Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại huyện ứng hòa, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRỊNH THỊ NHƢ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. LƢU ĐỨC HẢI

Hà Nội-2016

1


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và đƣợc sự đồng ý của Thầy hƣớng dẫn PGS. TS.
Lƣu Đức Hải, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất
thải rắn nông thôn tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội”
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lƣu Đức Hải,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa
Môi trƣờng của Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập và nghiên


cứu tại trƣờng.
Tôi xin cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã tạo điều kiện cung cấp
thông tin, nguồn tƣ liệu, số liệu, tài liệu hữu ích phục vụ trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với gia đình
và ngƣời thân, là nguồn động lực chính giúp tôi có sức lực để vƣợt qua mọi khó
khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Kết quả nghiên cứu và luận văn này đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian
hơn một năm, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để thực hiện đề tài nghiên cứu
này một cách hoàn chỉnh nhất, song do năng lực bản thân có hạn, thiếu những kiến
thức về kinh nghiệm thực tế, cũng nhƣ do nhiều yếu tố khách quan khác nên không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý
thầy cô và các bạn để bài luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các tƣ liệu và số
liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn và có độ tin cậy cao trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Hà Nội, ngày

3

tháng 05 năm 2016



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................................2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
4. Kết cấu nội dung đề tài................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam..................................................3
1.1.1. Một số khái niệm và phân loại chất thải rắn...........................................................3
1.1.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn........................................................................3
1.1.1.2. Phân loại chất thải rắn..........................................................................................3
1.1.2. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam........................5
1.1.2.1. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn...........................5
1.1.2.2. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn nông nghiệp nông thôn......................6
1.1.2.3. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn làng nghề nông thôn..........................7
1.1.3. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn nông thôn.................................................8
1.1.3.1. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn..............................8
1.1.3.2. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn nông nghiệp nông thôn.......................11
1.1.3.3. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn làng nghề nông thôn...........................13
1.2. Một số mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam................................14
1.2.1. Mô hình quản lý tƣ nhân...................................................................................... 14
1.2.2. Mô hình quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng............................................... 14
1.2.3. Mô hình 3R........................................................................................................... 15
1.2.4. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt do dân tự tổ chức.................................15
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................................16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu................................................................16
1.3.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................16
1.3.1.2. Địa hình..............................................................................................................16
1.3.1.3. Đặc trƣng khí hậu, thủy văn..............................................................................17


4


1.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu.......................................................18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................20
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................20
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................20
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................20
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu...............................................................................20
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa..............................................................21
2.3.3. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.........................................................22
2.3.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.....................22
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu...................................................23
2.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................23
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................24
3.1. Thực trạng vấn đề phát sinh chất thải rắn nông thôn tại huyện Ứng Hòa...............24
3.1.1. Thực trạng vấn đề phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ứng Hòa.............24
3.1.2. Thực trạng vấn đề phát sinh chất thải rắn làng nghề tại huyện Ứng Hòa............26
3.1.3. Thực trạng vấn đề phát sinh chất thải rắn nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa........29
3.1.3.1. Chất thải rắn phát sinh từ phụ phẩm nông nghiệp.............................................29
3.1.3.2. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực
vật....................................................................................................................................30
3.1.3.3. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi.................................................31
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn nông thôn tại huyện Ứng Hòa...............32
3.2.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ứng Hòa..............32
3.2.1.1. Hiện trạng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt...........................................32
3.2.1.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.....................33

3.2.1.3. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt..............................................37
3.2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn làng nghề tại huyện Ứng Hòa.............40
3.2.2.1. Công tác quản lý chất thải rắn làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều...................40

5


3.2.2.2. Công tác quản lý chất thải rắn các làng nghề sản xuất tăm hƣơng tại xã Quảng
Phú Cầu...........................................................................................................................41
3.2.3. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa........43
3.3. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn nông thôn tại huyện Ứng Hòa. 46
3.3.1 . Xây dựng khung mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn nông thôn tại huyện
Ứng Hòa..........................................................................................................................46
3.3.2. Môt số giải pháp ƣu tiên triển khai trên địa bàn huyện Ứng Hòa để thực hiện
Khung mô hình quản lý tổng hợp CTR nông thôn đã đề xuất........................................52
3.3.2.1. Hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt..........................................52
3.3.2.2. Xây dựng mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ủ phân
compost từ chất thải rắn hữu cơ......................................................................................53
3.3.2.3. Tăng cƣờng hiệu quả mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại 28 xã huyện
Ứng Hòa..........................................................................................................................58
3.3.2.4. Quy hoạch lại vị trí các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt chƣa phù hợp.....60
3.3.2.5. Nâng cấp, mở rộng số ô chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn Vân Đình.......60
3.3.3. Hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn làng nghề tại huyện Ứng Hòa............62
3.3.3.1. Hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều. 62

