Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall ex kurz)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

ĐẠI HỌC KHTN

VIỆN HÓA HỌC

BÙI MINH NHUỆ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY KHỔ SÂM
MỀM (BRUCEA MOLLIS WALL. EX KURZ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

ĐẠI HỌC KHTN

VIỆN HÓA HỌC

BÙI MINH NHUỆ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY KHỔ SÂM
MỀM (BRUCEA MOLLIS WALL. EX KURZ)


Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN....................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN...................................................................... 7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... 7
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................................................ 3
1.1. Giới thiệu về chi Brucea (Sầu đâu)....................................................................................... 3
1.1.1. Sơ lƣợc về chi Brucea...................................................................................................... 3
1.1.2. Thành phần hóa học của chi Brucea............................................................................ 3
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc........................................................................ 3
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................................... 3
1.1.2.2.1. Lớp chất quassinoit.......................................................................................... 4
1.1.2.2.2. Lớp chất ancaloit............................................................................................... 4
1.1.2.2.3. Lớp chất tritecpenoit và steroit.................................................................... 4
1.1.2.2.4. Lớp chất flavonoit............................................................................................ 5
1.1.2.2.5. Lớp chất axít béo và loại khác..................................................................... 5
1.1.3. Hoạt tính sinh học............................................................................................................ 12

1.1.3.1. Hoạt tính kháng u và ung thƣ............................................................................. 12
1.1.3.2. Hoạt tính chống sốt rét........................................................................................... 13
1.1.3.3. Hoạt tính kháng virus TMV (Tobacco Mosaic Virus)............................... 13
1.1.3.4. Hoạt tính chống đái đƣờng.................................................................................. 13
1.1.3.5. Hoạt tính kháng ký sinh trùng mũi khoan...................................................... 14
1.1.3.6. Hoạt tính kháng amíp............................................................................................. 14
1.1.3.7. Các hoạt tính khác................................................................................................... 14
1.1.4. Loài Brucea mollis (Khổ sâm mềm)......................................................................... 14
1.1.5. Lớp chất quassinoit.......................................................................................................... 16
1.1.5.1. Giới thiệu.................................................................................................................... 16
1.1.5.2. Phân lập và xác định cấu trúc............................................................................. 17


1.1.5.3. Sinh tổng hợp các quassinoit............................................................................... 17
1.1.5.4. Bán tổng hợp các quassinoit................................................................................ 18
1.1.5.5. Tổng hợp toàn phần các quassinoit................................................................... 19
1.1.5.6. Hoạt tính sinh học.................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 22
2.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 22
2.1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phƣơng pháp xử lý mẫu................22
2.1.2. Phƣơng pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết....................................... 22
2.1.3. Các phƣơng phƣơng xác định cấu trúc hóa học các hợp chất........................ 22
2.1.3.1. Xác định điểm chảy và góc quay cực.............................................................. 22
2.1.3.2. Phổ khối lƣợng (ESI-MS) và phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS). 23
2.1.3.3. Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân............................................................................... 23
2.1.4. Phƣơng pháp thử hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ in vitro.............................. 23
2.1.4.1. Vật liệu........................................................................................................................ 23
2.1.4.2. Phƣơng pháp nuôi cấy tế bào in vitro.............................................................. 23
2.1.4.3. Phép thử sinh học xác định hoạt tính gây độc tế bào (cytotoxic assay)
......................................................................................................................................................... 23


2.2. Xử lí mẫu thực vật và chiết tách.......................................................................................... 24
2.3. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập đƣợc..................... 28
2.3.1. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.01 (12N)......................28
2.3.2. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.02 (MC218)...............28
2.3.3. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.03 (3R, 12K)..............28
2.3.4. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.04 (MC220)...............28
2.3.5. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.05 (MC221)...............28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................... 30
3.1. Xác định tên khoa học cây Brucea mollis........................................................................ 30
3.2. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào các cặn chiết từ lá cây Brucea mollis.............31
3.3. Cấu trúc của các hợp chất đƣợc phân lập........................................................................ 31
3.3.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ lá cây Khổ sâm mềm................................... 31
3.3.1.1. Hợp chất BM.02: tetratriacontan-1-ol (MC218).......................................... 32


