Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ 24 36 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.13 KB, 15 trang )

"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"

MỤC LỤC
Mục
Phần I
1
2
3
4
5
Phần II
1
2
3
A
B
4
a. BP1

Nội dung

Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn


Thực trạng của đề tài nghiên cứu
Thuận lợi
Khó khăn
Các biện pháp thực hiện
Sưu tầm, lựa chọn, tổ chức một số trò chơi giúp trẻ
phát triển kỹ năng sống – kỹ năng tự phục vụ
b. BP2 Xác định các loại kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi
24-36 tháng
c. BP3 Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động
d.BP4
Hướng dẫn trẻ giải quyết một số kỹ năng trong cuộc
sống
e.BP5
Phối kết hợp với phụ huynh rèn kỹ năng sống kỹ năng
tự phục vụ tại gia đình.

Phần III
1
2
3
Phần IV
1
2
3
Phần V

Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Đối với trẻ
Đối với giáo viên
Đối với phụ huynh

Bảng thực nghiệm so sánh có đối chứng
Kết luận và khuyến nghị
Ý nghĩa
Bài học kinh nghiệm
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

1/12

Trang
2
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5,6
6
6,7
7,8
8,9
10,11

11

11
12
12
12,13
13
13
13,14
14
14


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Phần mở đầu :
1. Lý do chọn đề tài :
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 trong nền giáo dục trên toàn
thế giới, Việt Nam cũng là một nước phát triển mạnh trên đà phát triển toàn cầu .
Muốn một dân tộc mạnh – đoàn kết – phát triển thì chúng ta phải chú trọng đến
nền giáo dục. Vậy giáo dục có nghĩa như thế nào? Theo tôi hiểu giáo dục là
“một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích nhằm chuẩn bị cho họ
tham gia vào đời sống xã hội bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử xã hội của con người”.
Để một người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành có nhận thức và kỹ
năng toàn diện không chỉ do môi trường xung quanh trong cuộc sống mà phải
nhờ vào khả năng nhận thức, kỹ năng từ bản thân của người đó. Để tồn tại được
như thế trước tiên chúng ta phải có kỹ năng sống cũng như kỹ năng tự phục vụ
bản thân.
Tất cả những đứa trẻ khi sinh ra đều biết bú mẹ, như vậy có nghĩa là bản
năng sinh tồn. Nhưng để một đứa trẻ sau này có nhân cách tốt lại là một công

trình xây dựng to lớn của gia đình bố mẹ và nhà trường cũng như của cả cộng
đồng.Ở mọi lứa tuổi trẻ con đều có khả năng nhận thức khác nhau đồng nghĩa
phải có sự can thiệp giáo dục từ người lớn, bắt nguồn từ đó ngay từ đầu chúng ta
phải rèn trẻ có được kỹ năng tự phục vụ bản thân ngay từ khi còn nhỏ
Chính vì vậy tôi mạnh dạn ngiên cứu “Một số biện pháp giáo dục rèn
kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng” làm sáng kiến cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu :
-Tìm ra các biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi có kỹ năng tự phục vụ.
-Giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi có khả năng tự phục vụ bản thân.
-Giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được vai trò trách nhiệm của mình đối với
con em họ trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng
- Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2019 đến tháng 02 năm 2020
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu thực trạng về khả năng tự phục vụ của trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng.
- Tìm ra các biện pháp giúp trẻ nhà trẻ có khả năng tự phục vụ.
2/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp phối hợp với phụ huynh học sinh.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:

