Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Liệt hai chi dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.98 KB, 3 trang )

Liệt hai chi dưới


Châm cứu chữa
liệt 2 chân.





Đây là hội chứng giảm hoặc mất vận động hữu ý ở hai chân,
do tổn thương ở tủy sống, rễ hoặc dây thần kinh. Nhiều
trường hợp người bệnh đột nhiên bị liệt hai chân, mất toàn
bộ cảm giác và nước tiểu lúc nào cũng rỉ ra dầm dề.
Các biểu hiện trên thường do viêm tủy cấp tính. Thể này có thể
gây liệt tứ chi, có rối loạn nhịp thở và dễ dẫn tới tử vong. Do đó,
đối với trường hợp liệt hai chi dưới đột ngột, cần đưa người
bệnh tới khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được khám và
xử trí kịp thời.
Một số người bệnh thấy đau kiểu đau thần kinh liên sườn, đau
thần kinh hông từ một hay nhiều tháng; sau đó thấy tê một chân,
hai chân rồi giảm vận động và không cử động được hai chân. Có
người bệnh thấy đau ở lưng một thời gian, sau đó thấy đái khó,
khi muốn đi tiểu thì phải “rặn lâu” mới đi được hoặc ngược lại:
không tiểu được nhưng khi véo vào vùng bụng dưới hoặc đùi thì
đi tiểu không thể kìm lại.
Một số người bệnh thấy tê, giảm cảm giác ở một chân, sau đó tê,
giảm cảm giác ở hai chân rồi liệt hai chân. Tùy theo loại tổn
thương, hiện tượng trên có thể diễn biến trong vòng một tuần,
một tháng hoặc một vài tháng.
Có trường hợp bị sốt nhiễm khuẩn, sau đó mới có cảm giác tê và


liệt hai chi dưới.
Các nguyên nhân chính gây liệt 2 chân:
- Viêm nhiễm: Viêm màng nhện rễ dây thần kinh, viêm màng
não do lao, viêm dày dính, viêm nhiều dây thần kinh, viêm
nhiều rễ dây thần kinh, viêm màng trước tủy cấp, viêm tủy các
loại...
- Sang chấn: Sang chấn đốt sống, tủy...
- Chèn ép: Thoát vị đĩa đệm (nhiều đoạn, nhiều tầng), lao đốt
sống, ung thư đốt sống nguyên phát, ung thư thứ phát sau các
bệnh u xơ tử cung, u tiền liệt tuyến, ung thư gan, u tủy các loại...
Ngoài ra còn do các rối loạn mạch máu ở tủy, các bệnh xơ cứng
thoái hóa tủy.
Liệt hai chi dưới là hội chứng bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa
thần kinh phát hiện sớm, xử trí kịp thời và đúng. Việc điều trị
được thực hiện theo từng nguyên nhân cụ thể. Bệnh nhân phải
điều trị phục hồi chức năng sau giai đoạn cấp cứu hay ngoại
khoa (chủ yếu là tập vận động thường xuyên, kết hợp dùng
vitamin nhóm B để tăng cường xung động thần kinh, châm cứu
và vật lý trị liệu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×