3.3.1.2. Hợp chất BM.03: stigmast-5,22-dien-3-β-ol (3R, 12K)........................... 33
3.3.1.3. Hợp chất BM.04: bombiprenone (MC220)................................................... 33
3.3.1.4. Hợp chất BM.05: α-tocopherol (MC221)....................................................... 37
3.4. Hoạt tính sinh học của các hợp chất đƣợc phân lập.................................................... 42
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 44
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TRONG KHUÔN KHỔ LUẬN ÁN
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 46


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1. Cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz)
Hình 1.2. Các bộ khung cơ bản của lớp chất quassinoit

Hình 1.3. Quassin 117 và neoquassin 118.
Hình 1.4. Con đƣờng sinh tổng hợp các quassinoit
Hình 1.5. Bán tổng hợp bruceantin từ bruceoside A
Hình 1.6. Tổng hợp toàn phần bruceantin
Hình 2.1. Sơ đồ phân đoạn các cặn chiết từ lá cây Khổ sâm mềm
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các chất từ lá cây Khổ sâm mềm
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.01.
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.02.
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.03
Hình 3.4. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.04
Hình 3.5. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.04
Hình 3.6. Phổ DEPT của hợp chất BM.04
Hình 3.7. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.05
Hình 3.8. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.05
Hình 3.9. Phổ DEPT của hợp chất BM.05


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 1.1. Thành phần hóa học các cây thuộc chi Brucea

Bảng 3.1. Kết quả thử độc tính tế bào các cặn chiết từ lá cây Khổ sâm
mềm (Brucea mollis Wall.ex Kurz)
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất BM.04
Bảng 3.3. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất BM.05 và chất tham khảo
Bảng 3.4. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ lá cây Khổ sâm mềm
Bảng 3.5. tổng kết các hợp chất phân lập từ lá cây Khổ sâm mềm
Bảng 3.6. kết quả thử hoạt tính các chất tách ra trên bốn dòng ung thƣ
Bảng 3.7. Kết quả sàng lọc hoạt tính độc tế bào trên hai dòng tế bào LU và
KB



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

H-NMR

13

C- NMR

DEPT
HMBC
HSQC
NOESY
1

1

H- H-COSY

ESI-MS
HR-ESI-MS

IR
s
d
t
q
dd

dt


b
m
J (Hz)
δ (ppm)

CC
TLC
HS (%)
KB
Hep-G2
MCF-7
LU
LNCaP
HL-60
IC50
Mp
MeOH
DMSO
Py
EtOAc
TMS
BuOH


MỞ ĐẦU
Ngày nay dân số thế giới đã đạt đến con số bảy tỷ ngƣời, một con số khổng lồ.
Nhu cầu về khám chữa bệnh vì thế cũng tăng theo. Trong khi đó tình trạng sử dụng

thuốc bừa bãi không theo hƣớng dẫn của bác sĩ dẫn đến kháng thuốc, đặc biệt là ở
những nƣớc đang phát triển, đã vô tình tạo một áp lực lớn đối với ngành y tế thế
giới.
Thiên nhiên là một kho thuốc khổng lồ mà đến nay thế giới vẫn chƣa khám
phá hết. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có một hệ động thực vật
đa dạng phong phú với 10.368 loài thực vật, trong đó có tới 3.830 loài có khả năng
dùng làm thuốc (Viện dược liệu, 2001). Đây chính là tiềm năng to lớn mà chúng ta
cần phải tận dụng.
Tuy nhiên tình trạng đốt phá rừng ngày càng gia tăng và không thể kiểm soát,
đồng thời khí hậu thay đổi theo chiều hƣớng khắc nghiệt hơn đã và đang làm cho
một số lƣợng lớn các loài suy thoái dần. Nếu chúng ta không nhanh chóng nghiên
cứu và bảo vệ nguồn gien này thì đó sẽ là một mất mát to lớn của loài ngƣời.
Hiện nay, hầu hết các bài thuốc gia truyền đều sử dụng theo kinh nghiệm, phần
lớn chƣa đƣợc chứng minh theo y học hiện đại. Thông thƣờng ngƣời ta sử dụng ở
dạng sắc lấy nƣớc uống hoặc ở dạng cao, viên. Đó là một hỗn hợp bao gồm nhiều
thành phần khác nhau, có những thành phần có khả năng làm tăng hoặc giảm hoạt
tính hoặc độc tính của thuốc. Vì vậy, xu hƣớng chữa bệnh hiện nay là kết hợp Đông
– Tây y với phƣơng châm vừa áp dụng kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông ta bằng
thuốc Nam, vừa nghiên cứu tính năng tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở khoa học
hiện đại, từ đó tạo cơ sở cho sử dụng tốt hơn cây thuốc và bài thuốc dân tộc.
Trong y học dân gian cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz) đƣợc sử
dụng để trị sốt rét, đau bụng, u nhọt, amíp, ghẻ lở...[1]. Ngoài ra, trong chƣơng trình
hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, 2002, nhằm tìm kiếm các loài thực vật có hoạt
tính kháng lại dòng ung thƣ phổi ngƣời A549, các tác giả đã phát hiện ra cây B.

