Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lithi trong y tế và đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.81 KB, 5 trang )

Lithi trong y tế và đời sống

Lithi có hiệu quả phòng ngừa cả hai pha hưng cảm và trầm cảm
của bệnh rối loạn tâm thần.
Lithi (lithium), ký hiệu nguyên tố Li, số hiệu nguyên tử: 3 trong Bảng
tuần hoàn các nguyên tố hoá học (của Mendeleep: 1834-1907), có khối lượng
nguyên tử: 6,94, có nhiều ứng dụng trong y tế và đời sống, được coi là nguyên
tố của tương lai.
Trong y tế
Lithi được dùng dưới dạng muối carbonat, acetat, citrat, gluconat, sulfat.
Lihtium carbonat có khá nhiều tên biệt dược: camcolit, eskalith, liskonum, pfi-
lithium, teralithe..., có trong danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) nhưng không có trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam (1999), chỉ
có bác sĩ chuyên khoa mới được chỉ định dùng. Thuốc có nhiều dạng bào chế:
- Viên nén hoặc viên nang cứng, viên giải phóng chậm. Ngoài ra còn có
dạng ống thuốc và sirô.
Tác dụng: ổn định rối loạn tâm thần, chống thao cuồng, điều hoà tính khí.
Lithi có hiệu quả phòng ngừa cả 2 pha hưng cảm và trầm cảm của bệnh hưng cảm-
trầm cảm đơn cực hoặc lưỡng cực. Ngoài tác dụng phòng bệnh, nó còn dùng để
điều trị trong các trường hợp hưng cảm. Cơ chế tác dụng còn chưa xác định chính
xác. Lithi hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống.
Thường được chỉ định: chống thao cuồng cấp nhẹ. Phòng các u sầu thao
cuồng.
Chống chỉ định: - Người có bệnh tim mạch, thận nặng, suy tuyến giáp, rối
loạn cân bằng Na+, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang cho con bú.
- Thận trọng dùng cho người cao tuổi tăng huyết áp, nhược cơ, động kinh,
có biến đổi trên điện tâm đồ, người đang ăn hạn chế muối (làm tăng tải hấp thu ở
thận nên tạo nồng độ độc trong máu, phụ nữ có thai vì lithi có thể gây nhiễm độc
cho thai nhi, ảnh hưởng đến tuyến giáp và tim). Người bệnh cần được thông báo
kỹ về các trường hợp nhiễm độc và được dặn phải thông báo ngay cho thầy thuốc
khi nghi ngờ: điều trị dài bằng lithi có thể làm hại và suy thận.


- Lithi gây ảnh hưởng đến khả năng lao động trí óc và chân tay (thận trọng
khi lái xe và vận hành máy).
Nếu có những biểu hiện sau, cần báo ngay cho thầy thuốc biết để xử lý:
- Đái nhiều, khát nhiều... biểu hiện mất nước.
- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, run rẩy, mất điều hoà dù nhẹ, buồn ngủ, yếu cơ,
ra mồ hôi nhiều.
Tác dụng phụ thường gặp: mệt mỏi, ngủ lịm, mất nước, phù nề, hoa mắt,
chóng mặt, ù tai, ảo giác, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,
khó tiêu, run tay, rụng tóc, khô da và miệng, đái nhiều, bất lực, mắt nhìn mờ.
Cách dùng:
Viên giải phóng chậm không được nhai hoặc bẻ. Điều trị đầu tiên phải được
thực hiện tại bệnh viện là nơi có điều kiện giám sát nồng độ lithi trong huyết
thanh. Thường trước khi cho dùng thuốc cần khám nghiệm chức năng thận,
protein niệu, test thụ thai, ion đồ máu, thử máu, khám tim, glucose huyết lúc đói.
Dùng thuốc cần tránh uống rượu, nước giải khát có rượu. Không nên ngưng
thuốc trừ khi đã dùng được ít nhất 1 năm và chỉ nên dùng từ 3-5 năm nếu thầy
thuốc thấy vẫn còn có ích lợi.
Trong đời sống
Có ý kiến dự đoán trong tương lai gần, lithi có thể gây ra cho thế giới
những cơn sốt gần như nhân loại đã từng điên đảo về dầu lửa. Gần đây, lithi được
ứng dụng khá nhiều trong các sản phẩm công nghiệp hiện đại nhất là các hàng
điện tử gia dụng. Pin lithi có mặt trong hàng loại máy tính xách tay, máy nghe
nhạc, máy ảnh kỹ thuật số. Tương lai, để giảm ô nhiễm môi trường, những chiếc
ôtô chạy xăng sẽ dần dần nhường cho những xe chạy bằng điện, loại năng lượng
sạch không thải khí carbon mà loại xe này thì không thể thiếu lithi như xăng đối
với các ôtô hiện nay. Do đó, giá lithi tăng vọt trong vòng 6 năm gần đây, năm
2003 ở mức 350 USD/tấn thì nay đã là 600 USD/tấn và xu hướng tăng vẫn chưa
hề giảm.
Trữ lượng lithi toàn thế giới có khoảng 70% thuộc sở hữu của các quốc gia
thuộc vùng núi Andes (Nam Mỹ), trong đó nhiều nhất (47% và dễ khai thác nhất

là Bolivia, sau đó là Arhentina và Chilê. Cánh đồng muối Sabar de Uyuni của
Bolivia là một kho báu vì ở đó có gần một nửa trữ lượng lithi của thế giới. Phần
còn lại thuộc về Tây Tạng, Úc và Mỹ. Hiện nay có 3 tập đoàn, 1 của Pháp
(Bollore) và 2 của Nhật (Mitsubishivfa Iumimoto) đang cạnh tranh nhau để giành
quyền khai thác lithi tại Bolivia. Tập đoàn Bollore của Pháp đang hợp tác với một
hãng ôtô của Ý để cho ra mắt chiếc xe Blue Car, nên đành ưu tiên cho việc khai
thác này với sự trợ giúp của Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy, vì ông từng bước
sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Bolivia về vấn đề này nhân chuyến thăm Bolivia
vào tháng 9/2009. Tổng thống Evo Maraless của Bolovia cũng mong muốn khai
thác lithi sớm được thực hiện trên cơ sở lợi ích của Bolovia được đảm bảo đồng
thời giữ gìn được cảnh quan môi trường. Hy vọng trong tương lai gần, lithi sẽ góp
phần to lớn trong việc chống ô nhiễm khí thải và hạn chế được sự biến đổi khí hậu,
giảm được tác hại cho nhân loại.

×