Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.07 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH ĐƯỢC

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành

: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trịnh Thùy Anh

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động
của doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được


công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, 2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Thành Được


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ
gia đình, bạn bè, thầy cô và các đồng nghiệp.
Tác giả trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Mở TP Hồ
Chí Minh đã truyền dạy kiến thức trong suốt thời gian học tại trường, đồng thời,
tôi cũng gửi lời cảm ơn thân thiết đến các bạn bè lớp MBA16B đã luôn giúp đỡ,
cỗ vũ và góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trịnh Thùy Anh
đã luôn tận tình hỗ trợ, chỉ dẫn về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn khi thực hiện đề tài.
Tác giả đã cố gắng tiếp thu sự đóng góp và hỗ trợ về mặt lý thuyết lẫn thực
tiễn từ thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, nhiều nghiên cứu và nổ lực
hoàn thành đề tài, tuy nhiên, thiếu sót trong đề tài là điều không thể tránh khỏi,
tác giả rất mong sẽ nhận được sự góp ý, phản hồi từ Quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp khởi nghiệp. Với mô hình nghiên cứu ban đầu được đề xuất
gồm ba yếu tố độc lập: thứ nhất, Giáo dục khởi nghiệp; thứ hai, Môi trường khởi
nghiệp; thứ ba, Yếu tố cá nhân. Cả ba yếu tố độc lập này cùng tác động gián tiếp
đến kết quả hoạt động khởi nghiệp thông qua hai yếu tố là Sự hiểu biết về khởi
nghiệp và Khả năng khởi nghiệp. Nghiên cứu thực hiện lấy ý kiến khảo sát của 579
người; trong đó có 492 người là chủ doanh nghiệp và là những người trực tiếp quản
lý doanh nghiệp, chiếm 85%; 29 người là chủ doanh nghiệp nhưng không trực tiếp
quản lý doanh nghiệp, chiếm 5%; 58 người là quản lý doanh nghiệp nhưng không
phải là chủ doanh nghiệp, chiếm 10%. Các ý kiến khảo sát được tập hợp và mã hóa
để phân tích định lượng, gồm: thống kê mô tả; kiểm định độ tin cậy của thang đo;
phân tích nhân tố khám phá; phân tích nhân tố khẳng định; phân tích mô hình cấu
trúc tuyến tính (SEM).
Kết quả nghiên cứu định lượng đã giúp cho nghiên cứu khẳng định được, cả ba
yếu tố độc lập trong mô hình nghiên cứu được đề xuất đều có ảnh hưởng lên kết
quả hoạt động khởi nghiệp. Cụ thể, Yếu tố cá nhân có mức tổng ảnh hưởng lên kết
quả hoạt động, với hệ số ước lượng chuẩn hóa là  = 0.235; Giáo dục khởi nghiệp
có mức tổng ảnh hưởng lên kết quả hoạt động, với hệ số ước lượng chuẩn hóa là  =
0.235; Môi trường khởi nghiệp có mức tổng ảnh hưởng lên kết quả hoạt động, với
hệ số ước lượng chuẩn hóa là  = 0.275. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra được các
yếu tố trung gian như Khả năng khởi nghiệp và Sự hiểu biết về khởi nghiệp cũng có
mối tương quan mạnh với kết quả hoạt động khởi nghiệp. Trong đó, Sự hiểu biết về
khởi nghiệp có tác động rất tích cực lên kết quả hoạt động khởi nghiệp,  = 0.496;
Khả năng khởi nghiệp có tác động tích cực lên kết quả hoạt động khởi nghiệp,  =
0.300.



iv

Tóm lại, nghiên cứu đã cho thấy được mô hình được đề xuất là phù hợp tốt với
dữ liệu nghiên cứu, các kết quả đều ủng hộ cho các kết luận trong những nghiên cứu
trước đó. Trên cơ sở kết quả thu được, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị
dành cho các cá nhân đang có ý định khởi nghiệp và những cá nhân đã khởi nghiệp
có được cái nhìn tổng quan tích cực hơn, từ đó góp phần tạo ra sự thành công cho
quá trình khởi nghiệp.


