Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

ĐỖ XUÂN THUẤN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

ĐỖ XUÂN THUẤN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ


Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Môi trường


60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Yêm

Xác nhận học viên đã chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Trần Yêm

thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Trần Văn Thụy

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
PGS.TS. Trần Yêm, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi
hoàn thành chƣơng trình học và bản luận văn này.
Chi cục bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thái Bình, Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh
Thái Bình, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thái Thụy, Ủy ban nhân dân
các xã Thái Thƣợng, Thái Đô, Thụy Trƣờng, Thụy Xuân và Thụy Hải đã giúp tôi
trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành nhất tới gia

đình, bạn bè, và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian
qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Ngƣời thực hiện

Đỗ Xuân Thuấn

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 3
Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................... 4
1.1. Tổng quan về đất ngập nƣớc........................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm đất ngập nƣớc......................................................................... 4
1.1.2. Hệ thống phân loại ĐNN.......................................................................... 4
1.1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái ĐNN................................................................ 10
1.1.4. Các bên liên quan và sự tham gia trong bảo tồn.....................................11
1.2. Tổng quan về một số mô hình liên quan đến quản lý và sử dụng hợp lý đất
ngập nƣớc............................................................................................................ 12

1.2.1. Các tiếp cận liên quan đến quản lý, sử dụng ĐNN.................................12
1.2.2. Các mô hình liên quan đến sử dụng hợp lý ĐNN trên thế giới...............12
1.2.3. Các mô hình liên quan đến sử dụng hợp lý ĐNN tại Việt Nam..............15
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu................................................................ 18
1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình................18
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình...................20
Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......23
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 23
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 23
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.................................. 23
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế................................................................ 23
2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia........................................................................ 24

ii


Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 25
3.1. Các yếu tố tác động tới hiệu quả và chất lƣợng quản lý, bảo tồn, khai thác
và sử dụng đất ngập nƣớc khu vực huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình................. 25
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................... 25
3.1.2. Các đặc điểm kinh tế, xã hội................................................................... 36
3.2. Diễn biến ĐNN khu vực huyện Thái Thụy tầm nhìn đến năm 2020.............52
3.2.1. Các kiểu ĐNN huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.................................... 52
3.2.2. Các dịch vụ sinh thái huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình..........................53
3.2.3. Diễn biến ĐNN 05 xã ven biển huyện Thái Thụy tầm nhìn đến
năm 2020.......................................................................................................... 55
3.3. Định hƣớng sử dụng hợp lý đất ngập nƣớc ở huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình...................................................................................................... 61

3.3.1. Sử dụng ĐNNVB để phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản..............61
3.3.2. Sử dụng ĐNNVB để phát triển du lịch................................................... 62
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất ngập nƣớc
ở Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình.................................................................... 71
3.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp...................71
3.4.2. Các giải pháp quản lý............................................................................. 71
3.4.3. Các giải pháp công nghệ......................................................................... 72
3.4.4. Các điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 75

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị sản xuất huyện Thái Thụy qua một số năm..................................20
Bảng 1.2. Dân số, lao động của huyện Thái Thụy năm 2013.................................. 21
Bảng 3.1. Đặc trƣng dòng chảy ven bờ huyện Thái Thụy....................................... 27
Bảng 3.2. Biến động lƣợng mƣa............................................................................ 27
Bảng 3.3. Diện tích rừng ngập mặn 5 xã ven biển huyện Thái Thụy.......................31
Bảng 3.4. Số lƣợng các loài, chi và họ đã biết ở huyện Thái Thụy.........................32
Bảng 3.5. Số lƣợng loài thực vật tìm thấy trong thảm thực vật RNM ven biển
thuộc huyện Thái Thụy............................................................................................ 32
Bảng 3.6. Số loài thuỷ sinh vật đã biết và số loài kinh tế ở 05 xã ven biển.............33
Bảng 3.7. Kết quả phân tích các mẫu nƣớc biển ven bờ huyện Thái Thụy.............35
Bảng 3.8. Dân số, lao động của huyện và 5 xã ven biển năm 2013.........................36
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp 5 xã huyện
Thái Thụy qua một số năm...................................................................................... 38
Bảng 3.10. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng huyện Thái Thụy qua
một số năm.............................................................................................................. 40

Bảng 3.11. Giá trị ngành thƣơng mại – dịch vụ trên địa bàn 05 xã ven biển...........41
Bảng 3.12. Hiện trạng sử dụng đất các xã ven biển huyện Thái Thụy năm 2013....57
Bảng 3.13. Dự báo diễn biến đất ngập nƣớc xã Thụy Trƣờng đến năm 2020.........60
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế theo phƣơng thức nuôi trồng thủy sản tại khu vực
nghiên cứu............................................................................................................... 61
Bảng 3.15. Khuyến nghị về phƣơng thức tổ chức một tour sinh thái......................67

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí 05 xã ven biển huyện Thái Thụy........................................... 30
Hình 3.2. Rừng ngập mặn tại xã Thái Đô................................................................ 31
Hình 3.3. Cơ cấu ngành nông nghiệp 05 xã huyện Thái Thụy năm 2013................39
Hình 3.4. Giá trị ngành công nghiệp – xây dựng trên địa bàn 05 xã huyện
Thái Thụy................................................................................................................ 41
Hình 3.5. Bãi biển ở Cồn Đen................................................................................. 69
Hình 3.6. Hệ thực vật ở Cồn Đen............................................................................ 69
Hình 3.7. Dự án du lịch sinh thái ở Cồn Đen.......................................................... 70

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BBVB


Bãi bồi ven biển

BTC

Bán thâm canh

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nƣớc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HST