1


mollis có hoạt tính rất mạnh, dịch chiết MeOH từ lá cây Khổ sâm mềm ức chế tới
96% tế bào ung thƣ phổi ngƣời A549 [14].

Nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dƣợc lý
của cây này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
" Nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall.

ex Kurz) với nội dung nghiên cứu nhƣ sau:
1.

Nghiên cứu thành phần hóa học của cây

2.

Xác định các hợp chất có hoạt tính kháng ung thƣ

2


CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về chi Brucea (Sầu đâu)
1.1.1. Sơ lƣợc về chi Brucea
Brucea (Sầu đâu) là một chi thuộc họ Simaroubaceae (Thanh Thất) với sáu
loài chính (Brucea javanica, Brucea mollis var. tonkinensis, Brucea guineensis,
Brucea sumatrana, Brucea antidysenterica và Brucea amarissima) đƣợc phân bố ở
các vùng nhiệt đới phía đông bán cầu [4], [5].
Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ, chi Brucea có ba loài gồm Brucea

javanica, Brucea mollis và Brucea mollis var. tonkinensis [5].Trong đó, có hai loài
đƣợc sử dụng trong dân gian để làm thuốc là Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica)

và Khổ sâm mềm (Brucea mollis) trị sốt rét, đau bụng, u nhọt..., thƣờng mọc ở
vùng Lào Cai, Kom Tum, Lâm Đồng [1].
Ở Trung Quốc, hai loài Brucea mollis và Brucea javanica cũng đƣợc sử dụng

nhƣ là thuốc thảo dƣợc truyền thống bởi vì hoạt tính chống ung thƣ và chống sốt
rét của chúng [6]. Gần đây, các cây thuộc chi Brucea đã thu hút nhiều sự quan tâm
và đầu tƣ nghiên cứu thành phần hóa học, bởi vì hoạt tính đa dạng và phong phú
của chúng. Các nghiên cứu hóa học về chi Brucea đã phát hiện ra nhiều hợp chất
thuộc các lớp chất chính là quassinoit, ancaloit, tritecpenoit và flavonoit.
1.1.2. Thành phần hóa học của chi Brucea
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở trong nƣớc, cho đến nay chỉ có ba công bố các nghiên cứu về hai loài trong
chi Brucea là B. javanica và B. sumatrana. Một công bố của Ngô Văn Thu, 1979,
nghiên cứu về hoạt tính chống sốt rét của các dịch chiết từ cây B. sumatrana [7].
Năm 1995, GS. Trần Văn Sung và cộng sự đã phân lập đƣợc một glycoside mới từ
lá cây B. javanica [8]. Và mới đây, 2009, GS. Douglas Kinghorn, Ohio Mỹ, nghiên
cứu phân tách theo định hƣớng thử hoạt tính sinh học các thành phần có hoạt tính
gây độc tế bào từ cây B. javanica thu hái tại Việt Nam [9]. Từ cây này đã tách ra
đƣợc năm tritecpenoit, hai quassinoit và một flavonolignan.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
3


Cho đến nay, đã có năm loài trong sáu loài chính của chi Brucea đƣợc nghiên
cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trên thế giới gồm: B. javanica, B.
mollis var. tonkinensis, B. sumatrana, B. antidysenterica và B. amarissima.
Kể từ năm 1900, đã có hơn 100 hợp chất hóa học đƣợc tách ra từ chi Brucea,
bao gồm các lớp chất: quassinoit, ancaloit, tritecpenoit, flavonoit và các axít béo [674]. Trong đó lớp chất, quassinoit là lớp chất chính, chiếm hơn 50% trên tổng số các
hợp chất đƣợc tách ra từ chi này.
Cấu trúc các hợp chất đƣợc chỉ ra ở phần sau; tên của hợp chất và nguồn gốc cây

tƣơng ứng đƣợc liệt kê ở Bảng 1.1.

