Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng sinh học vườn quốc gia xuân thủy làm cơ sở khoa học định hướng cho bảo tồn và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC TỰ NHIÊN ****************

TRẦN LINH HẢI

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VƢỜN QUỐC
GIA XUÂN THỦY LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊNH
HƢỚNG CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
****************

TRẦN LINH HẢI

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊNH HƢỚNG CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Trần Văn Thụy


Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi
trường của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện
và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà
Nội, cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi
trường và sự tham khảo ý kiến của các bạn đồng học.
Đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
Trần Văn Thụy, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn khoa học để học viên có
thể hoàn thành luận văn này.
Qua đây, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa
Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, những người đã cung cấp những
kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
học viên hoàn thành khóa đào tạo.
Học viên xin được cảm ơn tổ chức JICA, Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học –
Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các chuyên gia về đa dạng sinh học - Viện Sinh
Thái và Tài nguyên Sinh vật, cán bộ Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định đã tạo điệu kiện và giúp đỡ tận tình để học viên có cơ hội học tập
và khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu. Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ
lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, học viên cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp
những người đã ủng hộ học viên suốt quá trình học và hoàn thành luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2015
Tác giả

Trần Linh Hải



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................
1.1.

Khái quát chung về Đất ngập nƣớc ........................

1.1.1.

Khái niệm Đất ngập nƣớc .............................

1.1.2.

Phân loại Đất ngập nƣớc ..............................

1.2.
Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học h
giới và Việt Nam ...............................................................................................................
1.2.1.

Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh h

1.2.2.

Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh h

1.3.
Các hƣớng nghiên cứu về đa dạng sinh học, bảo
Xuân Thủy.......................................................................................................................

1.3.1.

Trƣớc khi thành lập Vƣờn quốc gia Xuân T

1.3.2.

Sau khi thành lập Vƣờn quốc gia Xuân Thủ

1.4.

Khái quát điều kiện - tự nhiên, kinh tế - xã hội Vƣ

1.4.1.

Lịch sử hình thành Vƣờn quốc gia Xuân Th

1.4.2.

Điều kiện tự nhiên Vƣờn quốc gia Xuân Th

1.4.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội Vƣờn quốc gia X

Chƣơng

2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGH

2.1.


Đối tƣợng nghiên cứu .........................................

2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................

2.1.1.

Phƣơng pháp kế thừa, thống kê, phân tích, t

2.1.2.

Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa .

Chƣơng

3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................

3.1.

Đánh giá hiện trạng Đa dạng sinh học Vƣờn quố

3.1.1.

Đa dạng các kiểu hệ sinh thái Vƣờn quốc gi

3.1.2.

Đa dạng các quần xã thực vật chủ yếu tại V


3.1.3.

Đa dạng thành phần loài động vật, thực vật

3.2.

Đánh giá các lợi ích Đa dạng sinh học Vƣờn quố

3.2.1.

Lợi ích về cung cấp .....................................

3.2.2.

Lợi ích bảo vệ môi trƣờng và hệ sinh thái ..

3.2.3.

Lợi ích bảo tồn Đa dạng sinh học ................

3.2.4.

Lợi ích về giáo dục môi trƣờng và nhân văn

3.2.5.

Lợi ích về du lịch sinh thái, giải trí ..............

3.3.


Đánh giá các tác động tới Đa dạng sinh học Vƣờ

3.3.1.

Gia tăng dân số vùng đệm ...........................

3.3.2.

Khai thác trái phép và quá mức tài nguyên s


3.3.3.

Bất cập về quản lý và thể chế, chính sách.........................................................55

3.3.4.

Sử dụng đất nuôi trồng thủy sản và nƣớc mặt chƣa hợp lý..............................56

3.3.5.

Xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng lõi............................................................. 57

3.3.6.

Ô nhiễm môi trƣờng......................................................................................... 58

3.3.7.

Sự du nhập các loài ngoại lai xâm hại...............................................................60


3.3.8.

Thiên tai và biến đổi khí hậu.............................................................................61

3.4.

Định hƣớng và đề xuất các giải pháp cho bảo tồn và phát triển.......................... 62

3.4.1.

Định hƣớng cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học........................................62

3.4.2.

Giải pháp cho công tác bảo tồn và phát triển.................................................... 66

3.4.3.

Mô hình sinh kế phát triển kinh tế - xã hội bền vững....................................... 69

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 75
Kết luận........................................................................................................................... 75
Khuyến nghị.................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................77

PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ - Huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định.....................22
Hình 2. Sơ đồ các tuyến, điểm khảo sát thực địa VQG Xuân Thủy tháng 6/2014...........29
Hình 3. Các hệ sinh thái ở vùng ĐNN ở Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ...................................... 30
Hình 4. Các loài cá quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo tồn....................................................... 43
Hình 5. Cấu trúc thành phần loài giữa các bộ chim ở VQG Xuân Thủy..........................45
Hình 6. Các loài chim di cƣ quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo tồn......................................... 46
Hình 7. Nồng độ dầu mỡ khoáng trong nƣớc mặt khu vực VQG Xuân Thuỷ năm 2010. 59


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Diện tích, dân số và mật độ dân số 5 xã vùng đệm Vƣờn quốc gia Xuân
Thủy................................................................................................................................ 25
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế của các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy...................................... 26
Bảng 3. Phân bố thành phần các taxon thực vật tại VQG Xuân Thủy..............................37
Bảng 4. Các loài thực vật xâm nhập tại VQG Xuân Thủy............................................... 39
Bảng 5. Số lƣợng loài thực vật nổi tại VQG Xuân Thủy................................................. 39
Bảng 6. Sản lƣợng, giá trị của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trong vùng
lõi Vƣờn quốc gia Xuân Thủy......................................................................................... 47
Bảng 7. Các loài thực vật có giá trị trong RNM Giao Thủy............................................. 48
Bảng 8. Khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy...................49
Bảng 9. Doanh thu, số lƣợng khách du lịch tham quan Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.......53
Bảng 10. Tình trạng khai thác tài nguyên trong vùng lõi Vƣờn quốc gia Xuân Thủy
năm 2013......................................................................................................................... 55


