Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY SACOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.34 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY SACOM
2.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom
Tên giao dịch quốc tế : SACOM INVESTMENT AND
DEVELOPMENT
CORPORATION
Tên viết tắt : SACOM
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên hòa 1, Tỉnh Đồng Nai
VPGD: 152/11B Điện Biên Phủ, P.25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: (08) 35122930
Fax: (08) 35122919
Website: www.sacom.com.vn
Email:
Nhận diện thương hiệu SACOM
+ Logo SACOM

+ Logo SACOM với slogan

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1. Ngày 10/04/1986, thành lập Nhà máy Vật liệu Bưu điện II tại Ngã ba Tân
Vạn theo Quyết định số 28/QĐ-TCCB do Ông Đặng Văn Thân - Tổng Cục trưởng
Tổng Cục Bưu điện ký.
2. Ngày 12/08/1989, đổi tên Nhà máy Vật liệu Bưu điện II thành Nhà máy Cáp
và Vật liệu Viễn thông theo Quyết định số 146/QĐ/TCCB-LĐ do Ông Hoàng Bạn - Phó
Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện ký.
3. Ngày 01/01/1998, chuyển Nhà máy Cáp và Vật liệu Viễn thông thành Công ty
cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SACOM) theo quyết định số 75/1998/QĐ-TCCB
do Ông Mai Liêm Trực - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện ký.
4. Ngày 02/06/2000, công ty cổ phần SACOM là một trong hai Công ty đầu tiên
được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, mã chứng khoán là SAM, theo
Quyết định số 02/GPPH ngày 02/06/2000 của chủ tịch UBCK NN.


5. Ngày 14/05/2010, đổi tên Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông thành
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM theo Quyết định số: 122/2010/QĐ-
HĐQT do Ông Lý Kiệt - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sacom ký.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM là đơn vị đầu tiên trong
ngành Bưu chính viễn thông và tỉnh Đồng Nai được cổ phần hóa vào năm 1998.

Ngày 2/6/2000 là ngày đánh dấu SACOM chính thức trở thành một trong hai
Công ty đầu tiên niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán
"SAM", Vốn điều lệ ban đầu là 120 tỷ đồng.
Các sản phẩm mang thương hiệu SACOM được sản xuất bởi công nghệ hàng
đầu của Châu âu và Mỹ như Swisscab, Nextrom (Thụy sĩ) và Rosendalh (Áo),
Outokumpu (Phần Lan) đã và đang có mặt trên toàn lãnh thổ Việt Nam và một số nước
trong khu vực.
Công suất cáp quang : 1.200.000 km sợi/ năm
Công suất cáp đồng viễn thông : 1.500.000 km đôi dây/ năm.

Từ lĩnh vực kinh doanh ban đầu là sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành
bưu chính viễn thông, đến nay, SACOM - Nhà sản xuất cáp viễn thông hàng đầu Việt
Nam với định hướng phát triển trở thành một tập đoàn đa ngành đã mở rộng sang nhiều
lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, du lịch và tài chính.

Vốn điều lệ của SACOM đến năm 2008 đã tăng lên 654 tỷ đồng và giá trị vốn sổ
sách 2.208 tỷ đồng.

Theo định hướng phát triển đa ngành của SACOM, Đại hội đồng cổ đông
thường niên 2010 đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 1.308 tỷ đồng bằng nguồn thặng
dư và chuyển đổi tên công ty thành: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN SACOM.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Sản xuất kinh doanh các loại Cáp, vật liệu viễn thông và các loại cáp, vật liệu