Hệ sinh thái



Lao động


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

RNM

Rừng ngập mặn

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất ngập nƣớc (ĐNN) có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, từ vùng ẩm nhiệt
đới đến các vùng ôn đới và chiếm diện tích khoảng 6% bề mặt trái đất, nghĩa là
2

khoảng 8,6 triệu km . ĐNN có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng
đồng dân cƣ. Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới ở các vùng cửa sông ven biển
và xung quanh các thủy vực nội địa. ĐNN còn là nơi sinh sống của một số lƣợng
lớn các loài động và thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Ở Việt Nam, ĐNN rất đa dạng với diện tích xấp xỉ 5.810.000 ha, chiếm

khoảng 8% diện tích toàn bộ các vùng ĐNN của Châu Á. ĐNN Việt Nam gồm 2
nhóm: ĐNN nội địa và ĐNN ven biển. ĐNN ven biển phân bố rộng khắp chiều dài
bờ biển Việt Nam bao gồm rừng ngập mặn (RNM), ĐNN cửa sông, bãi triều, đầm

phá và vùng biển có độ nƣớc sâu không quá 6 m khi triều kiệt. Tuy nhiên, ĐNN của
thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam đang bị suy giảm khá mạnh cả về chất và lƣợng do
nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân do các tác động của các
hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của con ngƣời cũng nhƣ ảnh hƣởng của các
yếu tố tự nhiên.
ĐNN thƣờng rất nhạy cảm với các hoạt động của con ngƣời và các tác động
của thiên nhiên. Do đó, việc quản lý ĐNN một cách hợp lý, sao cho vừa sử dụng
những tài nguyên của ĐNN để phục vụ cuộc sống của ngƣời dân và cho xã hội
nhƣng vẫn duy trì đƣợc các chức năng và thuộc tính của ĐNN đang trở thành mối
quan tâm của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và ban hành các quyết
định liên quan đến ĐNN.
Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, là huyện giáp biển
2

với bờ biển dài 27 km và hàng chục nghìn km lãnh hải, có 3 cửa sông lớn (cửa
Diêm Hộ, cửa Trà Lý và cửa Lân) hàng năm đổ ra biển một lƣợng lớn phù sa, vùng
biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú. Khu vực ĐNN huyện Thái
Thụy có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế địa phƣơng, bảo tồn đa
dạng sinh học (ĐDSH), bảo vệ môi trƣờng (BVMT) và phòng tránh thiên tai.

1


Khu vực đất ngập nƣớc huyện Thái Thụy có sự đa dạng về tài nguyên; các
hệ sinh thái (HST) đặc thù, sự đa dạng về thành phần loài cao. Chính vì vậy, các
nguồn tài nguyên của khu vực huyện Thái Thụy đang đƣợc đẩy mạnh khai thác
phục vụ phát triển kinh tế nhƣ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản và du lịch.
Tuy nhiên, hiện nay ĐNN khu vực huyện Thái Thụy đang đối mặt với nhiều
thách thức trong việc khai thác, sử dụng và quản lý ĐNN. Sức ép của sự gia tăng
dân số, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và sự suy thoái tài nguyên, môi

trƣờng do khai thác quá mức đang ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến diện tích,
chức năng, giá trị và dịch vụ cũng nhƣ chất lƣợng của ĐNN tại khu vực này. ĐNN
ven biển huyện Thái Thụy còn chịu nhiều tác động mạnh mẽ từ các quá trình, hiện
tƣợng và tai biến thiên nhiên. Ngoài ra, việc sử dụng ĐNN trong khu vực huyện
Thái Thụy cho nhiều mục đích phát triển kinh tế vẫn diễn ra manh mún, thiếu quy
hoạch đồng bộ, hệ thống.
Nhu cầu thực tế đặt ra đối với quản lý ĐNN cần phải có những cách tiếp cận
mới, phù hợp và hiệu quả. Bảo tồn theo cách truyền thống vẫn tỏ ra chƣa thực sự
hiệu quả, thực tế cho thấy ĐDSH vẫn đang bị suy giảm; hoạt động khai thác, sử
dụng ĐNN vẫn chƣa đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ; vai trò của các cơ quan
chức năng chƣa hoạt động đủ mạnh. Khi mà hiệu quả khai thác kinh tế thấp, nhu
cầu khai thác tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên đã suy giảm, thì các hoạt động
phát triển sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng.
Câu hỏi đặt ra cho việc quản lý ĐNN ở đây là làm thế nào để sử dụng ĐNN,
sao cho vừa khai thác hợp lý những tài nguyên của ĐNN để phục vụ cuộc sống của
ngƣời dân địa phƣơng nhƣng vẫn duy trì đƣợc các chức năng và thuộc tính của
ĐNN. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và
bảo tồn ĐNN là cần thiết, vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng
đất ngập nƣớc ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng
hợp lý ” góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và khai thác tài nguyên
ĐNN khu vực huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên
ĐNN ở huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái bình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan, phân tích, đánh giá và hệ thống hoá các nội dung liên quan đến


sử dụng và bảo tồn ĐNN trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá và xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả

và chất lƣợng quản lý, khai thác và sử dụng ĐNN ở huyện Thái Thụy.
- Dự báo diễn biến ĐNN tại khu vực huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn ĐNN khu vực

huyện Thái Thụy.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn nghiên cứu các luận cứ lý thuyết và thực tiễn về sử dụng hợp lý
ĐNN, các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả quản lý, bảo tồn, khai thác
và sử dụng tài nguyên ĐNN tại những vùng ĐNN đặc trƣng thuộc huyện Thái
Thụy, trên cơ sở phân tích này đề xuất đƣợc các giải pháp sử dụng hợp lý ĐNN tại
huyện Thái Thụy.
- Luận văn xác định và đánh giá sự tham gia của các bên liên quan đặc biệt là

vai trò của cộng đồng địa phƣơng tại huyện Thái Thụy.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp sử dụng hợp lý ĐNN có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho
các nhà quản lý địa phƣơng, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý và
bảo tồn ĐNN tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

3


Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU 1.1. Tổng quan về đất ngập nƣớc