Thời gain qua dư luận phản ánh quá nhiều về thực trạng trẻ thiếu kiến
thức về kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ các em
cúng không có. Đa phần trẻ sống rất ích kỷ chỉ biết đến bản thân, chỉ biết nhận
biết hưởng thụ chứ không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà các em đều
thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ tuộc vào người lớn, mỗi khi gặp tình huống
trong thực tế thì lung túng không biết giải quyết như thế nào.
Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vô cùng cần thiết đặc biệt là lứa tuổi
mầm non. Đó là phươn tiện không thể thiếu để giúp trẻ tang năng lực hội
nhập,tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vứng vàng trước mọi khó khăn thử
thách. Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen hàng này trong giao tiếp và ứng
xử của trẻ với bản thân và những mọi người xung quanh. Tập những kỹ năng
sống, kỹ năng tự phục vụ là từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có
kỹ năng tự phục vụ bản thân caacscon sẽ không tự chủ động và tự lập trong cuộc
sống hiện đại.
Đối với giáo viên, việc hướng dẫn trẻ khả năng tự phục vụ còn chưa cao.
Lý do một phần nghĩ trẻ còn quá bé, hay có tư tưởng thà làm cho xong … Chính
vì vậy bước đầu tiên giáo viên nên phối hợp cùng với phụ huynh trẻ để hướng
dẫn nhắc nhở trẻ làm những công việc phục vụ cho bản thân để phát huy khả
năng tự phục vụ và làm cơ sở hình thành kỹ năng sống cho các bậc học tiếp
theo.
Như theo phương pháp Montesori là một phương pháp giáo dục phát
triển tiềm năng giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, tự tin vững
vàng trước mọi khó khăn thử thách.
Thói quen tự phục vụ đó là chiếc chìa khóa quyết định sự sống còn, sự
phát triển và sự thành công của mỗi con người .
3/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ

mầm non 24 - 36 tháng"
2. Cơ sở thực tiễn:
Ở lứa tuổi mầm non từ 0-6 tuổi được coi là giai đoạn vàng để trẻ phát
triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Muốn đạt được kết quả tốt, mỗi người giáo
viên cần tìm ra biện pháp và hướng dẫn trẻ những kỹ năng sơ đẳng ở giai đoạn
đầu tiên. Đặc biệt nên chú trọng đến kỹ năng tự phục vụ bản thân.
3. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy có những thuận lợi, khó khăn
sau:
a. Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều
kiện đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tài liệu phục vụ giảng dạy.
Phòng học rộng rãi thoáng mát, lớp học sạch đẹp mang tính sư phạm nên
trẻ rất thích đi lớp và thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
* Về giáo viên:
Lớp có 4 giáo viên trẻ, nhiệt tình, 100% đạt trình độ chuẩn trong đó trên
chuẩn 2 đồng chí, có ý thức tự học, học hỏi đồng nghiệp, học hỏi qua các
phương tiện thông tin quần chúng....
* Về trẻ:
Các cháu khoẻ mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động học và chơi
tập của lớp.
* Về phụ huynh:
Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình và phối kết hợp với cô giáo trong việc
chăm sóc và giáo dục trẻ.
b. Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp phải những khó khăn như:
* Về cơ sở vật chất:
Các biểu bảng tuyên truyền, đồ dùng vệ sinh các lớp đã cũ, không thẩm
mỹ. Nhà trường không có góc tuyên truyền.

* Về giáo viên:
- Giáo viên chưa có sự đầu tư trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ.
* Về trẻ:

4/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
- Trẻ còn quá bé, đi lớp vẫn còn khóc rất nhiều nên chưa có kỹ năng tự
phục vụ.
- Trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không
có tính tự lập.
* Về phụ huynh:
- Phụ huynh ít chú trọng đến việc giáo dục trẻ khả năng tự phục vụ bản
thân.
Khảo sát thực trạng đầu năm
* Tổng số trẻ: 41 Trong đó Nữ 20... ; Nam 21...
Đầu năm
Số lượng
Tỷ lệ (%)
20/41
49
30/41
73
19/41
46

Tiêu chí khảo sát

Tự xúc cơm
Tự lấy nước vào cốc uống
Tự mang giày ,đeo dép
Tự cất và lấy balo
Tự vứt rác đúng nơi quy định