điện dân dụng.
- Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm Cáp chuyên ngành viễn thông và vật
liệu điện dân dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm dây đồng, sản phẩm ống nhựa các loại.
- Sản xuất, mua bán Bobin gỗ (trục gỗ dùng quấn dây cáp).
- Cho thuê văn phòng (ngoài tỉnh). Đầu tư phát triển kinh doanh nhà, công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị.
- Kinh doanh Bất Động Sản.
- Đầu tư tài chính và dịch vụ du lịch.
2.1.3. Môi trường kinh doanh của công ty
• Vị trí công ty trong ngành: SACOM là một trong những công ty đứng đầu
trong ngành về thị phần cũng như năng lực công nghệ trong ngành cáp và vật liệu viễn
thông tại Việt Nam. So với những công ty lớn cùng ngành trong khu vực như MMC
(Australia), Hitachi (Nhật Bản), Bangkok (Thái Lan), Taihan (Hàn Quốc)… ở mức
tương đương. Hiện nay SACOM là công ty có thị phần cáp viễn thông lớn nhất Việt
Nam (chiếm khoảng 50% thị phần cả nước) với hơn 75% sản phẩm cáp viễn thông
được tiêu thụ bởi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), cổ đông lớn đồng
thời cũng là khách hàng truyền thống của SACOM.
• Đối thủ cạnh tranh: là nhân tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
hoạt động kinh doanh cũng như thị phần và doanh thu của công ty. Hiện nay đối thủ
cạnh tranh chủ yếu của công ty là: liên doanh VinaDeasung, Công ty vật liệu Bưu điện
I, Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Việt Hàn…
• Khách hàng: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Amersham
Industries Limited… VNPT là một cổ đông lớn và đồng thời cũng là khách hàng chính
với mức tiêu thụ đến 75% sản phẩm cáp và vật liệu viễn thông của SACOM. Thực tế
này phần nào hạn chế tính chủ động của công ty trong việc đưa ra các quyết định kinh
doanh. Nhận biết được rủi ro đặc thù này, SACOM cũng đã và đang nỗ lực mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm cho 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài VNPT (bao
gồm Viettel, EVN, FPT, SPT, GTEL MOBILE JSC) và cho thị trường khu vực.
• Điều kiện tự nhiên: Công ty có văn phòng giao dịch chính nằm trên tuyến

đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP. HCM, là một trong những cửa ngõ quan
trọng nhất vào thành phố, tạo thuận lợi cho việc kinh doanh.
• Môi trường bên ngoài:
- Tiềm năng phát triển của ngành: Viễn thông là một ngành công nghiệp mới, có
tốc độ phát triển cao có mặt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiện tại trên thị
trường Việt Nam các công ty viễn thông chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu cáp viễn
thông trong nước. Do đó đây là một cơ hội tốt cho việc phát triển và mở rộng quy mô
sản xuất của công ty.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước: Với chính sách kinh tế mở cửa như hiện nay
thì đó là nguồn động lực vô hình giúp công ty tự hoàn thiện và phấn đấu vươn lên.
• Môi trường bên trong:
- Yếu tố về lao động : Công ty hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản
trị và lực lượng CBCNV có trình độ chuyên môn cao tạo tiền đề cho sự mở rộng quy
mô và phát triển ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Khả năng về vốn : Theo định hướng phát triển đa ngành của SACOM, Đại hội
đồng cổ đông thường niên 2010 đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 1.308 tỷ đồng bằng
nguồn thặng dư.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty qua các năm 1998 - 2008
Nguồn: Phòng Kế toán công ty SACOM
Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy sự gia tăng về vốn không ngừng qua mỗi năm, năm
sau luôn cao hơn năm trước. Với mục tiêu không ngừng phát triển, công ty mạnh dạn
tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng đa ngành nghề, đặc biệt
chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, bất động sản, du lịch, sân golf… và đã đạt
được nhiều thành tựu nổi bật. Đó là quá trình bảo toàn và phát triển vốn đã được xây
dựng qua từng năm, là quá trình cố gắng của cả một tập thể CBCNV trong công ty, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, tiết kiệm mọi chi phí trong sản xuất,
quản lý.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông
Quyền hạn và nhiệm vụ:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm
của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Tổng giám đốc và các người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;
quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác.
- Các quyền hạn khác theo quy định của công ty.
Ban kiểm soát:
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công
ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định
kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội
đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý,
điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết
định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
Ban điều hành:
Tổng giám đốc:
- Vạch ra sứ mệnh, các chiến lược và kế hoạch dài hạn của công ty.
- Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các bộ phận trong công ty.
- Quyết định các vấn đề nhân sự trong công ty: tuyển dụng, bố trí công việc, đào
tạo, lương, thưởng…
- Trực tiếp làm các công việc đối ngoại quan trọng thuộc các lĩnh vực.
Phó Tổng giám đốc:

