Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi trường khu vực nội thành phố hà nội môi trường và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đồng Quân

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÔNG
PHÓNG XẠ MÔI TRƢỜNG KHU VỰC NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đồng Quân

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÔNG
PHÓNG XẠ MÔI TRƢỜNG KHU VỰC NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học môi trƣờng

Mã số:


608502

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN CỰ

Hà Nội - 2012

2


Mục Lục

MỞ ĐẦU................................
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................

1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thủ đô Hà
1.1.1. Điều kiện tự nhiên. ..................................................................................
1.1.2. Kinh tế xã hội ........................................................................................

1.2.Tổng quan về hàm lƣợng phóng xạ tự nhiên trong
trƣờng .....................................................................................................................
1.2.1. Các đơn vị đo liều bức xạ .....................................................................
1.2.2. Quan niệm chung về các số liệu địa hoá ...............................................
1.2.3. Các số liệu ghi đo về hàm lƣợng ..........................................................
1.2.4. Phóng xạ môi trƣờng và các vấn đề liên quan đến sức khỏe con ngƣời .......
1.2.5. Các vấn đề chung về quản lý an toàn bức xạ do ô nhiễm phóng xạ .....
1.2.6. Các nguồn chiếu xạ tự nhiên, khái niệm NORM ..................................

1.2.7.Các nguồn chiếu xạ


1.3.Hệ thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng trong nghiê

1.3.1.Định nghĩa .............
1.3.2. Chức năng của GIS ...............................................................................
1.3.3. Các thành phần của GIS........................................................................
1.3.4. Các phép nội suy trong GIS ..................................................................
1.3.5. Một số ứng dụng của GIS .....................................................................
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....

2.1.Đối tƣợng nghiên cứu ............................................

2.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................

3.1.Các kết quả thu đƣợc về phông phóng xạ môi trƣ
so sánh với phông phóng xạ chung của thế giới và khu vực .................................
3.1.1.Kết quả tổng alpha

3


3.1.2. Kết quả hoạt độ phóng xạ phát gamma của chuỗi Uran, Thôri, Kali và
phóng xạ nhân tạo cs-137 trong mẫu đất Hà Nội.............................................. 60
3.1.3.

Kết quả hàm lƣợng Rn-222 trong không khí ngoài trời Hà Nội.........75


3.1.4.

Kết quả hàm lƣợng Radon trong nhà ở Hà Nội..................................78

3.1.5.

Kết quả ghi đo suất liều hấp thụ trong không khí khu vực Hà Nội......80

KẾT LUẬN............................................................................................................. 90

4


MỞ ĐẦU
Môi trƣờng trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam, cũng nhƣ Hà Nội nói
riêng đang bị tác động mạnh bởi hoạt động của con ngƣời. Chất lƣợng môi trƣờng
ngày càng biến đổi làm ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống con ngƣời. Môi trƣờng
bị tác động hiện nay ở nƣớc ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đang là vấn đề
không chỉ nhà nƣớc mà cả xã hội quan tâm.
Một trong những yếu tố nguy hại của môi trƣờng đến sức khoẻ cộng đồng phải
kể đến các nhân tố phóng xạ bao gồm phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và các
ứng dụng của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Các chất phóng xạ gây tác động xấu đến môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng
không phải một thế hệ mà còn ảnh hƣởng đến nhiều thế hệ khác nên vấn đề bảo vệ
môi trƣờng nói chung và phóng xạ nói riêng là rất hệ trọng.
Do chính sách mở cửa của nhà nƣớc nói chung và của Hà Nội nói riêng nên
trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế rất mạnh, số lƣợng các khu công
nghiệp lớn, nhỏ, các cơ sở sử dụng bức xạ, các khu khai thác quặng các loại, chế
biến sản phẩm, các làng nghề và kể các khu thu gom phế thải tăng lên nhanh chóng.
Tình trạng phát triển ồ ạt lại không đồng bộ thiếu qui hoạch, qui trình công nghệ lại