14/41
23/41

34
56

Tự cởi mặc quần áo, đội mũ, đi tất

16/41

39

Qua bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ lớp tôi kỹ năng tự phục vụ của trẻ
đạt quá thấp so với yêu cầu. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để trẻ có kỹ
năng phục vụ chính bản thân mình nên tôi nghiên cứu và đưa ra một số
biện pháp như sau:
4. Các biện pháp thực hiện:
a. Biện pháp 1: Sưu tầm,lựa chọn, tổ chức một số trò chơi giúp trẻ phát triển
kỹ năng sống – kỹ năng tự phục vụ.
Tôi thường xuyên lên mạng, đọc báo hay các quyển tạp chí, sách để sưu tầm,
lựa chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhà trẻ để tổ chuc cho các
con chơi, con nào cũng được tham gia giúp trẻ phát triển kỹ năng sống tốt nhất.
Trò chơi “soi gương” giúp trẻ nhận biết mình là ai là bạn trai hay là bạn gái và
những đặc điểm bên ngoài của trẻ(quần áo, giày dép, mũ…) cô có thể hỏi ai ở

trong gương? Người trong gương có đáng yêu không? Hay trò chơi “chụp ảnh”,
máy ảnh là công cụ tốt nhất cho việc phát huy ý thức về bản thân, chụp những
ảnh kịp thời có ý nghĩa với trẻ (khi trẻ đang cho búp bê ăn, hay tô màu…)hình
ảnh sẽ giúp trẻ nhận ra mình như thế nào khi tham gia chơi.Cô co thể hỏi đây là
ai?con đang làm gì? Trông con như thế nào? Trò chơi”điện thoại bạn bè”, mục
đích của trò chơi này là giúp trẻ lắng nghe và phát triển khả năng hiểu lời nói.
5/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
Trò chơi “nếu bạn vui vẻ thì hãy vỗ tay nào” mục đích giúp trẻ linh hoạt, phản
ứng nhanh nhẹ hơn.Cách chơi : Đây là một trò chơi vui mà tất cả các bé ở mọi
lứa tuổi đều có thể tham gia được và cảm thấy rất thích thú , cô hat và làm động
tác trẻ hát và làm theo, nếu bạn cảm thấy đang vui thì vỗ tay thật to nào bạn vui
hãy thể hiện sự vui vẻ cảu bạn qua hành động và gương mặt .
=> Kết quả: Thông qua việc tổ chưc một số trò chơi giúp hình thành và phát
triển kỹ năng làm việc theo nhóm và tinh thần tập thể, kỹ năng tự nhận thức của
trẻ cũng tăng cao như trẻ biết mình là ai? tên gì? Nhà ở đâu? Từ đó trẻ biết
cách nhận biết và xử lý các sự việc phù hợp với lứa tuổi, các mối quan hệ gần
gũi với trẻ trong cuộc sống.
b Biện pháp 2: Xác định các loại kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi trẻ 24-36
tháng
Là giáo viên mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, ngoài việc
cung cấp các kiến thức cho các con ở các môn học ,các hoạt động trong ngày cô
còn hình thành nhân cách cho trẻ cách ứng xử với con người, vơi thiên nhiên.
Đặc biệt là những cô giáo phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng sẽ giúp trẻ những
kiến thức an đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ hài hòa cân đối giữa các mặt.Trẻ học
tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng về các mặt, các kỹ năng nhận
thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử với bạn bè, cô giáo. Qua việc

dạy trẻ các kỹ năng sống, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển hơn như: Trí
nhớ, ngôn ngữ, tư duy….sẽ giúp trẻ tiếp thu nhưng kiến thức từ các môn học
nhanh hơn.Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện một việc gì đó một
cách tự giác thành thạo trong một hoàn cảnh.Tùy vào lứa tuổi của trẻ để chọn ra
một nội dung chương trình dưới hình thức khác nhau.Giáo viên phải có nhiệm
vụ quan trọng để lựa chọn xác định các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi 2436 tháng.Sau một thời gian nghiên cứu tôi đãlựa chọn được một số kỹ năng sống
cơ bản phục vụ bản thân cho các con lứa tuổi nhà trẻ như sau:
Về kỹ năng tự phục vụ : Biết cất dép đúng nơi quy định, biết cất balo đúng tủ
của mình, biết bê ghế về tổ về bàn,biết nhặt cơm rơi vãi vào khay.
Về giao tiếp: Bước đầu biết cách xưng hô chào hỏi cùng cô và một số trẻ tự
xưng hô tốt với người khác khi không có cô giúp đỡ. Biết lắng nghe cô nói và
trả lời câu hỏi khi được hỏi.Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Về khả năng hợp tác: Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi. Trẻ biết đoàn kết với
bạn. Trẻ có thái độ cư xử đúng mực với bạn với mọi người xung quanh.
6/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
Bảng kế hoạch:
STT Tên kỹ năng
1
Cất ba lô

