cùng với điều kiện
kinh tế - xã hội, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống lịch sử cách mạng
thì huyện Chiêm Hoá có tiềm năng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.
Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế nông lâm
nghiệp nói riêng, huyện Chiêm Hoá đã có nhiều chủ trương lớn và chính sách
cụ thể, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
phát huy thế mạnh và tiềm năng kinh tế nông lâm nghiệp.
Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng
chuyên canh tập trung để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững trong những
năm tới là vấn đề cấp bách được ưu tiên giải quyết, đây là chương trình phát
triển kinh tế cây trồng sản xuất hàng hoá trọng điểm của huyện nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ dân phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu
nhập ,góp phần xoá đói, giảm nghèo trên dịa bàn huyện Chiêm Hoá.
Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, phát triển bền vững,
từng bước hiện đại hoá trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao và
công nghệ sạch có khả năng cạnh tranh quốc tế. Trên cơ sở tiếp cận mục tiêu
đánh giá thực trang sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho việc sản xuất hàng
hóa tâp trung tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu :

3


- Phương pháp điều tra khảo sát: được dùng để thu thập tài liệu, số liệu,
thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng sản xuất trên đất nông nghiệp.
- Phương pháp thống kê: phân tích, thống kê các số liệu về cơ cấu diện tích
các loại hình canh tác nông nghiệp.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Từ số liệu, tài liệu thu thập

được phân tích làm rõ thực trạng sản xuất canh tác trên đất nông nghiệp từ đó đưa ra
những định hướng sử dụng đất nông nghiệp và hình thành các vùng chuyên canh
SXNN hàng hóa.
- Phương pháp tham khảo lấy ý kiến chuyên gia: được sử dụng nhằm hoàn
thiện hơn các kết luận, đánh giá và các đề xuất để góp phần xác định, lựa chọn cây
trồng mang lại hiệu quả cao và lựa chọn vị trí, quy mô các vùng chuyên canh
SXNN hàng hóa.
- Phương pháp bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hoá dữ liệu:
được sử dụng để hiển thị, phân tích đánh giá các vùng canh tác đất nông nghiệp.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Đất đai và vai trò của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về đất đai
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện
vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và
sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã
hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn
minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng
trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất
đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các công tình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất
đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con
người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn
tại của chính con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn
bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết. Về mặt thuật

ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định. Theo các nhà khoa học
thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với thổ hay
thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “Đất đai” tương đương với từ
“Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu
là lãnh thổ.
Giả thuyết Trái đất được hình thành như thế nào và có từ bao giờ cũng là vấn
đề con người đã từng dày công nghiên cứu. Sự sống xuất hiện trên Trái đất và tác
động vào nó là một quá trình tiến hóa không ngừng. Theo nghĩa hẹp hơn, từ khi có
sự xuất hiện của con người, con người cùng với sự tiến hóa của mình cũng không
ngừng tác động vào đất (chủ yếu là lớp vỏ địa lý) và làm thay đổi nó một cách nhất

5


định. Theo tiến trình này, con người cũng nhận thức về đất đai một cách đầy đủ
hơn. Ví dụ: “Đất đai là một tổng thể vật chất gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và
không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”; hoặc: “Một vạt đất là một diện tích
cụ thể của bề mặt Trái đất. Xét về mặt địa lý, có những đặc tính tương đối ổn định
hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ có thể dựa đoán được của sinh quyển
theo chiều thẳng đứng phía trên và phía dưới của phần mặt đất này. Nó bao gồm các
đặc tính của phần không khí, thổ nhưỡng địa chất, thủy văn, cây cối, động vật sinh
sống trên đó và tất cả các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của con người ở
chừng mực mà những đặc tính đó có ảnh hưởng tới sử dụng vạt đất này trước mắt
và trong tương lai” (Brink man và Smyth, 1976). Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và
phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới
bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm
tích sát bề mặt cùng với nước ngầm vá khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động
thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá
khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường

sá, nhà cửa...)” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm
khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước
ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là
sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai
trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống
của xã hội loài người.
1.1.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp và lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp; đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng,
đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để
phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp.