3.3.3.2. Giải pháp quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất tăm hƣơng....64
3.3.4. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa..........65
3.3.4.1. Mô hình sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp...............................65
3.3.4.2. Xây dựng mô hình quản lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật.............................69
KẾT LUẬN.....................................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khối lƣợng CTR phát sinh tại một số nhóm làng nghề tái chế.......................8
Bảng 1.2. Thực trạng một số biện pháp xử lý CTR trong chăn nuôi quy mô trang trại
(TT) và hộ gia đình tại các tỉnh thành trong toàn quốc..................................................12
Bảng 3.1: Ƣớc tính khối lƣợng theo thành phần CTRSH tại huyện Ứng Hoà năm 2013
25
Bảng 3.2: Diễn biến gia tăng dân số huyện Ứng Hòa giai đoạn 2010-2014..................25
Bảng 3.3: Dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh tại huyện Ứng Hòa đến năm 2020....26
Bảng 3.4: Danh sách các làng nghề chính của huyện Ứng Hòa.....................................27
Bảng 3.5: Khối lƣợng CTR phát sinh tại một số làng nghề huyện Ứng Hòa................28
Bảng 3.6: Khối lƣợng phát sinh CTR theo sản lƣợng nông sản của huyện Ứng Hòa. .30
Bảng 3.7: Lƣợng CTR chăn nuôi phát sinh trên địa bàn huyện Ứng Hòa năm 2014....31
Bảng 3.8. Tổng hợp khối lƣợng phát sinh CTR nông thôn tại huyện Ứng Hòa............31
Bảng 3.9: Tỷ lệ CTRSH đƣợc thu gom tại thị trấn Vân Đình........................................33
Bảng 3.10: Các điểm tập kết CTRSH tồn đọng tại huyện Ứng Hòa..............................36
Bảng 3.11: Định mức hóa chất xử lý CTRSH tại BCL CTR Vân Đình.........................38
Bảng 3.12: Phƣơng thức thành lập, hoạt động của tổ thu gom CTRSH tại các xã........58
Bảng 3.13: So sánh chi phí phƣơng án đề xuất xử lý và phƣơng án xử lý hiện tại.......63
Bảng 3.14: Cấu tạo và kích thƣớc lò sản xuất TSH từ rơm rạ có công suất sản xuất
100kg/ngày......................................................................................................................66

7


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Mô hình quản lý CTRSH tại huyện Ứng Hòa.......................................... 32
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình vận hành xử lý CTRSH tại BCL CTR Vân Đình...........38
Hình 3.3 : Sơ đồ công nghệ vận hành xử lý nƣớc rỉ rác tại BCL CTR Vân Đình. . .39
Hình 3.4 : Mô hình quản lý CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều.....................40
Hình 3.5: Các hình thức xử lý CTR từ các làng nghề sản xuất tăm hƣơng.............41
Hình 3.6: Khung mô hình quản lý tổng hợp CTR nông thôn huyện Ứng Hòa........47
Hình 3.7: Hoàn thiện mô hình quản lý CTRSH tại huyện Ứng Hòa........................ 52
Hình 3.8: Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn và ủ phân compost.......................53
Hình 3.9: Hoàn thiện mô hình quản lý CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều....62
Hình 3.10: Quy trình sản xuất TSH từ rơm rạ......................................................... 67
Hình 3.11: Mô hình quản lý bao bì hóa chất BVTV................................................ 69

8


BCL
BVMT
BVTV
CTR
CTRSH
ĐBSCL
ĐBSH
HTX
KT-XH
NĐ-CP
ONMT
TCVN
TCXDVN
TNMT
TT

TSH
UBND
VSMT

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các hoạt động sống của con ngƣời ngày
càng gia tăng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, đặc biệt trong xã hội công
nghiệp. Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trƣờng năm 2014, lƣợng CTR
thông thƣờng phát sinh cả nƣớc khoảng 28 triệu tấn/năm, theo số liệu dự báo của
Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đƣa ra trong Thông báo Môi trƣờng
Quốc gia năm 2011 về CTR, năm 2015 khối lƣợng CTR phát sinh ƣớc tính khoảng
44 triệu tấn/năm. Với những số liệu thống kê nêu trên cho thấy CTR đã và đang là
vấn đề thách thức đối với công tác quản lý chất thải tại Việt Nam.
Quản lý CTR không còn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và các thành
phố lớn mà đã trở thành vấn đề đáng báo động cả ở các vùng nông thôn trên toàn
quốc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề ở nông thôn, việc thay đổi
tập quán sinh sống làm cho các áp lực từ CTR khu vực nông thôn gia tăng cả về
thành phần, tính độc hại và tải lƣợng. CTR phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, làng nghề và chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những nguồn chính gây ô
nhiễm môi trƣờng (ONMT) nông thôn hiện nay.
Hiện nay, công tác quản lý CTR tại các vùng nông thôn chƣa đạt đƣợc những
kết quả tích cực. Việc quản lý CTR tại nông thôn còn gặp nhiều hạn chế trong công tác
thu gom, phân loại CTR tại nguồn; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật
trong xử lý CTR nông thôn còn lạc hậu. Điều quan trọng nhất đối với công tác quản lý
CTR nông thôn trên địa bàn cấp huyện hiện nay là chƣa có mô hình quản lý phù hợp.
Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý CTR nông thôn trên địa bàn cấp

huyện là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa khoa học thực tiễn.