v

ABSTRACT
This study aims to understand the factors that affect the effectiveness of the
start-up process. With the initial proposed research model, there are three
independent factors: first, entrepreneurship education; second, entrepreneurship
environment; third, Personal factors. All three independent factors indirectly impact
on the efficiency of starting a business through two factors: Understanding of
entrepreneurship and Entrepreneurship. The study carried out collecting opinions of
579 people; of which 492 are business owners and direct managers of enterprises,
accounting for 85%; 29 people are business owners but not directly managing
businesses, accounting for 5%; 58 people are business managers but not business
owners, accounting for 10%. The survey opinions are gathered and coded for
quantitative analysis, including: descriptive statistics; verify the reliability of the
scale; analysis of discovery factors; factor analysis analysis; linear structure model
analysis (SEM).
Quantitative research results have helped confirm the study, all three
independent factors in the proposed research model have an impact on the
effectiveness of the start-up process. Specifically, individual factors have the total
effect on entrepreneurship efficiency, with a standardized estimated coefficient  =

0.235; Start-up education has the total effect on entrepreneurship efficiency, with a
standardized estimated coefficient  = 0.235; The startup environment has a total
effect on startup efficiency, with a standardized estimated coefficient  = 0.275. In
addition, the study also found that intermediary factors such as Entrepreneurship
and Entrepreneurship also had a strong correlation with Entrepreneurial
Performance. In particular, Understanding about starting a business has a very
positive effect on Startup efficiency,  = 0.496; Entrepreneurship has a positive
impact on Entrepreneurship efficiency,  = 0.300.


vi

In summary, the study has shown that the proposed model fits well with the
research data, the results support the conclusions in previous studies. Based on the
results, the study has made recommendations for individuals who are intending to
start a business and those who have started the business to have a more positive
overview, thereby contributing to creating. success for the startup process.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ x
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 1

1.1. Lý do nghiên cứu.......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
1.4. Ý nghĩa học thuật và thực tiễn đề tài ............................................................. 4
1.5. Kết cấu của nghiên cứu................................................................................. 5
1.6. Tóm tắt chương 1 ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 7
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 7
2.1.1 Khái niệm khởi nghiệp (Startup) ............................................................ 7
2.1.2. Khái niệm về thái độ ............................................................................. 7
2.1.3. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA)9
2.1.4. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior modelTPB) ............................................................................................................... 9
2.1.5. Năng lực khởi nghiệp .......................................................................... 10


viii

2.1.6. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp ................................ 11
2.2. Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................... 15
2.2.1 Các nghiên cứu trước đây ..................................................................... 15
2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết ........................................... 22
2.3. Tóm tắt chương 2 ....................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 26
3.1. Quy trình nghiên cứu: ................................................................................. 26
3.2. Xây dựng thang đo trong mô hình nghiên cứu ............................................ 27

3.3. Nghiên cứu định tính và kết quả ................................................................. 34
3.4. Nghiên cứu định lượng với thang đo hoàn chỉnh......................................... 34
3.4.1. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát .......................................................... 34
3.4.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................... 35
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 35
3.5. Tóm tắt Chương 3 ...................................................................................... 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG......................................... 39
4.1. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................... 39
4.1.1. Thống kê biến định tính ....................................................................... 39
4.1.2. Thống kê biến định lượng.................................................................... 41
4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha ............................... 47
4.3. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................ 48
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định ...................................................................... 52
4.4.1. Kiểm tra tính đơn hướng ..................................................................... 52
4.4.2. Kiểm tra giá trị hội tụ .......................................................................... 52
4.4.3. Kiểm tra giá trị phân biệt ..................................................................... 52
4.4.4. Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích .......................................... 53
4.5. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .............................................. 57
4.6. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố lên Hiệu quả khởi nghiệp ....................... 59
4.7. Kết luận giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 59
4.8. Phân tích ảnh hưởng của Thái độ khởi nghiệp trong mô hình SEM............. 60


ix

4.9. Tóm tắt chương 4 ....................................................................................... 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 67
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 67
5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................ 68
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN ................................................................. 88
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................ 93
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TỪ PHẦN MỀM ...................... 94