6


Từ định nghĩa trên chúng ta có thể chia đất nông nghiệp thành những loại sau:
- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (các loại cây có thời gian canh tác dưới
1 năm).
- Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (có thời gian sinh trưởng và tồn tại từ 1
năm trở lên).
- Đất đồng cỏ và đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
- Đất có mặt nước sử dụng vào mục đích nông nghiệp là đất có mặt nước nuôi
trồng thủy sản: Nuôi tôm, cá, cua, ếch, ba ba, rùa và các loại động vật thủy sản khác.
- Rừng đặc dụng.
- Rừng sản xuất.
- Rừng phòng hộ đầu nguồn.
1.1.2 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao

động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho
con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm
lao động của con người. Đất đai có thể được coi như một yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp đất đai vừa là cơ sở nền
móng, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
để tạo ra sản phẩm nông nghiệp.
1.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Tận dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ
thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoá cao, tăng
sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá,
sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh
toàn diện và liên tục.

7


Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng hoá
hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Chú ý đầu tư có trọng điểm để tạo ra các vùng kinh tế làm động lực lôi cuốn
nhưng không lãng quên đầu tư diện rộng nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
1.2 Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
1.2.1 Khái niệm, cơ sở khoa học về nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ,
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi

những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm
cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng
và vật nuôi.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước,
đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông
nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành
như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
* Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của
mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
* Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc

8


trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng
hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo giống, nghiên cứu các giống
mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích
thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên
trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu
nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật
nuôi.
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại
sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho
các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực
phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông,

sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây cảnh,
sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo
giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá,
cocaine..). Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp.
Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất
trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.
1.2.2 Quan điểm về phát triển nông nghiệp
Theo Đường Hồng Dật (1994) [1], trên con đường phát triển nông nghiệp,
mỗi nước chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau,
nhưng phải giải quyết các vấn đề chung sau:
- Không ngừng nâng cao năng suất chất lượng nông sản, nâng cao năng suất
lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học vào quá trình phát
triển nông nghiệp. Chiều hướng chung là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư
nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức.

9


- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường
Từ những vấn đề chung nêu trên mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông
nghiệp khác nhau, có thể chia thành 2 hướng:
+ Nông nghiệp công nghiệp hoá: dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật,
hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp.
+ Nông nghiệp sinh thái: nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên,
có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao.
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là
một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ

gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững,
lâu dài.
Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng
vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau[2].
Thay đổi giống có tiềm năng năng suất cao.
Tăng đầu tư bên ngoài: Sử dụng nhiều nước, nhiều phân hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật.
- Xu thế chung của sản xuất nông nghiệp hiện nay là: Thay đổi cách quản lý
cây trồng đất, nước và dinh dưỡng; cụ thể giảm đầu tư và giảm giá thành sản xuất:
ví dụ giảm giống, giảm nước, giảm đầu tư phân bón nhưng vẫn tăng thu nhập cho
người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tăng quá trình biến đổi sinh học đất.
- Tại Việt Nam đáp ứng xu hướng trên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã đưa ra chiến lược 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất hàng hóa.
1.2.3 Khái niệm, cơ sở khoa học sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi quốc
gia [5]. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của sản xuất công

10


nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn, nông nghiệp chỉ chiếm
một phần nhỏ, nhưng những khó khăn, trở ngại trong nông nghiệp đã gây ra không
ít những xáo động trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung [4]. Để nông nghiệp có thể thực hiện
vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi nông nghiệp phát
triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc.
Cuộc toạ đàm “Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha và hộ 50 triệu
đồng/năm ở vùng đồng bằng sông Hồng” do Ban kinh tế Trung ương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình và báo
Nhân Dân phối hợp tổ chức tháng 5/2003 ở Thái Bình, nhằm bước đầu nhận thức ra

