Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

DỊCH VỤ TƯ VẤN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.75 KB, 14 trang )

DỊCH VỤ TƯ VẤN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Vai trò, tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn tại các doanh nghiệp xây
dựng cơ bản
1.1.1. Khái quát về dịch vụ tư vấn
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho
khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp
hành động và giúp đỡ, hướng dẫn cho khách hàng thực hiện những lời khuyên,
kể cả tiến hành những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi
dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
- Tư vấn là cung ứng những lời khuyên đúng đắn và thích hợp chứ không
phải là những lời khuyên chung. Một lời khuyên đúng đắn có thể thích hợp với
một bối cảnh, một tình huống, một thời gian nhất định, nhưng lại không thích
hợp cho một thực tế khác, vào hoàn cảnh và thời gian khác. Tư vấn không chỉ
đơn thuần là đưa ra lời khuyên, Mà còn phải chỉ vẽ, hướng dẫn thực hiện lời
khuyên đưa ra sao cho có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- Tư vấn là một dạng dịch vụ do vậy hoạt động tư vấn dù phải tiến hành
bởi cá nhân hay tổ chức nói chung đều thông qua hợp đồng giữa người sử dụng
dịch vụ và người cung ứng dịch vụ. Đây là cơ sở để xác định trách nhiệm của
người cung ứng dịch vụ tư vấn đối với sản phẩm tư vấn của mình.
- Dịch vụ tư vấn được hiểu là những hoạt động do một cá nhân và/hoặc
bên ngoài thực hiện. Dịch vụ tư vấn là các dịch vụ trợ giúp cho các tổ chức, cá
nhân cung cấp trên thị trường nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các tổ chức
các cá nhân khác có nhu cầu. Cùng với sự phát triển của thương mại dịch vụ,
vấn đề chuyên môn hoá ngày càng cao, và sự ra đời của các Công ty chuyên về
tư vấn là một tất yếu khách quan.
- Đặc điểm dịch vụ tư vấn:
+ Quá trình tư vấn là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin giữa các
nhà tư vấn và khách hàng.
+ Bối cảnh và mục tiêu của dịch vụ tư vấn luôn luôn cụ thể và xác định
“sản phẩm” của tư vấn cần có tính thích và có tính hiệu quả cao.
+ Yếu tố cơ bản được cấp trong quá trình tư vấn là thông tin, tri thức,


giải pháp xử lý các vấn đề.
- Kết quả của một dịch vụ tư vấn luôn là một kết quả kép đối với người
sử dụng, ngoài kết quả trực tiếp giúp giải quyết vấn đề đặt ra, người sử dụng tư
vấn còn được nâng cao năng lực do có cơ hội tiếp cận các thông tin, kiến thức
nhà tư vấn, đặc điểm này kiến cho hoạt động tư vấn đặc biệt hữu ích đối với quá
trình phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chất lượng trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
1.1.2. Vai trò của dịch vụ tư vấn ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản
- Dịch vụ tư vấn đã xuất hiện rất sớm tại các nước phát triển. Ngay từ khi
ra đời nó đã gắn liền với sự phát triển của các doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn
giúp cho các doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra đối với
doanh nghiệp. Mặt khác, khi các doanh nghiệp gặp sự cố, dịch vụ tư vấn sẽ giúp
cho các doanh nghiệp này khắc phục khó khăn, giải quyết sự cố. Các nhà tư vấn
thường được ví như là các bác sỹ của doanh nghiệp.
- Tư vấn cũng giúp đỡ kỹ thuật, tổ chức điều tra, khảo sát nghiên cứu
soạn thảo các văn kiện, dự án quy hoạch, thiết kế và quản lý các dự án xây dựng
cho khách hàng.
- Với vị trí độc lập và trên cơ sở kiến thức kinh nghiệm phong phú của
mình nhà tư vấn đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn, xúc tác, đạo diễn và thực hiện
chức năng “tham mưu, đốc chiến” cho khách hàng theo từng lĩnh vực nghề
nghiệp chuyên môn.
- Ngày nay tư vấn đã tham gia vào hầu hết vào các hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, các
cơ quan quản lý Nhà Nước, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức
quốc tế đều sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình hoạt động của mình. Vai trò
của các tổ chức tư vấn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước ngày
càng phát triển.
- Việc sử dụng tư vấn đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với
các tổ chức, cá nhân trong việc ổn định và phát triển, quan niệm về sử dụng tư
vấn đã thay đổi, người ta sử dụng tư vấn không phải khi không giải quyết được