có phần lạc hậu và có cả thủ công tự phát là nguyên nhân gây tác động xấu đến môi
trƣờng. Do phát triển thiếu qui hoạch, thiếu đồng bộ nên việc quản lý về mặt môi
trƣờng cũng gặp khó khăn, nhất là khâu quản lý nguyên, vật liệu, vật tƣ đầu vào
của khu sản xuất chế biến và thu gom phế liệu, phế thải nhƣ các khu chế biến quặng
sản phẩm vật liệu chịu lửa, gốm xứ mà phần nguyên, vật liệu của nó có thể chứa các
nguyên tố phóng xạ cao hơn các nguyên, vật liệu khác
Theo kết quả khảo sát cho thấy chính sự tồn tại và hoạt động của các loại hình
nói trên có thể là một trong những khâu nguyên nhân gây tác động ô nhiễm môi
trƣờng trên địa bàn, bởi vậy nếu không quản lý tốt tới các hoạt động của các cơ sở
nói trên và có kế hoạch phòng chống ô nhiễm về mặt phóng xạ, những khu vực có

5


nguy cơ gây tác động ô nhiễm cao, nguy cơ gây tác động ô nhiễm môi trƣờng và tác
hại sức khoẻ cộng đồng lầ điều có thể xảy ra và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền
vững của nền kinh tế.
Bức xạ ion hoá nói chung cũng nhƣ các chất phóng xạ có rất nhiều ứng dụng
trong đời sống và nền kinh tế. Tuy nhiên bức xạ ion hoá nói chung cũng nhƣ các
chất phóng xạ lại có ảnh hƣởng không tốt đến sức khoẻ con ngƣời, vì vậy để phát
huy những mặt có lợi, hạn chế những tác động có hại tới con ngƣời và môi trƣờng
sống cần có những nghiên cứu đánh giá nghiêm túc về mức phông phóng xạ trên
từng địa bàn cụ thể, lập ra bản đồ mức phông phóng xạ trên địa bàn, theo dõi những
khuynh hƣớng thay đổi nếu có theo thời gian do tác động của tự nhiên và xã hội
trong quá trình vận động phát triển.
Trên địa bàn thủ đô Hà Nội những nghiên cứu đánh giá về lĩnh vực này trong
những năm qua đã bắt đầu thực hiện nhƣ ở quy mô còn hạn chế, chƣa xây dựng
đƣợc bản đồ mức phông phóng xạ vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi
trƣờng khu vực nội thành Hà Nội ”

Nhằm bƣớc đầu cung cấp các dữ liệu để các nhà quản lý nắm đƣợc hiện
trạng phóng xạ ở Hà nội cũ để đƣa ra các chính sách quy hoạch, quản lý phù hợp.

6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Thủ đô không có nhiều thay đổi trong giai
đoạn 2006 – 2010, tuy nhiên, tính từ thời điểm 1/08/2008, khi Thủ đô Hà Nội đƣợc
mở rộng bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây (cũ), một phần các tỉnh Hòa Bình và Vĩnh
Phúc thì đặc điểm điều kiện tự nhiên của Thủ đô Hà Nội trở nên phong phú và đặc
sắc hơn với nhiều vùng cảnh quan khác nhau.
Trong số các đặc điểm của điều kiện tự nhiên của Thủ đô Hà Nội, các đặc
điểm về vị trí địa lý, địa hình, hệ thống thủy văn và khí hậu đóng vai trò quan trọng
trong tác động qua lại và ảnh hƣởng tới môi trƣờng của Thủ đô.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' độ vĩ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ
kinh Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú đƣợc
che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi
dãy núi Ba Vì - Tản Viên.
Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam,
Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông; Hòa Bình
cùng Phú Thọ phía Tây. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhƣng
tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.


7


Hình 1. Bản đồ Hà Nội

b.Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ
cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển. Dạng địa hình chủ yếu của
Hà Nội là địa hình đồng bằng (chiếm đến ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội)

8


đƣợc đắp bồi do các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao nằm ở
hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các con sông khác, còn các vùng
trũng với các hồ đầm.
Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai,
Mỹ Đức, với các đỉnh nhƣ Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m,
Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Nếu không kể hai dãy Ba Vì, Hƣơng Sơn và
quần thể núi Sài thì khu vực ngoại thành có dãy Sóc Sơn thuộc hệ thống mạch núi
Tam Đảo chạy xuống gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn.
Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp nhƣng cao không quá 20 mét nhƣ
gò Đống Đa, núi Sƣa, núi Khán, núi Nùng,..
Địa hình Hà Nội đã đƣợc phản ánh rõ nét qua các dòng chảy tự nhiên của
các dòng sông chính chảy qua Hà Nội nhƣ sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đuống,
sông Hồng, sông Nhuệ sẽ đƣợc phân tích dƣới đây.
c. Hệ thống thủy văn
Sông Hồng là con sông chính của Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
xã Phong Vân, huyện Ba Vì và ra khỏi Thủ đô ở khu vực xã Quang Lãng, huyện