những thành tựu, bài học kinh nghiệm, cũng như những khó khăn thách thức và
những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để có giải pháp chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn giúp
đỡ những người nông dân trong phát triển sản xuất hàng hoá.
Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, hai mươi năm
nay, hàng nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhiều mặt hàng
nằm trong tốp đứng đầu thế giới (Gạo mỗi năm xuất khẩu 4,5-5 triệu tấn, cà phê
6.000 tấn, hồ tiêu 100.000 tấn, hạt điều chế biến 50.000 tấn...). Gia nhập WTO, Việt
Nam có một sân chơi khổng lồ cho nông nghiệp phát triển. Do đó phải tuân thủ
“luật chơi”. Vào WTO, trong vòng 5-7 năm, thuế nhập khẩu bình quân giảm từ
17,4% xuống còn 13,4% ; riêng hàng nông sản trong 5 năm tới thuế nhập khẩu giảm
từ 23,5% hiện xuống còn 20,9%. Hiện nay chúng ta trồng cây gì, nuôi con gì cũng
nhỏ lẻ thiếu tập trung. Vậy chúng ta phải nhanh chóng đổi mới nền nông nghiệp để
đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đảm bảo chất lượng. Con đường tất yếu để
phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay là phải chuyển từ sản xuất nhỏ tự cấp tự túc
sang sản xuất hàng hoá.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 1995 của Việt Nam là 1,3 tỉ USD,
03 tháng đầu năm năm 2011 đã đạt 5,9 tỉ USD. So với Thái Lan, Malaixia,
Philippin - các nước có tiềm năng tương tự Việt Nam, họ đã đạt và vượt mức này từ

11


lâu. Malaixia đạt kim ngạch xuất khẩu 14 tỉ USD từ năm 1986, Thái Lan đạt 10 tỉ
USD năm 1987, Philippin năm 1992. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan,
Malaixia, Philippin đều lớn hơn Việt Nam.
Ở Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tới 30-40% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước [8]. Một số mặt hàng tăng trưởng cả về số lượng và kim
ngạch xuất khẩu như cà phê 7% về lượng và 56% về kim ngạch xuất khẩu, cao su
tăng lần lượt là 45% và 121%...[6].
Tuy có những đóng góp tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng

nhìn chung, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá Việt
Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó làm cho nông
sản hàng hoá khó tiêu thụ, ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập của người sản xuất.
Lượng nông sản xuất khẩu được năm 2005 cao hơn năm 2004, nhưng hầu như đều
bị giảm giá. Mặc dù đạt kết quả khả quan song bước tăng trưởng chưa bền vững,
sâu bệnh hại lúa và mạ như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, bệnh đạo ôn
vẫn có xu hướng tăng nhanh. Dịch bệnh cúm gia cầm vẫn có nguy cơ tái phát trở
lại, việc nâng cao chất lượng nông sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được
đặc biệt chú trọng. Diện tích đất canh tác hiện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt
công tác dồn điền, đổi thửa gặp phải nhiều khó khăn đã hạn chế phát triển nông
nghiệp hàng hoá. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gieo trồng chưa
được phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, khả năng đầu tư số vốn lớn để phát triển các mô
hình có quy mô lớn còn hạn chế... Theo Đặng Kim Sơn (2001) [8], một trong những
nguyên nhân của việc xuất khẩu hàng hoá sụt giảm là “Vì chúng ta chưa có tập quán
sản xuất nông nghiệp chất lượng cao để cạnh tranh với thị trường thế giới”. Mặt
khác, số đông nông dân còn thiếu những hiểu biết về thị trường, thiếu năng lực, bản
lĩnh và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá. Do đó, sản xuất
hàng hoá phần nhiều mang tính tự phát, thiếu ổn định và thiếu định hướng thị
trường.

12


Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với phát triển nông nghiệp hiện nay là phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có định hướng và thị trường ổn định.
Muốn vậy chúng ta cần phải có hệ thống sản xuất đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế [7].
Sản xuất hàng hoá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế xã hội, tự nhiên,
môi trường, do đó khả năng rủi ro trong sản xuất là không thể tránh khỏi. Mặt khác
chúng ta chưa hình thành một nền nông nghiệp hàng hoá theo đúng nghĩa cũng như
chưa có công nghệ để giải quyết vấn đề này. Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất

hàng hoá là sự tiến hoá hợp quy luật, đó là quá trình chuyển nông nghiệp truyền
thống, manh mún, lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại. Sản xuất hàng hoá là quy
luật khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản
xuất của xã hội đó [10]. Theo V.I. Lênin thì nguồn gốc của sản xuất hàng hoá là sự
phân công lao động xã hội [9]. Vì thế phân công lao động xã hội càng sâu sắc thì
sản xuất hàng hoá càng phát triển.
Nền sản xuất hàng hoá có đặc trưng là dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hoá của người lao động cao. Đó là nền
sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, được hình thành trên cơ sở khai
thác tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng. Vì thế nó là nền nông nghiệp
có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hàng hoá nhiều với nhiều chủng loại phong phú
và có chất lượng cao.
Đưa nông nghiệp sang phát triển hàng hoá là quá trình lâu dài và đầy những
khó khăn phức tạp, cần phải gắn liền với việc hình thành các vùng sản xuất tập
trung chuyên canh và thâm canh ngày càng cao và phải gắn nông nghiệp với lâm
nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và được thực hiện thông qua việc phân
công lại lao động, xã hội hoá sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiến bộ mới vào sản
xuất.
Vậy sản xuất hàng hoá là gì?
- Đối với hộ nông dân, những sản phẩm được đưa bán ra ngoài thì gọi là sản
phẩm hàng hoá [11]

13


- Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hoá sản xuất được bán ra thị
trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên
50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hoá) [3].
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động dùng để trao đổi [12]. Sản xuất hàng
hoá là sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó có phần giá trị

thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô [11].
Nền kinh tế thị trường ra đời làm nảy sinh mối quan hệ cung cầu trên thị
trường. Đối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng “cung” cho thị trường là các loại
nông sản phẩm... còn “cầu” cho nông nghiệp là các yếu tố đầu vào như phân bón,
thuốc trừ sâu... Hiện nay, nếu chủ hộ không chuyên môn hoá cao trong việc sản
xuất kinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản
xuất cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình mà không có sản phẩm đem ra bán ở
thị trường, hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và sẽ không
có tích luỹ để đề phòng rủi ro. Trong sản xuất hàng hoá rủi ro về thị trường luôn là
mối lo ngại nhất của người sản xuất.
Theo Nguyễn Duy Bột (2001) [3], thị trường và hoạt động tiêu thụ nông sản
phẩm ở nước ta nổi lên một số vấn đề sau:
- Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thường bị tồn đọng, nhất là vào thời vụ
thu hoạch.
- Trong tất cả các kênh phân phối liên quan đến sản xuất nông nghiệp đều có
sự tham gia rất phổ biến của tư thương. Phân phối qua nhiều khâu trung gian đã làm
chậm quá trình lưu thông sản phẩm, thậm chí gây ách tắc dẫn đến tồn đọng giả tạo.
- Hệ thống kinh doanh thương mại Nhà nước đang lâm vào thế lúng túng.
Thị trường đầu ra không ổn định gây khó khăn thường xuyên cho nông nghiệp trong
việc bao tiêu sản phẩm và bao cung vật tư sản xuất.
- Đối với nông dân, trong sản xuất nông nghiệp vẫn phổ biến là “bán cái
mình có chứ không phải bán cái thị trường cần”, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ
yếu sử dụng cái sẵn có chứ chưa chủ động khai thác các yếu tố của nền kinh tế thị

14


trường.
Từ những vấn đề trên cho thấy: xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
là hướng đi đúng, là sự vận động phát triển phù hợp quy luật. Vì vậy, tìm kiếm thị

trường, và những giải pháp sản xuất và đầu tư hợp lý để sản xuất nông nghiệp theo
hướng hàng hoá có hiệu quả cao, ổn định là rất cần thiết.
1.2.4 Quan điểm về phát triển nông nghiệp hàng hóa
Theo Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001) [8], khi nghiên cứu sự
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á cho thấy:
- Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp
theo hướng tập trung phát triển ngành hàng dựa vào lợi thế và cải tổ để đương đầu
với những thách thức mới của thế kỷ XXI.
+ Thái Lan: phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp
và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường
và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.
+ Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao để xuất
khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao.
Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài
nguyên của từng địa phương.
+ Inđônêxia: hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thế
như: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ.
+ Philippin: Phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canh gắn
với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị. Tăng cường đầu
tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông. Thay đổi chiến
lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh.
Ở Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng
trưởng kinh tế trong nông nghiệp: năm 1990-1992 tăng 4,21%, GTSX nông nghiệp
tăng 5,83%, trong đó trồng trọt tăng 5,88%, chăn nuôi tăng 5,98%. Năm 1999, cơ

15


×