Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tài nguyên nước mặt tại làng nghề bún phong lộc, phường cửa nam, thành phố nam định, tỉnh nam định”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.09 KB, 46 trang )

PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ khu vực sông An Lá…………………………………………………1
Hình 1.2: Quy trình sản xuất bún và nguồn phát sinh ô nhiễm……………………….12
Hình 3.1 :Đồ thị so sánh nồng độ BOD, COD giữa các nhóm quy mô sản xuất 29
Hình 3.2: Đồ thị so sánh nồng độ các thông số BOD
5
, COD, SS giữa nhóm hộ có tham
gia chăn nuôi và nhóm hộ không chăn nuôi 31
Hình 3.3: Đồ thị so sánh nồng độ các thông số NO
3
-
, NH
4
+
, PO
4
3-
giữa nhóm hộ có
tham gia chăn nuôi và nhóm hộ không chăn nuôi 31
Hình 3.4:Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch giá trị của thông số BOD
5
, COD tại 3 vị trí lấy
mẫu 32
Hình 3.5:Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch giá trị của thông số DO, NH
4
+
,NO
3
-
tại 3 vị trí


lấy mẫu 32
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 :Bảng tổng hợp quy mô sản xuất của 12 hộ sản xuất 4
Bảng 3.1: Bảng ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các hộ
sản xuất……………………………………………………………………………… 21
Bảng 3.2: Ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của các hộ 22
Bảng 3.3: Hàm lượng trung bình của các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất 23
Bảng 3.4:Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các hộ sản xuất 24
Bảng 3.5:kết quả đo lưu lượng nước thải chảy ra hố ga của mỗi hộ 25
Bảng 3.6 :Tải lượng của các chất ô nhiễm chính tại hố ga của mỗi hộ sản xuất…… 26
Bảng 3.7: Tải lượng trung bình của các chất ô nhiễm trong từng nguồn thải 27
Bảng 3.8 : Tỉ lệ % của từng nguồn thải tại hố ga 28
Bảng 3.9:Nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm theo nhóm quy mô sản xuất… 29
Bảng 3.10: tải lượng chất ô nhiễm trên 1kg bún thành phẩm của các nhóm hộ theo quy
mô sản xuât 30
Bảng 3.11:Bảng tổng hợp nồng độ trung bình của các thông số ô nhiễm chính tại các
hộ có chăn nuôi và không chăn nuôi 31
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội việc phát
sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Các vấn đề này trở
thành mối lo ngại lớn của thành phố Nam Định. Đặc biệt là khu vực Nam sông
Đào gồm phường Cửa Nam và xã Nam Vân. Đây là khu vực đang phát triển mạnh
cả về dịch vụ và sản xuất, trong đó sản xuất làng nghề đang được khôi phục góp
phần gia tăng các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Làng Phong Lộc ( ngoại thành Nam Định ) từ hàng chục năm nay “ sống lại “
nghề làm bún truyền thống. Làng ngề sản xuất bún Phong Lộc cung cấp cho nhu
cầu sử dụng của thành phố Nam Định và một số vùng lân cận.
Trước kia, hoạt động sản xuất bún truyền thông chủ yếu sử dụng sức người nên

năng suất rất thấp, sản xuất thủ công 1 hộ gia đình với 03 lao động chỉ sản xuất
được 60 – 80 kg bún/ ngày, sô hộ tham gia sản xuất lên đến 400 hộ
Hiện nay, hoạt động sản xuất của làng nghề sản xuất bún đang từng bước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công suất và năng suất được cải thiện rõ rệt, trung bình
1 hộ gia đình với 03 lao động đã sản xuất được 400 – 600 kg bún/ ngày.
Theo điều tra khảo sát, trên địa bàn có khoảng 40 hộ sản xuất bún, bánh phở.
Trong quá trình sản xuất, các cơ sở này đều thải ra nước thải với lượng xả thải
trung bình là 4 m3/ ngày đêm/ cơ sở. Nước thải hầu hết được thải trực tiếp ra hệ
thống thu gom chung của khu vực, phần nước thải ở các khu vệ sinh được xử lý
bằng bể tự hoại nhưng cũng chưa đảm bảo yêu cầu.
Nghề sản xuất bún đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người
dân và giữ vững ngành nghề sản xuất truyền thống của địa phương.
Bên cạnh những tác động tích cực đến kinh tế - xã hội địa phương do sản xuất
nghề đem lại thì tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề càng ngày càng trở nên
nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước từ nước thải của quá trình sản
5
xuất bún. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu xây dựng
mô hình quản lý tài nguyên nước mặt tại làng nghề bún Phong Lộc, phường Cửa
Nam, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định”
2. Mục tiêu
6
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa bàn nghiên cứu

Hình 1.1: Bản đồ khu vực sông An Lá
a) Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lí.
Làng nghề sản xuất bún Nam Vân- Cửa Nam gồm 12 hộ nằm ven sông An
Lá đoạn chảy qua địa phận phường Cửa Nam, xã Nam Vân – thành phố Nam
Định. Trong đó, có 3 hộ sản xuất thuộc xã Nam Vân, 9 hộ sản xuất thuộc địa phận