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐDSH

DLST
ĐNN
GIS
HST
NTTS
PTBV
RMN
UBND
VQG

Đa dạng sinh học
Du lịch sinh thái
Đất ngập nƣớc
Hệ thống thông tin địa lý
Hệ sinh thái
Nuôi trồng thủy sản
Phát triển bền vững
Rừng ngập mặn
Ủy ban nhân dân
Vƣờn quốc gia


MỞ ĐẦU
VQG Xuân Thủy là vùng đất và bãi bồi nơi sông Hồng đổ ra biển thuộc
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, có tổng diện tích tự nhiên là 15.100 ha bao gồm:
7.100 ha vùng lõi VQG Xuân Thủy (đất nổi 3.100 ha; đất ngập nƣớc 4.000 ha gồm:
Phần Bãi trong của Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh) và 8.000 ha vùng
đệm (bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, bãi Trong và 5 xã vùng đệm:
Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải [32]. Đây là bãi vùng triều
cửa sông ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn, điển hình nhất cho hệ sinh thái

ven biển không những đối với tỉnh Nam Định mà còn đối với cả miền Bắc Việt
Nam. Khu vực này nằm ở vị trí cửa sông - nơi tốc độ bồi lắng, tốc độ phù sa trung
bình hàng năm của bãi vùng triều khoảng vài chục mét. Bãi bồi cửa sông ven biển
cũng là nơi có tiềm năng về kinh tế và giá trị đa dạng sinh học. Với Quốc tế VQG
Xuân Thủy còn là Ga chim quan trọng đối với dòng chim di trú Quốc tế, trong số
đó có loài cò mỏ thìa mặt đen, là loài chim đã đƣợc ghi vào sách đỏ của IUCN về
các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay, việc quản lý bảo vệ tài nguyên môi trƣờng ở VQG Xuân Thủy vẫn
còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Do dân số quá đông, thiếu công ăn việc làm nên
sức ép về khai thác nguồn lợi tự nhiên của ngƣời dân từ vùng đệm lên vùng lõi
VQG Xuân Thủy ngày càng lớn. Mặt khác, hoạt động sản xuất của vùng đệm nuôi
trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra tác động xấu về
môi trƣờng, tác động tiêu cực đến cân bằng sinh thái tự nhiên đe dọa sự phát triển
bền vững Vƣờn quốc gia.
Từ những vấn đề cấp thiết ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
tính đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy làm cơ sở khoa học định
hướng cho bảo tồn và phát triển”.
Đề tài hƣớng tới mục tiêu đánh giá đƣợc hiện trạng đa dạng sinh học, các áp
lực tác động và các giá trị lợi ích của VQG Xuân Thuỷ, định hƣớng cho công tác
bảo tồn và phát triển cho Vƣờn trong thời gian tới.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện các nội dung
nghiên cứu nhƣ sau:
-

Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.
1


-


Đánh giá lợi ích đa dạng sinh học Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.

-

Đánh giá các tác động lên đa dạng sinh học Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.

-

Định hƣớng và đề xuất các giải pháp cho bảo tồn và phát triển.
Chúng tôi hy vọng những nội dung nghiên cứu này là những tƣ liệu hữu ích

góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ƣu tiên cải thiện
công tác quy hoạch phát triển, quản lý và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên thiên
nhiên cũng nhƣ bảo vệ nguồn lợi sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về nhiều mặt của cộng đồng.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Khái quát chung về Đất ngập nƣớc

1.1.1. Khái niệm Đất ngập nước
ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các
cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Tuỳ thuộc vào sự khác nhau về loại hình đất
ngập nƣớc, sự phân bố cùng với những mục đích sử dụng hay mục đính quản lý mà
các tổ chức, quốc gia khác nhau đƣa ra các định nghĩa khác nhau về ĐNN.
Theo Công ƣớc Ramsar, vùng đất ngập nƣớc đƣợc bảo vệ bởi Công ƣớc

này đƣợc hiểu một cách rất rộng. Theo văn kiện của Công ƣớc này (Điều 1.1), đất
ngập nƣớc đƣợc xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền đầm lầy, vùng đất than
bùn, vùng đất tù nhiên hoặc nhân tạo, có thể tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nƣớc
tĩnh hoặc nƣớc chảy, là nƣớc ngọt, nƣớc lợ hay nƣớc mặn, bao gồm cả những
vùng nƣớc biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều kiệt”.
Theo luật ĐDSH (2008) quy định: “ĐNN tự nhiên là vùng đầm lầy, than
bùn hoăcc̣ vùng nƣớc thƣờng xuyên hoặc taṃ thời, kểcảvùng biển cóđô c̣sâu không
quá6 mét khi ngấn nƣớc thủy triều thấp nhất” (Khoản 1, Điều 35). Đây là định
nghĩa về ĐNN chính thống của Việt Nam đƣợc quy định bằng pháp luật nhằm mục
đích bảo tồn các HST ĐNN tự nhiên và ĐDSH. Mọi hoạt động liên quan đến ĐNN
ở nƣớc ta đều phải sử dụng định nghĩa này.
1.1.2. Phân loại Đất ngập nước
Tuỳ thuộc vào sự khác nhau về loại hình, phân bố khác nhau của vùng ĐNN
mà các tác giả, các tổ chức đƣa ra hệ thống phân loại khác nhau về ĐNN.
* Phân loại ĐNN của công ƣớc Ramsar

Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ƣớc Ramsar (1971) đã phân
ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp.
Trong quá trình thực hiện Công ƣớc và thực tiễn áp dụng vào các vùng và
các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B
của Công ƣớc Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là:
1. ĐNN ven biển và biển (11 loại hình); 2. ĐNN nội địa (16 loại hình); 3.