1.1.2.2.1. Lớp chất quassinoit
Lớp chất quassinoit là thành phần chính của chi Brucea. Cho đến nay, có
khoảng 75 quassinoit 1-75, đƣợc phân lập từ chi Brucea [10-45]. Các quassinoit
chủ yếu đƣợc tách từ quả và hạt của cây, một số quassinoit có hoạt tính sinh học lý
thú. Bruceantinol A 12, bruceene 16, bruceine H-J 24-26, bruceoside A-G 27-33,
dehydrobruceine A và B 37, 38, javanicolide A-D 41-44, javanicoside A-H 45-52,
yadanzigan 57, yadanziolide B, C, và S 58-60, và yadanzioside A-O 61-75 đƣợc
phân lập từ cây B. javanica. Yadanzigan 57 và yadanzioside B 62, C 63, E 65, I 69
và K 71 cũng đƣợc phân lập từ B. amarissima, và yadanzioside M 73 cũng đƣợc
tìm thấy từ B. antidysenterica. Các bruceine A-G 17-23 và javanicoside I-L 53-56
đƣợc phân lập từ B. amarissima. Trong số chúng bruceines A-G 17-23 cũng đƣợc
tìm thấy ở B. javanica. Chỉ có duy nhất một chất brusatol 34 là đƣợc phân lập từ
cây B. sumatrana. Hợp chất 34 cũng đƣợc báo cáo ở cây B. javanica. Các
quassinoit còn lại đƣợc phân lập từ B. antidysenterica. Bruceantarin 9, bruceantin
10, bruceantinol 11, bruceantinoside A và B 13 và 14 đƣợc tách từ cây B. javanica.

1.1.2.2.2. Lớp chất ancaloit
Cho đến nay có 25 ancaloit 76-100 đƣợc phân lập từ chi Brucea [6], [46-53],
[58]. Các hợp chất này phân bố chủ yếu ở hai cây B.mollis var. tonkinensis và B.
javanica.

1.1.2.2.3. Lớp chất tritecpenoit và steroit
4


Có tám tritecpenoit, bruceajavanin A, B 101, 102, dihydrobruceajavanin A
103, bruceajavanone A, B, C, bruceajavanone A 7-axetat và bruceajavaninone A;
một steroit, daucosterol 104, đƣợc phân lập từ cây B. javanica [6], [8], [9], [58].


1.1.2.2.4. Lớp chất flavonoit
Có hai flavonoit, luteolin-7-O-β-D-glucoside 105 và quercetin-3-O-β-Dgalactoside 106 đƣợc phân lập từ cây B. mollis var. tonkinensis và B. javanica [58].

1.1.2.2.5. Lớp chất axít béo và loại khác
Có chín axít béo 107-115 và axít vanillic 116 đƣợc phân lập từ B. sumatrana
và B. javanica [46], [58].

5


6


76
MeO
H
H

R1
R2
R3
R4

MeO

7


8



Bảng 1.1. Thành phần hóa học các cây thuộc chi Brucea
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Phân loại và tên chất
Quassinoit
Bruceanol A
Bruceanol B
Bruceanol C
Bruceanol D
Bruceanol E
Bruceanol F
Bruceanol G
Bruceanol H
Bruceantarin

10

Bruceantin


11

Bruceantinol

12
13

Bruceantinol A
Bruceantinoside A

14

BruceantinosideB, yadanzioside P

15
16
17

Bruceantinoside C
Bruceene
Bruceine A

18

Bruceine B

19

Bruceine C


20
21
22
23

Bruceine D
Bruceine E
Bruceine F
Bruceine G
9


24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Bruceine H, yadanziolide A
Bruceine I
Bruceine J
Bruceoside A
Bruceoside B
Bruceoside C

Bruceoside D
Bruceoside E
Bruceoside F
Bruceoside G
Brusatol

35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57


Dehydrobruceantarin
Dehydrobruceantin
Dehydrobruceine A
Dehydrobruceine B
Isobruceine A
Isobruceine B
Javanicolide A
Javanicolide B
Javanicolide C
Javanicolide D
Javanicoside A
Javanicoside B
Javanicoside C
Javanicoside D
Javanicoside E
Javanicoside F
Javanicoside G
Javanicoside H
Javanicoside I
Javanicoside J
Javanicoside K
Javanicoside L
Yadanzigan