1.1.1. Khái niệm đất ngập nước
Đất ngập nƣớc (ĐNN) rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành
quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới. ĐNN đã và đang bị suy
thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay ngƣời ta đã nhận biết đƣợc các
chức năng và giá trị to lớn của chúng (Mitsch và Gosselink, 1986&1993; Dugan,
1990; Keddy, 2000).
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 định nghĩa về ĐNN (Mitsch and
Gosselink, 1986 & 1993; Dugan, 1990). Nhiều tài liệu ở các nƣớc nhƣ Canada,
Hoa Kỳ và Úc (Zoltai, 1979), (33 CFR323.2 (c); 1984) (trong Hoàng Văn Thắng,
1995), Uỷ ban ĐNN của Liên Hiệp Quốc (UN Committee on Characterization of
Wetlands, 1995) (trong Vũ Trung Tạng, 2004) v.v... đã định nghĩa về ĐNN theo
nhiều mức độ và mục đích khác nhau.
Định nghĩa về ĐNN của Công ƣớc RAMSAR (Công ước về các vùng ĐNN
có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước Convention on wetland of intrenational importance, especially as waterfowl
habitat) có tầm khái quát và bao hàm nhất. Theo định nghĩa này, ĐNN là: "Các
vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường
xuyên hay tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn,
kể cả các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều thấp đều là
các vùng đất ngập nước" (Điều 1.1.Công ƣớc Ramsar, 1971).
1.1.2. Hệ thống phân loại ĐNN
1.1.2.1. Phân loại ĐNN trên thế giới
a) Phân loại hiện hành của Hoa Kỳ - Kiểm kê ĐNN quốc gia
Phân loại đƣợc sử dụng trong kiểm kê các ĐNN và các nơi cƣ trú nƣớc sâu
của Hoa Kỳ tập trung vào mô tả các nhóm phân loại sinh thái học, sắp xếp chúng
thành một hệ thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị cho các đơn
vị thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các khái niệm và các thuật ngữ.

4



Phân loại này đƣợc dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về mặt phân loại
học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật. Mức rộng nhất là hệ thống:
Sự phức tạp của các ĐNN và các nơi cƣ trú nƣớc sâu mà chúng cùng có ảnh hƣởng
của các nhân tố thuỷ lực, địa mạo, hóa học hay sinh học”.
1. Biển
2. Cửa sông
3. Ven sông
4. Hồ
5. Đầm
6. Các hệ thống phụ bao gồm:

1. Bán thuỷ triều
2. Gian triều
3. Thủy triều
4. Dưới triều
Lớp ĐNN cụ thể hay nơi cƣ trú nƣớc sâu mô tả sự xuất hiện nói chung của
hệ sinh thái cả dƣới dạng thực vật ƣu thế và cả kiểu dạng chất nền. Khi độ che phủ
của thảm thực vật vƣợt quá 30% thì lớp thảm thực vật đƣợc sử dụng (ví dụ, ĐNN
cây bụi – bụi). Nếu nhƣ chất nền bị che phủ bởi thảm thực vật nhỏ hơn 30% thì khi
đó lớp chất nền đƣợc sử dụng (ví dụ nền đáy không đƣợc vững chắc).
b) Phân loại ĐNN của công ƣớc Ramsar

Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ƣớc Ramsar (1971) đã phân ĐNN
thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp.
Trong quá trình thực hiện Công ƣớc và thực tiễn áp dụng vào các vùng và
các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B
của Công ƣớc Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là: 1) ĐNN ven biển và
biển (11 loại hình); 2) ĐNN nội địa (16 loại hình); và 3) ĐNN nhân tạo (8 loại hình)
(Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng cộng 35 loại hình. Cũng theo
Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã đƣợc

xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây, hệ thống
phân loại ĐNN đã đƣợc xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu.
5


c) Hệ thống phân loại ĐNN của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN

wetland classification, Dugan, 1999)
Hệ thống phân loại này thể hiện quan điểm sinh thái phát sinh, đã hình thành
các đơn vị sơ cấp và các đơn vị thứ cấp. Có bốn cấp phân vị, cấp một dựa vào
đặc trƣng của nƣớc để chia thành nhóm các dạng ĐNN mặn (1) và nhóm các dạng
nƣớc ngọt (2), nhƣng nhóm ba (3) lại dựa vào hiện trạng sử dụng đất để hình thành
các loại ĐNN nhân tạo. Đơn vị phân loại ở cấp hai trong nhóm (1) và nhóm (2) dựa
vào yếu tố độ sâu ngập nƣớc và địa mạo để phân chia đơn vị cấp 3; ở đơn vị
cấp 3 thì dựa vào hiện trạng đất đai và sử dụng đất để chia thành các loại ĐNN.
Sau đó dựa vào hiện trạng sử dụng đất để chia thành các dạng ĐNN cấp bốn.
1.2.2.2. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc phân loại ĐNN đƣợc khởi xƣớng và áp dụng vào năm

1989 gồm D. Scott và Lê Diên Dực (Mai Đình Yên, 2002). Đến nay, đã có một số
công trình nghiên cứu và áp dụng về phân loại ĐNN của Việt Nam (Phan Nguyên
Hồng và cs., 1997; Lê Diên Dực, 1998a; Nguyễn Chu Hồi và cs, 1999; Nguyễn
Ngọc Anh và cs, 1999; Bộ KHCN&MT, 2001; Nguyễn Chí Thành và cs, 1999,
2002; 2002; Vũ Trung Tạng, 2004ab, Hoàng Văn Thắng, 2005). Các công trình này
dựa chủ yếu vào hệ thống phân loại của Công ƣớc Ramsar và chỉ dừng lại ở mức
nêu ra những vùng ĐNN mà chƣa hoặc ít đƣa ra các yếu tố để “xác định ranh giới”
cũng nhƣ “phân biệt” giữa các loại hình ĐNN (Nguyễn Chí Thành và cs., 2002). Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004) cũng đã đƣa ra hệ thống phân loại tiêu
chuẩn ngành với 2 hệ thống, 6 hệ thống phụ, 12 lớp, và 69 lớp phụ.
Theo luật đất đai năm 2013, không có danh mục về “đất ngập nƣớc”. Trong

luật này, ĐNN đƣợc hiểu là “đất trồng lúa nƣớc”, “đất làm muối”, “đất nuôi trồng
thủy sản”, “đất rừng đặc dụng là các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
ĐNN”, “đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng”. Từ năm 1989
đến nay, diện tích một số loại ĐNN có diện tích tăng lên nhƣ: các vƣờn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên (Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, Vƣờn quốc gia U Minh
Thƣợng, Vƣờn quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng,
Vƣờn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Vƣờn quốc gia Núi Chúa…).