- Tư vấn và hỗ trợ Tổng giám đốc trong các tác nghiệp mỗi ngày.
- Theo dõi các hoạt động diễn ra ở các bộ phận và can thiệp khi có vấn đề đột xuất.
- Thay vị trí Tổng giám đốc khi Tổng giám đốc bận đi công tác xa.
Khối chức năng:
Phòng hành chính nhân sự: Quản lý và phát triển nguồn nhân lực của công ty
để phục vụ tốt chiến lược kinh doanh của công ty. Tổ chức sắp xếp bộ máy trong công
ty, quản lý hồ sơ CBCNV và giấy tờ văn thư. Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các
quy định áp dụng trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và
tổ chức thực hiện. Đề xuất với Tổng giám đốc trong việc thực hiện giải quyết các chính
sách, chế độ đối với CBCNV như: tuyển dụng, đào tạo, cho thôi việc, tăng lương, đề
bạt theo quy định của công ty. Quản lý điều động xe, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết
bị của toàn công ty và đề xuất mua sắm, sữa chữa, tu bổ và thanh lý tài sản. Hỗ trợ bộ
phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa ban lãnh đạo và người lao động
trong công ty.
Phòng kế toán: Tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty đến các đơn vị sản
xuất kinh doanh trực thuộc. Đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài
chính kế toán, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán,
pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và những quy định cụ thể của công ty về công
tác tài chính.
Phòng kỹ thuật: Lên kế hoạch chỉ tiêu tiến độ, biện pháp sản xuất cho từng giai
đoạn cho từng sản phẩm để có kế hoạch sử dụng thiết bị, nhân lực sản xuất hợp lý đem
lại hiệu suất lao động cho toàn công ty. Lập và quản lý hồ sơ, ký lịch của tất cả các
máy móc, thiết bị thuộc công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đối tượng sử dụng, vận
hành máy, thiết bị. Duy trì việc cung cấp điện, nước, khí nén… cần thiết cho sản xuất
và sinh hoạt của công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc về đầu tư thiết bị công nghệ và
trong công tác quản lý về mặt kỹ thuật, quy trình an toàn lao động nhằm khai thác và sử
dụng có hiệu quả nhất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và phát triển.
Phòng công nghệ thông tin: Kiểm soát, đánh giá, thiết lập những vấn đề liên
quan đến hoạt động Công nghệ thông tin. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các mô hình
ứng dụng mới, các giải pháp ứng dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp

trong tương lai. Thiết kế, xây dựng các ứng dụng, công cụ hỗ trợ tác nghiệp cho các
phòng ban và hoạt động của công ty. Xây dựng, hoàn thiện các qui trình, văn bản hướng
dẫn, tài liệu ISO cho các hệ thống thông tin của công ty. Tham mưu cho Ban điều hành
những vấn đề liên quan đến hoạt động Công nghệ thông tin. Các công việc khác theo sự
chỉ đạo của Ban điều hành.
Khối sản xuất: Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu viễn thông, vật liệu điện,
các mặt hàng dân dụng khác theo kế hoạch sản suất kinh doanh của nhà máy và của
công ty giao.
Khối kinh doanh: Tham mưu cho Tổng giám đốc hoạch định chiến lược và
sách lược kinh doanh của công ty. Giúp Tổng giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình
thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề tồn tại và đề xuất hướng giải quyết. Chủ động
tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Khối đầu tư - kinh doanh Bất động sản: Đầu tư phát triển kinh doanh nhà,
công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cho thuê văn phòng. Kinh doanh bất động sản, kinh
doanh sân golf, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch…
2.1.5. Định hướng phát triển của công ty
- Xây dựng Công ty theo mô hình Công ty Mẹ – Con. Đa dạng hóa đầu tư bằng
nhiều hình thức như liên doanh, liên kết… phát triển Công ty trở thành Tập đoàn
vào năm 2015.
- Phát triển Công ty theo định hướng tập trung vào 3 lĩnh vực chính: kinh doanh
truyền thống dây và cáp các loại, đầu tư và kinh doanh bất động sản và đầu tư tài
chính. Đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 20% - 30% bằng việc đa
dạng hóa sản phẩm.
- Thực hiện tăng cường đầu tư chiều sâu, giữ vững và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Cam kết thực hiện tốt quá trình quản lý và sản xuất theo ISO quốc tế,
không chạy theo sản phẩm kém chất lượng.
- Giữ vững quan hệ với bạn hàng truyền thống, tiếp tục mở rộng thị trường, kể cả
thị trường trong và ngoài nước.
2.1.6. Các thành tựu của công ty
Năm 2002, 2003, 2004: Cờ thi đua của chính phủ cho đơn vị dẫn đầu phong