58
59
60
61
62


Yadanziolide B
Yadanziolide C
Yadanziolide S
Yadanzioside A
Yadanzioside B


63 Yadanzioside C
64 Yadanzioside D
65 Yadanzioside E
66
67
68
69

Yadanzioside F
Yadanzioside G
Yadanzioside H
Yadanzioside I

70 Yadanzioside J
71 Yadanzioside K
72 Yadanzioside L
73 Yadanzioside M
74 Yadanzioside N
75 Yadanzioside O
Ancaloit
76 1,11-dimethoxycanthin-6-one
77 11-hydroxy-1-methoxycanthin-6-one
78 Bruceolline A

79 Bruceolline B
80
81
82
83
84
85
86
87

Bruceolline C
Bruceolline D
Bruceolline E
Bruceolline F
Bruceolline G
5,11-dimethoxycanthin-6-one
11-hydroxycanthin-6-one N-oxide
1-hydroxy-11-methoxycanthin-6-one

88 4-(ethoxycarbonyl)quinolin-2-(1H)-one
89
90
91
92
93
94

Picrasidine Q
Flazine
1-(hydroxymethyl)-β-carboline

1-ethyl-b-carboline
9H-pyrido[3,4-β]indole-1-ethanol
β-carboline-1-propionic acid
11


95
96
97
98
99
100

1-methoxycanthin-6-one
11-hydroxycanthin-6-one
Canthin-6-one
5-methoxycanthin-6-one
11-methoxycanthin-6-one
Canthin-6-one N-oxide
Tritecpenoit and steroit
Bruceajavanin A
Bruceajavanin B
Dihydrobruceajavanin A
Daucosterol
Flavonoit
Luteolin-7-O-β-D-glucoside

101
102
103

104
105

Quercetin-3-O-β-D-galactoside
Axít béo và các hợp chất khác
Axít cerotic
Axít crotonic
Axít cis-oleic
Axít palmitic
Axít stearic
Axít linoleic
Axít behenic
Axít 8-hydroxyhexadecanoic
Axít azelaic
Axít vanillic

106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
1.1.3. Hoạt tính sinh học

Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài thuộc chi

Brucea cho thấy nhiều hợp chất có phổ hoạt tính rộng và mạnh nhƣ: kháng u, ung
thƣ, sốt rét, virus...
1.1.3.1. Hoạt tính kháng u và ung thƣ
Hiện nay có một số công bố về hoạt tính của các hợp chất nhƣ: bruceoside C
29 có hoạt tính gây độc tế bào mạnh kháng lại các tế bào ung thƣ KB (ung thƣ biểu
mô), A549 (ung thƣ phổi), RPMI (u ác tính), và TE-671 (u nguyên tủy bào) [30].
Bruceoside D, E, và F 30–32 gây độc tế bào chọn lọc kháng lại các dòng tế bào ung

12


thƣ bạch cầu, ung thƣ phổi, ung thƣ đại tràng, u ác tính, và ung thƣ buồng trứng
với giá trị log|GI50| nằm trong khoảng -4,14 đến -5,72 [31]. Các bằng chứng thực
nghiệm thuốc đã cung cấp một giải thích khoa học về việc dân gian đã sử dụng cây
B. javanica để điều trị một số bệnh liên quan đến ung thƣ. Ngoài ra, bruceatin 10 và
bruceantinol 11 cũng có hoạt tính kháng ung thƣ bạch cầu [10], [17].
1.1.3.2. Hoạt tính chống sốt rét
Năm 1987, trong một thử nghiệm in vitro hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét
các hợp chất bruceantin 10, bruceantinol 11, bruceine A-D 17-20, yadanziolide A
24, brusatol 34, và dehydrobruceine A 37, cho giá trị IC50 in vitro trong khoảng
0,046÷0,0008 µg/ml, điều đó chứng tỏ các chất này kháng rất mạnh chủng ký sinh
trùng Plasmodium falciparum gây bệnh sốt rét - chủng ký sinh trùng này kháng
thuốc chloroquine dùng cho điều trị sốt rét. Trong cuộc thử nghiệm in vivo, có bốn
quassinoit bruceine A 17, B 18, bruceine D 20, và brusatol 34, đã thể hiện hoạt tính
chống lại sự nhiễm trùng P. berghei ở những con chuột sau khi uống một liều tác
dụng [19]. Năm 1994, Kitagawa và cộng sự đã báo cáo rằng bruceajavanin A 101,
dihydrobruceajavanin A 103 và bruceolline B 79 ức chế sự phát triển của ký sinh
trùng sốt rét nuôi cấy P. falciparum K1 của một chủng kháng chloroquine [6].
1.1.3.3. Hoạt tính kháng virus TMV (Tobacco Mosaic Virus)
TMV là chủng virus gây thiệt hại rất lớn trong ngành trồng trọt. Năm 2010,