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA ................................................ 9
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB ................................................ 10
Hình 2.3 Mô hình Giáo dục và đào tạo doanh nhân tại Canada .............................. 16
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Díaz-Casero và cộng sự (2012) ........................ 18
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Vuorio và cộng sự (2018) ................................. 20
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Varamäki và cộng sự, 2015 .............................. 22
Hình 2.7 Mô hình các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.......................................................................... 23
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..................................................................... 26
Hình 4.1 - Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu SEM ......................................... 57
Hình 4.2 – Đồ thị biểu diễn ước lượng chuẩn hóa của các mô hình ........................ 63
Hình 4.3 - Ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp tích cực ......................................... 64
Hình 4.4 – Ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp không tích cực .............................. 65


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Thống kê về loại hình doanh nghiệp ........................................................... 39
Bảng 4.2 Thống kê về vai trò trong doanh nghiệp ...................................................... 40
Bảng 4.3 Thống kê về chức vụ trong doanh nghiệp ................................................... 40

Bảng 4.4 Thống kê mẫu nghiên cứu về thời gian làm việc tại doanh nghiệp ........... 41
Bảng 4.5 Thống kê mẫu nghiên cứu về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp ...... 41
Bảng 4.6 – Kết quả thống kê thang đo Yếu tố cá nhân .............................................. 41
Bảng 4.7 – Kết quả thống kê thang đo Giáo dục khởi nghiệp ................................... 42
Bảng 4.8 – Kết quả thống kê thang đo Môi trường khởi nghiệp ............................... 43
Bảng 4.9 – Kết quả thống kê thang đo Sự hiểu biết về khởi nghiệp ......................... 44
Bảng 4.10 – Kết quả thống kê thang đo Khả năng khởi nghiệp ................................ 45
Bảng 4.11 – Kết quả thống kê thang đo Hiệu quả khởi nghiệp ................................. 46
Bảng 4.12 – Kết quả thống kê thang đo Thái độ khởi nghiệp ................................... 47
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................... 47
Bảng 4.14 - Kết quả xoay nhân tố ............................................................................... 49
Bảng 4.15 - Kết quả kiểm định giá trị phân biệt ......................................................... 53
Bảng 4.16 - Kết quả tính toán hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích. .............. 53
Bảng 4.17 - Kết quả phân tích mô hình SEM ............................................................. 58
Bảng 4.18 - Kết quả kiểm định bootstrap. ................................................................... 59
Bảng 4.19 – Tổng ảnh hưởng ....................................................................................... 59
Bảng 4.20 - Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 60
Bảng 4.21 - Tổng hợp kết quả phân tích đa nhóm ...................................................... 63


xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
AMOS
CFA
DN
DNKN
DNVVN
EA

EC
ECA
ECK
EE
EF
EFA
EFF
EFH
EFO
EFP
EFS
EP
EPA
EPK
EPK
EPS
EPSH
EPSS
EU
EUK
EUS
EV
EVE
EVI
KN
ML
ROA
ROE
ROI


Diễn giải
Phần mềm AMOS
Phân tích nhân tố khẳng định
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thái độ khởi nghiệp
Khả năng khởi nghiệp
Thái độ
Kiến thức
Giáo dục
Hiệu quả khởi nghiệp
Phân tích nhân tố khám phá
Tài chính
Nguồn nhân lực
Vận hành
Marketing
Giá trị xã hội
Yếu tố cá nhân
Thái độ
Kiến thức
Kiến thức
Kỹ năng
Kỹ năng cứng
Kỹ năng mềm
Hiểu biết về khởi nghiệp
Kiến thức
Kỹ năng
Môi trường
Quan hệ ngoại

Quan hệ nội
Khởi nghiệp
Phương pháp MaxLikelihood
tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản
tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu
tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư


xiii

Ký hiệu
SEM
SPSS
TPB
TRA

Diễn giải
Mô hình cấu trúc tuyến tính
Phần mềm SPSS
Theory of planned behavior model - Lý thuyết hành vi dự định
Theory of Reasoned Action -Lý thuyết hành động hợp lý


1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang rất được các nhà nghiên cứu
trên thế giới quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của một cá nhân. Lee và cộng sự (2006) cho rằng tinh thần khởi nghiệp