2

3

4


5

Cách thực hiện
-Trẻ cất ba lô bằng hai tay hướng mặt ba lô lên phía
ngoài
-Trẻ cất ba lô vào đúng ngăn của mình
Cách bê ghế
-Trẻ biết bê ghế bằng 2 tay
- Biết xoay ngang ghế, một tay nắm trên thành của
ghế, một tay nắm thành dưới của ghế bê ngang sát
người
- Khi đặt ghế đặt 2 chân sau trước, đặt 2 chân trước
xuống không phát ra tiếng động .
Cách rửa tay
-Trẻ làm ướt tay, xoa xà phòng lên mu bàn tay rửa
sạch tay trong nước theo đúng qui trình
- Lau khô tay bằng một chiếc khăn
Cách uống nước -Trẻ biết cầm cốc bằng tay phải, đưa dưới vòi, tay
phải gạt vòi nước. Lấy nước đủ uống, uống hết rồi
cất cốc vào tủ (nếu có lượng nước thừa trẻ biết đổ
nước vào xô )
Cách mặc áo và -Trải áo trên mặt sàn, trẻ ngồi quỳ xuống sàn, tay trái
cởi áo
cầm ống tay phải, tay phải luồn vào ống tay trái, sau
đó đứng dậy và cài khuy áo từ dưới lên trên

 Kết quả: Biện pháp trên tôi đã xác định được một số kỹ năng sống cơ
bản, cần thiết và quan trọng đối với trẻ vì vậy thông qua các kỹ năng
trên đãgiúp tôi thuận tiện trong quá trình dạy các kỹ năng sống cho trẻ
giúp trẻ phát triển toàn diện về năm mặt : Đức – trí –thể - mĩ – lao

động.
c Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động
Như chúng ta đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non chính là vui
chơi “Chơi mà học, học bằng chơi”, với trẻ khi được chơi trong giờ hoạt động
vui chơi trẻ rất ngoan và hứng thú vì trẻ thích góc nào trẻ về góc đó chơi và đây
cũng là cơ hội để giúp giáo viên rèn kỹ năng cho trẻ một cách không bị áp đặt
khi trẻ tự nhận góc chơi của mình.

7/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
Ví dụ: với góc bế em, cho búp bê ăn, thông qua cách đóng ai trẻ học
được cách giao tiếp, ứng xử, biết cách xưng hô thể hiện tình cảm biết quan tâm
đến mọi người như bế em, rue m ngủ, bón bột cho em ăn.
Thông qua tác phẩm văn học: Giáo viên cần kể chuyện cho trẻ nghe ở ọi
lúc mọi nơi như giừ hoạt động học, vui chơi ở các nhóm chơi hoặc kể chuyện
vào buổi trưa đối với trẻ khó ngủ. Tăng cường kể các câu chuyện cổ tích cho trẻ
nghe qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, dạy trẻ yêu thương bạn bè yêu thương
con người.Ví dụ cô kể chuyện “đôi bạn nhỏ” và hỏi trẻ: trong câu chuyện có ai?
Gà và vịt như thế nào với nhau? Qua câu chuyện các con phải biết yêu thương,
giúp đỡ bạn bè.
Thông qua giờ ăn: Trẻ được làm quen với đồ dùng ăn uống và phân biệt
nhận biết chúng và cách sử dụng đúng chức năng của đồ dùng đó như: thìa để
xúc cơm, bát để cơm và thức ăn, khay để cơm rơi và khăn lau…Từ đó giúp trẻ
có những hành vi ăn uống như: tự xúc cơm, ăn từ tốn, không là vãi cơm nếu có
vãi thì biết nhặt cơm vào khay.
Thông qua giờ đón trả trẻ:Tôi thường dạy trẻ những kỹ năng như:Tự cất
dép, cất balo đúng nơi quy định, uống nước xong biết cât cốcđúng nơi quy