trào thi đua.
Năm 2003: Nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt" năm 2003. Sản phẩm,
Thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam.
Năm 2004: Nhận huy chương vàng chất lượng sản phẩm cáp điện thoại tại hội
chợ thương mại quốc tế EXPO 2004.
Năm 2005:
- Được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III về thành tích xuất
sắc trong công tác từ năm 2001 đến năm 2005, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (quyết định số 458/2006/QĐ-CTN ngày 06/04/2006).
- Nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt" năm 2005. Sản phẩm, Thương hiệu tiêu
biểu của Việt Nam.
Năm 2006: Thương hiệu SACOM đạt cúp vàng thương hiệu công nghiệp Việt
Nam 2006
Năm 2007: Nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt" năm 2007. Sản phẩm,
Thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam.
Năm 2008: Danh hiệu Anh hùng Lao động đã có thành tích đặc biệt xuất sắc
trong lao động, sáng tạo từ năm 1997 đến 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. (quyết định 217/QĐ-CTN ngày 27/02/2008).
Năm 2009: Được công nhân danh hiệu thi đua An toàn Vệ sinh lao động năm
2009 (quyết định 60/QĐ-VNPT-TĐTT ngày 12/01/2010).
Năm 2010: Được đánh giá xếp hạng 342 trên 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp lớn nhất, và lọt vào TOP 200 doanh nghiệp tư nhân đóng thuế thu
nhập doanh nghiệp lớn nhất.
2.1.7. Các công ty con của SACOM
CÔNG TY CỔ PHẦN SACOM - TUYỀN LÂM
Địa chỉ : Số 10B Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại : (063) 3 55 11 18
Fax : (063) 3 55 11 19
Web : www.sacomresort.com.vn
Vốn góp của SACOM : 51%

Lĩnh vực hoạt động:
- Đầu tư và kinh doanh Bất động sản.
- Kinh doanh khách sạn, sân golf, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch…
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC SACOM (SAMLAND)
Địa chỉ :
152/11B Điện Biên Phủ, P.25, Quận Bình Thạnh, TP.
HCM
Điện thoại : (08) 3512 0002 - (08) 5445 6774
Fax : (08) 3512 6391
Web : www.samland.com.vn
Email :
Vốn góp của SACOM : 55%

Lĩnh vực hoạt động:
- Đầu tư và kinh doanh Bất động sản.
- Tư vấn đầu tư, xây dựng công trình, giám sát thi công và hoàn thiện các công
trình dân dụng, công nghiệp.
- Thiết kế quy hoạch xây dựng.
CÔNG TY TNHH SACOM - CHÍP SÁNG (SCS)
Địa chỉ :
Lô T2-4, Khu công nghiệp cao, đương D1, Q.9,
TP. HCM
Điện thoại : (08) 351 222 77
Fax : (08) 351 222 88
E-mail :
Vốn góp của SACOM : 70%
Lĩnh vực hoạt động:
- Lập trình máy vi tính; Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính; Hoạt
động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính; Xử lý dữ
liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;

Thiết kế chip.
- Kinh doanh, môi giới bất động sản, dịch vụ thuê và cho thuê văn phòng; Hoạt
động tư vấn quản lý bất động sản; Hoạt động của trụ sở văn phòng, Dịch vụ hành chính
văn phòng tổng hợp; Photo, chuẩn bị tài liệu, Hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt
khác, Quảng cáo, Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi; Nhà hàng, Cung cấp
dịch vụ ăn uống, Cho thuê máy móc, thiết bị văn phòng (kể cả máy vi tính).
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, Dịch vụ đóng gói, Chuyển phát, Cho
thuê ôtô.
- Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc Internet; Bán buôn máy vi tính,
thiết bị ngoại vi và phần mềm; Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; Bán lẻ
máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng
chuyên doanh.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh năm 2010/2009
Tương đối Tỷ lệ %
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
425,469,260,981 815,850,718,972 390,381,457,991
91,75
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
- 30,432,625 30,432,625 -
3. Doanh thu thuần về
bán hàng
425,469,260,981 815,820,286,347 390,351,025,366 91,74
4. Giá vốn hàng bán 393,247,002,748 692,339,581,453

299,092,578,705 76,05
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
32,222,258,233 123,480,704,894 91,258,446,661 283,21
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
139,049,666,589 106,468,167,820 (32,581,498,769) (23,43)
7. Chi phí tài chính
(153,187,766,191) 20,454,635,424 173,642,401,615 (113,35)
- Trong đó: Chi phí lãi
vay
965,286,044 338,494,260 (626,791,784) 64,93
8. Chi phí bán hàng
14,919,711,829 24,289,501,579 9,369,789,750 628,01
9. Chi phí QLDN
27,619,273,827 22,987,770,154 (4,631,503,673) (16,76)
10. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
281,920,705,357 162,216,965,557 119,703,739,800 42,46
11. Thu nhập khác
1,161,828,808 258,418,920 (903,409,888) (7,77)
12. Chi phí khác
474,821,666 - 474,821,666
13. Lợi nhuận khác
687,007,142 258,418,920 (428,588,222) 62,38
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
282,607,712,499 162,475,384,477

(120,132,328,022) (42,5)
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
27,810,856,725 133,601,187,164 105,790,330,439 380,39
17. Lợi nhuận sau
thuế TNDN
254,796,855,774 133,601,187,164
(121,195,668,610) (47,56)
18. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
3,969 2,077
(1,892) (46,66)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty
SACOM

×