được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tạo việc làm. Sobel và King (2008) nhận định khởi nghiệp (KN) là chìa
khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi
nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế có mức tăng trưởng nhanh, cấu trúc thị
trường và cấu trúc cạnh tranh có nhiều biến động trong thời gian ngắn, nhu cầu về
sản xuất và tiêu dùng gia tăng liên tục qua các năm, các cơ hội kinh doanh xuất hiện
nhiều. Nhiều cá nhân đã từ bỏ cơ hội nghề nghiệp ổn định để nắm bắt cơ hội kinh
doanh với mong muốn trở thành ông chủ, được độc lập tự chủ, được thể hiện bản
thân và có thu nhập (Lê Quân, 2004). Mặt khác, ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
đến năm 2025”. Đề án “Quốc gia khởi nghiệp, Doanh nghiệp khởi nghiệp
(DNKN)” đang được Chính phủ triển khai. Đây là lần đầu tiên Chính phủ xây dựng
một kế hoạch cụ thể thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là khuyến
khích khởi nghiệp một cách quy mô.
Và trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều
chương trình về khởi nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm của các tổ chức chính trị xã
hội trong việc thúc đẩy các cá nhân tham gia khởi nghiệp như Cuộc thi “Thắp sáng
ước mơ kinh doanh trẻ”, Chương trình “Làm giàu không khó”, Đề án xây dựng
“Làng Thanh niên lập nghiệp”, các câu lạc bộ khởi nghiệp,… Thông qua đó, có
nhiều doanh nghiệp mới được hình thành từ các ý tưởng kinh doanh, các chương
trình hỗ trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp cho các cá nhân.Tuy nhiên, có nhiều ý
kiến cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam chưa đáp ứng năng lực


2

cạnh tranh với doanh nghiệp khác, nhiều DNKN có thời gian tồn tại và phát triển
khá thấp. Bên cạnh đó, các cá nhân tham gia KN còn thiếu kiến thức về DNKN và
thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành DN.

Vậy câu hỏi được đặt ra là các cá nhân, tổ chức khi khởi nghiệp cần chuẩn bị
những gì để đạt được thành công và duy trì phát triển DNKN trong đoạn đường dài.
Xuất phát từ câu hỏi này, việc thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết
quả khởi nghiệp là điều cần thiết. Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam.
Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh
vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Tỉnh có Thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 99 km theo đường quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây
Bắc. Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND, ngày ngày
05 tháng 01 năm 2016, Quyết định ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Tây Ninh 5 năm giai đoạn 2016-2020 trong đó mục tiêu tổng quát trong phát
triển kinh tế là đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ những mục
tiêu đó, việc tìm hiểu về việc khởi nghiệp, hiểu được yếu tố ảnh hưởng đến việc
thành công của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Đó là lý do luận văn đề xuất đề
tài: Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến các mục tiêu sau:
Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hướng đến kết quả hoạt động của doanh
nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Tây Ninh;
Thứ hai, đo mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả khởi nghiệp;
Thứ ba, kiểm tra sự khác biệt giữa các yếu tố tác động đến sự thành công của
doanh nghiệp khởi nghiệp như: Tố chất của cá nhân khởi nghiệp, các yếu tố về giáo


3

dục, môi trường xung quanh, hiểu biết về hoạt động khởi nghiệp và năng lực của

nhà khởi nghiệp;
Thứ tư, qua đề tài, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ và tác động
đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu cần giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố đến việc hiểu biết về hoạt động
khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là như thế nào?
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố đến năng lực khởi nghiệp của
thanh niên tại tỉnh Tây Ninh là như thế nào?
Thứ ba, đánh giá mức độ hiểu biết về khởi nghiệp có ảnh hưởng thế nào đến
việc hình thành năng lực khởi nghiệp của thanh niên tại tỉnh Tây Ninh như thế nào?
Thứ tư, xác định mức độ ảnh hưởng giữa năng lực khởi nghiệp và kết quả khởi
nghiệp tại tỉnh Tây Ninh
Thứ năm, đánh giá thái độ của cá nhân đến hoạt động khởi nghiệp
Thứ sáu, những giải pháp và chính sách nào có thể đưa ra nhằm hỗ trợ, tác động
đến các doanh nghiệp khởi nghiệp và hình thành mạng lưới doanh nghiệp khởi
nghiệp bền vững?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu, năng lực và kết quả
khởi nghiệp của thanh niên.