Địch Lễ, phường Cửa Nam.
* Thủy văn
Sông An Lá đoạn chảy qua địa phận phường Cửa Nam, xã Nam Vân –
thành phố Nam Định bắt nguồn từ sông An Lá chính tại điểm giao giữa xã Nam
Vân và xã Nam Toàn ở cầu Ông Lạt, có tổng chiều dài 3,4km, chiều rộng 7-10m,
chạy qua địa bàn phường Cửa Nam, xã Nam Vân, xã Nam Phong – thành phố
7
Nam Định. Hiện nay, sông An Lá kết thúc tại km 4 đoạn giao giữa xã Nam Phong
và xã Nam Mỹ.
Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Nam Định, chế độ dòng chảy
sông An Lá như sau:
+Chế độ mực nước trung bình là 1,52 (cao nhất là 4,77 m vào mùa mưa và
thấp nhất là 0,24m vào mùa khô.
+Lưu lượng nước trung bình năm là 3,96 m
3
/s (lớn nhất là 5,65 m
3
/s và nhỏ
nhất: 0 m
3
/s - nước ngừng chảy)
Độ dốc trung bình của sông: 0,0012, cao độ đáy sông: - 0,6 đến 0,8 m.
Mực nước báo động theo các cấp: cấp 1 là +3,2 m; cấp 2 là +3,9 m; cấp 3 là +4,4
m
* Khí hậu
Khu vực làng nghề nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, chịu
ảnh hưởng trực tiếp của khu vực khí hậu Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung khí
hậu nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11
năm trước đến tháng 4 năm sau. Các số liệu đặc trưng về khí hậu đo tại trạm khí
tượng Nam Định, thời gian quan trắc lớn hơn 20 năm.

+Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 23,7
0
C; nhiệt độ trung bình
mùa hạ là 27,8
0
C; nhiệt độ trung bình mùa đông là 19,5
0
C (nhiệt độ trung bình
cao nhất là 24
0
C, thấp nhất là 13
0
C)
+Độ ẩm trung bình năm là 84%C (độ ẩm trung bình cao nhất là 94%, thấp
nhất là 65%)
+Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 70-75% lượng mưa
cả năm, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1829,6 mm (lượng mưa ngày lớn
nhất là 350 mm, lượng mưa ứng với tần suất 10% là 270 mm)
+Gió, bão : Hướng gió chủ đạo mùa hạ là gió Đông Nam. Vào mùa đông
hướng gió là gió Bắc với tốc độ gió lớn nhất là 48 m/s.
- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc bộ, giáp biển nên hàng năm thường chịu
ảnh hưởng của gió bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận /năm.
8
b)Điều kiện kinh tế - xã hội
Làng nghề thuộc địa phận phường Cửa Nam, xã Nam Vân nằm tiếp giáp
với nhau và đều nằm ở phía Nam sông Đào – thành phố Nam Định
* Dân số
Theo số liệu khảo sát, tổng dân số của làng nghề là 59 người
Theo số liệu thống kê dân số năm 2011 toàn xã hiện, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 0,77 %/năm. Mật độ dân số là 1330 người/km

2
+ Dân số phường Cửa Nam: dân số toàn phường là 6121 người (Theo số liệu
thống kê năm 2011), tỷ lệ tăng tự nhiên là 0,85 %/năm và mật độ dân số là 4338
người/km
2
.
* Tình hình phát triển kinh tế:
Trong những năm qua do tác động của đô thị hoá, lực lượng lao động địa
phương luôn có sự chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá ngành nghề. Đặc biệt lao
động nông nghiệp thuần tuý giảm so với những năm trước đây, chuyển sang hoạt
động sản xuất, các hộ sản xuất quy tụ với nhau tạo thành làng nghề,
. Phường Cửa Nam có làng nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ dịp Tết cổ
truyền. Tuy nhiên, Chỉ có 12 hộ thuộc địa phường Cửa Nam là có nước thải đổ
trực tiếp ra sông An Lá, đây là làng nghề sản xuất bún. Ngoài ra, 1 số hộ còn kết
hợp sản xuất với chăn nuôi để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Khu vực này không có tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp cũng không phát
triển mạnh. Trên địa bàn phường Cửa Nam chỉ có 1 nhà máy sản xuất bánh kẹo
của công ty TNHH bánh kẹo Đại Thắng, và 1 chi nhánh của Công ty CP đồ gỗ
Hoa Phương.
- Nông nghiệp:
Riêng tại làng nghề Cửa Nam, do hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế
cao 200-300 triệu/tháng (số liệu khảo sát) nên hoạt động nông nghiệp giảm dần.
Hoạt động chăn nuôi cũng chỉ còn ở 1 vài hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Không có
hoạt động nuôi trồng thủy sản ở làng nghề.
9
* Cơ sở hạ tầng của khu vực làng nghề
- Hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:
+ Cấp nước sạch: Hiện nay, người dân đều đã sử dụng nguồn nước sạch từ
Trạm cấp nước xã Nam Vân và Nam Phong.