Phú Xuyên tiếp giáp Hƣng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km,
chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam (khoảng
556 km sông Hồng chảy qua Việt Nam trên tổng chiều dài 1.160 km của sông
Hồng).
Bên cạnh các con sông lớn, các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành nhƣ
sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngƣu, sông Lừ, sông Sét... Hiện nay, các con
sông này đƣợc xem nhƣ những đƣờng tiêu thoát nƣớc thải của Hà Nội:
Ngoài hệ thống các con sông, Hà Nội cũng là một Thủ đô đặc biệt nhiều đầm
hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, Hồ Gƣơm nằm
ở trung tâm lịch sử của Thủ đô, giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội; Hồ Tây có
diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị.
Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác nhƣ Trúc Bạch, Thiền
Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội nhƣ

9


Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy
Lai, Quan Sơn,..
d. Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa. Thuộc vùng
nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận lƣợng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt
độ cao. Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn, trung bình
114 ngày mƣa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và
khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm
theo mƣa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí
hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp
vào tháng 4 và tháng 10 đã tạo ra đặc điểm khí hậu đặc trƣng của Thủ đô Hà Nội
với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu khí hậu thành phố Hà nội.
Tháng

1

Trung
bình

19

tối cao

(66)

°C (°F)
Trung
bình
tối
thấp

14
(58)

°C (°F)
Lƣợng
mƣa

20.1

mm


(0.79)

(inch)


10


Bên cạnh đó, khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thƣờng. Vào
đầu năm 2008, miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đã hứng chịu một đợt rét kỷ
lục lên đến 38 ngày liên tục (vƣợt xa kỷ lục về thời gian rét đƣợc ghi nhận vào các
năm 1968, 1989) với nhiệt độ trung bình ngày đạt thấp nhất vào ngày 31/01/2008
chỉ hơn 7 độ C, trong khi kỷ lục ghi nhận trƣớc đó là hơn 8 độ C. Đầu tháng 11 năm
2008, một trận mƣa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung đã gây thiệt
hại cho Thủ đô hoảng 3.000 tỷ đồng,..
1.1.2. Kinh tế xã hội
a.Dân số và diện tích
Kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009 cho thấy, dân số Hà Nội là
6.448.837 ngƣời sinh sống trên diện tích 3.328,89km2 bao gồm 10 quận, 1 thị xã và
18 huyện ngoại thành. Toàn Thủ đô có 2.632.087 cƣ dân thành thị chiếm 41,2% và
3.816.750 cƣ dân nông thôn chiếm 58,1% (cho toàn quốc, tỷ lệ này tƣơng ứng là
29,9% và 70,1%). Giai đoạn 2006 – 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm
của Thủ đô là 1,21%, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc (1,17%). Cho đến nay, Thủ
đô Hà Nội đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nƣớc về diện tích, là một trong 17
Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Biểu đồ 1. Dân số thành thị, nông thôn của Thủ đô qua các năm

7,0
6,5

6,0
5,5
5,0
4,5
4,0
3,5
3,0
2,5
2,0

11


Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng nhƣ trƣớc khi mở rộng địa giới hành
chính là không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên toàn Thủ đô, mật
độ dân cƣ trung bình 1.940 ngƣời/km2 nhƣng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới
34.886 ngƣời/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì,
Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 ngƣời/km2.
Mặc dù diện tích Thủ đô đƣợc mở rộng kể từ sau ngày 1/8/2008 nhƣng mật
độ dân số sinh sống tại Thủ đô rất cao (ở khu vực nội thành và mật độ trung bình
cao hơn gần 7,5 lần mật độ trung bình cả nƣớc. Mật độ dân số của Thủ đô Hà Nội
đƣợc nhận định là cao hơn một số Thủ đô trong khu vực và trên Thế giới