4

Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp (bao gồm: doanh nghiệp mới, doanh
nghiệp đã hoạt động, tổ hợp tác, hợp tác xã, v.v) các cơ quan, cá nhân có liên quan
đến hình thành và sự phát triển của doanh nghiệp tại tỉnh Tây Ninh.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được thực hiện tại Tây Ninh.
Thời gian thực hiện khảo sát: từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này vẫn dụng chủ yếu hai phương pháp: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tín nhằm hiệu chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng và bảng
câu hỏi, thông qua hình thức thảo luận nhóm 10 cá nhân là chủ doanh nghiệp khởi
nghiệp.
Nghiên cứu định lượng là để kiểm định các giả thuyết của mô hình dựa trên
mẫu nghiên cứu gồm 579 chủ doanh nghiệp với phương pháp chọn mẫu phi xác
suất thuận tiện. Thông qua phương pháp phỏng vấn là gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến
các cá nhân.
1.4. Ý nghĩa học thuật và thực tiễn đề tài
Đối với kết quả của nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho:
Thứ nhất, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ quan, ban
ngành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhằm xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp phù hợp, các chương trình hỗ trợ, hướng dẫn hiệu quả nhằm phát triển
doanh nghiệp khởi nghiệp bền vững.
Thứ hai, các hội doanh nghiệp, hội doanh nhân trẻ, các tổ chức có liên quan đến
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nâng cao hiệu quả đầu tư và cung cấp các dịch
vụ phát triển kinh doanh.


5

Thứ ba, các cá nhân đặc biệt là đối tượng thanh niên có quan tâm và mong
muốn khởi nghiệp.
1.5. Kết cấu của nghiên cứu
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương, nội dung của từng chương xoay quanh các

vấn đề sau:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm đặt vấn đề nghiên
cứu, vấn đề nghiên cứ, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương II: Cơ sở lý thuyết về các tố chất để khởi nghiệp, các mô hình nghiên
cứ trên thế giới và trong nước, mô hình đề xuất và các giải thuyết được đặt ra trong
nghiên cứu
Chương III: Thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thức thu thập
số liệu.
Chương này trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu bao gồm quy trình
nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo cho các nghiên cứu định tính, nghiên
cứu định lượng.
Chương IV: Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu thu được.
Gồm các nội dung chính trình bày là thống kê mô tả mẫu khảo sát, kiểm định
thang đo, giả thuyết và mô hình thông qua các bước kiểm định như Cronbach’s
Alpha, EFA, CFA, SEM bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20.
Chương V: Trình bày kết luận của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và đề
xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo. Qua kết quả nghiên cứu đạt được, đưa ra
những kiến nghị thực tiễn cho vấn đề đang nghiên cứu.
1.6. Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày được lý do nghiên cứu của đề tài này. Dựa trên các lý do
nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các mục tiêu cụ thể cho nghiên cứu. Để đạt được các


6

mục tiêu nghiên cứu đó, nghiên cứu đã trình bày được các câu hỏi nghiên cứu. Sau
cùng, trong chương này, nghiên cứu đã trình bày được đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, cũng như những ý nghĩa về mặt học thuật và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Tiếp
theo chương 2 sẽ trình bày phần cơ sở lý thuyết.