+ Thoát nước: hầu hết các xã đều sử dụng hệ thống thủy lợi làm hệ thống tưới,
tiêu cho quá trình sản xuất nông nghiệp; đồng thời cũng là đường thoát nước thải
của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hộ dân trong khu vực.
+ Vệ sinh môi trường: Công tác môi trường luôn được Đảng bộ và nhân dân
quan tâm, trong những năm qua phường đã chỉ đạo, triển khai thu gom rác thải,
bố trí vị trí tập kết tại nơi quy định (rác thải phường Cửa Nam được tập kết tại
chân cầu Đò Quan, rác thải xã Nam Phong được tập kết tại xóm Trung Thành, rác
thải xã Nam Vân được tập kết tại khu vực cạnh sân vận động của xã. Hiện tại,
việc bố trí vị trí bãi tập kết rác của các xã đều không đảm bảo vệ sinh môi trường,
ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của người dân trong khu vực.
- Hệ thống đường giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông của xã
những năm gần đây đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và làm mới. Tuy nhiên, một
số tuyến giao thông chất lượng đường yếu, mặt đường hẹp, chưa đáp ứng được
hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới, nhất là giao thông, thuỷ lợi nội
đồng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng
hoá và phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới.
- Hệ thống bệnh viện, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh: Trên địa bàn 3 xã đều
có 03 trạm y tế và rất nhiều phòng khám chữa bệnh tư nhân trong khu vực phục
vụ khám, chữa bệnh cho người dân và tiêm chủng định kỳ cho trẻ em và phụ nữ
mang thai.
- Hệ thống cung cấp điện: Trong những năm qua việc phân phối điện đã
được chuyển giao cho ngành điện quản lý, bước đầu ngành điện đã đầu tư nâng cấp
mạng lưới điện cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, giá điện tương đối
hợp lý
10
1.2. Đặc điểm chất thải ở làng nghề chế biến nông sản :
Do các làng nghề có các đặc thù riêng về quá trình hoạt động, sản xuất do
đó ô nhiễm làng nghề cũng mang nhưng đặc trưng riêng biệt như sau:
- Ô nhiễm làng nghề là dạng ô nhiễm cục bộ: do các làng nghề thường
nằm trong một đơn vị hành chính nhỏ như thôn, làng, xã nên tình hình ô nhiễm

làng nghề thường chỉ nằm trong phạm vi nhỏ của các làng nghề hoặc lan sang
một số vùng lân cận. Tuy nhiên do các làng nghề có quy mô nhỏ, sản xuất phân
tán, lại nằm đan xen trong khu dân cư nên chúng rất khó để quy hoạch và kiểm
soát.
- Ô nhiễm làng nghề mang đặc trưng của các hoạt động sản xuất theo
ngành nghề và loại hình sản phẩm: do mỗi loại hình sản xuất, mỗi đặc trưng sản
phẩm của các làng nghề sẽ tạo ra các loại chất ô nhiễm khác nhau và tác động đến
các thành phần môi trường cũng khác nhau. Vì vậy ô nhiễm môi trường ở các
làng nghề là không đồng nhất, chúng có những nét khác biệt cụ thể phân theo
từng nhóm các làng nghề chính.
- Ô nhiễm làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng
trực tiếp đến người lao động và người dân làng nghề: do mặt bằng sản xuất chật
hẹp, máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu, trình độ quản lý thấp, điều kiện sản xuất
không bảo đảm nên mức độ ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất làng nghề khá cao.
Người lao động do không được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, lại
thường xuyên tiếp xúc với các loại chất thải nên chịu tác động trực tiếp của quá
trình ô nhiễm. Mặt khác do khu sản xuất đan xen với khu dân cư nên việc lan
truyền các chất ô nhiễm từ nơi sản xuất tới nơi sinh hoạt là rất dễ dàng điều này
gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người dân trong khu vực làng nghề.
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở
trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “ Môi trường làng nghề
Việt Nam” ,hiện nay “ hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi
11
trường ( trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không gây ô
nhiễm như thêu, may…). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại
cho sức khỏe, trong đó 95% là trừ bụi; 85,9% từ nhiệt và từ hóa chất.
Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô
nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”. Trong đó ô