6


a) Công ƣớc Ramsar và phân loại đất ngập nƣớc của Việt Nam/ Cục Bảo vệ

Môi trƣờng
Theo dự thảo Chiến lƣợc Đất ngập nƣớc Việt Nam của Cục Môi trƣờng
(thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng), các kiểu đất ngập nƣớc đƣợc liệt
kê và mô tả bao gồm: 1) Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp;
2) Các vùng cửa sông, châu thổ; bãi triều; 3) Những vùng bờ biển có đá, vách đá,
bãi cát hay bãi sỏi; 4) Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn; 5) Những đầm phá
ven biển dù là nƣớc mặn hay nƣớc lợ; 6) Ruộng muối (nhân tạo); 7) Ao nuôi trồng
thủy sản; 8) Sông suối và hệ thống thoát nƣớc nội địa; 9) Đầm lầy ven sông; đầm
lầy nƣớc ngọt; 10) Hồ chứa nƣớc tự nhiên; hồ chứa nƣớc nhân tạo;
11) Rừng ngập nƣớc theo mùa (nhƣ rừng Tràm); 12) Đất cầy cấy ngập nƣớc, đất

đƣợc tƣới tiêu; 13) Bãi than bùn (Nguồn: Chiến lƣợc đất ngập nƣớc Việt Nam,
2000).
Năm 2001, Cục Môi trƣờng (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng) đã
công bố tài liệu “Các vùng ĐNN có giá trị đa dạng sinh học và môi trƣờng của Việt
Nam”. Trong tài liệu này, những ngƣời biên soạn đã đƣa ra một bảng phân loại
ĐNN tạm thời để tham khảo dựa trên cách phân loại ĐNN của Ramsar

(Classification System for “Wetland Types”). Kèm theo là danh sách 68 khu ĐNN
đã đƣợc kiểm kê theo tiêu chí có giá trị cao về đa dạng sinh học và bảo vệ môi
trƣờng của Việt Nam.
Bảng phân loại ĐNN của Cục Môi trƣờng gồm có 39 loại hình ĐNN
(wetland type). Hệ thống phân loại này dựa vào Hệ thống phân loại các vùng ĐNN
(Classification System for "Wetland Type") của Ramsar đã đƣợc chấp nhận trong
Bản khuyến nghị 4.7 (Recommendation 4.7) và đã đƣợc sửa đổi trong Nghị quyết
VI.5 của Hội nghị Cam kết giữa Các bên Tham gia. Nhƣng hệ thống phân loại này
đã đƣợc lƣợc bỏ một số kiểu ĐNN không có ở Việt Nam.
b) Phân loại/ Kiểm kê đất ngập nƣớc của Lê Diên Dực (1989)
Hệ thống phân loại đất ngập nƣớc này dựa trên hệ thống phân loại của công
ƣớc Ramsar (1971). Theo hệ thống phân loại này Việt Nam có 20 loại đất ngập
nƣớc nhƣ sau:

7


1. Các vịnh nông từ 6m trở lại khi triều thấp;
2. Các vùng cửa sông, châu thổ;
3. Những đảo nhỏ xa bờ;
4. Những vùng bờ biển có đá, vách đá ven biển;
5. Những bãi biển dù là cát hay là sỏi;
6. Những bãi triểu dù là bùn hay là cát;
7. Vùng đầm lầy có rừng ngập mặn;
8. Những đầm phá ven biển dù là nƣớc lợ hay nƣớc mặn;
9. Những ruộng muối;
10. Ao tôm, cá;
11. Sông suối chảy chậm dƣới mức trung bình;
12. Sông suối chảy nhanh trên mức trung bình;
13. Đầm lầy ven sông;

14. Hồ nƣớc ngọt;
15. Ao nƣớc ngọt (< 8 ha), đầm lầy nƣớc ngọt;
16. Ao nƣớc mặn, những hệ thống thoát nƣớc nội địa;
17. Đập chứa nƣớc;
18. Rừng ngập nƣớc, đất đƣợc tƣới tiêu;
19. Đất cày cấy ngập nƣớc, đất đƣợc tƣới tiêu;
20. Bãi than bùn.

Đây là công trình phân loại ĐNN đầu tiên của Việt Nam do PGS.TS. Lê Diên
Dực chủ trì đã đƣợc hoàn thành năm 1989. Tác giả và các cộng sự đã tiến hành điều
tra, kiểm kê, mô tả các vùng ĐNN tiêu biểu của Việt Nam dựa trên khái niệm về
ĐNN của Công ƣớc Ramsar (Lê Diên Dực, Kiểm kê ĐNN Việt Nam, Trung tâm
Tài nguyên và Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1989). Có 42 vùng
ĐNN đã đƣợc mô tả trong tài liệu này.
Tuy nhiên, đây là một tài liệu mang tính kiểm kê (wetland inventory) nhiều
hơn tính phân loại (wetland classification). Trong bối cảnh những quan niệm và
nhận thức về ĐNN của Việt Nam những năm đầu tham gia Công ƣớc Ramsar, tài
liệu này đã giúp mọi ngƣời có trách nhiệm và có liên quan đến ĐNN hiểu biết