định…qua đó trẻ biết tự phục vụ mà khôn cần sự giúp đỡ của người lớn.
=> Kết quả: Qua thời gian lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt, thông qua các hoạt
động trẻ được trải nghiệm, được khám phá tìm tòi những điều mới lạ. Trẻ có kỹ
năng chào hỏi lễ phép với người lớn, biết cảm ơn và xin lỗi, có một số kỹ năng
đơn giản như tự xúc cơm, tự đi vệ sinh…giúp hình thành làm việc theo nhóm,
tinh thần tập thể và sự tự tin, tự lập cao.
trong các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi.
d.BP 4: Hướng dẫn trẻ giải quyết một số kỹ năng trong cuộc sống
-Kỹ năng tự phục vụ như: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, tay,
đánh răng, tự đi dép, chuẩn bị mũ,áo khoác, khẩu trang khi ra ngoài, tự ăn, tự đi
lên xuống cầu thang.Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn có thể chăm sóc bản thân,
chính vì vậy tôi chỉ cần khuyến khích và động viên trẻ trong những buổi học đầu
tiên.
- Ngay từ những ngày đầu tiên trẻ đến trường, tôi hướng dẫn trẻ cách mặc quần
áo, gấp quần áo, và cất quần áo vào đúng nơi quy định. Công việc này yêu cầu
phải có thời gian, giáo viên phải kiên nhẫn. Nhờ vậy chỉ sau 1 tháng trẻ hình
thành thói quen tự lập trong việc chăm sóc bản thân.
8/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
- Kỹ năng tự chăm lo bản thân như: Lau bụi trên bàn, lau nước trên sàn, gạt
nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đứng nơi, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tôi hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: Rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tắm.
Dạy trẻ cách an toàn khi thực hiện cách đi vệ sinh. Tạo cho trẻ có ý thức tự giác
thông qua vệ sinh cá nhân thông qua các câu truyện, hoạt động học tập trên lớp .
- Phát triển trẻ kỹ năng tự bảo vệ :Để các cháu có thể tự phục vụ mình tốt hơn
các cháu phải có kỹ năng bảo vệ .
- Hướng dẫn trẻ khả năng thích nghi: Thích nghi là một kỹ năng sống quan trọng

vì nếu kỹ năng giao tiếp là bước đầu để tiếp xúc với môi trường sống bên ngoài
với nhứng người xung quanh, thì thích nghi chính là bước tiếp theo để có thể
hòa nhập hoặc phản ứng lại với môi trường bên ngoài. Một đứa trẻ nếu có kỹ
năng giao tiếp tốt có thể đạt được những thành công với những người xung
quanh trong việc tham gia vào các hoạt động cùng với họ. Thế nhưng nếu trẻ
không có khả năng thích nghi thì cũng khó mà làm được những kết quả tốt cho
cuộc sống của mình.
+ Kỹ năng thích nghi với môi trường:
Với môi trường sống cũng thế một môi trường bẩn thỉu và ô nhiễm là không thể
chấp nhận được, nhưng một không gian quá sạch sẽ cũng không phải là điều
kiện tốt cho sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể nghịch cát, nước, đất trong một
chừng mực vừa phải vì điều đó giúp cho trẻ vừa thỏa mãn tính năng động, vừa
nâng cao khả năng đề kháng. Dĩ nhiên là có sự giám sát của người lớn, nhưng
chúng ta chỉ can thiệp khi có những dấu hiệu nguy hiểm, còn dối với một vài cú
vấp ngã của trẻ cứ để trẻ tự đứng lên. Điều đó không chỉ giúp trẻ mạnh dạn và tự
tin hơn mà cho chúng ta tránh được sự nũng nịu của trẻ. Quan điểm của tôi là
rèn sự chịu đựng trước khó khăn và phải tự lạp chủ động trong mọi biến cố có
thể xảy ra. Qua những bài tập rèn luyện thể chất.
-Ngoài ra, trong việc hòa nhập với xã hội tôi tập cho trẻ những thói quen ứng xử
với một phong cách thật văn minh, lịch sự qua những hoạt động hàng ngày ở
trường:
+ Thói quen biết xếp hàng: Đây là một thói quen mà hầu hết người lớn chúng ta
không để ý khi tham gia hoạt động chung. Nhưng hãy cố gắng và làm gương
cho trẻ có thói quen xếp hàng ngay từ nhỏ để dần dần thay đổi được một cách
ứng xử kém văn hóa nơi công cộng là sự chen lấn nhau.ở lớp tôi rèn cho trẻ thói