ĐNN nhân tạo (8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng
3


cộng 35 loại hình. Cũng theo Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition),
thì các loại hình ĐNN đã đƣợc xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau [ 4].
* Công ƣớc Ramsar và phân loại đất ngập nƣớc của Việt Nam/ Cục

Bảo vệ Môi trƣờng
Theo dự thảo Chiến lƣợc Đất ngập nƣớc Việt Nam của Cục Môi trƣờng
(thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng), các kiểu đất ngập nƣớc đƣợc liệt
kê và mô tả bao gồm [45]:
1. Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp.
2. Các vùng cửa sông, châu thổ; bãi triều
3. Những vùng bờ biển có đá, vách đá,bãi cát hay bãi sỏi.
4. Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn.
5. Những đầm phá ven biển dù là nƣớc mặn hay nƣớc lợ.
6. Ruộng muối (nhân tạo).
7. Ao nuôi trồng thủy sản.
8. Sông suối và hệ thống thoát nƣớc nội địa.
9. Đầm lầy ven sông; đầm lầy nƣớc ngọt.
10. Hồ chứa nƣớc tự nhiên; hồ chứa nƣớc nhân tạo.
11. Rừng ngập nƣớc theo mùa (nhƣ rừng Tràm).
12. Đất cầy cấy ngập nƣớc, đất đƣợc tƣới tiêu.
13. Bãi than

* Phân loại/ Kiểm kê đất ngập nƣớc của Lê Diên Dực (1989)
Hệ thống phân loại đất ngập nƣớc này dựa trên hệ thống phân loại của công
ƣớc Ramsar (1971). Theo hệ thống phân loại này Việt Nam có 20 loại đất ngập
nƣớc nhƣ sau:
1. Các vịnh nông từ 6m trở lại khi triều thấp;
2. Các vùng cửa sông, châu thổ;
3. Những đảo nhỏ xa bờ;
4. Những vùng bờ biển có đá, vách đá ven biển;
5. Những bãi biển dù là cát hay là sỏi;
6. Những bãi triểu dù là bùn hay là cát;
7. Vùng đầm lầy có rừng ngập mặn;
8. Những đầm phá ven biển dù là nƣớc lợ hay nƣớc mặn;


4


9. Những ruộng muối;
10.

Ao tôm, cá;

11.

Sông suối chảy chậm dƣới mức trung bình;

12.

Sông suối chảy nhanh trên mức trung bình;

13.

Đầm lầy ven sông;

14.

Hồ nƣớc ngọt;

15.

Ao nƣớc ngọt (< 8 ha), đầm lầy nƣớc ngọt;

16.


Ao nƣớc mặn, những hệ thống thoát nƣớc nội địa;

17.

Đập chứa nƣớc;

18.

Rừng ngập nƣớc, đất đƣợc tƣới tiêu;

19.

Đất cày cấy ngập nƣớc, đất đƣợc tƣới tiêu;

20.

Bãi than bùn.

Đây là công trình phân loại đất ngập nƣớc đầu tiên của Việt Nam do
PGS.TS. Lê Diên Dực chủ trì đã đƣợc hoàn thành năm 1989. Tác giả và các cộng
sự đã tiến hành điều tra, kiểm kê, mô tả các vùng đất ngập nƣớc tiêu biểu của Việt
Nam dựa trên khái niệm về đất ngập nƣớc của Công ƣớc Ramsar [12].
* Phân loại đất ngập nƣớc của Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1996)
Năm 1996, theo yêu cầu của Cục Môi trƣờng (nay là Cục Bảo vệ Môi
trƣờng, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng), GS.TSKH. Phan Nguyên Hồng và
các cộng sự thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng (Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã xây dựng bản dự thảo Chiến lƣợc quản lý đất ngập nƣớc Việt Nam, trong
đó có nội dung phân loại đất ngập nƣớc Việt Nam. Để giới thiệu một cách tổng
quát các loại đất ngập nƣớc chủ yếu, tùy theo tính chất ngập nƣớc mặn hay nƣớc

ngọt, thƣờng xuyên hay định kỳ, tác giả đã xác định những vùng đất ngập nƣớc
sau đây là đối tƣợng nghiên cứu của “Chiến lƣợc bảo vệ và quản lý đất ngập nƣớc
Việt Nam giai đoạn 1996 - 2020”:
Kiểu phân loại này cũng tƣơng tự nhƣ cách phân loại của IUCN, tác giả đã phân chia
đất ngập nƣớc theo các sinh cảnh, nhƣng sắp xếp các sinh cảnh này theo tính chất
ngập nƣớc mặn (đới biển ven bờ) hay ngập nƣớc ngọt (đất ngập nƣớc nội địa). Cách
thức phân loại này đúng nhƣ mục đích của tác giả là phục vụ cho việc nghiên cứu xây
dựng chiến lƣợc quản lý đất ngập nƣớc ở cấp quốc gia, còn đối với các cấp chi tiết
hơn sẽ không thể đáp ứng đƣợc [45]. Theo đó, đất ngập nƣớc nội địa bao gồm:

5


1.

Các hệ thống dòng chảy (sông, suối);

2. Các hồ tự nhiên;
3. Các hồ chứa nhân tạo;
4. Vùng đồng bằng châu thổ sông;
5. Các vùng ngập nƣớc không thƣờng

xuyên. Đất ngập nƣớc ven biển bao gồm:
1. Các loại hình cửa sông;
2. Rừng ngập mặn;
3. Các bãi triều cát;
4. Các giải bờ đá;
5. Vùng dƣới triều trên độ sâu 6m nƣớc;
6. Các bãi cỏ biển và bãi tảo;
7. Các rạn san hô.


1.2.

Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập
nƣớc trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước trên Thế giới
ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các
cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con ngƣời và các nền văn
hoá nhân loại đƣợc hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên
các vùng ĐNN. ĐNN đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù
ngày nay ngƣời ta đã nhận biết đƣợc các chức năng và giá trị to lớn của chúng [46,
48, 53].
ĐNN đƣợc cấu thành từ nhiều hợp phần, nhiều cảnh quan, đa dạng về kiểu
loại, phong phú về tài nguyên, ĐDSH, có nhiều chức năng và giá trị quan trọng. Vì
thế các công trình nghiên cứu về ĐNN cũng rất đa dạng, bao gồm các công trình
nghiên cứu mang tính tổng hợp hay đề cập đến một số khía cạnh, hợp phần của
ĐNN nhƣ: Đất, nƣớc, động - thực vật, địa hình - địa mạo... hay các biến động thảm
thực vật, biến động về địa chất của các vùng ĐNN.
Hoạt động nghiên cứu về ĐNN đƣợc bắt đầu từ các nhà nghiên cứu về ĐNN ở
phƣơng Tây. Những nghiên cứu ban đầu này tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Động
6


