Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BTHK môn tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.8 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Để đảm bảo tòa án thực hiện được nhiệm vụ thi hành công lý mà
Hiến pháp đã giao, trong quá trình hoạt động Tòa án phải tuân thủ nhiều
nguyên tắc, quy định chặt chẽ về mặt thủ tục. Hiện có 7 nguyên tắc hoạt
động của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 103 Hiến Pháp 2013.
Trong đó, nguyên tắc “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường
hợp đặc biệt do pháp luật quy định, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”
được xem là nguyên tắc trọng cơ bản nhất trong hoạt động của Tòa án
nhân dân. Nguyên tắc này góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý
thức tôn trọng pháp luật; đồng thời một phần bảo đảm hoạt động xét xử
được tiến hành đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của những cá nhân, cơ
quan tham gia quá trình xét xử. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, em
xin chọn đề tài: Nguyên tắc xét xử công khai trong thực tiễn hoạt động
của tòa án nhân dân, để hoàn thành bài tập học học kỳ môn tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân, Viện kiểm sát nhân dân.
NỘI DUNG
I. Một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về nguyên tắc xét
xử công khai
Nguyên tắc xét xử công khai là một trong những nguyên tắc Hiến
định về hoạt động của Tòa án nhân dân (các quan điểm, tư tưởng chủ
đạo, đồng thời cũng là các quy tắc pháp lí quan trọng nhất và bao trùm


toàn bộ hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân). Vì vậy, đầu tiên nó
được ghi nhận trong Hiến pháp 2013_đạo luật cơ bản , có hiệu
lực pháp lý cao nhất của nhà nước.
Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định:
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ
bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa
thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương
sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”


Cụ thể quy định trong Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân
dân 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hành chính 2015
và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Tòa án nhân dân xét xử kịp
thời, công bằng, công khai
“1. Tòa án nhân dân xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm
công bằng.
2. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa
thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương
sự thì Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”
II. Nội dung chủ đạo của nguyên tác xét xử công khai trong hoạt
động xét xử của Tòa án.


Nguyên tắc xét xử công khai được hình thành với tinh thần bao
trùm là “Tòa án không chỉ có nhiệm vụ thi hành công lý mà còn phải
cho nhân dân thấy công lý đã được thực thi”. Vì vậy, nội dung chủ đạo
của nguyên tắc này là công việc xét xử của tòa án phải được tổ chức sao
cho công chúng có thể tham dự được và thông tin về việc xét xử đến với
công chúng một cách tối đa. Nội dung này được thể hiện ở một số khía
cạnh cụ thể sau:
2.1. Tòa phải công khai thời gian, địa điểm trước khi xét xử một vụ án
để người dân quan tâm có thể dến tham dự
Trước khi xét xử mỗi vụ án, tòa án phải công khai địa điểm thời
gian xét xử để công chúng được biết nếu quan tâm. Nếu là xét xử tại Tòa
thì có thể đăng thông tin lên trang thông tin điện tử của tòa án, hoặc có
thể niêm yết kế hoạch xét xử tại trụ sở Tòa án hoặc thông báo việc xét
xử trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu là xét xử lưu động, thì
có thể gửi thông tin thời gian, địa xét xử điểm trước khi xét xử một
khoảng thời gian hợp lí tại địa phương tiến hành xét xử lưu động, để

người dân quan tâm có thể tham gia.
2.2. Phiên xử phải được tổ chức công khai để người dân tham dự nếu
có nhu cầu.
Tòa án không được từ chối người dân thực hiện quyền này, trừ các
trường hợp xét xử kín theo quy định của pháp luật. Người dưới 16 tuổi
không được vào phòng xử án, trừ trường hợp đượcTòa án triệu tập đến