7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm khởi nghiệp (Startup)
Khởi nghiệp là giai đoạn đầu trong vòng đời của một doanh nghiệp (DN) khi
chủ DN đó chuyển từ giai đoạn ý tưởng sang giai đoạn đảm bảo được nguồn tài
chính, hình thành cơ cấu cơ bản của DN và bắt đầu có những hoạt động hoặc trao
đổi thương mại. Theo Cơ quan phát triển DN nhỏ và vừa Hoa Kỳ: Khởi nghiệp là
đơn vị kinh doanh với đặc thù phát triển dựa trên định hướng công nghệ và có khả
năng tăng trưởng nhanh.
Tại Việt Nam, thuật ngữ “khởi nghiệp” được đề cập đến trong vài năm gần đây.
Tuy nhiên chưa có văn bản nào nêu rõ khái niệm “khởi nghiệp” cũng như còn nhiều
quan điểm khác nhau về khởi nghiệp. Khởi nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng là
khởi sự doanh nghiệp. Khởi nghiệp thường liên quan đến các hoạt động chuẩn bị
cho cá nhân như tìm ý tưởng kinh doanh, tìm hiểu thị trường, điều kiện sẵn có về tài
chính, nhân lực, v.v. Khởi nghiệp là việc cá nhân tự làm chủ, tự mở công ty (Lý
Thục Hiền, 2010)
Tóm lại, Khởi nghiệp là một doanh nghiệp mới được hình thành của một cá
nhân được xuất phát từ một cá nhân hay một nhóm người có chung ý tưởng kinh
doanh về một sản phẩm hay dịch vụ rõ ràng, có tìm hiểu thị trường, điều kiện về tài
chính, nhân lực để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
2.1.2. Khái niệm về Thái độ
Theo Fishbein và Ajen (1975) thái độ được định nghĩa là “một khuynh hướng
học dược để trả lời trong một cách nhất quản thuận lợi hay không thuận lợi với một
đối tượng nhất định”. Thái độ ít ổn định hơn so với đặc điểm tính cách và có thể
được thay đổi theo thời gian và trong các tình huống của cá nhân (Robinson et al.,
1991)



8

Stephen P.Robbins (2013) cho rằng thái độ là thể hiện đánh giá thuận lợi hoặc
không thuận lợi về đối tượng, con người hoặc sự kiện. Chúng phản ánh cách chúng
ta cảm nhận về điều gì đó.
Thái độ có 3 thành phần đó là thành phần nhận thức, cảm xúc và hành vi dự
định
Thành phần nhận thức (cognitive component): thể hiện ý kueesn hay thể hiện
niềm tin của thái độ, gắn với đánh giá của cá nhân về những gì đã xảy ra trong kinh
nghiệm.
Thành phần cảm xúc (affective component): thể hiện tình cảm hay cảm xúc của
thái độ, thể hiện ở phản ứng sinh học và cảm nhận của cá nhân
Thành phần hành vi dự định (behavioral component): là một dự định để hành
xử theo một cách nhất định hướng tới một người hoặc một việc gì đó. Là kết quả
của nhận thức và cảm xúc.
Fishbein và Ajzen (1975) thừa nhận rằng thái độ là một yếu tố dự báo đáng tin
cậy của một hành vi trong tương lai. Shook và cộng sự (2003) cho rằng vai trò của
các biến tâm lý, một trong số đó là thái độ, đã được thành lập bởi các mô hình tiwf
Bird, Shapero và lý thuyết hành vi hoạch định của Aen. Kolvereid và Isaksen
(2006) chỉ ra ý định trở thành một nhà doanh nghhieejp mạnh mẽ hơn cho những
người có thái độ tích cực với rủi ro hoặc độc lập.
Thái độ với khởi nghiệp có thể được xem như tính tích cực hay động lực sẵn
sàng tham gia hoạt động khởi nghiệp khi có cơ hội (Fishbein &Ahzen, 1975;
Krueger &cộng sự, 2000). Thái độ tích cực với khoeir nghiệp còn thể hiện ở mong
muốn tự mở doanh nghiệp hơn là đi làm công (Tella & Issa, 2013). Cá nhân có thái
độ tích cực với khởi nghiệp thường hứng thú với hoạt động kinh doanh, dễ dàng
xem các cơ hội để thành lập doanh nghiệp và có thể xem mục tiêu trở thành doanh
nhân là mục tiêu quan trọng. Nói cách khác, thái độ tishc cực với khởi nghiệp được

xem như một nhân tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp hay lamftawng quyết tâm thực
hiện hoạt động khởi khiệp (Autio & cộng sự, 2001; Linan & Chen, 2009)


9

2.1.3. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein,
(1975) xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng
trong thập niên 70. Theo TRA, quyết định hành vi là yếu tố quan trọng nhất dự đoán
hành vi tiêu dùng. Quyết định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và ảnh
hưởng xã hội. Mà theo đó, thái độ đối với quyết định là biểu hiện yếu tố cá nhân thể
hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với của sản phẩm; còn
ảnh hưởng xã hội thể hiện ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội lên cá nhân người tiêu
dùng.
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA

(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)
2.1.4. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior modelTPB)
Do những hạn chế của mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA), (Ajzen và
Fishbein, 1975) đề xuất mô hình lý thuyết hành vi hoạch định trên cơ sở phát triển
lý thuyết hành động hợp lý với giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc
giải thích bởi các quyết định để thực hiện hành vi đó. Các quyết định được giả sử
bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là
mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen và Fishbein,
1975). Hành vi hoạch định khẳng định rằng quyết định hành vi là một chức năng
của thái độ và ảnh hưởng xã hội. Hành vi hoạch định thêm nhận thức kiểm soát
hành vi xác định quyết định hành vi. Quyết định lại là một hàm của ba nhân tố.