lực của đới ven bờ và cổ thực vật nhằm cung cấp dữ liệu về tiến trình phát triển và
thay đổi của cảnh quan, văn hoá các vùng ĐNN, các quần xã thực vật tại các đầm
lầy hay khuynh hƣớng nghiên cứu sinh thái tổng hợp kết hợp với các hoạt động
bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu về ĐNN đã thống nhất chia lịch sử nghiên
cứu đất ngập nƣớc ra làm 3 giai đoạn chính: Trƣớc năm 1950; Năm 1950 - 1970 và

giai đoạn từ năm 1970 đến nay.
Các công trình nghiên cứu về ĐNN ở giai đoạn trƣớc năm 1950, các hoạt
động nghiên cứu tập trung chủ yếu về quần xã thực vật tại các đầm lầy, địa hình địa mạo, thuỷ - hải văn, nghiên cứu động lực của đới ven bờ. Tiếp đến là các
nghiên cứu về cổ thực vật nhằm giải thích sự thay đổi của chế độ khí hậu và mực
nƣớc biển trong quá khứ. Góp phần vào đó là các nhà nghiên cứu và sƣu tầm cổ
vật. Các nghiên cứu này cung cấp các dữ liệu về tiến trình phát triển và thay đổi của
cảnh quan, văn hoá các vùng đất ngập nƣớc. Các công trình ở giai đoạn này
thƣờng chỉ nhấn mạnh đến việc mô tả đơn ngành nhƣ các nghiên cứu về bãi triều
của các nhà khoa học Đức, Hà Lan từ giữa thế kỷ 19, các nghiên cứu quần xã thực
vật và sinh thái tại các đầm lầy, đầm lầy than bùn hay động lực của sông đƣợc tiến
hành từ thế kỷ 19. Ngoài ra còn hàng loạt các công trình nghiên cứu về cổ thực vật
nhằm xác định sự thay đổi của khí hậu, mực nƣớc biển, điều kiện cổ khí hậu.
Khoảng đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học Bắc Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về đất
ngập nƣớc nội địa thông qua việc nghiên cứu tổng hợp giữa vị trí địa lý, thuỷ văn,
diễn thế sinh thái thực vật, địa tầng. Các hoạt động này đã đem lại những hiểu biết
cao hơn về các vùng đất ngập nƣớc cho cộng đồng, đặc biệt là các kiến thức về tự
nhiên. Điều đó đã dẫn đến sự công nhận những giá trị của đất ngập nƣớc đối với
việc quản lý chất lƣợng nƣớc và đánh giá cao các giá trị văn hoá, du lịch của đất
ngập nƣớc, thúc đẩy việc bảo vệ các vùng đất ngập nƣớc của chính phủ.
Giai đoạn thứ 2 (1950 - 1970) cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và
tài liệu thực nghiệm đã giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự thay đổi của các vùng
ĐNN, từ đó có những hiểu biết cụ thể hơn về sự biến đổi các vùng ĐNN. Các lĩnh
vực nhƣ sinh thái học ĐNN, hoá học nƣớc đã đƣợc chú ý. Tuy nhiên, tính liên
ngành của các nghiên cứu này còn hạn chế.
7


Giai đoạn 3 (năm 1970 – hiện nay) hoạt động nghiên cứu các vùng ĐNN lúc
này không chỉ là công việc của các nhà khoa học mà còn trở thành mối quan tâm
của các quốc gia, khu vực, và quốc tế. Với những thay đổi và nhận thức về tầm

quan trọng của các vùng ĐNN cùng với tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật và
công nghệ, giúp cho các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ngày càng phát triển hơn.
Số lƣợng những công trình nghiên cứu về hiện trạng, biến động và dự báo xu thế
thay đổi của ĐNN về diện tích, cấu trúc, đa dạng sinh học do khai thác và sử dụng,
cũng nhƣ phân tích ảnh hƣởng của nƣớc thải, xây dựng, giao thông đến xu thế
chuyển hoá của ĐNN thông qua đó có đƣợc nhiều hơn những chính sách hợp lý
trong quy hoạch, bảo vệ và phát triển các vùng ĐNN.
Trong vài thập kỷ gần đây chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong
nhận thức về ĐNN, đặc biệt là sự thay đổi trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng
của vùng ĐNN của các cá nhân và tổ chức có liên quan. Trƣớc những năm 60 của
thế kỷ 20 ngƣời ta còn coi các vùng ĐNN là những vùng đất không có giá trị, nơi
chứa chất thải, nơi lƣu giữ các mầm bệnh và các loài côn trùng có hại. Trong cuốn
“Các chức năng và giá trị của đất ngập nước: thực trạng hiểu biết của chúng ta”
của Oreeson và cộng sự xuất bản năm 1979 đã cho thấy 84% tổng số các trích dẫn
là của các công trình nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của các công trình thập kỷ
60 và chỉ có 2% là trích dẫn từ các công trình trƣớc năm 1960. Nhƣ vậy, từ thực
trạng không chú ý hoặc lảng tránh các vấn đề có liên quan đến ĐNN trƣớc những
năm 60 chuyển sang thời kỳ mới đặc trƣng bởi sự gia tăng mạnh mẽ các kiến thức
về ĐNN tạo ra một bƣớc đột phá trong hoạt động khoa học tại các trung tâm và
viện nghiên cứu có liên quan.
Khu vực Châu Á và Đông Nam Á là nơi có diện tích ĐNN lớn của thế giới.
Do mật độ dân cƣ cao (chiếm 60% số dân toàn thế giới) các cộng đồng dân cƣ nơi
đây phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên ĐNN. Vì thế, ĐNN của khu vực này đang
phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng và một số vùng ĐNN có nguy
cơ bị xoá sổ. Hiện nay, các nghiên cứu về ĐNN tại khu vực châu Á và Đông Nam
Á chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Xác định loại hình và sự phân bố của ĐNN;
Nghiên cứu các mối đe doạ, những ảnh hƣởng, tác động hiện nay và yêu cầu về
bảo vệ ĐNN, đa dạng sinh học của các vùng ĐNN.
8



Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu và bảo tồn các vùng ĐNN có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực, số các nƣớc ký công
ƣớc Ramsar ngày càng tăng. Công tác nghiên cứu ĐNN trên thế giới trong những
năm qua đã nhận đƣợc sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế nhƣ Hiệp hội bảo tồn
thiên nhiên thế giới (The World Conservation Union - IUCN), Chƣơng trình môi
trƣờng của Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), các tổ
chức phi chính phủ (NGO). Trong đó quan trọng nhất là vai trò của IUCN vì đây là
tổ chức trực tiếp hỗ trợ về tài chính và là cơ quan phối hợp kết nối với các hoạt
động với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và nghiên cứu ĐNN trên Thế giới [7].
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước ở Việt Nam
ĐNN ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú về các kiểu hình với diện phân
bố rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam và có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử
dựng nƣớc, giữ nƣớc của dân tộc. Do vậy, ĐNN ở Việt Nam đã và đang thu hút
đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau nhƣ:
Khoa học tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp luật,... Các công trình nghiên cứu ĐNN ở
Việt Nam tƣơng đối phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc nhƣ: Kiểm kê,
phân loại, phân tích chức năng, giá trị của các hợp phần cấu thành của các vùng
ĐNN, hoặc nghiên cứu tổng hợp một vùng, một đối tƣợng cụ thể.
Có thể khái quát các công trình này theo hai khuynh hƣớng nhƣ sau [7]:
1. Nghiên cứu tổng hợp theo từng vùng cụ thể hoặc toàn quốc gia, ví dụ

đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các vùng cửa sông, vùng biển
ven bờ đông bắc Việt Nam.
2. Nghiên cứu theo từng hợp phần của ĐNN, ví dụ nghiên cứu hệ sinh thái

RNM, hệ sinh thái cửa sông, địa chất môi trƣờng biển ven bờ, địa mạo, chế độ thuỷ -

hải văn...
Một trong số những dự án đầu tiên có liên quan đến ĐNN ở Việt Nam là “Dự

án sông Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long” của Uỷ ban sông Mê Kông (1957) do
chính phủ 4 nƣớc Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập. Dự án này đã tiến
hành điều tra về thuỷ văn sông Mê Kông, kinh tế - xã hội, địa chất, khoáng sản và tiềm
năng nông nghiệp vùng hạ lƣu sông Mê Kông. Cũng trong dự án này
9


công tác điều tra về động vật hoang dã của lƣu vực sông Mê Kông đƣợc tiến hành,
từ đó đƣa ra những kiến nghị về hệ thống khu bảo tồn.
Tiếp theo là một loạt các đề tài, dự án, chƣơng trình điều tra tổng hợp cũng
nhƣ nghiên cứu các hợp phần của ĐNN từ những năm 1980 cho đến nay. Trong
chƣơng trình điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên toàn quốc, một chƣơng trình
cấp nhà nƣớc do Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nƣớc chủ trì 1984 - 1986 đã bƣớc
đầu đề xuất tới việc bảo vệ thiên nhiên những vùng đất ngập nƣớc và yêu cầu đƣợc
nghiên cứu nhƣng cũng rất sơ bộ và chung chung. Trong giai đoạn thực hiện
chƣơng trình này, chƣa có một nội dung toàn diện nào về nghiên cứu khoa học hệ
sinh thái đất ngập nƣớc ở Việt Nam.
Năm 1989, Việt Nam tham gia công ƣớc Ramsar, đây cũng là thời điểm
chính thức hình thành những nội dung cƣơng yếu về hoạt động khoa học và bảo
tồn thiên nhiên cho lĩnh vực đất ngập nƣớc ở nƣớc ta, do Vụ Điều tra Cơ bản (tiền
thân của Cục Môi trƣờng, nay là Cục Bảo vệ Môi trƣờng) thuộc Uỷ ban Khoa học
Kỹ thuật Nhà nƣớc (sau là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, nay là Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng) chủ trì. Trên cơ sở các văn bản Công ƣớc, các tài liệu khoa
học trong nƣớc và quốc tế về những vấn đề có liên quan đến đất ngập nƣớc đã
đƣợc tổ chức tập hợp lại, xác định những nội dung chuyên đề và xúc tiến hoạt động
“nghiên cứu về đất ngập nƣớc” một cách chính thức ở Việt Nam.
Các nhà Điểu học thuộc khoa Sinh học - Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là
Đại học Quốc gia Hà Nội) là lực lƣợng nòng cốt của chƣơng trình nghiên cứu về
đất ngập nƣớc, trƣớc 1989 họ đã tiến hành khảo sát nghiên cứu tập đoàn các loài
chim nƣớc ở Việt Nam, và năm 1985 phát hiện Sếu đầu đỏ ở Tràm chim Đồng

Tháp Mƣời, viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu chim nƣớc với
hệ sinh thái đất ngập nƣớc. Trƣớc những năm 1990, những nội dung nghiên cứu
khoa học chuyên ngành, có liên quan tới lĩnh vực tổng hợp về đất ngập nƣớc có thể
kể đến nhƣ rừng ngập mặn, rừng Tràm ngập chua phèn, than bùn, hệ thuỷ sinh học,
hệ chim nƣớc. Một số công trình nổi bật nhƣ: đề tài KT 03 - 02 về đầm phá do
Nguyễn Chu Hồi chủ nhiệm, KT 03 - 01 (chƣơng trình 48B) về động lực bãi bồi,
tiềm năng nguồn lợi ven biển miền Bắc Việt Nam do Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức
Cự và Phí Kim Trung tiến hành.
10


Về kiểm kê và phân tích các chức năng, giá trị của ĐNN có các công trình
của Lê Diên Dực, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng. Trong công trình nghiên
cứu của Lê Diên Dực (1989), đã kiểm kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng, cần
đƣợc bảo vệ của nƣớc ta. Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch các Khu bảo tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã
thống kê tƣơng đối đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá
cần quy hoạch thành các khu bảo tồn. Sau đó là hàng loạt các công trình kiểm kê và
phân loại ĐNN của Nguyễn Hoàng Trí (1995), Phan Nguyên Hồng (1989 - 1998),
Nguyễn Chu Hồi (1995), Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và cộng sự (1992 2003), những công trình này đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghiên
cứu ĐNN, đánh giá tổng quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử
dụng, các áp lực, mối đe doạ, chiến lƣợc bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên
toàn lãnh thổ Việt Nam [12, 13, 15, 16].
Lĩnh vực nghiên cứu thứ 2 liên quan đến ĐNN tập trung vào làm rõ đặc điểm
sinh thái và ĐDSH của các vùng ĐNN (cửa sông, đầm phá, ao hồ...), điển hình là các
công trình nghiên cứu về tài nguyên sinh thái và đa dạng sinh học các vùng ĐNN của
Vũ Trung Tạng (1994), Mai Đình Yên (1993), Đặng Ngọc Thanh (1995 - 2000).
Những công trình này đã thống kê, phân loại đƣợc nhiều quần xã sinh vật và quan
trọng là tìm hiểu đƣợc nhiều thành phần, nguồn gốc và phân bố của chúng, trong đó đã
nêu bật chức năng của vùng ĐNN nhƣ là bãi đẻ, vùng di cƣ quan trọng của một số

