Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2011 tôi cho con tôi tham gia học kỳ quân đội tại trung tâm rèn
luyện Kỹ Năng sống Nhân Cách Việt.Cùng ăn ở học tập vài ngày tại nơi đây,
cùng tham dự các buổi nói chuyện, thực hành kỹ năng sống của các em, tôi chợt
nhận ra rằng kỹ năng sống thật sự cần thiết cho một con người như thế nào. Đối
với một người đã gần 40 tuổi như tôi hay bất cứ một con người ở độ tuổi
nào.Vậy các cháu ở trường của tôi có cần được người lớn, ba mẹ, cô giáo rèn
luyện kỹ năng sống để làm hành trang vào cuộc sống không. Tôi ấp ủ điều đó.
Đến khi tôi cầm cuốn module MN 39 trên tay thì tôi bắt đầu đi tìm lời giải đáp.
Nói về kỹ năng sống thì chắc ai cũng biết và có sự quan tâm nhưng còn
lúng túng về kiến thức và phương pháp giáo dục và chưa hiểu thấu tầm quan
trọng. Chỉ nói riêng về sự tự tin của một con người cũng đã là một yếu tố giúp
con người thành đạt trong cuộc sống.Còn biết bao kỹ năng sống mà mình phải
học để hình thành nhân cách tốt của một con người mới trong xã hội đang phát
triển.
Vì vậy tôi đã lên mạng, tìm sách báo, tìm hiểu kỹ module Mn39 và đặt sự
quan tâm của mình về vấn đề rèn kỹ năng sống cho trẻ em, đặc biệt là các cháu
lớp 5-6 tuổi mà tôi dạy.
Đó lý do mà tôi đi sâu nghiên cứu về“Một số biện pháp lồng ghép kỹ năng
sống cho trẻ 5-6 tuổi”. Sau đây là những giải pháp thực hiện của tôi.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.
Mục đích.
Giúp trang bị cho các cháu những kỹ năng cần thiết khi vào lớp 1 và là nền
tảng hình thành nhân cách tốt của một con người.
Giúp cho phụ huynh, người lớn xung quanh trẻ có cái nhìn đúng hơn về việc
học tập vui chơi ở trường mầm non.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
1
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
2.
Phương pháp nghiên cứu.
a. Nghiên cứu lý luận
o Theo nội dung bốn trụ cột của giáo dục là học để biết; học làm người; học
để sống với người khác; học để làm.
b. Nghiên cứu thực tiễn.
o Nhu cầu và sự cần thiết của một con người trong cuộc sống.
o Tình hình thực tế tại lớp mẫu giáo 5 tuổi.
c. Phương pháp tổng hợp kết quả.
o Áp dụng biện pháp đang nghiên cứu vào công tác giảng dạy hằng ngày.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Lớp lá 5-6 tuổi – Trường Mầm non Hoa Đào – xã Suối Nghệ - huyện Châu
Đức.
IV. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
- Như đã suy nghĩ và đã nói ra ở trên, phụ huynh, giáo viên mầm non chưa có
sự quan tâm chặt chẽ và còn lúng trong cách nhìn nhận và phương pháp dạy kỹ
năng sống cho trẻ.
- Sự cần thiết của những kỹ năng mà mỗi một con người trong xã hội cần đến.
V. CƠ SỞ LÝ LUÂN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1/ Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục trẻ em trước thềm lớp 1 và
các nhà nghiên cứu tâm lý đã tìm ra rằng khả năng về kỹ năng sống là nguyên
nhân chính gây trở ngại phát triển của trẻ và làm chậm khả năng cũng như hạn
chế tình trạng tâm lý tích cực ở trẻ.
2/ Cơ sở thực tiễn: hình thành một nhân cách tốt cho một con người là cả một quá
trình rèn luyện có chủ đích.Trẻ 5-6 tuổi cần có 1 tâm thế tốt chuẩn bị vào lớp 1.
VI.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
* Thời gian:
Thời gian Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế hoạt động áp dụng lồng
ghép kỹ năng sống để giáo dục trẻ 5-6 tuổi từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
2
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
Tiến hành viết từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2014
Đưa vào áp dụng từ tháng 9 năm 2014 đến nay.
Bổ sung và hoàn thành đề tài vào ngày 1/1/2015.
* Địa điểm:
Tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp “lồng ghép rèn kỹ năng sống cho
trẻ em 5 -6 tuổi” tại Trường Mầm non Hoa Đào, xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức.
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
1.
Khái quát về đặc điểm tình hình lớp
Lớp 5-6 tuổi của trường MN Hoa Đào Năm học 2014– 2015, lớp có số
lượng như sau: Tổng số học sinh là 28 cháu. Trong đó Nam: 17 ; Nữ: 11
2.