một báo cáo của các tác giả ngƣời Trung Quốc cho thấy các quassinoit 18, 20, 34,
66, 67, 69, 72 tách ra từ cây B. javanica ức chế rất mạnh TMV với phần trăm ức chế
lần lƣợt là 94,6; 84,7; 94,0; 31,1; 33,7; 81,5; 73,8% [60].
1.1.3.4. Hoạt tính chống đái đƣờng
Mới đây, năm 2009, ngƣời ta đã tiến hành thử nghiệm tác dụng làm giảm hàm
lƣợng đƣờng trong máu của hai quassinoit bruceine D 20 và E 21 lên chuột với hàm
lƣợng 1mg/kg. Kết quả cho thấy hai hợp chất này làm giảm đến 48,82 (± 13,34%) và
40,07 (± 11,45%) nồng độ đƣờng trong máu của chuột [61]. Tiếp tục thử nghiệm trên
mô hình STZ, dạng gây ra bệnh đái đƣờng của ngƣời cũng nhƣ ở động vật và

13


đặc biệt ở chuột, kết quả thu đƣợc cũng rất tốt, nó làm giảm đến 87,99 ( ± 2,91%)
và 73,57 (± 13,64%) hàm lƣợng đƣờng trong máu của chuột [61].
1.1.3.5. Hoạt tính kháng ký sinh trùng mũi khoan
Năm 2008, Ken Katakura và các cộng sự tách đƣợc 11 quassinoit khung C-20
từ quả của cây B. javanica. Tác giả đã tiến hành thử hoạt tính kháng ký sinh trùng
mũi khoan Trypanosoma evansi cho các quassinoit này. Trong số đó các hợp chất
12, 18, 19, 20, 34 có hoạt tính kháng ký sinh trùng mũi khoan rất mạnh, với các giá
trị IC50 dao động từ 2,9-17,8 mM [62].
1.1.3.6. Hoạt tính kháng amíp
Dịch chiết MeOH và CHCl3 của cây B. javanica có hoạt tính kháng amíp đáng
kể đƣợc chỉ ra bằng kỹ thuật microdilution [54]. Năm 1988, Colin W. Wright đã
tiến hành thử hoạt tính kháng amíp của năm quassinoit tách ra từ các dịch chiết của
cây B. javanica 10, 17-20. Các hợp chất này có hoạt tính kháng amíp rất mạnh với
giá trị IC50 (μg/ml) lần lƣợt là 0,019; 0,097; 0,306; 0,279; 0,386 [64].
1.1.3.7. Các hoạt tính khác
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy hợp chất dehydrobruceantin 36 kháng
lao trên in vitro [55]. Ngoài ra, các hợp chất bruceoside A 27, bruceine D 20,

yadanzigan 57, javanicolide B 42, yadanziolide S 60, flazine 90, axít 8hydroxyhexadecanoic 115, và axít azelaic 116 đƣợc tách ra từ B. javanica gây ra sự
khác biệt tế bào ung thƣ bạch cầu ở ngƣời (HL-60) và ức chế COX-1, COX-2 và
7,12-dimethylbenz[a]anthracene (DMBA) là các tác nhân gây ra sự tổn thƣơng ở vú
chuột [41]. Hoạt tính kháng virus và kháng viêm ở B. javaniva cũng đƣợc nghiên
cứu [56], [57].
1.1.4. Loài Brucea mollis (Khổ sâm mềm)
Ở Việt Nam, họ Thanh Thất (Simaroubaceae) có tám chi, trong đó chi Brucea
có ba loài gồm Brucea javanica, Brucea mollis và Brucea mollis var. tonkinensis
[5]. Cây Brucea mollis còn có tên là Sầu đâu rừng hay Khổ sâm mềm, thƣờng mọc

ở vùng Lào Cai, Kom Tum, Lâm Đồng [1].