Biểu đồ 2. Dân số và mật độ dâ
Nghìn người

350

300
250


200
150

Giai đoạn 2011 - 2015, căn cứ một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển KT-XH
Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015, dân số trung bình Thủ đô Hà Nội dự kiến đạt
7,2 – 7,4 triệu dân với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên bình quân năm là 1,1%. b.Phát
triển kinh tế - xã hội
Hà Nội là một trong những địa phƣơng nhận đƣợc đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc
ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thủ đô cũng là địa điểm của
1.600 văn phòng đại diện nƣớc ngoài, 14 KCN cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công

Hà Đông

Đống Đa

Ba Đình

Cầu Giấy

100


12


nghiệp. Bên cạnh những công ty Nhà nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công
nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tƣ nhân đã
đóng góp 22% tổng đầu tƣ xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách Thủ đô và 10%

kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Bảng 2. Định hƣớng cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2010
và chỉ tiêu thực tế đạt đƣợc

Các n




Nguồn: Chiến lược phát triển KT-XH thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 – 2010; Niên giám thống kê,2010

Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và
khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
tăng 11% so năm 2009, trong đó ngành công nghiệp mở rộng tăng 11,6% (đóng góp
5% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 11,1% (đóng góp 5,6% vào mức
tăng chung), ngành nông, lâm, thủy sản tăng 7,2% (đóng góp 0,5% vào mức tăng
chung).
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu
ngƣời đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, Thủ đô vẫn thiếu lao động có trình
độ chuyên môn cao. Cơ cấu và chất lƣợng nguồn lao động chƣa dịch chuyển theo
yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Chất lƣợng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở
Hà Nội không cao và Thủ đô cũng chƣa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân
cƣ.
c.Công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp và xây dựng đóng góp đến 41,8% vào cơ cấu của nền kinh tế
Hà Nội và chỉ đóng góp khoảng 5% trong mức tăng GDP chung của toàn Thủ đô.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong năm 2009 đạt trên 90.600 tỷ đồng,

13



trong đó, công nghiệp nhà nƣớc chiếm 23,3%, công nghiệp ngoài nhà nƣớc chiếm
32,4% và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm đến 44,3%.
Với thế mạnh của mình, công nghiệp chế biến chiếm đến 95,3% trong ngành
công nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện nƣớc chỉ chiếm
4,7% còn lại.
d.Nông - lâm nghiệp và thủy sản
Phát triển nông lâm nghiệp và
thủy sản hiện chỉ chiếm 5,8% trong cơ
cấu của nền kinh tế Hà Nội và chỉ
đóng góp 0,5% trong mức tăng GDP
chung của toàn Thủ đô. Tính trong cơ
cấu tổng giá trị sản xuất nông, lâm,
thủy sản, giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp chiếm đến 94,8% giá trị, tiếp
theo là thủy sản chiếm 4,7% giá trị và
lâm nghiệp chỉ chiếm 0,5% giá trị
(Nguồn: Tình hình kinh tế xã hội Hà
Nội năm 2010).
Nếu chỉ tính trong cơ cấu giá trị sản
xuất nông nghiệp, hai lĩnh vực trồng
trọt và chăn nuôi cũng chiếm phần lớn
(lên đến 97,5%) trong khi ngành dịch
vụ chỉ chiếm 2,5% (biểu đồ).
Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn Thủ đô là 317.576
ha, tăng 12,8%; vụ Đông Xuân trồng đƣợc 193.752 ha, tăng 24%; vụ Mùa toàn Thủ
đô trồng đƣợc 123.823 ha, giảm 1,2%. Theo kết quả sơ bộ, sản lƣợng lƣơng thực
cả năm toàn Thủ đô thu đƣợc 1.239,6 nghìn tấn, tăng 0,84% so với năm 2009.
Nông nghiệp đƣợc xác định không phải là nguồn gây ô nhiễm chính đối với
môi trƣờng Thủ đô, tuy nhiên, tuy nhiên, với tổng lƣợng gia súc, gia cầm chăn nuôi