nhiễm nước mặt bởi các làng nghề diễn ra nghiêm trọng chủ yếu là do tác động
của các loại nước thải làng nghề không được xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra môi
trường. Ô nhiễm nước mặt làng nghề phụ thuộc vào đặc điểm của nước thải từ các
hoạt động sản xuất làng nghề.
Các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm là ngành có nhu cầu lượng
nước thải rất lớn và thải ra một lượng nước thải không nhỏ các chất thải giàu chất
hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, nước thải trong sản xuất tinh bột sắn BOD từ
5.500-12.500 mg/l, nước thải các làng nghề sản xuất bún, bánh đều có BOD vượt
quá TCCP từ 12 – 140 lần, COD vượt quá 9,7-87 lần, phần lớn nước thải có pH
thấp, quá trình phân giải yếm khí chất hữu cơ chiếm ưu thế.
1.3. Hiện trạng sản xuất làng nghề
1.3.1. Quy mô và công nghệ
*Quy mô
Làng nghề truyền thống sản xuất bún, bánh phở tại phường Cửa Nam
chuyên sản xuất để cung cấp cho nhu cầu sử dụng của thành phố Nam Định và
một số vùng lân cận. Trước kia, hoạt động sản xuất bún truyền thống chủ yếu sử
dụng sức người nên năng suất rất thấp, sản xuất thủ công 1 hộ gia đình với 03 lao
động chỉ sản xuất được 60-80kg bún/ngày, số hộ tham gia sản xuất lên tới 80 hộ.
Hiện nay, hoạt động sản xuất của làng nghề sản xuất bún đang từng bước
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công suất và năng suất được cải thiện rõ rệt, trung
12
bình 1 hộ gia đình với 03 lao động đã sản xuất được 400-600kg bún/ngày. Vì thế
số lượng hộ sản xuất đã giảm đi đáng kể, hiện nay còn 40 hộ sản xuất.
Theo điều tra khảo sát nhận thấy hiện nay, trong khu vực nghiên cứu chỉ có
12 hộ sản xuất bún, bánh phở có nước thải đổ trực tiếp ra sông An Lá. Trong quá
trình sản xuất nước thải hầu hết được thải trực tiếp ra hệ thống thu gom chung của
khu vực mà không được xử lí.
Bảng 1.1 :Bảng tổng hợp quy mô sản xuất của 12 hộ sản xuất như sau:
STT Chủ hộ Địa chỉ
Quy mô sản

xuất (m
2
)
1 Trần Văn Yên phường Cửa Nam 80
2 Hoàng Văn Lãm phường Cửa Nam 250
3 Trần Công Tiến phường Cửa Nam 75
4 Trần Ngọc Khang phường Cửa Nam 50
5 Bùi Văn Trường phường Cửa Nam 200
6 Phạm Văn Thắng phường Cửa Nam 120
7 Trần Đình Hoan phường Cửa Nam 100
8 Nguyễn Ngọc Trọng phường Cửa Nam 200
9 Trần Phương Phòng phường Cửa Nam 150
10 Nguyễn Viết Cường phường Cửa Nam 230
11 Đỗ Hữu Khải phường Cửa Nam 170
12 Trần Ngọc Tân phường Cửa Nam 100
Nguồn: điều tra khảo sát
*Công nghệ sản xuất.
Hiện nay, tất cả các hộ đều sản xuất bằng các dụng cụ chuyên dụng hiện
đại : máy đãi gạo, máy xay bột, máy ép, máy làm bún liên hoàn chỉ còn một số ít
khâu người lao động phải trực tiếp tham gia sản xuất. Chính vì sự phát triển về
công nghệ này đã đem lại năng suất và thu nhập kinh tế cao hơn cho các hộ sản
xuất.
Ngâm
Nghiền ướt
13
Làm ráo
Hồ hóa sơ bộ
Nhào
Ép đùn
Làm nguội

Rửa,vo
Gạo
Bún tươi
Nước cấp
Nước thải (chua, mùi, TSS, FS, COD, BOD)
Nước thải (TSS, COD, BOD)
Nước thải (Nhiệt, TSS, BOD, COD)
Nước gạo (TSS, BOD, COD)
Nước thải (TSS, COD, BOD)
Nước cấp
Nước cấp
Nước cấp
Hình 1.2: Quy trình sản xuất bún và nguồn phát sinh ô nhiễm
+ Nghiền ướt: Giảm kích thước hạt gạo để chuẩn bị cho những quá trình
chế biến tiếp theo. Quá trình nghiền ướt ở đây nhằm làm cho khối hạt không bị
nấu chín, tinh bột không bị biến tính do nhiệt sinh ra bời ma sát giữa hạt và thiết
bị nghiền. Một số hộ sản xuất có quy mô nhỏ tại đây sử dụng máy nghiền cối đá,
14
phía dưới đầu ra có đặt một tấm lưới có kích thước 2400 lỗ/cm
2
. Những hộ có quy
mô lớn hơn thì đã sử dụng thiết bị nghiền bột hiện đại sử dụng điện năng
Đặc tính nước thải: gạo từ quá trình ngâm được đưa vào quá trình nghiền
làm cho nước tiếp tục rỉ ra, nước thải giàu BOD, COD, TSS, ngoài ra có chứa một
phần bột gạo vương vãi , lúc rửa sẽ theo nước cuốn ra cống thải.
+ Làm ráo: Tách bớt nước ra khỏi khối bột chuẩn bị cho quá trình hồ hóa.
Quá trình làm ráo nước có thể thực hiện trong bể, thúng mủng hoặc trong hộc gỗ
có lót vải lọc. Thời gian làm ráo: kết thúc quá trình làm ráo khi khối bột đạt đến
độ ẩm cần thiết. Độ ẩm khối bột sau khi làm ráo: 44-48%. Với độ ẩm là 44%
trong trường hợp đó phải tiến hành cho thêm một lượng nước trong quá trình hồ