quần thể có ý nghĩa quốc gia và xuyên quốc gia. Chƣơng trình 64A (1982 - 1985)
nghiên cứu hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ lên rừng ngập mặn tỉnh Minh Hải
(GS.TS. Phan Nguyên Hồng chủ nhiệm) đã nghiên cứu sự biến đổi của thảm thực vật
RNM cũng nhƣ các giá trị thoái hoá của đất do rừng bị huỷ diệt bởi các chất diệt cỏ và
chất làm rụng lá cây, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phục hồi RNM. Chƣơng trình
64B (1986 - 1990) nghiên cứu hậu quả lâu dài của chiến tranh hoá học lên con ngƣời
và thiên nhiên, từ đó tìm biện pháp khắc phục.
Lĩnh vực nghiên cứu thứ 3 là những nghiên cứu về địa mạo, địa lý, thuỷ văn,
địa chất môi trƣờng, khoáng sản... của các vùng ĐNN. Các nghiên cứu này cũng trực
tiếp hay gián tiếp góp phần nghiên cứu nhiều đặc điểm, chức năng và giá trị của ĐNN
cũng nhƣ các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái
11


ĐNN (Nguyễn Địch Dĩ, Đinh Văn Thuận, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Mai
Trọng Nhuận...). Đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản biển nông (0 - 30m nƣớc) do
Trung tâm Địa chất khoáng sản biển tiến hành (1991 - 2000) đã tổ chức nghiên cứu các
đặc trƣng vật lý, hoá học, tài nguyên ĐNN ven biển và đo vẽ bản đồ ĐNN ven biển
Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 (Nguyễn Biểu, Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và nnk,
2001) [3]. Từ năm 2001 - 2005, Liên đoàn Địa chất Khoáng sản biển thực hiện dự án
“Điều tra địa chất, khoáng sản và địa chất môi trƣờng và tai biến địa chất vùng biển
ven bờ (0 - 30m) Nam Trung Bộ tỷ lệ 1: 100.000”, trong đó có nghiên cứu các đặc
trƣng vật lý, hoá học, tài nguyên và mức độ tổn thƣơng ĐNN ven biển.

Một cuộc hội thảo Quốc tế về Sếu đầu đỏ và đất ngập nƣớc đƣợc tổ chức tại
Việt Nam (khu Tràm Chim, nay là VQG Tràm Chim) từ ngày 11 – 17/01/1990. Đây
là hội thảo quốc tế lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam với chủ đề hoàn toàn mới không
chỉ về lĩnh vực môi trƣờng sinh thái nói chung mà thực sự mới về vấn đề đất ngập
nƣớc, với những HST vùng ngập nƣớc và sinh cảnh của nó đối với những loài
động vật hoang dã, mà loài Sếu đầu đỏ đƣợc lựa chọn là loài đặc trƣng cho

chƣơng trình nghiên cứu. Trong hội thảo này các đại biểu từ nhiều trƣờng đại học
hoặc viện khoa học (ở các nƣớc Úc, Nhật, Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, nhiều nƣớc
Châu Âu, Phi, Á...) đã đem tới cho Việt Nam những tƣ liệu khoa học có tính thực
tiễn cao về đất ngập nƣớc, hệ sinh thái đất ngập nƣớc, phân loại đất ngập nƣớc, tổ
chức quản lý và sử dụng bền vững ĐNN. Hội thảo khoa học quốc tế nói trên đƣợc
xác định là mốc lịch sử của chƣơng trình nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam.
Chƣơng trình khoa học bảo vệ đất ngập nƣớc toàn cầu do WWF và IUCN
đồng chủ trì và hỗ trợ thực hiện năm 1985 - 1987 đã có ảnh hƣởng tới sự khởi động
nhận thức về lĩnh vực đất ngập nƣớc ở nƣớc ta. Cơ quan quản lý và chỉ đạo cấp
Nhà nƣớc trong các chƣơng trình nghiên cứu về ĐNN là Cục Bảo vệ môi trƣờng
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực sự tạo nên những định hƣớng và giải
pháp phát triển nghiên cứu, chƣơng trình hành động quản lý và bảo vệ những vùng
đất ngập nƣớc của Việt Nam.
Năm 1989, Việt Nam đã chính thức tham gia Công ƣớc Ramsar. Tuy nhiên
đến năm 2000 nƣớc ta mới thực sự quan tâm đến quản lý ĐNN, nhiều văn bản quy
phạm pháp lý liên quan về đất ngập nƣớc ra đời. Đặc biệt Nghị định của Chính phủ
12


số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng
đất ngập nƣớc là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay và đầu tiên riêng cho
đất ngập nƣớc.
Viễn thám và GIS cũng đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ một công cụ cho việc quản
lý, kiểm kê và nghiên cứu biến động các vùng đất ngập nƣớc. Bằng các công nghệ này
việc thành lập các bản đồ hiện trạng, biến động ĐNN cũng trở nên dễ dàng hơn. Một
hƣớng nghiên cứu thu hút đƣợc nhiều nhà khoa học là quản lý và sử dụng, bảo vệ
ĐNN trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, đặc trƣng sinh thái khu vực nhằm đƣa ra
các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này [7].