Ứng Hòa là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, vốn là huyện có
nền kinh tế phát triển theo hƣớng sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây,
bên cạnh nền phát triển nông nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề đang có sự mở rộng phát triển trên địa bàn huyện đã góp phần làm

1


thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện cũng nhƣ cải thiện chất lƣợng cuộc sống của nhân
dân tại địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế đem lại, sự phát triển
của các ngành nghề sản xuất trên địa bàn huyện cũng gây ra những áp lực đáng kể đến
chất lƣợng môi trƣờng sống. CTR phát sinh từ các làng nghề, hoạt động sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn huyện đã và đang là vấn cần quan tâm của địa phƣơng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, học viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây
dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội” nhằm mục
tiêu cải thiện hiệu quả quản lý CTR nông thôn tại địa phƣơng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý CTR nông thôn tại huyện Ứng

Hòa.
- Xây dựng khung mô hình quản lý CTR nông thôn tại huyện Ứng Hòa, trên

cơ sở đó đề xuất và hoàn thiện các mô hình quản lý cụ thể đối với từng loại CTR
nông thôn tại địa phƣơng.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn có sử dụng kết hợp nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm: phƣơng pháp thu thập số liệu;

phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa;phƣơng pháp dự báo; phƣơng pháp xử lý,
phân tích và tổng hợp số liệu; phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia và một số
phƣơng pháp khác.
4. Kết cấu nội dung đề tài
Luận văn gồm 73 trang, chia thành 3 chƣơng và các phần mở đầu, kết luận,
kiến nghị. Trong luận văn có 16 bảng, 11 hình và 28 tài liệu tham khảo.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU 1.1. Tổng quan về chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm và phân loại chất thải rắn
1.1.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn
- Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính

phủ quy định về quản lý CTR thì CTR là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác, CTR bao
gồm CTR thông thƣờng và CTR nguy hại.
- CTR là toàn bộ các loại vật chất không phải dạng lỏng và khí đƣợc con

ngƣời thải bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội (KT-XH) của mình (bao gồm các
hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…).
Trong đó, quan trọng nhất là các loại CTR sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt
động sống.
1.1.1.2. Phân loại chất thải rắn
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ CTRSH: là những chất thải liên quan đến hoạt động của con ngƣời, nguồn

tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các trung tâm dịch

vụ thƣơng mại; CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch
ngói vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng, lông
động vật, tre, gỗ, vải, da, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ củ quả, xỉ than, tro, các thiết
bị đồ điện hỏng, pin, ắc quy hỏng…
+ CTR công nghiệp: là CTR phát sinh từ các hoạt động sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thành phần CTR công nghiệp rất đa dạng và mang
tính đặc trƣng của ngành nghề sản xuất.
+ CTR xây dựng: phát sinh trong hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở
gồm các phế thải nhƣ đất, đá (do các họa động đào móng trong xây dựng), gạch

3


ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, dỡ bỏ công trình xây dựng, các vật liệu
kim loại, bao bì, vật liệu dẻo…
+ CTR nông nghiệp và chăn nuôi: là các loại chất thải phát sinh từ hoạt động

sản xuất nông nghiệp nhƣ: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ…), thu hoạch
nông sản (rơm, rạ, trấu, lõi ngô, thân ngô, thân cây…), các phế phẩm nông nghiệp
nhƣ rơm, dạ, chấu, bao bì phân bón, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chai lọ đựng
thuốc trừ sâu, các chất thải từ chăn nuôi nhƣ thức ăn dƣ thừa, chất lót chuồng trại,
xác động vật chết, phân gia súc, gia cầm, chất thải từ giết mổ động vật, chế biến
sữa, chế biến thực phẩm…
+ CTR làng nghề: phát sinh từ các làng nghề thủ công. CTR làng nghề gồm

nhiều loại, phụ thuộc vào nguồn phát sinh mang đặc tính của loại hình sản xuất. Một
số nhóm ngành nghề chính nhƣ làng nghề chế biến lƣợng thực thực phẩm phát sinh
CTR chủ yếu là các loại nông sản bị loại bỏ trong quá trình chế biến, phế phụ
phẩm bị ôi thiu, các loại vỏ, bã, xơ nông sản; nhóm làng nghề tái chế phế liệu phát

sinh các loại CTR nhƣ nilong, cao su, thủy tinh, nhựa không có khả năng tái chế;
nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ phát sinh CTR nhƣ gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cƣa,
dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải; nhóm làng nghề dệt nhuộm, ƣơm tơ và thuộc da:
CTR chủ yếu là xỉ than, hóa chất nhuộm, vải vụn, xơ vải… và một số nhóm làng
nghề khác
+ CTR y tế: phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện,

trung tâm y tế, trạm xá, phòng khám chữa bệnh tƣ nhân hoặc khám chữa bệnh tại
nhà. CTR y tế bao gồm các loại bông, băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều
trị, phẫu thuật; các loại kim tiêm, ống tiêm, ống truyền dịch, lọ truyền dịch; mô
bệnh phẩm và cơ quan ngƣời từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh phẩm nuôi
cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thử nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từ
phòng cách ly; các loại chất thải phóng xạ từ các thiết bị y tế; các CTR thông
thƣờng từ các cơ quan hành chính của bệnh viện nhƣ chất hữu cơ, giấy, gỗ, kim
loại, sành sứ gạch vỡ, thủy tinh, nhựa, nilong và các thành phần khác.