hóa.
Đặc tính nước thải: trong giai đoạn này, bột được vặt khô nước, lượng
nước chảy ra giàu BOD, COD, TSS
+ Hồ hoá sơ bộ: Quá trình này nhằm hồ hoá 1 phần tinh bột trong khối bột
sau khi nghiền và làm ráo nhằm tạo cho khối bột một độ đặc nhất định khi tiến
hành nhào. Nhiệt độ hồ hoá của mỗi loại tinh bột khác nhau, phụ thuộc vào tỉ lệ
của các cấu tử amylose và amylopectin cấu thành tinh bột, hình dạng và kích
thước hạt tinh bột. Hạt tinh bột gạo có hình dạng đa giác hàm lượng amylose
trung bình khoảng 17%, khả năng trương nở ở 95
o
C khoảng 19 lần, nhiệt độ hồ
hoá của hạt tinh bột gạo khoảng 61 - 78
o
C. Kết quả của quá trình hồ hóa, hỗn hợp
tạo thành khối paste (dạng sệt) giống như gel. Đặc tính nước thải: Nước thải chứa
hồ tinh bột, 1 số loại chất phụ gia, BOD, COD, TSS…
+ Nhào: Quá trình nhào có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo độ dai,
dẻo của sợi bún. Trộn đều phần bột đã được hồ hoá với phần bột chưa được hồ
hoá, nhằm tạo khối bột đồng nhất.
+ Ép đùn (máy làm bún): Định hình cho sản phẩm bún, đồng thời làm
chín một phần sản phẩm bún do tác động của nhiệt độ sau khi ra khỏi khuôn ép.
Cấu tạo chung của thiết bị ép đùn gồm bồn chứa nguyên liệu có đầu thoát liệu
nhỏ và một cơ cấu tạo áp lực để đẩy nguyên liệu thoát ra. Buồng chứa nguyên liệu
15
thong thường có dạng hình trụ, làm bằng vật liệu có thể chịu được áp lực cao.
Đầu thoát liệu của buồng chứa có thể có dạng côn hay gắn với đĩa khuôn đục lỗ
để định dạng cho sản phẩm. Lỗ khuôn có thể có dạng hình trụ tròn hay các hình
dạng phức tạp tạo nên nên hình thù cho sản phẩm (trong công nghệ sản xuất bún
tươi thì có hình trụ tròn). Cơ cấu tạo áp lực có thể là piston hay vis tải. Nguyên
liệu được cung cấp liên tục vào một đầu của buồng chứa nguyên liệu, chuyển dịch

dọc bên trong buồng nhờ lực đẩy của piston hay chuyển động xoay tròn của vis
tải và sẽ thoát ra tại các lỗ khuôn ở đầu bên kia của thiết bị. Các sợi bún được
hình thành, đã chín.
Tại khâu nay sinh ra nhiều vụn bún làm tăng hàm lượng chất rắn trong
nước thải.
+ Làm nguội: Quá trình làm nguội nhằm làm các sợi tinh bột sắp xếp lại
và ổn định chất lượng tạo sợi của chúng. Quá trình này giúp làm sợi bún dai hơn
do các sợi tinh bột đã ổn định cấu trúc. Việc làm nguội nhanh sẽ hạn chế quá trình
thoái hóa hồ tinh bột, giúp các phân tử liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Làm nguội
nhanh còn góp phần làm cho các sợi bún không dính vào nhau, giảm hiện tượng
dính giữa các sợi bún, cải thiện tính chất cảm quan cho sợi bún. Băng chuyền sau
khi đưa bún ra khỏi bể nước nóng sẽ tiếp tục đưa bún vào các thùng chứa nước
lạnh nhằm làm nguội nhanh sản phẩm. Các sợi bún ngắn, vụn bún còn sót theo
nước thải đổ ra cống thải, mặc dù có song chắn rác nhưng các vụn bún nhỏ vẫn có
thể lọt qua làm tắc đường ống dẫn nước thải, gây ứ đọng.
Nước thải phát sinh tại công đoạn cuối cùng là công đoạn rửa bún với
thành phần ô nhiễm chính là các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD), TSS, nhiệt
độ vì vậy cần có hệ thống xử lí sơ bộ trước khi thải ra công chung để giảm thiểu
tác động của quá trình sản xuất đến môi trường.
16
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nước thải làng nghề sản xuất bún thuộc phường Cửa Nam và chất lượng
nước sông An Lá – Thành phố Nam Định
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian :
+ Làng nghề sản xuất bún thuộc phường Cửa Nam, thành phố Nam Định,
gồm 12 hộ sản xuất có nước thải đổ trực tiếp ra sông An Lá.
+ Sông An Lá chảy qua địa phận phường Cửa Nam, xã nam Phong, xã