Thực trạng :
a. Thuận lợi:
Các cháu có cùng độ tuổi, đa số được học qua lớp nhà trẻ, mầm, chồi.
Được sự quan tâm của lãnh đạo. Cô giáo đạt trình độ chuẩn và có kinh
nghiệm, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
b. Khó khăn:
Đa số phụ huynh nông thôn có nhận thức chưa đúng về việc học của trẻ 5
tuổi ở trường.
“Ai cũng nghĩ mầm non là chỉ,
Biết cười đùa hát múa vui chơi.
Có ai hiểu chúng tôi vất vả,
Góp cho đời hạt giống tương lai.
Chúng tôi đây là người xây móng,
Giúp người xây tường vách lên trên.
Móng có vững tường kia mới chắc.
Bé đến trường ngoài hát múa vui chơi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
3
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
Bé phải học làm người có ích.
Làm nhà thơ, bác sĩ, kỹ sư,
Làm cô giáo, làm bà nội trợ…
Vững bước vào đời theo ý mẹ cha”.
Về phía ba mẹ các cháu cứ mãi bắt buộc là con mình phải biết đọc, biết
viết, biết làm toán như trẻ em lớp 1. Lại cưng chìu con mình thái quá, làm mọi
việc thay con của mình.
Về phía trẻ:
• Đa phần thì cháu ở vùng nông thôn thì ít được trải nghiệm và còn rất nhút
nhát.
Về phía giáo viên:
• Công việc nhiều hơn, áp lực nhiều hơn.
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trước hết tôi lên mạng tìm tài liệu về kỹ năng sống và tâm sinh lý của trẻ
5 tuổi. Ở trẻ 5 tuổi dần dần hình thành ý thức bản ngã, hình thành cái tôi ở mỗi
trẻ.
Tôi tìm hiểu cái mấu chốt để hình thành nhân cách của con người,cái cần
thiết của một con người hoàn thiện. Kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, tính tích cực,
khả năng học hỏi, sự hòa đồng hợp tác, khả năng ứng phó thích nghi là những
yếu tố cần thiết để trẻ chuẩn bị tư thế vào lớp 1.Tôi suy nghĩ và tìm biện pháp
đưa những yếu tố này vào thực tế hàng ngày giữa tôi và trẻ.
*Biện pháp 1:biện pháp bồi dưỡng bản thân
Tôi thực hành kỹ năng sống cho riêng tôi.Tôi học cách làm chủ bản thân,
sống tích cực, quan tâm đến mọi người nhiều hơn, siêng mỉm cười tạo tình cảm
tốt đẹp với mọi người.Tạo một sức khỏe, tinh thần tốt như tập thể dục, ăn uống
đầy đủ để tự tin ứng phó tốt với các tình huống, sự thay đổi thách thức của cuộc
sống và thể hiện chính mình.
*Biện pháp 2: Biệp pháp thực hành những kỹ năng cơ bản mà giáo viên
cần dạy trẻ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
4
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
*Rèn kỹ năng giao tiếp và sự tư tin.
Tôi chia các cháu làm 2 nhóm: 1 nhóm cháu có tự tin và 1 nhóm cháu
thiếu tự tin. Nhóm cháu tự tin là các cháu mạnh dạn thể hiện được chính mình.
Cô giáo cần quan tâm đến nhóm cháu thiếu tự tin. Cần phân biệt cháu thiếu tự
tin với cháu chậm phát triển.
Thường các cháu thiếu tự tin sự chú ý có chủ định không cao, mau quên,
nhút nhát không dám thể hiện mình. Ở nhóm này là 1 thách thức lớn với cô giáo.
Khi vào giờ học hay giờ chơi thì cần chú ý các cháu được liệt kê vào nhóm này.
Lúc đầu cô nên giữ khoảng cách và dần dần rét ngắn cự ly để gần cháu hơn.
Những trẻ này thường không thích giơ tay nên cô giáo cần chú ý gọi trẻ. Cô gọi
trẻ đứng dậy cô nên hỏi 1 câu hỏi ngoài lề nào đó để trẻ bình tỉnh tin tưởng vào
bản thân trẻ hơn hơn, ví dụ cô hỏi sáng nay ai đưa con đi học. Cô cần gợi mở để
trẻ trả lời được câu hỏi nội dung bài dạy. Nếu trẻ trả lời không được thì cô giáo
nên tạo điều kiện tốt nhất để trẻ nói lên được câu trả lời trành tình trạng cháu
chưa hết hồi hộp khi đứng giữa lớp không trả lời được cô cho cháu ngồi xuống
thì cháu rất mừng, nhưng chính cô giáo lại tạo thêm cho cháu tính nhút nhát mức
độ tự tin sẽ không tiến triển. Thường những cháu thiếu tự tin thì vào giờ học hay
ngồi cắn áo, núp sau lưng bạn, nhìn xuống hay nhìn lưng bạn mà không dám
nhìn thẳng cô giáo đó là thói quen của trẻ thiếu tự tin. Cô không được la trách
hay đánh trẻ mà hãy dùng lời nhẹ nhàng mời gọi trẻ, nắm lấy tay trẻ một cách âu
yếm như truyền thêm sức mạnh và sự tư tin nơi chính cô cho trẻ.