4


- Phân loại theo mức độ nguy hại:
+ CTR nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ gây phản ứng, các chất độc hại,

chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, các chất thải nhiễm
khuẩn, lây lan, chất thải phóng xạ,... có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con ngƣời,
động vật và cây cỏ. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt
động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
+ CTR không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và các hợp

chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Phân loại theo tính chất:

+ CTR vô cơ là những chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện

tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhƣng trong thời gian rất dài: bao gồm các loại CTR
có thành phần là gỗ, thủy tinh, nhựa, kim loại, nilong, gạch, đá, bê tông, gốm sứ…
+ CTR hữu cơ là các chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ, có khả năng

hoặc dễ dàng phân hủy sinh học bao gồm các chất thải từ có nguồn gốc từ thực vật;
thực phẩm, thực phẩm dƣ thừa, phế thải nông nghiệp (rơm, rạ), xác động thực vật
chết, lá cây rụng, thân cây, cành cây mục nát, thực phẩm hỏng hoặc thừa (rau, quả,
thịt, cá, trứng, phế thải sinh hoạt (đồ dùng từ vải, bông, sợi bông, carton), phế thải
của làng nghề chế biến tinh bột…
1.1.2. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam
CTR nông thôn là những loại CTR phát sinh từ các khu vực nông thôn, chủ
yếu gồm 3 nhóm chính là: CTRSH, CTR nông nghiệp và CTR làng nghề.
1.1.2.1. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.
Dân số ngày càng gia tăng, điều kiện KT-XH ngày càng phát triển, nhu cầu
tiêu dùng của ngƣời dân tại các vùng nông thôn nói chung và khu dân cƣ nói riêng
ngày càng phong phú và đa dạng, đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành
phần và tải lƣợng CTRSH tại các vùng nông thôn trên cả nƣớc.

5


CTRSH nông thôn phát sinh từ các nguồn chủ yếu nhƣ: hộ gia đình, chợ, nhà
kho, trƣờng học, bệnh viện, cơ quan hành chính… CTRSH khu vực nông thôn có tỷ
lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vƣờn và phần lớn
đều là chất hữu cơ dễ phân hủy.
Theo ƣớc tính, với mức phát sinh trung bình khoảng 0,3 kg/ngƣời/ngày thì
lƣợng CTRSH phát sinh tại các khu vực nông thôn trên cả nƣớc năm 2013 là
18.200 tấn/ngày, tƣơng đƣơng với 6,6 triệu tấn/năm, trong đó, Đồng bằng sông

Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có khối lƣợng
CTRSH nông thôn phát sinh lớn nhất [2].
1.1.2.2. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn nông nghiệp nông thôn
CTR nông nghiệp bao gồm CTR nông nghiệp thông thƣờng và CTR nông
nghiệp nguy hại. CTR nông nghiệp thông thƣờng bao gồm các loại CTR phát sinh
từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm
cỏ,...), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), các CTR từ
chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản,...CTR nông nghiệp
nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (bao bì hoá chất BVTV,
thuốc kích thích, tăng trƣởng…), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú
y, dụng cụ tiêm, mổ). CTR nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn
là các thành phần có thể phân hủy sinh học nhƣ phân gia súc, gia cầm, rơm rạ, trấu,
CTR từ chăn nuôi. Ngoài ra, một phần CTR nông nghiệp là các chất thải khó phân
hủy và độc hại nhƣ bao bì hóa chất BVTV. Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông
nghiệp nhƣ phân bón hóa học, hóa chất BVTV đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm
soát. Do đó, các CTR bao bì đựng phân bón, hóa chất BVTV tăng lên đáng kể và
không thể kiểm soát. Theo thống kê của Viện Môi trƣờng Nông nghiệp Việt Nam,
mỗi năm tại các khu vực nông thôn nƣớc ta phát sinh khoảng 14.000 tấn bao bì hóa
chất BVTV, phân bón hóa học [1].
CTR từ trồng trọt: Vào những ngày thu hoạch, lƣợng rơm rạ và các phụ
phẩm nông nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong CTR

6


nông nghiệp. Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn, do vậy lƣợng CTR
nông nghiệp từ trồng trọt là rất lớn, thành phần CTR cũng rất khác so với những
vùng trung du, miền núi. Với khoảng 7.5 triệu hecta đất trồng lúa ở nƣớc ta, hàng
năm lƣợng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay lƣợng rơm rạ thải
này không đƣợc tính toán trong thống kê lƣợng CTR phát sinh của các địa phƣơng

cũng nhƣ toàn quốc [1].
CTR chăn nuôi: Hiện tại, tại các vùng nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5
triệu hộ chăn nuôi với gần 6 triệu bò; gần 3 triệu trâu; 27 triệu lợn; 300 triệu gia
cầm. Riêng về nuôi lợn, từ 1 - 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6 - 10 con chiếm 20%,
từ 11 con trở lên chiếm 30%, tƣơng đƣơng với việc tạo ra khoảng 74 triệu tấn CTR
chăn nuôi mỗi năm [1].
1.1.2.3. Tổng quan vấn đề phát sinh chất thải rắn làng nghề nông thôn
CTR làng nghề chiếm một phần đáng kể trong nguồn phát sinh CTR nông
thôn. Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã và đang mang lại những lợi ích to
lớn về KT-XH cho các địa phƣơng trên cả nƣớc. Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng
tạo sức ép đối với môi trƣờng khi thải ra lƣợng CTR lớn. Tính đến năm 2011, cả
nƣớc có khoảng 1.324 làng nghề đƣợc công nhận làng nghề và 3.221 làng có nghề.
Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu
hút khoảng 30% lực lƣợng lao động nông thôn; đặc biệt có những địa phƣơng đã
thu hút đƣợc hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho ổn
định đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Làng nghề phân bố
không đồng đều giữa các vùng, miền (miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%,
miền Nam 10%). Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp,
thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Vì vậy, đã và đang nảy
sinh nhiều vấn đề môi trƣờng tại các làng nghề. CTR làng nghề gồm nhiều chủng
loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình
sản xuất. Một số nhóm ngành nghề chính nhƣ làng nghề chế biến lƣợng thực thực
phẩm phát sinh CTR chủ yếu là các loại nông sản bị loại bỏ trong quá trình chế