Nam Vân – thành phố Nam Định, có tổng chiều dài 3,4 km.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá hiện trạng xả thải và chất lượng nước sông trong
giai đoạn từ 2012-2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả hoạt động hiện tại của làng nghề sản xuất bún thuộc phường Cửa
Nam
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của làng nghề sản xuất
bún thuộc phường Cửa Nam và chất lượng nước mặt sông An Lá
- Đánh giá ảnh hưởng của nước thải làng nghề sản xuất bún đến chất lượng
nước sông
- Đề xuất biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng nước sông
17
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Điều kiện tự nhiên của khu vực làng làm bún Phong Lộc thuộc phường
Cửa Nam thành phố Nam Định – Nguồn: tài liệu của trạm khí tượng thủy văn
Nam Định, bao gồm các số liệu về thủy văn (chế độ mực nước, lưu lượng nước,
độ dốc trung bình của sông ), khí hậu (nhiệt độ không khí, độ ẩm, lượng mưa,
gió – bão )
- Tình hình kinh tế xã hội của khu vực làng làm bún Phong Lộc năm –
nguồn: số liệu tổng hợp của phòng Tài nguyên và Môi trường, thành phố Nam
Định năm 2012. Bao gồm số liệu về: dân số, phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng.
- Hiện trạng chất lượng môi trường sông An Lá- thành phố Nam Định từ
Trung tâm quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường Nam Định năm 2013.
- Hiện trạng chất lượng nước thải năm 2013 tại cống thải tập trung của 12
hộ làng nghề trước khi đổ ra sông An Lá từ Trung tâm quan trắc và Phân tích tài
nguyên môi trường Nam Định.
2.3.2. Phương pháp điều tra- phỏng vấn
a) - Điều tra tổng thể 12 hộ làng nghề
- Thu thập các thông tin về : Quy mô sản xuất , số lao động , ngành nghề

sản xuất chủ yếu, quy trình sản xuất , nguyên - nhiên liệu sử dụng , tình hình hoạt
động, các nguồn nước thải trong mỗi hộ, tình hình thu gom xử lí
b)Phỏng vấn nhóm (phỏng vấn bán cấu trúc)
-Phỏng vấn nhóm để phân nhóm hộ làng nghề theo quy mô sản xuất: nhóm
quy mô lớn(>120m
2
), trung bình(80-120m
2
) và nhỏ (<80m
2
) theo sự chênh lệch
của quy mô sản xuất giữa các hộ.
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
- Xác định nguồn thải và kiểm kê nguồn thải
18
- Khảo sát về: Hình dạng, kích thước nguồn thải, vị trí nguồn thải (kèm
theo sơ đồ) và các thông số cảm quan
-Cách xác định lưu lượng nước thải tại hố ga
Lựa chọn ngẫu nhiên 3 hộ trong một nhóm quy mô để tiến hành đo lưu
lượng nước thải tại hố ga, từ đó áp dụng cho các hộ khác có quy mô tương tự.
Cách đo: Đo lưu lượng hố ga tại mỗi hộ gia đình bằng phương pháp thể
tích, sử dụng xô đựng đã được đánh dấu thể tích (l), bấm thời gian trong vòng 1'.
Đo tại 3 hộ tương ứng với 3 nhóm quy mô sản xuất. Tại mỗi hộ đo 6 lần trong 2
ngày liên tiếp, mỗi ngày tại 3 thời điểm : 7h sáng, 14h và 18h.
-Đo lưu lượng nước máy bơm bằng cách bơm nước vào xô chứa đã đánh
dấu thể tích, bấm thời gian xô đầy nước, khảo sát thời gian bơm nước trung bình
của các hộ sản xuất.
2.3.4. Phương pháp đánh giá chất lượng nước
Chất lượng nước thải và nước mặt sông An Lá được đánh giá bằng phương
pháp so sánh với các Quy chuẩn Quốc gia tương ứng

+ Đối với nước thải làng nghề: Đối chiếu với QCVN 40:2011/BTNMT về nước
thải công nghiệp (thay thế QCVN 24:2009)
+ Đánh giá hiện trạng nước sông An Lá: đối chiếu với QCVN 08:2008/
BTNMT về chất lượng nước mặt.
2.3.5. Phương pháp ước tính tải lượng nước thải
- Sử dụng phương pháp hệ số đánh giá nhanh của WHO(1993) để ước tính
nhanh tải lượng, lưu lượng và đánh giá nồng độ của các chất gây ô nhiễm từ các
hoạt động khác nhau, phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước.
- Ước tính tải lượng nước thải tại hố ga của các hộ sản xuất theo công thức
L
i
= C
i
.Q
i
Trong đó, L : Tải lượng nước thải (kg/ngày) của thông số ô nhiễm i trong
mẫu phân tích tại hố ga của mỗi hộ sản xuất
19
C : Nồng độ của thông thông số ô nhiễm i trong mẫu phân tích tại hố ga của
mỗi hộ sản xuất (kg/m
3
)
Q: Lưu lượng nước trung bình đo tại hố ga của mỗi hộ sản xuất (m
3
/ngày)
2.3.6.Phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của sông
Sử dụng thông tư số 02/2009/TT-Bộ TNMT
2.3.7. Phương pháp xử lí số liệu
- Phân tích , đánh giá số liệu thu thập
- Biểu diễn kết quả trên phần mềm excel