14


lên đến gần 20 triệu con thì chất thải, nƣớc thải từ quá trình chăn nuôi, giết mổ nếu
không có biện pháp quản lý sẽ là nguồn gay ô nhiễm môi trƣờng rất lớn khi các
chất thải, nƣớc thải này đƣợc thải trực tiếp ra các nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm và
ngƣời dân trồng trọt lại sử dụng chính nguồn nƣớc này để tƣới tiêu cho cây trồng.
e. Du lịch và dịch vụ
So với các tỉnh, thành phố khác
của Việt Nam, Thủ đô Hà Nội là một

Biểu đồ 4. Cơ cấu ngành thƣơng mại Thủ

thành phố có tiềm năng để phát triển du

đô chia theo ngành hoạt động năm 2009

lịch.
Ngành du lịch và dịch vụ đóng
góp phần lớn trong cơ cấu phát triển của
kinh tế Thủ đô (lên đến 52,4%) và đóng
góp 5,6% vào mức tăng chung của Thủ

Du lịch lữ
hành
0,32%
Khách
sạn –

Nhà hàng
3,06%

đô Hà Nội. Tổng mức bán ra của ngành
lên đến trên 543.700 tỷ đồng với sự
đóng góp của các ngành thƣơng nghiệp,
khách sạn – nhà hàng, du lịch và dịch
vụ.

Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy Hà Nội không phải là một Thủ đô du lịch
hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, Thủ đô chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình
khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lƣợt khách du lịch
ngoại quốc, gần bằng một nửa lƣợng khách của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm
2008, trong 9 triệu lƣợt khách của Thủ đô, chỉ có 1,3 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài.
Tính riêng cho tháng 12/2010, khách quốc tế đến Hà Nội khoảng 121.000 lƣợt
khách, giảm 20,2% so tháng trƣớc và tăng 41,3% so cùng kỳ năm trƣớc; khách nội
địa đến Hà Nội khoảng 620.000 lƣợt khách, tăng 4% và tăng 11,6%. Tính cho cả
năm 2010, khách quốc tế đến Hà Nội là 1,2 triệu lƣợt khách, tăng 20,5% so cùng
kỳ; khách nội địa là 7,4 triệu lƣợt khách, tăng 10%.


15


Ngành du lịch và dịch vụ phát triển với hệ thống các nhà hàng, khách sạn và
cơ cở lƣu trú không ngừng đƣợc mở rộng, khối lƣợng hàng hóa vận chuyển tăng
đều theo các năm, đã góp phần không nhỏ trong thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy, một vấn đề đặt ra đối với môi
trƣờng Hà Nội trong thời gian gần đây là việc thực thi các chính sách nhằm đảm
bảo chất lƣợng môi trƣờng đối với ngành dịch vụ và du lịch khi phần lớn các nhà

hàng, khách sạn đều không có hệ thống xử lý nƣớc thải, chƣa có hệ thống thu gom
chất thải. Mặc dù lƣu lƣợng thải tƣơng đối nhỏ nhƣng số nguồn thải nhiều, thải
lƣợng các chất gây ô nhiễm lớn,.. nên các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng này khi
đƣợc các cơ sở xả thải trực tiếp ra hệ thống thoát nƣớc thải tập trung của Thủ đô, ra
môi trƣờng tiếp nhận sẽ gây sức ép, là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nếu không
kịp thời quan tâm, quản lý.
1.2.

Tổng quan về hàm lƣợng

phóng xạ tự nhiên trong các đối tƣờng môi

trƣờng
1.2.1. Các đơn vị đo liều bức xạ
1.2.1.1. Hoạt độ phóng xạ
Hoạt độ phóng xạ của một nguồn phóng xạ hay một lƣợng chất phóng xạ nào
đó chính là số hạt nhân phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian. Nếu trong một
lƣợng chất phóng xạ có N hạt nhân phóng xạ, thì hoạt độ phóng xạ của nó đƣợc
tính theo công thức sau
A



(t )

hay A = . N
Trong đó: A là hoạt độ phóng xạ,  là hằng số phân rã phóng xạ,
N là số hạt nhân phóng xạ hiện có.
Đơn vị đo hoạt độ phóng xạ là Becquerel, viết tắt là Bq. Một Becquerel
tƣơng ứng với một phân rã trong 1 giây. Trƣớc kia, đơn vị đo hoạt độ phóng xạ là