Năm 2001, Cục Môi trƣờng (nay thuộc Cục Bảo vệ Môi trƣờng) đã đề xuất

68 khu ĐNN có giá trị ĐDSH và môi trƣờng. Năm 2002 – 2004, hợp phần ĐNN
của dự án “Ngăn chặn các xu hƣớng suy thoái môi trƣờng Biển Đông và Vịnh Thái
Lan” do Mai Trọng Nhuận chủ trì, đã lập hồ sơ 10 khu ven biển có giá trị cao (Theo
công ƣớc Ramsar).
Năm 2003, Việt Nam cũng đã có những cố gắng trong công tác nghiên cứu,
quản lý và bảo tồn ĐNN nhƣ: “Chƣơng trình bảo tồn đất ngập nƣớc quốc gia”;
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN;
“Chiến lƣợc quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” (số
192/2003/QĐ-TTg), v.v...
Năm 2004, Phan Nguyên Hồng (2004) trong báo cáo về lịch sử nghiên cứu
ĐNN Việt Nam đã thống kê hơn 500 nghiên cứu về khí tƣợng thủy văn, địa chất,
địa mạo, ĐDSH, hệ cửa sông ven biển, hệ đầm phá, HST RNM, HST rạn san hô,
thảm cỏ biển. Các nghiên cứu này đã góp phần đóng góp vào bộ tƣ liệu nghiên cứu
về ĐNN ven biển Việt Nam [20].
Năm 2005 - 2006 Cục Bảo vệ Môi trƣờng đã báo cáo về nghiên cứu: “Tổng
quan hiện trạng đất ngập nƣớc Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ƣớc
Ramsamsar” cũng nhƣ nghiên cứu: “Chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng
đất ngập nƣớc sông Mê Kông: Hệ thống phân loại Đất ngập nƣớc Việt Nam” do
tác giả Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực thực hiện.

13


Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam chủ yếu
tập trung vào các vấn đề: Vai trò môi trƣờng của các hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở
Việt Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Tổng cục Môi
trƣờng, 2012); Định hƣớng xây dựng hệ phân loại đất ngập nƣớc của Việt Nam
(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014)… Nhằm mục đích bảo tồn và phát
triển bền vững đất ngập nƣớc Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã và đang triển khai rất nhiều hoạt động điều

tra, giáo dục, kiểm kê, giám sát, đánh giá và xây dựng các công cụ và kỹ thuật khác
nhau liên quan đến ĐNN tại hệ thống các VQG, KBT có vùng đất ĐNN do nhiều
tác giả và tổ chức khác tiến hành nghiên cứu, nhằm những định hƣớng chiến lƣợc
về bảo tồn, sử dụng, quản lý và phát triển bền vững các vùng ĐNN trong tƣơng lai.

1.3.

Các hƣớng nghiên cứu về đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển Vƣờn
quốc gia Xuân Thủy

1.3.1. Trước khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Thủy
Những nghiên cứu về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy ở giai đoạn từ
trƣớc khi đƣợc công nhận VQG chỉ có một số tài liệu điều tra bƣớc đầu về đa dạng
sinh học trong vùng: Phan Nguyên Hồng (1970), nghiên cứu thành phần loài khu
vực ven biển miền Bắc Việt Nam đã phân chia thảm thực vật thành rừng ngập mặn,
rừng gỗ bờ biển và thảm thực vật trên bãi cát trống ở bờ biển nƣớc ta, có thể xem
là ngƣời đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về quần xã thảm thực vật ngập
mặn miền Bắc Việt Nam trong đó có khu vực VQG Xuân Thủy. RNM là một kiểu
HST đất ngập nƣớc ven bờ rất đặc trƣng ở VQG Xuân Thuỷ nói riêng, vùng cửa
sông Hồng nói chung [19].
Sau đó, trong các chƣơng trình nghiên cứu tổng hợp về biển (Chƣơng trình 48
- 06 năm 1981-1985; Chƣơng trình 48B năm 1986 - 1990; Chƣơng trình KT.03) đã có

những đề tài điều tra, nghiên cứu vùng triều miền Bắc Việt Nam theo quan điểm hệ
sinh thái. Các đề tài trong các chƣơng trình biển đã xác định các kiểu cấu trúc,

diễn thế, của hệ sinh thái dƣới tác động của các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân
tác, đồng thời đã đánh giá tiềm năng nguồn lợi sinh vật (động vật, thực vật, nguồn
giống tôm, cá, cơ sở thức ăn) điều kiện sinh thái thuận lợi cho phát triển nuôi trồng
14



hải sản của hệ sinh thái vùng triều, định hƣớng cho việc khai thác, sử dụng hợp lý
các tiềm năng nguồn lợi đó.
Bên cạnh chƣơng trình biển, chƣơng trình môi trƣờng (52 - 02, giai đoạn 1980
- 1985) cũng đã có đề tài nhƣ: Điều tra tổng hợp vùng cửa sông ven biển châu thổ

Bắc bộ nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng (mã số 52.02.02 do
Vũ Trung Tạng chủ nhiệm)[42].
Năm 1992, Nguyễn Xuân Dục và cộng sự tiến hành nghiên cứu về những
đặc trƣng cơ bản về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật của hệ sinh thái vùng
triều miền Bắc Việt Nam.
Năm 1993, Pham Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản đã tiến hành nghiên cứu
về khu hệ thú tại VQG Xuân Thủy, khi đó đã ghi nhận đƣợc 17 loài [60].
Năm 1995, Nguyễn Xuân Dục đã tiến hành nghiên cứu về động vật đáy
vùng cửa sông ven biển Hà Nam Ninh.
Năm 1997, 1999, Nguyễn Văn Cƣ tiến hành nghiên cứu vê tình hình Khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng các bãi bồi ven biển sửa sông
tỉnh Thái Bình (1997) và điều tra cơ bản tài nguyên môi trƣờng nhằm khai thác, sử
dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam (1999). Cũng
trong năm 1999, Ngô Xuân Quýnh và cộng sự đã nghiên cứu về các loài cá, thực
vật nổi, động vật nổi và động vật đáy ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ.
Năm 2002, Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc, đã nghiên cứu về Giáp xác
(Crustacea) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định [24].