20
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng nước thải tại làng nghề bún Phong Lộc tại phường Cửa Nam – Nam
Định.
3.1.1 Hiện trạng nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS),
các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.
Theo kết quả khảo sát:
+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt = số dân (người) x tiêu chuẩn dùng nước
(l/ngày đêm)
Với lưu lượng nước thải = 80% lượng nước cấp.
Hệ số phát sinh nước thải (l/người/ngày) = 150 (Nguồn: trung tâm tư vấn
chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường, 2003)
Lượng nước cấp trung bình tháng cho mỗi hộ là 4 (m
3
/ngày) (số liệu khảo sát)
Từ các thông số trên ta có bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các
hộ sản xuất
lượng
nước cấp
(m
3
/ngày)
Số
nhân
khẩu
Tải lượng (kg/ngày)
BOD
5

COD TSS Total N
Total
P
Theo
WHO-
1993
1 0,05 0,09 0,11 0,01 0,002
Hộ 1 0,75 4 0,2 0,36 0,44 0,04 0,008
Hộ 2 1,31 7 0,35 0,63 0,77 0,07 0,014
Hộ 3 0,56 3 0,15 0,27 0,33 0,03 0,006
Hộ 4 1,23 6 0,3 0,54 0,66 0,06 0,012
21
Hộ 5 0,94 5 0,25 0,45 0,55 0,05 0,01
Hộ 6 0,94 5 0,25 0,45 0,55 0,05 0,01
Hộ 7 1,22 6 0,3 0,54 0,66 0,06 0,012
Hộ 8 0,75 4 0,2 0,36 0,44 0,04 0,008
Hộ 9 0,94 5 0,25 0,45 0,55 0,05 0,01
Hộ 10 1,23 6 0,3 0,54 0,66 0,06 0,012
Hộ 11 0,75 4 0,2 0,36 0,44 0,04 0,008
Hộ 12 0,75 4 0,2 0,36 0,44 0,04 0,008
Tổng 59 2,95 5,67 6,49 0,67 0,118

Nguồn : Số liệu phân tích
Nhận xét
Bảng số liệu trên cho thấy dân số, số lao động càng nhiều thì tải lượng chất ô
nhiễm càng cao, trong đó, tải lượng các thông số ô nhiễm ở hộ số 2 là cao nhất,
tiếp đến là hộ số 6 và 10, thấp nhất là ở hộ số 3. Dựa trên bảng kết quả này, ta có
thể đưa ra biện pháp quản lí phù hợp đối với từng hộ để nâng cao hiệu quả quản lí
môi trường làng nghề vào thời điểm hiện tại.
3.2.2. Hiện trạng nước thải chăn nuôi

Có 4/ 12 hộ sản xuất có kết hợp chăn nuôi , chỉ nuôi lợn.
- Hệ số phát sinh nước thải của lợn là 14,6 m
3
/con.năm =0,04 (m
3

/con.ngày) ( nguồn : WHO,1993)
Lượng nước giếng khoan ước tính sử dụng cho mỗi hộ là 4(m
3
/ngày) ( số
liệu khảo sát)
Bảng 3.2: Ước tính tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước cấp của các
hộ chăn nuôi
Nhận xét:
22
Trong tổng số 12 hộ làng nghề Nam Vân, Cửa Nam, chỉ có các hộ 1,3,6 và 8 có
tham gia chăn nuôi lợn. Theo bảng kết quả tổng hợp trên cho thấy, tải lượng chất ô nhiễm
tăng theo số vật nuôi, cao nhất ở hộ số 6 với 5 vật nuôi, thấp nhất là hộ số 1 với 2 vật
nuôi.
3.3.3. Hiện trạng nước thải sản xuất
Bảng 3.2: Ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của các hộ.
Hộ Số vật nuôi
Tải lượng (kg/ngày)
Lượng nước
bơm cho
chăn nuôi
(m
3
/ngày)
BOD

5
TSS Total N Total P
WHO 1993 1 0,09 0,2 0,02 6,3x10
-3
1 2 0,18 0,4 0,04 0,01 0,1
3 3 0,27 0,6 0,06 0,02 0,15
6 5 0,45 1 0,1 0,03 0,2
8 4 0,36 0,8 0,08 0,03 0,25
Tổng 14 1,26 2,8 0,28 0,09 0,7
Nhận xét:
Theo kết quả thu thập cùng với số liệu phân tích trên cho thấy sự chênh
lệch về tải lượng chất ô nhiễm giữa các hộ sản xuất. Có sự chênh lệch này là giữa
các hộ có sự chênh lệch về quy mô sản xuất, sản lượng sản xuất…
Căn cứ vào các số liệu ước tính trên ta có bảng nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải sản xuất của 12 hộ như sau:
Hộ BOD
5
COD TSS Total Total
23
N P
1 261.57 462.66 642.76 0.87 1.04
2 253.46 417.36 1358.80 0.96 0.93
3 149.31 256.74 770.01 0.75 0.75
4 287.48 486.45 995.83 1.31 1.03
5 197.15 328.52 742.65 0.90 0.73
6 749.82 1529.79 871.81 2.79 2.46
7 567.29 1031.45 756.90 2.32 2.18
8 176.68 267.21 1426.36 0.94 0.87
9 636.95 1132.35 1108.09 2.19 2.11
10 287.48 530.76 1372.49 1.31 1.25