14


Hình thái thực vật của cây Brucea mollis khá giống với cây Meliosma pinnata
thuộc họ Sabiaceae. Để tránh nhầm lẫn khi thu hái hai loài này, chúng tôi đƣa ra
một số mô tả về đặc điểm thực vật của cây Brucea mollis (Khổ sâm mềm) nhƣ sau:
Brucea mollis Wall. ex Kurz - Khổ sâm mềm
Wall. ex Kurz, Bengal 42: 64.
Tên đồng nghĩa: Brucea acuminata H. L. 1873. J. Asiat. Soc. Li.
Tên Việt Nam khác: Cứt chuột, Sầu đâu rừng.
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao l-5 m. Cành nhỏ màu vàng-xanh, có lông; cành to
màu đỏ-nâu với nhiều bì khổng màu trắng. Lá kép lông chim lẻ, cỡ 20-45(-60) cm;
trục và cuống lá có nhiều lông vàng; lá chét 5-15; cuống lá chét dài 3-7 mm; phiến
lá hình bầu dục-mác, trứng-mác hoặc mác rộng, cỡ 5-12(-15) × 2,5-5 cm, phủ lông
nâu khi non, sau nhẵn; gốc hình nêm rộng hay hơi tròn, lệch, mép nguyên; đỉnh có
đuôi dài hay nhọn; gân bên 8-10 cặp. Cụm hoa hình chùy, dài 10-25 cm, mảnh; trục
phủ lông rậm màu vàng, sau thƣa hoặc nhẵn. Đƣờng kính hoa 2-3 mm. Cánh hoa
hình cái thìa, có lông ngắn, dài hơn nhị. Đĩa hình cầu ở hoa đực, hình cái bát nông ở

hoa cái. Bầu có lông. Quả hạch, hình trứng, cỡ 8-12 × 6-8 mm, nhẵn, màu nâu đỏ
khi khô, có hình mạng lƣới nông [5], [63].

Hình 1.1. Cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz)
Sinh học và sinh thái: Mùa quả tháng 6-12. Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao
1200-1700 m.
15


Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Hòa Bình (Mai Châu, Pà Cò), Kon Tum (Đác Glây,
Ngọc Linh), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian). Còn có ở Trung Quốc, Mianma,
Lào, Campuchia, Ấn độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Nepal.
Mẫu nghiên cứu: Hòa Bình (Mai Châu, Pà Cò), 15/12/1999, Phƣơng 2228
(HN); 24/6/2008, VK 2211 (HN).
1.1.5. Lớp chất quassinoit
1.1.5.1. Giới thiệu
Quassinoit đƣợc biết đến nhƣ là các hợp chất có vị đắng đặc trƣng [65]. Lớp
chất này xét về mặt hóa học là các tritecpen thoái biến và đƣợc phân loại thành năm
bộ khung cơ bản gồm có: C-18, C-19, C-20, C-22, C-25 (hình 1.2) [66], trong đó
các hợp chất có khung C-20 đƣợc chú ý nghiên cứu nhiều hơn vì chúng có hoạt tính
kháng ung thƣ bạch cầu đƣợc phát hiện ra vào đầu những năm 1970 bởi Viện ung
thƣ quốc gia Hoa Kỳ. Lớp chất quassinoit khung C-20 đƣợc phân thành hai loại:
loại bốn vòng (tetracyclic) và loại năm vòng (pentacyclic). Dạng bốn vòng phổ biến
không có nguyên tử ôxy ở vị trí C-20, còn dạng năm vòng thì có thêm một ôxy
nguyên tử ở vị trí cacbon C-20 và cho phép tạo thêm một vòng nữa. Tuy nhiên, các
chất quassinoit có bộ khung khác, đặc biệt là các chất có bộ khung C-19 gần đây
cũng đƣợc chú ý nhiều hơn [67], [68]. Nhiều hợp chất quassinoit này thể hiện hoạt
tính sinh học rộng in vivo và in vitro bao gồm nhƣ: kháng u, kháng virus, kháng
HIV, kháng ung thƣ, chống sốt rét, kháng viêm, chống côn trùng, trị lở loét và diệt
cỏ.


Hình 1.2. Các bộ khung cơ bản của lớp chất quassinoit
16


×