9/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ

mầm non 24 - 36 tháng"
quen xếp hàng (không chen ngang, xô đẩy bạn…) khi tham gia vào một hoạt
động nào đó: Cùng xếp hàng đi chơi dã ngoại.
+ Thói quen bỏ rác vào thùng rác :Ngay ở lơp tôi cho để thùng rác ở nơi đúng
quy định để trẻ thấy được việc bỏ rác là một thói quen trong lớp. Khi trẻ chơi
ngoài sân trường cũng cần bỏ rác và hướng dẫn trẻ bỏ rác vào các thùng rác
công cộng để hình thành thói quen này, thường xuyên nhắc trẻ vứt rác vào đúng
nơi quy định.
+ Thói quen biết nói xn lỗi và cảm ơn: Ngay từ bé chúng ta cúng cho trẻ thấy
cách ứng xử như vậy của người lớn và khi giao tiếp với trẻ, chính tôi cũng phải
xin lỗi và cám ơn trẻ. Như thế trẻ cũng cảm nhận được một cách tự nhiên các
cách ứng xử này.
- Xác định thời gain dạy trẻ càng sớm càng tốt: Đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ là
thích bắt chước, tôi luôn tạo cho trẻ làm những việc mà trẻ muốn như: Trẻ muốn
đi dép và ra ngoài chơi, tôi để cho trẻ tự đi và không làm hộ trẻ, nếu trẻ không
làm được tôi hướng dẫn trẻ từng bước đi dép
=> Để trẻ hình thành được những kỹ năng trên tôi từng bước tùy từng trẻ mà
thực hiện:
- Đối với trẻ chưa nói thành thạo, tôi sẽ nói chậm rãi khi hướng dẫn trẻ, dạy trẻ
cách truyền đạt thông tin với cô giáo bằng cách ra hiệu khi cần giúp đỡ. Song
song đó tôi thường đưa các kỹ năng tự phục vụ vào các bài giảng hàng ngày và
tiếp tục rèn các kỹ năng này ở mọi lúc mọi nơi cho đến khi trẻ thành thục. Và tôi
sẽ cho trẻ thực hiện hàng để nó dần trở thành thói quen tốt cho trẻ.
- Tôi thường xuyên động viên khich lệ trẻ kịp thời khen trẻ khi trẻ làm được và
làm tốt những công việc tự phục vụ.
- Tôi nhẹ nhàng và tận tình chỉ dẫn cho trẻ, tạo cảm giác tự tin là mình có thể
làm được và làm tốt công việc. Đây là cơ hội để cô và trẻ gần nhau hơn.
- Khi hướng dẫn trẻ một kỹ năng nào đó, tôi hướng dẫn trẻ chậm dãi từng thao
tác một. Khi trẻ đã nắm được thao tác này tôi mới chuyển sang thao tác khác.
=> Kết quả: qua biện pháp này trẻ biết các xử lý một số tình huống trong mọi

hoạt động. Trẻ ý thức được hành vi của mình, hòa đồng với bạn bè và mọi người
xung quanh.
e. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh rèn kỹ năng sống kỹ năng tự
phục vụ ngay tại gia đình .