11 260.34 426.97 1930.28 1.35 1.08
12 185.86 278.69 826.83 0.96 0.84
QCVN
40:2011/
BTNMT
50 150 100 - -
Bảng 3.3: Hàm lượng trung bình của các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
Đơn vị: mg/l
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên nhận thấy nước thải sản xuất của các hộ
đều vượt tiêu chuẩn cho phép trên các thông số:
- Hàm lượng BOD
5
vượt tiêu chuẩn từ 2.5-11.5 lần
- Hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn từ 1.6-8,3 lần
- hàm lượng TSS vượt tiêu chuẩn 5.8-15.6 lần
3.2. Đặc tính nước thải tại hố ga tập trung của hộ sản xuất
a) Mức độ ô nhiễm của nước thải tại hố ga tập trung
Theo số liệu thu thập từ Trung tâm quan trắc và phần tích tài nguyên môi
trường – Sở TN&MT tỉnh Nam Định, ta có bảng số liệu tổng hợp hàm lượng
trung bình của một số thông số chính ( BOD, COD, SS, NO
3
-
, NH
4
+
, PO
4
3-
) được
24

phân tích từ mẫu nước thải tại hố ga của mỗi hộ sản xuất trước khi thải ra cống
thải chung của thôn như sau:
Bảng 3.4:Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các hộ sản xuất
Hộ
BOD
5
(mg/l)
COD
(mg/l)
SS
(mg/l)
NO
3
-
(mg/l)
NH
4
+
(mg/l)
PO
4
3-
(mg/l)
1 300 530 737 5.11 17 3.76
2 170 280 910 3.25 16 1.97
3 175 300 900 4.7 16 2.85
4 195 330 675 4.32 17 2.17
5 186 310 700 4.13 16 2.16
6 687 1400 800 12.4 32 7.1
7 385 700 514 7.31 20 4.57

8 199 300 1600 5.71 15 3.21
9 450 800 783 7.15 24 4.6
10 195 360 930 4.3 16 2.63
11 189 310 1400 4.56 16 2.43
12 180 270 800 4.4 16 2.53
QCVN
40:2011/BTNMT
50 150 100 - 10 -
Nguồn : Trung tâm quan trắc và phần tích tài nguyên môi trường – Sở TN&MT
tỉnh Nam Định
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích nước thải của các hộ sản xuất bún, bánh phở trên địa
bàn phường Cửa Nam, xã Nam Vân và so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT -
QCKTQG về nước thải công nghiệp (thay thế QCVN 24:2009) ta thấy, các thông
số BOD
5
(20
0
C), COD, TSS, NH
4
+
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong đó,
hàm lượng COD vượt cao nhất(gấp 5,14-16,0 lần), tiếp đến là BOD
5
(gấp 3,4-9,0
lần), hàm lượng TSS vượt từ 1,5-3,2 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
25
Qua các kết quả phân tích, nhận thấy nước thải sản xuất của 12 hộ làng
nghề thuộc xã Nam Vân và phường Cửa Nam đều đang bị ô nhiễm hữu cơ với
mức độ khá cao so với tiêu chuẩn cho phép

*Bảng 3.5:kết quả đo lưu lượng nước thải chảy ra hố ga của mỗi hộ
Nhóm quy mô Quy mô (m
2
) Hộ
Lưu lượng trung bình
(m3/ngày)
Nhỏ
50-80m
2
1; 3; 8 5
Trung bình
81- 120m
2
5; 6; 12 6
Lớn
121-250m
2
2; 4; 7; 9; 10; 11 8
Nguồn : Phân tích điều tra
Áp dụng công thức ước tính tải lượng nước thải L(kg/ngày) = C.Q ; ta có bảng
sau:
Bảng 3.6 : Tải lượng của các chất ô nhiễm chính tại hố ga của mỗi hộ sản xuất
Tải lượng trung bình (kg/ngày)
Hộ BOD
5
COD TSS Total N Total P
1 1200 2120 2948 4.6 4.92
2 901 1484 4823 3.869 3.392
3 700 1200 3600 4.24 3.72
4 1033.5 1749 3577.5 5.088 3.763

5 781.2 1302 2940 3.906 2.94
6 2885.4 5880 3360 11.76 9.744
7 2040.5 3710 2724.2 8.745 7.897
8 796 1200 6400 5.16 4.2
9 2385 4240 4149.9 8.533 7.95
10 1033.5 1908 4929 5.088 4.558
11 1001.7 1643 7420 5.459 4.187
12 756 1134 3360 4.158 3.486
tổng 15513.8 27570 50231.6 70.606 60.757
Nguồn : Phân tích điều tra

×