16


Curie, viết tắt là Ci. Curie là hoạt độ phóng xạ của 1 gam
3,7.10

226

Ra, tƣơng ứng với

10

phân rã trong một giây.
Theo định nghĩa, Becquerel và Curie có mối liên hệ nhƣ sau:
10

1Ci = 3,7.10 Bq.
1.2.1.2. Liều chiếu và suất liều chiếu
a. Liều chiếu
Liều chiếu chỉ áp dụng cho bức xạ gamma hoặc tia X, còn môi trƣờng chiếu
xạ là không khí. Liều chiếu ký hiệu là X, đƣợc xác định theo công thức
dQ

X

dm

Trong đó: dm là khối lƣợng không khí tại đó chùm tia X hoặc chùm bức xạ
gamma bị hấp thụ hoàn toàn, kết quả tạo ra trên dm tổng các điện tích cùng dấu là

dQ.
Trong hệ đo SI, đơn vị đo liều chiếu là Coulomb trên kilôgam, viết tắt là
C/kg. Coulomb trên kilôgam đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
"1 C/kg là liều bức xạ gamma hoặc tia X khi bị dừng lại toàn bộ trong
1kilôgam không khí ở điều kiện tiêu chuẩn sẽ tạo ra trong đó 1 Coulomb ion cùng
dấu".
Ngoài đơn vị C/kg, trong kỹ thuật ngƣời ta còn dùng đơn vị đo liều chiếu là
Rơnghen, viết tắt là R. Theo định nghĩa Rơnghen là một lƣợng bức xạ gamma hoặc
tia X khi bị dừng lại toàn bộ trong 1kg không khí ở điều kiện tiêu chuẩn sẽ tạo ra
-4

trong đó tổng điện tích của các ion cùng dấu là 2,58.10 C.
Theo định nghĩa có thể chuyển đổi từ Coulomb/ kilôgam sang Rơnghen theo
tỷ lệ nhƣ sau:
-4

1R = 2,58.10 C/kg.
b. Suất liều chiếu
Suất liều chiếu chính là liều chiếu trong một đơn vị thời gian. Suất liều chiếu,


ký hiệu là X đƣợc xác định theo công thức:


X

Trong đó X là liều chiếu trong thời gian t.

17



Trong hệ SI, đơn vị đo suất liều chiếu là C/kg.s. Tuy nhiên trong thực nghiệm
đơn vị đo suất liều chiếu thƣờng dùng là Rơnghen/giờ. Rơnghen/giờ đƣợc ký hiệu
la R/h, thông thƣờng suất liều chiếu thƣờng dùng nhiều hơn cả là
R/h.
1.2.1.3. Liều hấp thụ và suất liều hấp thụ
a. Liều hấp thụ
Thực tế cho thấy những sự thay đổi trong môi trƣờng chiếu xạ phụ thuộc chủ
yếu vào liều hấp thụ và liều tƣơng đƣơng. Với khái niệm liều hấp thụ và liều tƣơng
đƣơng, cho phép mở rộng đối tƣợng bức xạ nghiên cứu và môi trƣờng chiếu xạ.
Liều chiếu chỉ có thể áp dụng cho bức xạ gamma hoặc tia X và môi trƣờng chiếu xạ
là không khí. Còn liều hấp thụ và liều tƣơng đƣơng sẽ áp dụng cho các loại bức xạ
ion hóa khác nhau và môi trƣờng đƣợc chiếu xạ khác nhau.

dE

Liều hấp thụ ký hiệu là D, đƣợc định nghĩa là thƣơng số dm , trong đó dE
là năng lƣợng trung bình mà bức xạ ion hóa truyền cho vật chất môi trƣờng có khối
lƣợng là dm
Trong hệ SI, đơn vị đo liều hấp thụ là June/kilôgam, viết tắt là J/kg.
1
J/kg là lƣợng bức xạ chiếu vào môi trƣờng chiếu xạ sao cho chúng truyền
cho 1kg môi trƣờng vật chất đó một năng lƣợng là 1J.
Trong thực tế, ngoài đơn vị đo liều hấp thụ là J/kg, ngƣời ta còn dùng đơn vị
là Gray viết tắt là Gy và Rad để đo liều hấp thụ. Rad đƣợc viết tắt từ: “Radiation
absorbed dose”. Chuyển đổi từ J/kg sang Rad hoặc Gray và ngƣợc lại theo tỷ lệ sau
[8,10]:
1Gy = 1J/kg
-2