vấn đề, khi công việc gặp trở ngại… mà sử dụng tư vấn như là một thông lệ,
biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Thực tế cho thấy việc sử dụng tư vấn đã góp phần đưa ra nhiều ý tưởng
hành động và nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mới, như vậy dịch vụ tư
vấn có thể giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn, cải thiện tình hình hiện tại
hoặc để tạo ra hướng phát triển mới. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn đối với tất cả
các cơ quan tổ chức đều đem lại những lợi ích cơ bản.
- Dịch vụ tư vấn đã và đang phát triển đồng thời chứng tỏ vai trò ngày
càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung điều này được thể
hiện ở sự mở rộng các lĩnh vực dịch vụ tư vấn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập
và phát triển kinh tế thương mại, bên cạnh những dịch vụ truyền thống như
thương mại, vận tải, bưu chính, bảo hiểm…, các ngành dịch vụ tư vấn mới đã
hình thành và ngày càng phát triển như tài chính, viễn thông, khoa học công
nghệ, tư vấn đầu tư, pháp lý, kinh doanh…sự phát triển đó đã thực sự đưa dịch
vụ tư vấn trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển chung của
đất nước. Với vị trí và vai trò quan trọng của dịch vụ tư vấn còn được thể hiện ở
việc ngày càng có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ tư vấn
hơn.
1.2. Nội dung hoạt động dịch vụ tư vấn tại các doanh nghiệp xây dựng cơ
bản
1.2.1. Nghiên cứu thị trường dịch vụ tư vấn
- Thị trường kinh doanh dịch vụ tư vấn hiện nay diễn ra sôi động để phát
triển thực sự và bền vững trong tương lai doanh nghiệp phải tiến hành nghiên
cứu toàn diện về tình hình bên ngoài tại thời điểm đó, nơi đó ở một khoảng thời
gian nhất định trong tương lai, nắm chắc những thay đổi của nhân tố hoàn cảnh
sẽ có ảnh hưởng tới ưu thế trong phục vụ những nhu cầu tư vấn của các doanh
nghiệp, đặc biệt là phải nghiên cứu tình hình và đối sách của các đối thủ cạnh
tranh như thay đổi về thực lực, biện pháp, sách lược kinh doanh của họ, qua
việc phân tích kỹ lưỡng, đúng lúc đúng cách những ảnh hưởng có khả năng phát
sinh của đối thủ đối với hoạt động kinh doanh của ngành tư vấn, từ đó làm căn

cứ để quyết định kế sách kinh doanh của Công ty mình. Từ đó tìm kiếm cơ hội
trong những thay đổi của thị trường, đồng thời cố gắng biến những cơ hội thị
trường thành cơ hội của Công ty mình, thông qua việc đánh giá những cơ hội và
nguy cơ để xác định những cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng.
Như vậy nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng và lĩnh
vực kinh doanh đúng đắn.
- Nội dung nghiên cứu thị trường: Là nghiên cứu các yếu tố cấu thành
nên thị trường của doanh nghiệp. Cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh về dịch vụ
tư vấn. Thông qua nghiên cứu thị trường mới giúp doanh nghiệp làm chủ đồng
vốn, làm chủ diễn biến của thị trường để kinh doanh có lãi.
- Trên cơ sở những thông tin đầy đủ về thị trường giúp cho doanh nghiệp
có được cách nhìn tổng quát về thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả thị
trường các chính sách của Nhà Nước về dịch vụ tư vấn, hiểu biết chi tiết về các
đối thủ cạnh tranh từ đó tìm ra được những cơ hội cũng như đe doạ của thị
trường. Kết hợp với phân tích khả năng của doanh nghiệp để lựa chọn chiến
lược định hướng hoạt động, đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để
thực hiện mục tiêu phát triển thị trường và kinh doanh có lãi.
1.2.2. Tạo nguồn hàng
- Tổ chức công tác tạo nguồn là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ
nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp mua được trong kỳ kế hoạch và để
doanh nghiệp đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng,
quy cách, cỡ loại, màu sắc… cho các nhu cầu của khách hàng. Có thể nói khâu
quyết định khối lượng hàng bán ra và tốc độ bán hàng ra, cũng như việc cung
ứng hàng hoá của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào công tác tạo nguồn
hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và sự biến động nhanh, mạnh các nhu
cầu trên thị trường, việc tạo nguồn hàng của doanh nghiệp đòi hỏi phải nhanh,
nhạy, phải có tầm nhìn xa, quan sát rộng và thấy được xu hướng phát trển của
nhu cầu khách hàng.
- Tạo nguồn hàng là công việc phải đi trước một bước, bởi lẽ khi nhu cầu
khách hàng xuất hiện, doanh nghiệp đã có hàng ở các điểm cung ứng để đáp

ứng nhu cầu khách hàng. Do đó, điểm bắt đầu của công tác tạo nguồn hàng là
việc nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt
hàng, quy cách, cỡ loại, mầu sắc, thời gian, địa điểm mà khách hàng có nhu cầu,
phải nắm bắt được khách hàng cần hàng để làm gì và đồng thời phải chủ động
nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị sản xuất ở trong nước và thị
trường ngoài nước để tìm nguồn hàng, để đặt hàng, để ký kết hợp đồng mua
hàng.
- Tạo nguồn hàng là hoạt động nghiệp vụ kinh doanh bao gồm nhiều
khâu: xuất phát từ nhu cầu hàng hoá của khách hàng, doanh nghiệp phải nghiên
cứu và tìm hiểu các nguồn hàng có khả năng đáp ứng, phải chuẩn bị các nguồn
lực để có thể tự mình khai thác, hợp tác với các đối tác, liên doanh, liên kết đầu
tư ứng trước hoặc giúp đỡ, tạo điều kiện… với các đối tác để tạo ra loại hàng
hóa phù hợp với yêu cầu khách hàng, có chất lượng hàng hoá tốt, cung ứng đầy
đủ kịp thời và đúng địa bàn mà khách hàng yêu cầu.
1.2.3. Giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh
- Công tác giao dịch là một giai đoạn đầu tiên trong bất kỳ quá trình tư
vấn nào, quá trình tư vấn có thể được coi là hoàn toàn thành công nếu nhà tư
vấn có khách hàng đi đến một hợp đồng mà nhờ đó họ nhất trí làm việc cùng
nhau về việc hay một dự án.
- Trong thời gian nhập cuộc này nhà tư vấn và khách hàng phải gặp
nhau, cố gắng tìm hiểu về nhau càng nhiều càng tốt, thảo luận và xác định vấn
đề mà nhà tư vấn sắp đảm nhận, và trên cơ sở thoả thuận với nhau về phạm vi

×