10/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
Đối với mầm non chúng ta có điều kiện để trao đổi vì buổi sáng phụ
huynh đưa đến, buổi chiều phụ huynh đón về. Các cụ ta xưa có câu “dạy trẻ từ
tuổi còn thơ” việc phối hợp giữ gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Trên thực
tế một số phụ huynh nuông chuồng trẻ quá mức do kinh tế khá giả hoặc một số
trẻ do thiếu sự quan tâm sâu xát của gia đình do kinh tê khó khăn, một số thiếu
hụt về tình cảm gia đình. Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ
huynh về vấn đề “kỹ năng tự phục vụ cho trẻ”
Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên với phụ huynh. Giáo viên
thường tìm hiểu thông tin về trẻ qua phụ huynh. Ngoài việc tìm hiểu từ phụ
huynh tôi thường xuyên phản hồi thông tin về trẻ cho phụ huynh nắm như “ở
lớp cháu là người như thế nào? cháu có hay giúp cô không? những việc trẻ làm
tốt khi ở lớp?...Để phụ huynh tiếp tục khuyến khích trẻ làm tốt ở nhà để hình
thành thói quen cho trẻ.
Khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn kỹ năng sống, bố mẹ chỉ
nên động viên khuyên bảo, uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng không
nên để trẻ có tâm lý tiêu cực .Ngược lại nên khuyến khích và khen thưởng với
những thành quả của bé để bé biết hài hài với công việc được giao.
Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi và học tập. Cha mẹ có thể giúp
trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ thực hành nhiều,
khuyến khích và động viên trẻ làm những công việc vừa sức giúp cha mẹ (nhặt

rau, quét nhà, tự vệ sinh cá nhân), trẻ được làm quen và vận dụng những đồ
dùng khác nhau (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống ).Sự sạch sẽ, gọn gàng, một số
thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngay ngắn những bộ đồ dùng vật dụng, thái độ ăn
uống từ tốn không vội vàng, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những
cuộc trao đổi nhẹ nhàng dễ chịu. Cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa,
những hành vi đúng đẹp văn minh của chính cha mẹ và những người xung
quanh trẻ.
 Kết quả: Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ những thói quen tốt để
hình thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ và ý nghĩa hơn là
kỹ năng sống tự lập sau này.
Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên chặt chẽ và hợp lý. Cha mẹ nên tham
gia các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự
một số giờ học, các buổi ngoại khóa…
PHẦN III. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
11/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
Sau 6 tháng áp dụng đề tài kết quả thu được như sau:
1. Đối với trẻ: 100% trẻ được cô giáo tạo mọi điều kiện, khuyến khích tham gia
mọi hoạt động của trường của lớp. Tỷ lệ trẻ có kỹ năng tự phục vụ có sự tiến
triển tốt so với đầu năm học.
2. Đối với giáo viên:Giáo viên tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ về giáo dục mầm non. Giáo viên tích cực dạy dự giờ và hội giảng,
trao đổi chuyên môn với bạn bà và đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ. Giáo viên có được những kiến thức tốt về kỹ năng sống nói
chung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng.
- Giáo viên luôn lắng nghe ý kiến của trẻ không áp đặt. Cô luôn là người chỉ
dẫn, truyền cho cho trẻ những kinh nghiệm sống đã được đúc kết từ lâu.

- Giáo viên luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích
cực của trẻ. Khai thác tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ.
- Giáo viên phải nắm bắt rõ phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ.Luôn động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ
tham gia mọi hoạt động.
- Tuyên truyền rộng rãi tới các bậc phụ huynh thông qua các buổi hội thảo, họp
phụ huynh, hội thi, qua bảng tuyên truyền treo ngoài cửa.
- Bản thân giáo viên phải có kinh nghiệm trong giảng dạy, chăm sóc giao dục
trẻ, phải luôn tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi
trước.Thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu ngoài chương trình có nội dung
giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để vận dụng vào thực tế khi giảng dạy.
- Qua thời gian nghiên cứu và sự nỗ lực của bản thân cô và học sinh, cô và trẻ
đều hứng khởi hưởng ứng, trẻ đã có khả năng tự phục vụ bản thân, trẻ có ý thức
giữ gìn sức khỏe bản thân, thích tham gia các hoạt động, mạnh dạn tự tin, có ý
thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động tập thể, biết quan tâm
giúp đỡ mọi người xung quanh.
3. Đối với phụ huynh:
Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ
ở nhà trường.
-Các bậc cha mẹ đãcó thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc
dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hinhfthuwcs thông
qua sổ liên lạc.
BẢNG THỰC NGHIỆM SO SÁNH CÓ ĐỐI CHỨNG
12/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
* Tổng số trẻ: 41 Trong đó Nữ 20 ... ; Nam 21...
Tiêu chí khảo sát