Để bạn giúp bạn cũng là cách tốt rèn tự tin cho trẻ.Cô tạo điều kiện để
những cháu mạnh dạn bắt cặp cùng những cháu thiếu tự tin để nâng đỡ hổ trợ
thực hiện nhiệm vụ được giao.
Rèn tính tự tin cho trẻ rất khó nhưng đó là một sự cần thiết vì nó là một kỹ
năng quan trọng hình thành nhân cách con người và là yếu tố quyết định sự
thành công một trẻ sắp bước vào lớp 1 và của một con người.
“Muốn rèn những trẻ thiếu tự tin.
Cô luôn để chữ kiên trì lên trên.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
5
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
Những biện pháp đề ra vững chắc.
Quyết chí bền không thể nhạt phai.
Yêu thương các cháu như con đẻ.
Sẵn lòng trò chuyện lúc rảnh tay.
Tạo cho trẻ niềm tin vững chắc,
Yêu thương cô như mẹ bé ở nhà”.
*Rèn kỹ năng hợp tác hoạt động nhóm.
Qua các hoạt động nhóm trẻ sẽ thể hiện được chính mình, thể hiện được
tinh thần đoàn kết, biết chia sẻ.Trẻ giỏi thì thể hiện được vai trò trưởng nhóm,
người đi đầu, trẻ biết được tầm quan trọng của mình trong nhóm.Ví dụ:ở trò
chơi kéo co chỉ cần 1 trẻ thả tay là cả đội bị thua. Nên cô giáo phải đề cao vai trò
của mỗi thành viên trong nhóm.Ví dụ chơi trò chơi “cái vòng tròn đoàn kết” có
3 vòng tròn thể hiện 3 mức độ của trò chơi.Vòng ngoài lớn nhất thì vui vẻ dễ
dàng cùng nhau đứng vào đó. Nhưng đến vòng tròn thứ 2 nhỏ hơn thì cùng nhau
nâng đỡ Nhưng đến mức độ 3 thì cháu có thể hi sinh cõng bạn, bế bạn để cùng
nhau đứng trong một vòng tròn bé xíu mà phạm luật là có bạn chạm vạch.
Những trò chơi trong và ngoài tiết học khi tận dụng những trò chơi thực hiện
theo nhóm sẽ học rất nhiều điều bổ ích trong cuộc sống.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
6
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
* Biện pháp 3: tuyên truyền phụ huynh.
Cô dùng biện pháp trao đổi với phụ huynh bằng lời qua các cuộc trò
chuyện ngắn khi đón trả trẻ, lồng nội dung kỹ năng sống vào các buổi hop phụ
huynh để cùng đưa ra biện pháp rèn luyện kỹ năng sống để những kỹ năng trẻ
học ở nhà và ở trường được thừa kế và phát triển.
Đặc biệt là những phụ huynh có trẻ thiếu tự tin: tạo điều kiện cho trẻ tham
gia các buổi nói chuyện trong gia đình.
Tập cho trẻ đến những nơi đông người (tập dần từ ít tới đông)
Không nên la mắng quát nạt trẻ khi trẻ làm sai hoặc rơi bể vật gì đó.
Cô giáo nên tuyên truyền đến biết cách gò ép cháu viết chữ liên tục của
phụ huynh là nổi sợ hãi của cháu (thường phụ huynh hay phân bì với trường tư
thục,cháu biết đọc biết viết)
Phụ huynh cần dành thời gian gần gũi trẻ nhiều hơn.Tạo cho trẻ cảm thấy
thoải mái tự tin trong mọi tình huống trong cuộc sống.
Trước hết, người lớn phải là tấm gương sáng mẫu mực, yêu thương, tôn
trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an tòan cho trẻ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
7
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
Luôn tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi, hòa nhập
* Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi .
Ngoài các biện pháp giáo dục các cháu ngoan vui chơi ăn ngủ .Sau mỗi giờ thể
dục
sáng
tôi
đều
cho
các
cháu
tạo
một
vòng
tròn
đoàn
kết.
Cô và trẻ cùng trò chuyện và nói cho nhau nghe những lời yêu thương, cô
chuẩn bị sưu tầm hoặc tự nghĩ ra những câu nói hay để giáo dục trẻ.