10 J/kg = 1rad.
2

1 Gy = 1J/kg = 10 rad.
Qua các định nghĩa trên về liều hấp thụ và liều chiếu, nhận thấy giữa liều hấp
thụ và liều chiếu có mối liên hệ với nhau. Với loại bức xạ ion hóa xác định, môi
trƣờng chiếu xạ cho trƣớc, thì liều hấp thụ tỷ lệ thuận với liều chiếu. Liều hấp thụ
và liều chiếu có mối liên hệ nhau theo công thức sau:
D = f.X

18


Trong đó D là liều hấp thụ, X là liều chiếu còn f là hệ số tỷ lệ.
Hệ số tỷ lệ f thực chất là hệ số chuyển đổi từ liều chiếu sang liều hấp thụ. Giá trị
của f tùy thuộc vào môi trƣờng chiếu xạ và đơn vị đo liều hấp thụ và liều chiếu tƣơng
ứng. Đối với không khí, hệ số tỷ lệ f = 0,869

hệ số tỷ lệ f = 0,869

rad

rad
R còn trong cơ thể con ngƣời

R.

b. Suất liều hấp thụ



Suất liều hấp thụ D chính là liều hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Suất liều
hấp thụ đƣợc xác định theo công thức:
*

D

D
t

Trong đó D là liều hấp thụ trong thời gian t.
Đơn vị đo suất liều hấp thụ là Gy/s hay rad/s.
1.2.1.4. Liều tƣơng đƣơng và suất liều tƣơng đƣơng
a. Liều tương đương
Đối với sinh vật và cơ thể sống, dƣới tác dụng của bức xạ hạt nhân có thể
dẫn đến hiện tƣợng làm biến đổi hoặc gây tổn thƣơng nào đó cho đối tƣợng đƣợc
chiếu xạ. Ngƣời ta gọi hiện tƣợng trên là hiệu ứng sinh học. Với liều hấp thụ D cho
trƣớc, hiệu ứng sinh học còn phụ thuộc vào loại bức xạ đƣợc sử dụng, điều kiện
chiếu xạ, khoảng thời gian chiếu xạ. Đối với một sinh vật cho trƣớc, để gây ra một
tổn thƣong xác định, trong các lần chiếu khác nhau thì cần một liều hấp thụ khác
nhau. Khi đánh giá ảnh hƣởng của bức xạ đến hiệu ứng sinh học, thay cho liều hấp
thụ ta dùng liều tƣơng đƣơng, ký hiệu là H.
Với một loại bức xạ và môi trƣờng sống xác định, liều tƣơng đƣơng tỷ lệ với
liều hấp thụ. Liều tƣơng đƣơng và liều hấp thụ liên hệ với nhau theo công thức sau

H = QND

(1.6)

Trong đó: D là liều hấp thụ tính bằng rad còn H là liều tƣơng đƣơng tính
bằng rem; Q là hệ số phẩm chất của bức xạ còn N là hệ số tính đến các yếu tố khác

nhau nhƣ sự phân bố của liều chiếu.

19


Hệ số phẩm chất Q dùng trong an toàn bức xạ đánh giá ảnh hƣởng của các
loại bức xạ lên đối tƣợng sinh học, cho biết mức độ nguy hiểm của từng loại bức xạ
đối với cơ thể sống. Hệ số phẩm chất Q cho biết sự phụ thuộc của quá trình truyền
năng lƣợng tuyến tính của bức xạ trong vật chất. Ủy ban An toàn Phóng xạ Quốc tế
(International Commission on Radiological Protection - ICRP) đã khuyến cáo hệ số
phẩm chất đối với các bức xạ thông thƣờng ứng với năng lƣợng khác nhau. Giá trị
hệ số phẩm chất do ICRP khuyến cáo đƣợc cho trong Bảng 3.
Bảng 3. Giá trị của hệ số phẩm chất đối với các loại bức xạ