phiên tòa. Trường hợp người dến tham dự phiên tòa là người làm chứng
hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì khi tham dự phiên tòa
phải xuất trình giấy mời hoặc giấy triệu tập của Tòa án. Trong trường
hợp vì lí do bất khả kháng mà tòa án không đáp ứng được ( ví dụ, phòng
xử án đã chật...), thì Tòa án phải áp dụng các biện pháp để người dân
theo dõi được diễn biến của phiên tòa, ví dụ như:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho giới truyền thông tham gia, để những
người dân không tham dự trực tiếp có thể xem qua các kênh này.
+ Phòng xử án hẹp, thiếu chổ, Tòa có thể bố trí loa phát thanh
ngoài phòng xử án hoặc nếu có điều kiện tòa có thể dùng camera và các
màn hình đặt ngoài phòng xử án để người dân trực tiếp theo dõi diễn
biến phiên toàn.
+ Trong trường hợp xét xử lưu động, Tòa có thể thuê, mượn những
nơi có điều kiện hơn như sân vận động, nhà hát hay hội trường lớn...
2.3. Một số giai đoạn không công khai trong phiên tòa xét xử công
khai.
Trong quá trình xét xử, có một số công đoạn có thể được thực hiện
không công khai (ví dụ, khi nghị án, khi hòa giải các bên), song bản án
phải được tuyên công khai và công bố lên cổng trang thông tin điện tử
để mọi người biết và nghiên cứu nếu muốn (việc đăng tải bản án có hiệu
lực lên cổng thông tin điện tử của tòa án đã được quy định tại Nghị



quyết 03/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao). Ví
dụ: Khi kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án đánh bạc nghìn tỷ của ông
Phan Văn Vĩnh và đồng phạm ngày 12/11/2018, ông Phan Văn Vĩnh đã
đề nghị được quyền từ chối công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử
của Tòa án sau khi có bản án. Và đề nghị này của ông đã được Chủ tọa
phiên tòa chấp thuận.
2.4. Tòa án phải đưa ra phân tích, lập luận, lí do cho mỗi phán quyết
của mình và phải thể hiện trong nội dung của bản án.
Tòa án viết rõ lí do đưa ra mỗi phán quyết của mình trong bản án
được công bố, làm sao phải cho người dân thấy mỗi quyết định của tòa
án phải có lí lẽ được phân tích và lập luận rõ ràng để từ đó người dân có
thể hiểu và dồng thời tin tưởng vào nội dung của bản án.
2.5. Nguyên tắc xét xử công khai không mang tính tuyệt đối.
Trong một số trường hợp đặc biệt, có lí do chính đáng, tòa án có
thể tiến hành xét xử kín. Các trường hợp đó là: để bảo đảm không lộ bí
mật nhà nước; đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc; bảo vệ người
chưa thành niên và giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương
sự. Ví dụ: Phiên tòa được xét xử kín vì lí do đảm bảo không tiết lộ bí mật
nhà nước: Chiều 30/7/2018, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên 9 năm tù với
Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm), Nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình
báo, Bộ Công an Phan Hữu Tuấn lĩnh 7 năm tù, Nguyễn Hữu Bách 6
năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước. Phiên tòa được tiến hành xét


xử kín, TAND Hà Nội thông báo sẽ cho phóng viên vào dự phần tuyên
án.1
III. Ý nghĩa của nguyên tắc xét xử công khai trong hoạt động của
Tòa án nhân dân.
Nguyên tắc xét xử công khai có ý nghĩa vô cùng to lớn và đa chiều

đối với hoạt động của tòa án nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung:
3.1.Xét xử công khai là một phương pháp kiểm soát việc thực hiện
quyền tư pháp của Tòa án.
Khi người dân được tham dự các phiên xét xử của tòa án họ sẽ
đánh giá được mức độ thuyết phục, sự có lí trong hoạt động xét xử. Đặc
biệt, khi bản án và lập luận được công khai thì bất kỳ ai vào bất kỳ lúc
nào cũng có thể đáng giá được lí lẽ trong hoạt động của tòa án. Các bản
án cũng được lưu lại như bằng chứng rõ ràng để đánh giá sự đúng đắn
trong công tác xét xử của tòa án. Sự công khai làm cho thẩm phán phải
hết sức cẩn trọng với công tác của mình, xét xử phải thật sự khách quan,
trình độ lập luận phải thực sự thuyết phục, bởi nếu không thì với các bản
án được lưu lại lúc nào cũng có thể phát hiện và truy cứu trách nhiệm
của thẩm phán.
Chẳng hạn, Bản án phúc thẩm vụ ông Nguyễn Khắc Thủy bị cáo
buộc tội dâm ô với trẻ em ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Hôm 11/5/2018, TAND
1