7


biến, phế phụ phẩm bị ôi thiu, các loại vỏ, bã, xơ nông sản; nhóm làng nghề tái chế
phế liệu phát sinh các loại CTR nhƣ nilong, cao su, thủy tinh, nhựa không có khả
năng tái chế; nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ phát sinh CTR nhƣ gỗ vụn, gỗ

mảnh, mùn cƣa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải; nhóm làng nghề dệt nhuộm, ƣơm
tơ và thuộc da phát sinh CTR chủ yếu là xỉ than, hóa chất nhuộm, vải vụn, xơ vải…
và một số nhóm làng nghề khác. Trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất tại các
làng nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn bã, hàng trăm tấn CTR chứa các chất tẩy rửa
hóa học…[1].
Bảng 1.1: Khối lƣợng CTR phát sinh tại một số nhóm làng nghề tái chế
TT

Làng nghề

1

Làng nghề tái
chế chì

2

Làng nghề tái
chế nhựa

3

Làng nghề tái
chế giấy

4

Làng nghề tái
chế sắt, thép


1.1.3. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn nông thôn
1.1.3.1. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông
thôn Phân loại CTRSH nông thôn
Việc phân loại CTRSH đang gặp nhiều khó khăn ở cả các khu vực đô thị và
nông thôn. Hiện nay việc phân loại CTRSH nông thôn đƣợc thực hiện ngay tại các
hộ gia đình bằng việc thu gom riêng một số loại CTR nhƣ giấy, bìa carton, kim loại,
nhựa, thức ăn thừa…, các loại CTR khác không có khả năng sử dụng hầu hết không
đƣợc phân loại và bỏ chung với nhau, bao gồm cả loại CTR có khả năng phân hủy
và CTR khó phân hủy. Mặc dù tại một số địa phƣơng đã thực hiện mô hình phân

8


loại CTRSH tại nguồn và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Tuy nhiên, trên
phạm vi cả nƣớc hiện nay việc phân loại CTRSH nông thôn còn gặp nhiều khó
khăn và chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.
Thu gom CTRSH nông thôn
Tại khu vực trung du, miền núi với diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân cƣ ở
mức thấp, CTRSH phát sinh không quá nhiều và chƣa phải là vấn đề đáng lo ngại
và quan tâm nên hầu nhƣ tại các địa phƣơng này chƣa có dịch vụ thu gom, xử lý
tập trung đối với CTRSH. Đối với các thành phần hữu cơ chủ yếu đƣợc ngƣời dân
địa phƣơng tận dụng cho việc chăn nuôi, phần còn lại chủ yếu đƣợc ngƣời dân tự
xử lý bằng phƣơng pháp đốt, chôn lấp ngay trong vƣờn nhà hoặc đổ tại các bãi đất
trống hay các khu vực công cộng.
Tại các vùng ven đô thị, vùng đồng bằng tập trung nhiều dân cƣ thì việc thu
gom, xử lý CTRSH đang đặt ra nhiều thách thức lớn. Hiện tại, CTRSH tại các khu
vực này đã đƣợc các tổ, đội vệ sinh môi trƣờng (VSMT) thu gom và vận chuyển về
các bãi chôn lấp (BCL). Hình thức BCL lộ thiên, hầu hết không có hệ thống xử lý
nƣớc rỉ rác hoặc có nhƣng hoạt động không hiệu quả gây ONMT xung quanh.
Thực hiện tiêu chí 17 của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới, tại một số địa phƣơng đã đẩy mạnh việc thành lập đơn vị thu gom CTR tập
trung. Việc thu gom, xử lý cũng mới bƣớc đầu đƣợc áp dụng đối với CTRSH. Đến nay
đã có khoảng 40-50% xã trong toàn quốc thành lập tổ, đội thu gom CTRSH, tăng 10%
so với trƣớc thời điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom
CTRSH nông thôn ở mức này đƣợc đánh giá là còn thấp và có sự phân biệt theo vùng
miền. Tại các vùng ven đô thị, tỷ lệ này đạt khoảng 80%, nhƣng ở một số vùng sâu,
vùng xa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt dƣới 10%. Các tổ, đội thu gom CTRSH hoạt động với
mô hình tự quản và kinh phí hoạt động do ngƣời dân tự đóng góp. Tuy nhiên, nhiều nơi
vẫn còn hiện tƣợng CTRSH đổ bừa bãi, gây ONMT, cảnh quan, ảnh hƣởng đến đời
sống sinh hoạt của ngƣời dân. Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH nông thôn mặc
dù đã có chuyển biến xong chƣa đồng bộ giữa các vùng miền và còn nhiều bất cập. Các
công cụ hỗ trợ thu gom, vận chuyển còn thô