8


thế nào là ĐNN và biết đƣợc trên đất nƣớc Việt Nam có những vùng ĐNN nào, các
đặc điểm, chức năng và giá trị của chúng ra sao. Đầu những năm 1990, sự hiểu biết
về ĐNN ở Việt Nam còn rất hạn chế, đây là tài liệu đầu tiên của những ngƣời đầu
tiên nghiên cứu về ĐNN ở nƣớc ta.
c) Phân loại ĐNN của Nguyễn Chu Hồi (1999)
Theo Nguyễn Chu Hồi và các tác giả khác, những vùng ĐNN và hệ sinh thái
ĐNN ven biển thực chất là những đơn vị cấu trúc tự nhiên tồn tại độc lập nhƣng
phát triển trong mối quan hệ gắn bó với các hệ lân cận...Vì vậy đòi hỏi phải có

phƣơng thức khai thác, sử dụng và quản lý phù hợp. Với mục đích nhƣ vậy và dựa
vào hệ thống phân loại ĐNN của Cowardin. L.M (1979) cùng những kết quả áp
dụng cho các vùng ven biển SriLanka (1994), Nguyễn Chu Hồi đã chia ĐNN ven
biển thành ba nhóm lớn: Các vùng đất thấp ven biển; vùng ĐNN triều và các đảo
hoang nhỏ. Trong mỗi nhóm này, căn cứ vào mức độ phủ thực vật, không phủ thực
vật và đặc điểm nền đáy để chia thành các kiểu ĐNN khác nhau. Nhìn chung các
tiêu chí và cơ sở phân loại của hệ thống phân loại ĐNN của Nguyễn Chu Hồi phù
hợp cho sử dụng và khai thác ĐNN.
d) Phân loại ĐNN của Vũ Trung Tạng (2004)

Trong tạp chí khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ISSN 0866-8612)
PGS.TS.Vũ Trung tạng đã có bài viết về “Những quan điểm và sự phân loại ĐNN ở
Việt Nam”.
Về quan điểm, tác giả đồng tình với định nghĩa về ĐNN của Ramsar để sử
dụng trong phân loại ĐNN của Việt Nam. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng ĐNN là kết
quả tổ hợp của 3 yếu tố chính: Đất, nƣớc và thảm thực vật tồn tại trong đó. Từ
những quan điểm nhƣ vậy, tác giả cho rằng việc phân loại ĐNN cần đề cập đến các
tiêu chuẩn sau: (i) Đất và cấu trúc của đất; (ii) Đặc tính của nƣớc và chế độ ngập
nƣớc; (iii) Thảm thực vật tồn tại và phát triển trên đó. Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh
rằng nƣớc và chế độ ngập nƣớc là yếu tố hàng đầu trong phân loại ĐNN vì chúng
chi phối đến sự biến đổi về cấu trúc và tính chất của đất cũng nhƣ cả hệ thực vật
phát triển trên đó.

9


Về phân loại ĐNN, tác giả thiết lập cấu trúc bảng phân loại gồm 4 bậc:
Hệ (system); Phân hệ (sub-system);

Lớp (class); và Dạng (type), ngoài ra có 2


Phân lớp riêng cho Lớp ĐNN châu thổ.
1.1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái ĐNN
Nghiên cứu các dịch vụ HST ĐNN nhằm mục đích là hiểu rõ các dịch vụ
HST tại khu vực nghiên cứu và xác định đƣợc xác giá trị cơ bản của ĐNN ở huyện
Thái Thụy đồng thời đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng hiện nay. Hơn nữa, việc
sử dụng hợp ly ĐNN luôn phải gắn liền với các dịch vụ mà nó cung cấp; hiểu đƣợc
các dịch vụ HST cung cấp mới có thể sử dụng hợp lý, bền vững, kiểm soát và quản
lý một cách hiệu quả và ngƣợc lại.
Theo định nghĩa của Đánh giá HST thiên niên kỷ (MA), các dịch vụ HST là
“những lợi ích con ngƣời đạt đƣợc từ các HST, bao gồm dịch vụ cung cấp nhƣ
thức ăn và nƣớc; các dịch vụ điều tiết nhƣ điều tiết lũ lụt, hạn hán; các dịch vụ hỗ
trợ nhƣ hình thành đất và chu trình dinh dƣỡng và các dịch vụ văn hóa nhƣ giải trí,
tinh thần, tín ngƣỡng và các lợi ích phi vật chất khác” (Hassan, R.M., R.Scholes
and N.Ash (Eds), 2005) [17]. Định nghĩa này đã cụ thể đƣợc nội hàm, tƣơng đối dễ
hiểu và có thể hình dung đƣợc khái niệm rõ ràng về “dịch vụ HST”. Ngoài ra, một
cách hiểu khác của MA đã đề cập, dịch vụ HST là “các lợi ích con ngƣời hƣởng lợi
từ thiên nhiên”. Bên cạnh đó, một định nghĩa có tính chất khái quát cho rằng “dịch
vụ đem lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp của HST cho sự thịnh vƣợng của con ngƣời
(Heidi W., 2010) [18].
Cụ thể hóa nội hàm của dịch vụ HST theo MA, dịch vụ HST bao gồm các
loại dịch vụ sau:
a) Dịch vụ cung cấp
Thức ăn, nƣớc ngọt, sợi và nhiên liệu, hóa sinh, nguyên liệu nguồn gen, ví
dụ cụ thể gồm: đánh bắt cá, săn thú hoang dã, hái lƣợm và sản xuất lƣơng thực lƣu
trữ và giữ nƣớc cho mục đích sử dụng nƣớc sinh hoạt, nƣớc công nghiệp và nông
nghiệp cung cấp gỗ, nguyên liệu củi, than bùn và cỏ khô chiết xuất thuốc và các vật
liệu khác từ thực vật nguồn gen đề kháng đối với tác nhân gây bệnh ở động vật.