10

Thứ nhất: Nhân tố thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực
về hành vi thực hiện. Ajzen lập luận rằng một cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá
nhân, cụ thể là thái độ để thực hiện một hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố số tâm
lý và các tình huống đang gặp phải.
Thứ hai: Nhân tố ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “áp lực xã hội nhận thức
để thực hiện hành vi” (Ajzen và Fishbein, 1975). Ảnh hưởng xã hội đề cập đến
những ảnh hưởng và tác động của những người quan trọng và gần gũi có thể tác
động đến cá nhân thực hiện hành vi.
Thứ ba: nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa như là đánh giá của chính
mình về mức độ khó khăn hay dễ dàng ra sao để thực hiện hành vi đó. (Ajzen và
Fishbein, 1975) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến quyết
định thực hiện hành vi, và nếu như người tiêu dùng chính xác trong cảm nhận về
mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Trong bối
cảnh mua sắm trực tuyến, kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức và niềm tin của
các cá nhân có các nguồn lực cần thiết, kiến thức và khả năng trong quá trình sử
dụng Internet để mua sắm trực tuyến.
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB

(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)
2.1.5. Năng lực khởi nghiệp
Năng lực khởi nghiệp được xem là một nhóm các năng lực cụ thể liên quan đến
việc triển khai hoạt động khởi nghiệp thành công, những hoạt động khởi nghiệp này


11

thường song hành với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Colombo và
Grilli, 2005; Nuthall, 2006).

Năng lực khởi nghiệp đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng và thành
công của doanh nghiệp, tuy nhiên việc nghiên cứu về năng lực khởi nghiệp chỉ đang
trong giai đoạn sơ khai (Brinckman, 2008). Năng lực khởi nghiệp được thực hiện
bởi các cá nhân (nhà khởi nghiệp) là người bắt đầu hay thực hiện sự chuyển hóa tổ
chức, là người tạo nên giá trị gia tăng cho tổ chức. Bird (1995) cho rằng năng lực
khởi nghiệp là những đặc trưng cơ bản như các kiến thức cụ thể, các đặc điểm, khả
năng nhận thức về bản thân, vai trò xã hội và những kỹ năng giúp cho một người
hình thành, duy trì sự tồn tại và tạo sự tăng trưởng cho một doanh nghiệp.
Một khía cạnh then chốt của các nghiên cứu về năng lực chính là việc tìm kiếm
những đặc trưng cá nhân mang tính chất lâu dài dẫn đến sự thành công hay thực
hiện một cách vượt trội cho một công việc hoặc toàn bộ tổ chức. Các đặc trưng cá
nhân này được Barlett và Ghoshal (1997) phân thành ba nhóm năng lực: Thái độ
hay các đặc điểm cá nhân, kiến thức hay kinh nghiệm và kỹ năng hay khả năng.
Nghiên cứu Stuart và Lindsay (1997) cũng tìm ra ba nhóm năng lực như nghiên cứu
của hai tác giả nêu trên và chúng bao gồm: các kỹ năng cá nhân, kiến thức và các
đặc trưng cá nhân.
2.1.6. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp
2.1.6.1. Định nghĩa về kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp
Hiện có rất nhiều định nghĩa về kết quả hoạt động của doanh nghiệp và hệ
thống đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Business performance
measurement system). Monica và cộng sự (2007) đã thống kê hơn 300 tài liệu (có từ
năm 1990 đến năm 2003) bao gồm các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học,
sách, báo cáo khoa học, v.v. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu hay đo lường mà có
những khái niệm khác nhau, dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Theo Kaplan
và Norton (1993): “Kết quả của doanh nghiệp được xác định từ 04 nhóm thành phần
cơ bản, bao gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển. Nó


×