9


sơ và chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhiều nơi các thiết bị rất thiếu hoặc đã hƣ hỏng,
xuống cấp và chƣa đƣợc đầu tƣ cải tiến phù hợp. Chƣa vùng nào hình thành các
quy định về định mức để có thể giao kế hoạch sản xuất và dịch vụ công ích nhƣ ở
đô thị. Trong khi đó, nhu cầu về quản lý CTR nông thôn ngày càng bức xúc. [2]
Xử lý CTRSH nông thôn
Hai hình thức phổ biến xử lý CTRSH tại nông thôn hiện nay là đốt và chôn
lấp. Tuy nhiên, cả hai phƣơng pháp trên đều đang bộc lộ những hạn chế nhất định
và chƣa giải quyết đƣợc triệt để vấn đề nan giải trong công tác xử lý CTRSH nông
thôn.
Việc chôn lấp CTRSH tại nhiều nơi chƣa có quy hoạch xây dựng các BCL
tập trung, BCL công cộng và chƣa có quy định chỗ tập trung CTRSH. Vì vậy, các
BCL ở nông thôn hình thành tự phát, lộ thiên, không đƣợc quản lý và thiết kế xử lý
ONMT đúng kỹ thuật, gây ra nhiều vấn đề về môi trƣờng. Kể cả với các BCL tập
trung thì ở nhiều vùng nông thôn cũng trong tình trạng quá tải và không đáp ứng

đƣợc nhu cầu xử lý CTRSH tại các địa phƣơng đó.
Đốt cũng là một phƣơng pháp xử lý CTRSH tại nhiều vùng nông thôn, một
số mô hình lò đốt đã đƣợc áp dụng thí điểm ở nhiều địa phƣơng trong toàn quốc,
bƣớc đầu các công nghệ đốt đã cho thấy có thể giúp giảm khối lƣợng CTRSH phát
sinh, hạn chế gây ONMT và mất mỹ quan khu vực. Tuy nhiên do CTRSH nông thôn
có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, chứa hàm lƣợng nƣớc lớn và lẫn trong
đó các thành phần khó phân hủy nhƣ nilong, thủy tinh…nên việc đốt tiêu hao nhiều
nhiên liệu và không xử lý đƣợc triệt để các thành phần CTRSH. Việc vận hành
không đúng yêu cầu kỹ thuật nhƣ không đảm bảo đảo nhiệt độ đốt của lò, khối
lƣợng CTRSH cần đốt lớn hơn công suất thiết kế của lò đốt…cũng có thể làm phát
sinh các loại khí độc hại trong quá trình đốt nhƣ Dioxin, Fura. Mặt khác, chi phí
đầu tƣ và tuổi thọ thực tế của các lò đốt nhập khẩu cũng là vấn đề cần đƣợc xem
xét, kiểm định trƣớc khi đƣa vào sử dụng trong điều kiện thực tế của Việt Nam.

10


1.1.3.2. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn nông nghiệp nông
thôn Quản lý CTR phát sinh từ hoạt động trồng trọt
Việc thu gom, xử lý CTR bao bì hóa chất BVTV từ hoạt động trồng trọt hiện
nay còn hạn chế. Tại một số địa phƣơng, việc thu gom các loại bao bì đƣợc áp dụng
nhƣng ở quy mô nhỏ, bao bì hóa chất BVTV đƣợc lƣu trong các thùng chứa hoặc bể
xi măng cố định. Tại nhiều địa phƣơng chƣa có hƣớng xử lý các loại bao bì hóa chất

BVTV sau thu gom. Thực tế, các loại bao bì hóa chất BVTV thƣờng bị vứt bừa bãi tại
ruộng, góc vƣờn hay nguy hiểm hơn là bị vứt bỏ ngay đầu nguồn nƣớc sinh hoạt,

tƣới tiêu.
Rơm rạ và phụ phẩm sau thu hoạch là nguồn nguyên liệu dồi dào để làm
phân bón, thức ăn gia súc, chất đốt sinh hoạt…phần còn lại thƣờng đƣợc xử lý

bằng phƣơng pháp đốt ngay trên những cánh đồng để lấy tro bón ruộng, tuy nhiên
cách xử lý này vừa gây lãng phí, vừa gây ONMT. Đốt rơm rạ đang là hiện tƣợng
phổ biến ở nhiều vùng nông thôn khu vực phía Bắc nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Nam
Định, Thái Bình…Quá trình đốt diễn ra ngoài trời, mang tính tự phát, làm phát tán
vào không khí các loại bụi, khí CO, CO 2, NOx, SO2 và một số khí độc hại. Khi rơm
rạ cháy không hết có thể sinh ra khí andehit và bụi mịn. Đặc biệt vào những đợt
nắng nóng, không khí đƣợc luân chuyển, khói rơm rạ tích tụ ở lớp không khí sát
mặt đất lẫn với khí thải từ các nguồn khác làm bầu không khí toàn vùng bị phủ khói
mù. Ngoài ra, phần rơm rạ không bị đốt thƣờng bị xả bừa bãi trên đƣờng giao
thông, đổ lấp xuống các kênh, mƣơng, ao, hồ xung quanh. Tại nhiều địa phƣơng,
nhất là các khu vực phía Nam, công nghệ tái chế đang đƣợc áp dụng nhƣ thu mua
rơm rạ làm nguyên liệu trồng nấm hoặc chăn nuôi trâu, bò; thu mua vỏ trấu để làm
nguyên liệu đốt lò hơi…
Quản lý CTR phát sinh từ hoạt động chăn nuôi
Đối với CTR từ chăn nuôi, việc quản lý CTR còn gặp nhiều khó khăn. Ba
biện pháp chủ yếu đƣợc ngƣời nông dân thƣờng áp dụng là: xử lý bằng công nghệ
khí sinh học (biogas), ủ làm phân bón cho cây trồng, hay thải trực tiếp ra kênh,
mƣơng, ao, hồ.