10



b) Dịch vụ điều tiết

Nguồn và bể chứa

khí nhà kính; tác động đến nhiệt độ, lƣợng mƣa và các

quá trình khí hậu khác ở mức độ địa phƣơng và khu vực nạp/tiết nƣớc ngầm giữ,
phục hồi và loại bỏ các

chất dinh dƣỡng thừa và các chất ô nhiễm khác qua và

quá trình tự xử lý giữ đất

bồi lắng trầm tích kiểm soát lũ, chống bão nơi cƣ trú

cho các loài thụ phấn.
c) Dịch vụ văn hóa

Nguồn tinh thần; rất nhiều tín ngƣỡng đƣa
các giá trị tinh thần và tín ngƣỡng vào các khía cạnh
của dịch vụ HST ĐNN; các cơ hội cho giải trí; rất
nhiều ngƣời tìm thấy vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ của
ĐNN; các cơ hội cho giáo dục và đào tạo chính thức
và không chính thức.
d) Dịch vụ hỗ trợ
Giữ trầm tích và tích lũy các chất hữu cơ; lƣu
giữ, tài chế và thu nhận các chất dinh dƣỡng
1.1.4. Các bên liên quan và sự tham gia trong bảo

tồn
Do mục đích sử dụng các dịch vụ HST khác
nhau, các bên liên quan, quan tâm đến đến các loại hình
dịch vụ này cũng khác nhau. Vì vậy, xác định rõ vai trò,
sự quan tâm của các bên liên quan và sự tham gia của
họ trong quá trình bảo tồn và sử dụng ĐNN là hết sức
quan trọng. Các bên liên quan trong bảo tồn là những
ngƣời bị tác động, những ngƣời bị ảnh hƣởng, có
quyền hành, hoặc những ngƣời có mối quan tâm tới sự
thành công hay thất bại của các giải pháp bảo tồn đƣa
ra. Tham gia là một khái niệm chung chỉ sự liên quan
của các nhóm hay các cá nhân trong quá trình quyết
định (IUCN, 2008) [8]. Các bên liên quan, đặc biệt là
cộng đồng địa phƣơng khi tham gia nâng cao tính “sở
hữu”, vì thế sẽ cảm nhận sâu sắc hơn sự cam kết và


hoạt động quản lý các mục
tiêu bảo tồn nếu họ đƣợc
cơ hội tham gia [21].

Thông thƣờng, các
bên liên quan đến quản
lý, khai thác và bảo tồn đa
dạng sinh học liên quan
đến nhiều bên với các cấp
độ tham gia khác nhau,
một số bên liên quan cụ
thể nhƣ: Ban quản lý
vƣờn


quốc

gia/KBT;

chính quyền địa phƣơng
các cấp; doanh nghiệp;
ngƣời dân địa phƣơng;
các tổ chức phi chính
phủ; các cơ quan tƣ
vấn ...
11


1.2. Tổng quan về một số mô hình liên quan đến quản lý và sử dụng hợp lý đất
ngập nƣớc
1.2.1. Các tiếp cận liên quan đến quản lý, sử dụng ĐNN
Trong thời gian gần đây, trong quản lý TNTN và ứng dụng các mô hình sử
dụng bền vững theo chiến lƣợc PTBV, các tổ chức quốc tế, quốc gia đã xây dựng và
phát triển những cách tiếp cận mới và áp dụng thành công ở nhiều nƣớc: sử dụng
hợp lý ĐNN, tiếp cận HST, quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, đồng quản lý
TNTN, quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý thích ứng dựa trên HST. Khung khái niệm
về sử dụng hợp lý đƣợc xây dựng và phát triển theo MA nhằm duy trì các dịch vụ
HST cho sự thịnh vƣợng và giảm nghèo của con ngƣời. Hội nghị các bên liên quan
lần thứ 5 (COP5) đã thống nhất thông qua hƣớng dẫn thực hiện khung này. Khung
khái niệm này cung cấp cách tiếp cận đa phạm vi và chỉ ra cách làm thế nào để có
những can thiệp quản lý cũng nhƣ ra các quyết định phù hợp.
1.2.2. Các mô hình liên quan đến sử dụng hợp lý ĐNN trên thế giới
1.2.2.1. Các mô hình liên quan đến sử dụng hợp lý ĐNN trên thế
giới a) Mô hình tại Mehico

Các vùng ĐNN ven biển ở phía nam Sonora nằm trong ba vùng đồng bằng châu
thổ quan trọng của các sông Yaqui, Mayo và Fuerte với diện tich 62.000 ha ĐNN, trong
đó có 62% diện tích là cửa sông phần còn lại là các vịnh biển. Đây là các vùng ĐNN có
tính ĐDSH cao và nằm dọc theo một tuyến đƣờng di cƣ quan trọng của các loài chim
ven biển và chim nƣớc. Các ảnh hƣởng từ thâm canh nông nghiệp và thủy lợi tạo ra
mối đe dọa chủ yếu nhất đến việc bảo tồn các vùng ĐNN, tiếp theo là các hoạt động
nhƣ chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản và đô thị hóa.

Các bên liên quan quan trọng nhất đối với các vùng ĐNN là ngƣ dân đánh cá
thƣờng xuyên và theo mùa, các nhóm dân tộc (Yaquis và Mayos), ngƣời nuôi trồng
thủy sản, nông dân, ngƣời chăn nuôi gia súc, thợ săn, du khách, và cƣ dân địa
phƣơng. Một kế hoạch chiến lƣợc đƣợc các cơ chính phủ, các viện nghiên cứu, các
NGO và đại diện cộng đồng xây dựng. Qua nhiều hội thảo, các bên liên quan đã có
cơ hội xác định các vấn đề bảo tồn chính đối với các vùng ĐNN và tham gia đóng
góp vào việc xây dựng chiến lƣợc bảo tồn ĐNN (Correa, 2006) [16].