1.3.2. Sau khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Thủy
Sau khi thành lập VQG Xuân Thủy (02/01/2003) và đƣợc tổ chức UNESCO
công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng ven biển châu thổ sông Hồng (tháng 12/2004).
Trong đó, VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh
quyển thế giới các nghiên cứu về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy đƣợc quan

tâm và nghiên cứu nhiều hơn. ĐDSH trong HST vùng triều, bãi bồi cửa sông và RNM
vùng cửa sông Hồng đã đƣợc nhiều nhà khoa học thực hiện trong các chƣơng trình,
dự án nghiên cứu khác nhau ở nhiều khía cạnh. Hầu hết các đối tƣợng sinh vật quan
trọng ở đây đã đƣợc đề cập nhƣ thực vật ngập mặn, sinh vật nổi, các
15


nhóm động vật không xƣơng sống (trai, ốc, tôm, cua, giun nhiều tơ và giáp xác
nhỏ), cá, lƣỡng cƣ, bò sát, chim nƣớc. Đặc biệt khi Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân
Thuỷ đƣợc UNESCO chính thức công nhận là khu Ramsar (năm 1989), Chính phủ
Việt Nam nâng cấp thành Vƣờn quốc gia (năm 2003), khu vực này đã có nhiều
điều tra, nghiên cứu nhằm quy hoạch và xây dựng các luận chứng kinh tế - xã hội,
khoa học kỹ thuật và phát triển VQG Xuân Thuỷ.
Năm 2003 - 2004, trong chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng, do Vũ Trung Tạng lại chủ trì dự án: Nghiên cứu đất ngập nƣớc ven biển,
lấy một số địa phƣơng ven biển đồng bằng châu thổ Bắc Bộ làm điểm nghiên cứu
chính nhƣ Thái Thụy (Thái Bình) và Giao Thuỷ (Nam Định). Trong các kết quả của
những đề tài, dự án này, các dẫn liệu về điều kiện môi trƣờng, kinh tế xã hội và nguồn
lợi sinh vật vùng vửa sông Hồng bao gồm cả Thái Thụy và Giao Thuỷ đã đƣợc phân
tích, tổng hợp và cập nhật. Đây là những cơ sở khoa học để nhóm tác giả đề xuất các
giải pháp sử dụng bền vững các dạng tài nguyên trong HST ĐNN ở đây nhƣ: Quản lý
ĐDSH và nguồn lợi sinh vật của vùng cửa sông thuộc châu thổ Bắc bộ cho sự phát
triển bền vững (PTBV) (lấy cửa Bà Lạt làm ví dụ) (Vũ Trung Tạng và cộng sự, 2003).

Nghiên cứu về các nhóm động vật đáy là giáp xác, thân mềm trong các HST
RNM tại khu vực Giao Thuỷ, Nam Định. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc và
nnk (2003, 2004), Hoàng Ngọc Khắc (2004, 2011) đã tiến hành, kết quả đã thống
kê và xác định đƣợc gần 200 loài thân mềm chân bụng, hai mảnh vỏ và giáp xác
tôm, cua ở khu vực này [22, 23, 25, 26, 27, 28].
Năm 2004, Dƣơng Ngọc Cƣờng, Trần Minh Khoa tiến hành nghiên cứu về
thành phần các loài cá thuộc các xã phía bắc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Hệ

Sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng; Về lƣỡng cƣ, bò sát theo
nghiên cứu của Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (2004) đã tiến hành nghiên
cứu và ghi nhận đƣợc 13 loài lƣỡng cƣ và 37 loài bò sát; Nghiên cứu về khu hệ
chim tại khu vực VQG Xuân Thủy, Lê Đình Thủy (2004) đã tiến hành nghiên cứu
“tài nguyên chim ở VQG Xuân Thủy”.
Năm 2004, Phan Nguyên Hồng, đã tiến hành những nghiên cứu về đánh giá
tính đa dạng của thảm thực vật và hệ thực vật trong môi trƣờng sinh học huyện Giao
Thủy (tỉnh Nam Định) làm cơ sở cho quy hoạch PTBV các hệ sinh thái ĐNN ven
16


biển Bắc Bộ cũng trong thời gian đó Phan Nguyên Hồng, Quản Thị Quỳnh Dao,
2004 nghiên cứu hiệu quả bảo vệ môi trƣờng và kinh tế xã hội của chƣơng trình
trồng RNM để phòng ngừa thảm họa ở 8 tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam. Hội
thảo: Kinh tế học môi trƣờng với việc đánh giá giá trị ĐNN.
Trong phạm vi đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vào giai
đoạn 2004 - 2005, Viện Sinh thái Tài nguyên và Sinh vật đã thực hiện điều tra,
khảo sát toàn diện về môi trƣờng và thuỷ sinh vật tại các xã Giao Lạc, Giao Xuân
thuộc khu vực VQG Xuân Thuỷ. Có thể xem đây là công trình đã đánh giá khá đầy
đủ về tình trạng môi trƣờng nƣớc tự nhiên và trong các đầm nuôi cùng với các
quần xã thuỷ sinh vật cơ bản ở đây.
Năm 2005, Vũ Trung Tạng và cộng sự nghiên cứu về quy hoạch định hƣớng
cho một số HST ĐNN ven biển Bắc Bộ mà bƣớc đầu là huyện Thái Thụy (Thái
Bình) và huyện Giao Thủy (Nam Định) phục vụ cho phát triển bên vững. Lê Xuân
Tuấn và Mai Sỹ Tuấn nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc và sinh vật phù du trong
rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định [42].
Năm 2005, Hồ Thanh Hải và cộng sự đã quan tâm nghiên cứu tới các ảnh
hƣởng của sự ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đến đa
dạng sinh học khu vực VQG Xuân Thuỷ.
Năm 2006, trong chƣơng trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam với sự tài trợ

của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Keidanren. Nguyễn Đức Tú, Lê Mạnh Hùng, Lê
Trọng Trải, Hà Quý Quỳnh, Nguyễn Quốc Bình, Richard Thomas nghiên cứu về
Bảo tồn các vùng đất trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ: Đánh giá lại các vùng chim
quan trọng sau mƣời năm.
Năm 2007, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007),
đƣợc sự hỗ trợ của tổ chức MERC – MCD đã tiến hành nghiên cứu về đa dạng sinh
học ở vƣờn quốc gia Xuân Thủy.
Năm 2008, Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Dƣơng Thạo, Nguyễn Quang Hùng
nghiên cứu và đánh giá khía cạnh các tác động môi trƣờng tại các đầm nuôi tôm
trong vùng lõi vƣờn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.
Năm 2008, Chƣơng trình Liên minh đất ngập nƣớc quốc tế (WAP), thực hiện từ năm
2008 – 2012. Dự án tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu hỗ trợ sinh kế bền vững nhƣ:
17


×