11


Bảng 1.2. Thực trạng một số biện pháp xử lý CTR trong chăn nuôi quy mô trang trại
(TT) và hộ gia đình tại các tỉnh thành trong toàn quốc
Đơn vị: %
Vùng

Làm đ
lót


TT
ĐBSH
TDMNPB
Bắc trung
bộ và
DHMT
Tây
Nguyên
Đông
Nam Bộ
ĐBSCL
Cả nƣớc

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2014)
Ngoài ra, một số phƣơng pháp xử lý khác cũng đang bƣớc đầu đƣợc áp
dụng nhƣ dùng đệm lót sinh học, xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi
nƣớc, bèo lục bình), xử lý bằng hồ sinh học.
Việc xử lý CTR chăn nuôi bằng công nghệ biogas là hình thức phổ biến nhất
hiện nay với tổng số cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp này chiếm tỷ lệ 31.79%
trong toàn quốc. Hiện nay toàn quốc đã có khoảng 235.000 công trình đƣợc ứng
dụng thành công, góp phần giảm đáng kể ô nhiễm do CTR từ chăn nuôi. Tuy nhiên,
so với hơn 4 triệu hộ chăn nuôi lợn trên cả nƣớc thì tỷ lệ các công trình xử lý vẫn
còn thấp. Việc xả thẳng CTR ra môi trƣờng xung quanh mà không qua xử lý tồn tại
chủ yếu ở các hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Đối với chăn nuôi quy mô
hộ gia đình, có 61.429 hộ trên tổng số 5.671.287 hộ chăn nuôi đƣợc điều tra áp


12



dụng đệm lót sinh học, chiếm tỷ lệ 1,08%. Đối với quy mô trang trại, tỷ lệ này là
6,37%. Đây là phƣơng pháp mới, có tác dụng giảm dịch bệnh trên đàn vật nuôi, xử
lý chất thải và không khí môi trƣờng chuồng trại. Việc triển khai giải pháp này đang
đƣợc thí điểm nhiều ở các tỉnh thành trung du miền núi phía Bắc và bắt đầu thí
điểm ở khu vực BĐSCL, ĐBSH. Tại một số địa phƣơng, công nghệ này đã cho kết
quả tích cực nhƣ tại Hà Nam, Bắc Giang, và một số tỉnh ĐBSCL. Phát triển đệm lót
sinh học, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để xử lý môi trƣờng chăn nuôi với chi
phí thấp là phƣơng pháp mới đối với ngƣời chăn nuôi đƣợc nhà nƣớc và các địa
phƣơng định hƣớng phát triển. [2]
1.1.3.3. Tổng quan vấn đề quản lý chất thải rắn làng nghề nông thôn
Công tác phân loại, thu gom và xử lý CTR tại các làng nghề hiện nay chƣa
đƣợc chú trọng đúng mức. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhƣng hầu hết các làng nghề
chƣa đƣợc thiết lập một hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý các loại CTR một
cách hoàn chỉnh. Tình trạng CTR sản xuất đƣợc thu gom chung với CTRSH còn
khá phổ biến. Tại một số làng nghề, CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất bƣớc đầu
đã có sự phân loại để tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, phần còn lại đƣợc thu
gom tập trung mang đi chôn lấp tại bãi thải hoặc xử lý theo phƣơng pháp đốt lộ
thiên hoặc bằng các lò đốt thủ công. Ngoài ra, còn một lƣợng không nhỏ CTR đổ
thải tự do trong khuôn viên hộ làm nghề hay nơi công cộng. Tại các làng nghề chế
biến lƣơng thực, thực phẩm, phần CTR không đƣợc tận thu thƣờng xả bừa bãi vào
môi trƣờng. CTR tại các làng nghề tái chế phế liệu nhƣ tái chế giấy, nhựa, kim loại
với các thành phần phức tạp, khó phân hủy thƣờng đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp
đốt hoặc mang đi chôn lấp. Tại các làng nghề ƣơm tơ, dệt vải, lƣợng CTR sản xuất
phát sinh không nhiều, hầu hết đƣợc tận thu, phần còn lại đƣợc chôn lấp hoặc đốt
thủ công.
Trên địa bàn cả nƣớc, một số địa phƣơng đã có sự quan tâm đến công tác xử
lý CTR làng nghề, một số khu xử lý CTR tập trung cho cụm công nghiệp làng nghề
đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động. Một số mô hình xử lý CTR đã đƣợc nghiên