12


b) Mô hình tại Nhật Bản
Yatsu Higata là một bãi bùn gian triều nằm ở tận cùng phía bắc của vịnh
Tokyo. Nó hầu nhƣ bị bao quanh bởi đất đô thị nhƣng vẫn duy trì liên hệ với vịnh
Tokyo qua hai kênh hẹp cho phép các dòng thủy triều vào ra; 90% diện tích các bãi
bùn ở vịnh Tokyo đã bị cải tạo, Yatsu Higata đóng vai trò quan trọng là nơi dừng
chân và trú đông cho nhiều loài chim nƣớc di cƣ trên đƣờng bay Đông Á - Úc
Châu. Những mối đe dọa trƣớc hết đến công tác bảo tồn liên quan đến chất lƣợng
nƣớc từ vịnh Tokyo. Các nhà chức trách địa phƣơng, các tổ chức bảo tồn và thị dân
đều tham gia vào hỗ trợ quản lý vùng thông qua xây dựng kế hoạch quản lý, thu
lƣợm rác, giám sát chất lƣợng nƣớc và giám sát các loài chim (Tobai, 2008) [20].
c) Mô hình tại Canada

Vùng cửa sông Grand Codroy nằm ở bờ phía tây của Đảo Newfoundland,
khoảng 30 km về phía bắc của cảng Aux Basques, là một phần trong đƣờng bay Đại
Tây Dƣơng ở Bắc Mỹ. Khả năng sẽ có sự phát triển quá mức ở đây do nó đang thu
hút nhiều ngƣời đến mua các khu nghỉ dƣỡng. Ngƣời dân địa phƣơng tham gia
cung cấp các kiến thức sinh thái địa phƣơng, tham dự vào việc xây dựng các thỏa
thuận về quyền quản lý và cung cấp lao động và nguồn lực cho các hoạt động bảo
tồn (Cahill, 2007) [15].
1.2.2.2. Các mô hình liên quan sử dụng hợp lý đất ngập nước trong khu
vực a) Mô hình phục hồi RNM Kalibo, Philippin [5]
Dự án trồng lại RNM Buswang đƣợc khởi động năm 1990 tại huyện Kalibo
Aklan thông qua hội bảo tồn RNM Kalibo. Dự án đƣợc thực hiện tại một vùng 50
ha ven biển gần với cửa sông Barangay thuộc Kalibo với 28 hộ gia đình là những
ngời đƣợc hƣởng lợi. Tổ chức phi chính phủ địa phƣơng có tên là “Tổ chức phát
triển Uswag” đã tham gia vào hoạt động phát triển cộng đồng làm việc trực tiếp với
cộng đồng tại đây đóng vai trò cầu nối giữa những ngƣời dân địa phƣơng với
những cơ quan của chính phủ. Kết quả là dự án đã trồng thành công 45 ha đƣớc và
5 ha dừa nƣớc. Mỗi gia đình tham gia dự án đƣợc nhận trồng 1-2 ha bảo dƣỡng và
bảo vệ cây trong 3 năm. Dự án cũng đã tạo cho nhân dân một vùng đệm. Việc trồng

13


rừng đã đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân bao gồm cả ổn định bờ biển, cải thiện
những bãi bồi và hồi phục sinh cảnh cho chim, cá, giáp xác và nhuyễn thể. Những
cải thiện về sinh thái này đã giúp phát triển kinh tế địa phƣơng và tiếp tục có những
khuyến khích cho những nỗ lực trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên của họ.
Khai thác nhuyển thể khi triều thấp không những bảo đảm an toàn thực phẩm cho
những gia đình đƣợc hƣởng lợi từ dự án mà còn cho cả những ngƣời khác nữa
thuộc cộng đồng. Rừng dừa nƣớc 4 tuổi cũng đã cho thu nhập thêm khi lá đã lợp
đƣợc mái nhà. Từ một cộng đồng không quan tâm đã trở thành hoàn toàn tham gia

vào hoạt động trồng RNM khi họ thành lập cửa hàng tập thể.
b) Mô hình tham gia cộng đồng phục hồi RNM của Thái Lan [4]
Thái Lan đã mất khoảng trên một nửa RNM cho việc phát triển nuôi tôm. Tổ
chức phi chính phủ Yad Fon đã hiểu đƣợc vai trò RNM và những cộng đồng ven
biển phụ thuộc vào chúng. Hơn một thập kỷ Pisit Chansnoh, một ngƣời cùng thành
lập và chủ tịch hiện nay của Yad Fon, đã đƣa tổ chức này thành đơn vị dẫn đầu về
thúc đẩy cộng đồng địa phƣơng tham gia vào quản lý tài nguyên ven biển bằng
phƣơng pháp cơ sở đi tiên phong.
Trong những năm lăn lộn trên thực địa này Khun Pisit và cộng sự đã xây
dựng đƣợc phƣơng pháp “tổ chức tại cấp xã” và phát huy tác dụng. Trƣớc tiên, chỉ
một xã đƣợc Yad Fon chọn để thực hiện dự án. Một cán bộ dự án đƣợc chỉ định
ở tại vùng dự án trong một năm hoặc nhiều hơn. Cán bộ dự án của Yad Fon cố gắng

để trở thành một bộ phận của cộng đồng và theo dõi sự hoạt động của cộng đồng
mà thành viên đó đang sinh sống. Sau một thời gian khi đã có sự tin tƣởng lẫn nhau
giữa cán bộ dự án và nhân dân địa phƣơng thì cán bộ của Yad Fon sẽ hƣớng dẫn
địa phƣơng giải quyết một vài vấn đề bức xúc nhất của họ. Qua các hội thảo và
thảo luận một cách cởi mở với những ngƣời dân địa phƣơng, những vấn đề của
cộng đồng đã đƣợc thảo luận và chính cộng đồng sẽ đƣa ra giải pháp.
Những dự án nhỏ dựa vào cộng đồng nhƣ đào một giếng nƣớc ăn đã đƣợc
thực hiện và trong quá trình thực hiện những dự án kiểu này thì khả năng tổ chức
của lãnh đạo địa phƣơng lớn mạnh hơn ở những cộng đồng đã đƣợc tổ chức tốt.