/>

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử phúc thẩm cho bị cáo Thuỷ 18 tháng tù về tội
dâm ô trẻ em nhưng cho hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ gồm tuổi
già, bệnh tật, là cán bộ ngành ngân hàng có nhiều đóng góp và là Đảng
viên Cộng sản. Rất nhiều người cho rằng bản án như vậy là không phù
hợp, không thích đáng, một số ý kiến khác cho rằng đây giống như việc
"bật đèn xanh" để các vụ lạm dụng tình dục trẻ em tiếp tục xảy ra. Trước
sức ép dư luận, ngày 14/5, Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có
văn bản khẩn cấp gửi Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí
Minh và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị giám đốc thẩm vụ án
này.
Kết quả chiều 1/6/2018, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại

TP.HCM quyết định tuyên huỷ bản án ngày 11/5, và giữ nguyên bản án
sơ thẩm tuyên phạt ông Thuỷ ba năm tù. Trước đó chủ tọa phiên tòa
phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) tội Dâm ô đối với trẻ
em đã bị đình chỉ nhiệm vụ.2
3.2. Xét xử công khai là một cách thức làm cho người dân thấy rõ sự
hiện diện của công lí trong xã hội.
Khi xét xử, tòa án thi hành công lí đối với người dân. Khi thực
hiện xét xử công khai, người dân chứng kiến được công lí mà tòa án thi
hành, đồng thời thấy rằng có sự hiện diện của công lí trong xã hội, từ đó
có niềm tin vào công lí, vào tòa án để rồi người dân không tự xử lấy
2

/>

tranh chấp cá nhân mà nhờ vào tòa án xét xử hòa bình. Tranh chấp
không chuyển thành xung đột và trật tự xã hội nhờ vậy được bảo đảm.
3.3. Nguyên tắc xét xử công khai góp phần nâng cao ý thức pháp luật
của người dân.
Khi người dân tham dự phiên tòa và lí lẽ của các bản án được công
khai được bình luận bởi báo chí và xã hội, người dân thực sự thấy được
ý nghĩa và sự gần gũi của pháp luật trong cuộc sống hàng ngày và từ đó
hình thành ý thức tuân thủ pháp luật một cách tự nhiên. Đồng thời,
những quyết định hình phạt trong bản án cũng phần nào có tính chất
giáo dục, răn đe.
3.4. Tòa án thực hiện nguyên tắc xét xử công khai cũng đồng thời
đảm bảo quyền cơ bản hiến định của người dân_ quyền được xét xử
công khai.
Quyền được xét xử công khai có phạm vi bao trùm rất rộng, không
chỉ đối với công đoạn xét xử mà tất cả các công đoạn khác của quy trình
tố tụng tư pháp. Tuy nhiên, sự công khai trong hoạt động xét xử là nhân

tố quan trọng nhất để đảm bảo quyền này, đặc biệt đối với tư pháp hình
sự xét xử công khai tất yếu đòi hỏi công khai kết luận điều tra, lập luận
của bên buộc tội, lập luận của bên gỡ tội..., từ đó nội dung, chất lượng
của các công đoạn trong tố tụng hình sự được phơi bày và được đánh
giá.