13



cứu và áp dụng đối với các loại hình làng nghề nhƣ dệt nhuộm, chế biến nông sản
thực phẩm, tái chế…Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sạch hơn cũng đã đƣợc nghiên
cứu và áp dụng mô hình điểm tại một số làng nghề nhƣ sản xuất gạch gốm, cơ kim
khí… đã mang lại hiệu quả thiết thực giảm thiểu lƣợng CTR phát sinh, giảm áp lực
cho quá trình thu gom, xử lý, nâng cáo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng
(BVMT). Tuy nhiên, việc triển khai nhân rộng các mô hình này vẫn còn gặp nhiều
khó khăn.
1.2. Một số mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại Việt Nam
1.2.1. Mô hình quản lý tư nhân
Mô hình công ty Môi trƣờng đô thị: ở một số vùng ven đô, các công ty Môi
trƣờng đô thị đã mở rộng dịch vụ thu gom CTRSH cho các các xã lân cận. Công ty
có thể làm dịch vụ trọn gói từ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH hoặc chỉ vận
vận chuyển hay xử lý. Kinh phí hoạt động của công ty từ nguồn thu phí của dân và
ngân sách của tỉnh, thành phố. Thu nhập của ngƣời làm dịch vụ từ 1.200.0002.000.000 đồng/ngƣời/tháng và đƣợc hƣởng đầy đủ các chế độ của lao động nặng
và độc hại. Hiện chỉ có một số rất ít các xã ven các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hồ
Chí Minh đƣợc hƣởng các dịch vụ này.
1.2.2. Mô hình quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng
Một số thành phố của Việt Nam đang tiến hành chƣơng trình cộng đồng tập
trung vào hoạt động thu gom CTR, thông qua đó các nhóm dân cƣ, hợp tác xã
(HTX), các doanh nghiệp tƣ nhân có trách nhiệm trong hoạt động thu gom CTR.
Các chƣơng trình xã hội hóa đã chia sẻ trách nhiệm quản lý CTR cho cộng đồng
dân cƣ địa phƣơng và đang trở lên phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, các nhóm dân
cƣ địa phƣơng đã tự đứng ra tổ chức thu gom CTR, đầu tƣ các trang thiết bị thu
gom CTR và quản lý toàn bộ hệ thống thu gom CTR với nguồn tài chính từ việc thu
phí vệ sinh và một phần hỗ trợ từ nguồn tài chính Nhà nƣớc. Với mô hình quản lý
CTR dựa vào cộng đồng thì các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc,

14



Đoàn thanh niên có vai trò đóng góp quan trọng trong công tác hỗ trợ cho hoạt động
đƣợc duy trì ổn định và đƣợc thực hiện có hiệu quả, đồng thời đóng góp cho công
tác tuyên truyền, giáo dục ý thức ngƣời dân giữ gìn VSMT.
1.2.3. Mô hình 3R
3R là mô hình phân loại CTRSH tại nguồn thành 3 loại khác nhau nhằm mục
đích tái chế, tái sử dụng một phần CTRSH trƣớc khi đem đi xử lý. Phân loại CTRSH
tại nguồn góp phần hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt khối lƣợng
CTRSH cần phải thu gom, vận chuyển và xử lý. Phƣơng pháp 3R đƣợc thực hiện qua
các bƣớc bao gồm: bƣớc một là phân loại đƣợc hai loại CTR là CTR vô cơ và CTR
hữu cơ; bƣớc hai là phân loại đƣợc ba loại CTR là hữu cơ, vô cơ có thể tái chế và vô
cơ không thể tái chế. Với mô hình này, CTRSH đƣợc phân loại ngay tại thùng rác của
mỗi hộ gia đình. Có thể sử dụng thùng rác 2 ngăn hoặc 2 thùng rác riêng biệt để bỏ
riêng CTR vô cơ và CTR hữu cơ. Khi xe thu gom vận chuyển CTR đi cũng phân tách
riêng hai loại CTR này trên cơ sở phân loại của từng hộ gia đình. Với mỗi loại CTR sau
khi đƣợc phân loại sẽ đƣợc áp dụng những cách xử lý khác nhau sao cho phù hợp nhất
với từng loại. Nhật Bản là đất nƣớc đầu tiên xây dựng và triển khai thành công mô hình
quản lý CTR theo theo phƣơng pháp 3R. Tại Việt Nam, mô hình 3R đƣợc bắt đầu áp
dụng trong nhiều năm, cho đến nay đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định tại các thành
phố lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh.

1.2.4. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt do dân tự tổ chức
Mô hình thu gom CTRSH do dân tự tổ chức là hình thức phổ biến ở các vùng
nông thôn, do ngƣời dân tự thỏa thuận và cử ngƣời thu gom cho 1 xóm hoặc một cụm
dân cƣ. CTRSH sau khi thu gom thƣờng đƣợc đổ lộ thiên ven đƣờng làng, bờ mƣơng,
chƣa đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa phƣơng cả về tài chính và chính sách.
Ngƣời thu gom phải tự trang bị phƣơng tiện thu gom, thu nhập trung bình chỉ đạt
100.000-150.000 đồng/ngƣời/tháng, không đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã
hội và bảo hộ lao động. Hoạt động của ngƣời thu gom không chuyên


15


×