14


Khi một cộng đồng địa phƣơng đƣợc tổ chức tốt thì khả năng lãnh đạo cũng đƣợc
tăng cƣờng. Với những kết quả rõ ràng của những dự án nhỏ kiểu này, sự tự tin của
của ngƣời dân sẽ tăng lên và có thể đối phó đƣợc với những thách thức lớn hơn.
Ngƣời dân cũng đã bắt đầu hồi phục và quản lý nguồn tài nguyên ven biển

của họ kể cả RNM gần kề. Cùng với những lời khuyên và giáo dục ban đầu của Yad
Fon về sử dụng bền vững TNTN của mình, dân làng đã nỗ lực thực hiện chƣơng
trình tự quản lý và giám sát tài nguyên ven biển của họ. Những cộng đồng lân cận
cũng đã quan tâm và đặt ra một số câu hỏi với cộng đồng. Từ bốn xã ban đầu đến
nay Yad Fon đang làm việc với trên 30 xã với những kết quả đáng ghi nhận.Khái
niệm về “rừng cộng đồng” là một trong những mốc quan trọng trong hoạt động của
Yad Fon (Cục Bảo vệ môi trƣờng, 2006) [4].
1.2.3. Các mô hình liên quan đến sử dụng hợp lý ĐNN tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều mô hình sử dụng hợp lý ĐNN đã đƣợc áp
dụng và cho kết quả khả quan. Mỗi mô hình, mỗi địa phƣơng có cách làm và tiếp
cận khác nhau để giải quyết các vấn đề, tuy nhiên điểm then chốt trong hầu hết các
mô hình này là huy động đƣợc sự tham gia, hỗ trợ của các bên liên quan, đặc biệt là
cộng đồng địa phƣơng và có cơ chế phù hợp. Một số mô hình có các loại hình ĐNN
và điều kiện tự nhiên, xã hội tƣơng tự với ĐNN ở huyện Thái Thụy đã đƣợc áp
dụng trong thời gian qua nhƣ sau:
a) Mô hình sử dụng hợp lý ĐNN tại Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

(Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, 2012) [14]
Vấn đề đƣợc xác định tại khu vực này là ngƣời dân tự do khai thác ngao
giống không có sự quản lý phù hợp. Mô hình sử dụng hợp lý ngao giống đã đƣợc
nghiên cứu và ứng dụng tại khu vực này. Trong mô hình này đã xác định các bên
liên quan tại địa phƣơng: Chính quyền tỉnh, chính quyền huyện và xã; vƣờn quốc
gia; ngƣời dân địa phƣơng; doanh nghiệp nhỏ thuê mặt nƣớc. Các bên liên quan tại
khu vực vƣờn đã thống nhất và tuân thủ quy chế bảo tồn và sử dụng hợp lý. Quy
chế này đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua. Theo đó, các bên liên quan đều có
trách nhiệm quản lý, bảo tồn cũng nhƣ chia sẻ lợi ích có đƣợc từ sử dụng tài
nguyên ngao giống tại đây.

15



Đối với ngƣời dân, họ đƣợc phép khai thác ngao giống trong giới hạn nhất
định, đồng thời họ có trách nhiệm đóng một phần kinh phí lợi nhuận họ thu đƣợc
cho các bên liên quan khác trong vùng. Đối với chính quyền địa phƣơng họ có thêm
nguồn kinh phí tăng cƣờng công tác quản lý xã hội tại khu vực nuôi ngao.
Đối với vƣờn quốc gia, họ có thêm một nguồn thu, đồng thời họ tăng cƣờng
và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý, bảo tồn
ĐDSH trong khu vực. Chính quyền cấp tỉnh điều phối chung công tác quản lý, bảo
tồn tại khu vực này. Nhƣ vậy có thể thấy trong mô hình này, trách nhiệm và quyền
lợi đều đƣợc gắn chặt với nhau đối với các bên liên quan và cuối cùng hình thành
nên cơ chế quản lý khá bền vững. Mô hình này đã đƣợc áp dụng thành công và hiện
nay đang tiếp tục mở rộng mô hình quản lý, khai thác cũng nhƣ chia sẻ lợi ích đối
ngao quảng canh và một số tài nguyên ĐNN khác tại đây.
b) Mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, quản lý các HST nhạy cảm

dựa vào cộng đồng tại đầm Thị Nại, Bình Định
Mô hình này đã đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
thông qua việc tập huấn phát triển thủy sản bền vững tại khu vực đầm Thị Nại và
mô hình ao tôm sinh thái. Nội dung của mô hình ao tôm sinh thái gồm: Đào mƣơng
khu trú cho tôm, cá, cua; kỹ thuật trồng lại RNM trong các ao tôm quảng canh đã
suy thoái; chăm sóc quản lý RNM sau trồng; vận hành ao và thực hiện mô hình ao
tôm sinh thái (Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, 2004) [10].
Hồi phục hệ sinh thái RNM là cần thiết để tạo ra một vành đai xanh bao
quanh thành phố Hồ Chí Minh. Gần nhƣ tất cả RNM đã bị hủy hoại bởi chất diệt cỏ
do lực lƣợng không quân Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam. HST
Cần Giờ là Khu dự trữ Sinh quyển RNM đầu tiên trên thế giới. Trong hơn 22 năm
các cán bộ lâm nghiệp đã làm việc với nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để hồi
phục RNM (Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, 2011) [6].
Bốn yếu tố đƣợc xem là chìa khóa của việc hồi phục HST này gồm: (1)
Chính sách hỗ trợ của chính quyền thành phố; (2) Cam kết ở cấp độ cao của cán bộ


16


×