Loại bức xạ và năng lƣợng
Bức xạ gamma và tia X với mọi năng lƣợng
Electrôn với mọi năng lƣợng
Nơtrôn năng lƣợng nhỏ hơn 10keV
Nơtrôn năng lƣợng từ 10keV đến 100keV
Nơtrôn năng lƣợng từ 100keV đến 2MeV
Nơtrôn năng lƣợng từ 2 MeV đến 20MeV
Nơtrôn năng lƣợng lớn hơn 20MeV
Proton năng lƣợng nhỏ hơn 2 MeV
Proton năng lƣợng lớn hơn 2 MeV
Hạt alpha và hạt nặng, mảnh phân chia

Trong hệ SI, đơn vị đo liều tƣơng đƣơng là Sievert, kí hiệu là Sv. Đối với bức
xạ gamma, tia X và electron nếu liều tƣơng đƣơng là 1Sv. Từ công thức 1.5 nếu

D đo bằng rad, thì H đo bằng rem, còn nếu liều hấp thụ đo bằng Gy thì liều tƣơng

đƣơng đƣợc tính ra rem. Vì 1Gy = 100Rad, nên theo biểu thức (1.5) suy ra 1Sv =
100 rem.
Nhƣ vậy, với cùng một đối tƣợng chiếu xạ và liều hấp thụ nhƣ nhau chẳng
hạn
D = 100 rad, khi bức xạ chiếu là tia gamma liều hiệu ứng sinh học tƣơng đƣơng là
100rem, còn với nơtron nhanh liều tƣơng đƣơng sẽ là 1000 rem.

20


b.

Suất liều tương đương

Suất liều tƣơng đƣơng chính là liều tƣơng đƣơng trong một đơn vị thời gian.


Suất liều tƣơng đƣơng ký hiệu H đƣợc xác định theo công thức:
*

H

Trong đó t là thời gian, H là liều tƣơng đƣơng mà cơ thể sống nhận đƣợc
trong thời gian t. Đơn vị đo suất liều tƣơng đƣơng là Sv/s hoặc Sv/h.
Với suất liều chiếu gamma cho trƣớc, liều hiệu dụng tƣơng đƣơng tỷ lệ
thuận với thời gian chiếu. Giữa liều hiệu dụng tƣơng đƣơng và suất liều chiếu liên
hệ với nhau theo công thức sau [8]:
*

H = f.Q.N. X .t


(1.8)

Trong đó f là hệ số tỷ lệ tùy thuộc vào môi trƣờng, với không khí f = 0,869;
Q là hệ số phẩm chất; N là hệ số tính đến điều kiện chiếu và độ đồng đều khi
*

chiếu, t là thời gian chiếu; X là suất liều chiếu; H là liều hiệu dụng tƣơng đƣơng.
1.2.1.5. Liều giới hạn
Khi tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc các nguồn phóng xạ và các bức xạ ion
hóa, nhân viên công tác bị chiếu xạ nhận đƣợc một liều hấp thụ nào đó. Tùy thuộc
vào liều hấp thụ mà nhân viên nhận đƣợc, bức xạ hạt nhân xẽ ảnh hƣởng khác nhau
đến họ. Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên làm việc với chất phóng xạ cần phải
giảm ảnh hƣởng của các bức xạ đến nhân viên. Về mặt an toàn bức xạ hạt nhân, cần
phải đƣa ra những quy định cụ thể về liều hấp thụ cho phép mà ngƣời nhân viên
còn có thể làm việc trực tiếp với nguồn phóng xạ hay bức xạ ion hóa.
Liều giới hạn đƣợc hiểu là giá trị lớn nhất của liều hấp thụ tích lũy trong một
năm mà ngƣời làm việc trực tiếp với bức xạ hạt nhân có thể chịu đƣợc, sao cho nếu
bị chịu một liều hấp thụ tích lũy liên tục nhƣ vậy trong nhiều năm liên tục vẫn
không ảnh hƣởng đến sức khỏe của bản thân. Liều hấp thụ cho phép còn phụ thuộc
vào độ tuổi. theo quy định chung về luật lao động, ngƣời có độ tuổi từ 18 tuổi trở
nên mới đƣợc làm việc trong cơ sở sử dụng bức xạ hạt nhân. ICRP đã khuyến cáo
công thức tính liều hấp thụ tích lũy cho phép trong một năm đối với nhân viên,
chuyên viên làm việc trực tiếp với nguồn phóng xạ trong một năm nhƣ sau .
D = 50(N – 18) mSv hay D = 5(N – 18) rem

21



×