IV. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc xét xử công khai trong hoạt động
của Tòa án nhân dân
Nguyên tắc xét xử công khai được quy định từ Hiến pháp năm
1946 đến Hiến pháp năm 2013 và các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 1960, 1981, 1992, 2002, 2014. Thực tế tại Tòa án nhân dân thành
phố hà Nội, mỗi năm chỉ có khoảng 30 vụ án xét xử kín, còn lại là xét xử
công khai.
Để làm rõ tính công khai trong hoạt động thực tiễn của Tòa án
nhân dân: em xin trình bày về tính công khai trong một vụ án cụ thể
được xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án ông Nguyễn Đức kiên và 8 đồng phạm ngày 20/05/2014 tại
TAND thành phố Hà Nội. Đây là một trong những vụ án kinh tế lớn và
được nhiều sự quan tâm từ phía dư luận lúc bấy giờ. Tham dự phiên tòa
gồm 9 bị cáo, 82 đơn vị và các cá nhân là người có quyền và nghĩa vụ
liên quan, luật sư bào chữa cho bị cáo, hội đồng xét xử và hai kiểm sát
viên. Ngoài ra còn có lực lượng công an đảm bảo trật tực của phiên tòa,
phóng viên, nhà báo tham gia đưa tin về phiên xét xử và những người
dân có nhu cầu tham gia xét xử.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức “bầu” Kiên) bị truy tố 4 tội danh:
Kinh doanh trái phép; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốn
thuế. Quá trình xét xử sơ thẩm diễn ra trong vòng nửa tháng, trong quá
trình xét xử, ông Nguyễn Đức Kiên đã có những hành động bao biện cho



hành vi phái pháp luật của mình bằng vệc bác bỏ toàn bộ bốn tội danh
do phía Viện kiểm sát đưa ra, và cho rằng việm kiểm sát chưa đủ cơ sở
để kết tội ông. Tuy nhiên, đến ngày 09/06/2014, Tòa án nhân dân TP Hà
Nội đã tuyên án bị cáo Nguyễn Đức Kiên 20 tháng tù về tội Kinh doanh
trái phép, 6 năm 6 tháng về tội Trốn thuế, 20 năm về tội Lừa đảo, 18
năm do Cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải chấp hành là 30
năm (mức tối đa theo luật định); nộp phạt bổ sung 75 tỷ do trốn thuế và
100 triệu đồng về hành vi lừa đảo. Ngày 10/06/2014, Truyền hình Báo
Công an đã có bài phỏng vấn người dân về phiên xử bầu Kiên và các
đồng phạm, qua đó đa số người dân cho rằng việc xét xử ông Kiên với
mức án 30 năm từ là đúng người, đúng tội, thể hiện rõ sự quyết tâm
chống lại sự lũng đoạn về kinh tế của nhà nước, thể hiệm sự công bằng,
nghiêm minh của hội đồng xét xử.
Qua đây, có thể thấy với mỗi vụ án xét xử công khai đúng người,
đúng tội, người dân sẽ có niềm tin vào cơ quan tư pháp nói chung và nhà
nước nói riêng. Đồng thời, khi tự mình theo dõi phiên xét xử, người dân
có thể tự mình phán đoán được sự thật, không bị “dắt mũi” bới những
bài báo trên những nguồn không đáng tin cậy với mục đích làm ảnh
hưởng đến uy tín của nhà nước.


KẾT LUẬN
Nguyên tắc xét xử công khai là một trong những nguyên tắc dân
chủ của hoạt động xét xử xã hội chủ nghĩa.Nguyên tắc này góp phần vào
việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của
cuộc sống xã hội, thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm. Đồng thời là một trong
những bảo đảm cho hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn và nâng

cao trách nhiệm của thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, luật sư bào
chữa đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đối với việc tuân thủ
nghiêm chỉnh pháp luật.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.GS.TS. Thái Vĩnh hằng, PGS.TS. Tô Văn Hòa (chủ biên), Giáo trình
Luật Hiến pháp, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, 2018
2. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Nxb. Lao động
3. />4. />5. Ngô Quang Vinh, nguyên tắc xét xử công khai trong hoạt động tố
tụng hình sự, />



×