Tự xúc cơm
Tự lấy nước vào cốc uống
Tự mang giày ,đeo dép

Đầu năm
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
20/41
49
30/41
73
19/41
46

Cuối năm
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
37/41
90
41/41
100
37/41
90

Tự cất và lấy balo
14/41
34
39/41

95
Tự vứt rác đúng nơi quy định
23/41
56
41/41
100
Tự cởi mặc quần áo, đội mũ,
16/41
39
35/41
85
đi tất
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa:
Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố rất quan trong trong hình thành nhân
cách của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Tạo nền tảng đầu
tiên cho trẻ trong cuộc đời giúp trẻ chở nên hiểu biết, nhanh nhẹn, hoạt bát, biết
chia sẻ, hợp tác với mọi người. Tạo nên tính tự phục vụ ở mỗi cá nhân là khả
năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như sự dẫn tới thành
công do chính kỹ năng sống của mình tạo nên. Những đứa trẻ có được kỹ năng
tự phục vụ từ nhỏ thì nhanh nhẹn, hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những đứa trẻ
khác.
Tạo cho trẻ biết tự phục vụ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho
bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách
giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo, tự tin.
2. Bài học kinh nghiệm:
Khi thực hiện đề tài này và sử dụng các biện pháp này tôi rút ra được bài
học kinh nghiệm như sau:
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải nắm được tình hình chung của lớp, tình
trạng sức khỏe, hoàn cảnh gia đình của từng cháu và nắm bắt được sự quan tâm

của bố mẹ đối với các con ra sao. Như vậy hiệu quả giáo dục sẽ nâng cao.
Giáo viên tránh làm thay trẻ, nên giao việc cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ hoạt
động để trẻ có trách nhiệm với công việc của mình được giao. Cô cần đặt niềm
tin vào trẻ điều này sẽ giúp trẻ tự tin vào bản thân mình. Dù trẻ ở lứa tuổi nào đi
nữa chúng ta cũng nên đặt niềm tin vào trẻ, nên tôn trọng, nên gần gũi trẻ. Đó
13/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
chính là điều kiện để góp phần cho thế hệ tương lai của đất nước sống có ích
hơn, yêu lao động và yêu cuộc sống hơn.
Phải đặt cái tâm của người giáo viên lên hàng đầu. Hãy tạo cho trẻ cảm giác
mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
- Khi thực hiện cần phải kiên trì, liên tục và xuyên suốt.
- Bản thân cần phải tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và lựa chọn những nội dung phù
hợp đưa vào giảng dạy.
- Mạnh dạn, tự tin dám nghĩ dám làm
- Tổ chức nhiều hoạt động ở mọi lúc mọi nơi để hình thành thói quen cho trẻ.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh.
3. Khuyến nghị:
* Đối với cấp trên: Tôi mong muốn các cấp lãnh đạo hỗ trợ cơ sở vật chất để
trường tôi thuận lợi trong công tác giáo dục. Thường xuyên tổ chức các buổi tập
huấn chuyên môn cho giáo viên về nội dung kỹ năng sống.
* Đối với nhà trường: Tham mưu mua sắm thêm trang thiết bị dạy học và đồ
dùng đồ chơi.
* Đối với phụ huynh: Mong muốn kết hợp với cô để sưu tầm thêm tranh ảnh,
báo, đồ dùng phế thải để làm thêm đồ dùng tự tạo phục vụ cho việc giảng dạy và
giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục cho trẻ mầm non “rèn kỹ năng tự

phục vụ”, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, nhà trường và các đồng
nghiệp để sáng kiến được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm
2017.
2. Giáo trình giáo dục học mầm non – Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm
3. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non – Nhà xuất bản Đại
Hoc Sư Phạm
..... ngày tháng năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là sáng

( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

kiến kinh nghiệm của mình viết,
không sao chép nội dung của
14/12


"Một số biện pháp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ
mầm non 24 - 36 tháng"
người khác.
Người viết

..............
*Một số hình ảnh minh họa cho các biện pháp trên :

.
Hình 1: Trẻ tự bê ghế


Hình 2: Trẻ tự cất balo

Hình 3: Trẻ tự cất dép

15/12



×