Tùy theo từng chủ điểm và từng nội dung mà lựa chọn phù hợp.
Ví dụ những câu nói tôi tự nghĩ ra để cô và cháu cùng đọc như đọc vè, đọc ráp.
“Bé đến lớp, học đều hay, suốt cả ngày, chăm học tập, học hăng say, không thua
thiệt, làm được việc, giúp cho đời, gương sáng ngời … sáng ngời cái mà sáng
ngời”…(chủ đề trường mầm non và trường tiểu học)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
8
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
“Bé yêu mình, bé yêu bạn, tình vô hạn, bé chăm lo, ăn uống no, chăm thể dục,
người mạnh khỏe, bé thỏ thẻ, khỏe là vui …là vui cái mà là vui…(chủ đề bản
thân)
“Bé yêu mẹ, khổ biết bao, chăm con khỏe, hiểu lý lẽ, bé yêu ba, quản cả nhà, lo
cơm gạo, bé đi học, bé đi chơi, bé vâng lời, ba yêu mến..yêu mến cái mà yêu
mến.(chủ điểm gia đình)
“Yêu lao động, thật vinh quang, giúp cho đời, càng phát triển”
“Nghe vẻ nghe ve nghe vè xây dựng,làm nên nhà cửa bệnh viện, cơ quan. Cầu
cống, chợ, nhà đâu đâu cũng có, chúng em ra sức bảo vệ ngôi trường, công sức
của người công nhân xây dựng” (chủ đề nghề nghiệp)
“Muốn cho khí hậu ôn hòa, môi trường xanh sạch chúng ta làm gì ?
Muốn cho khí hậu ôn hòa, môi trường xanh sạch chúng ta cần làm. Giữ sạch sẽ
không gây ô nhiễm, rác công trình phải bỏ đúng nơi. Những nơi bạn trẻ vui
chơi,giữ gìn sạch sẽ tránh gây ồn ào. Bé ơi bé nhớ ngoan nào, vâng lời cô giáo
giữ gìn vệ sinh…vệ sinh cái mà vệ sinh…(chủ đề thiên nhiên)
“Tết đến rồi, muôn hoa cười, khoe sắc thăm, ôi đẹp lắm, nụ cười xuân, của bé
thơ, mừng vui tết, tết tết tết, chúc ông bà, nhiều sức khỏe, chúc người trẻ, sẽ làm
giàu, chúc mọi nhà, mừng vui tết, tết tết têt…”(chủ điểm tết và mùa xuân).
“Quê em có biển Vũng Tàu,Cả trời và nước một màu xanh xanh. Đất trời, biển
đẹp như tranh, ở đâu nghe cũng lừng danh Vũng Tàu. Xa xa thì có mỏ dầu. Ở
gần thì có làng chài bãi dâu. Dù cho bạn có đi đâu, cũng không quên được quê
em Vũng Tàu”(chủ đề quê hương)
“Bác Hồ còn đó nỗi trông mong, Chúng con ghi khắc Bác trong lòng, Mong sao
có dịp về Hà Nội, Sẽ đến Ba Đình Thỏa ước mong. Được nhìn ngắm, thăm lăng
tẩm.Tưởng nhớ nơi đây Bác Đang nằm. Đơn sơ quá với tường gạch củ, Vạn Tuế
hai bên đứng thẳng hàng, Có hồ cá nhỏ cây vú sữa. Dõi mắt trông theo Bác ngày
ngày. Ai ai đã đến nơi đây, ra về mãi nhớ Bác Hồ kính yêu.”(chủ đề Bác Hồ).
+ Tổ chức các cuộc thi các trò chơi dân gian, các hoạt động văn nghệ, vui chơi
giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
9
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
*Cô giáo đưa những nội dung giáo dục kỹ năng sống thành những câu thơ và
đưa hình ảnh minh họa dán ở các góc cháu nhìn nghe và sẽ nhớ lâu.
Ví du: Muốn giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì cô giáo
chụp hình cháu và cho cháu đọc thơ về nội dung này.
“Bé ơi hãy nhớ rửa tay
Khi tay bé bẩn trước giờ bé ăn”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
10
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
“Bé ơi khói thuốc rất giàu
chất độc nguy hiểm gặp thì tránh mau”.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
11
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
“ Bé ơi đoàn kết yêu thương,
Thân thiện,vui vẻ, hòa đồng bạn yêu”
“Bé ơi tự mặc cởi ra, áo quần xếp gọn mới là bé ngoan”
“Bé ơi ăn uống vệ sinh, không ăn thức bẩn có mùi hôi tanh”
“Khi chơi cẩn thận bé ơi, tránh da dao nhọn, bàn là, thủy tinh.”
“Bé ơi hãy nhớ lời cô, sắt nhọn, điện lửa, xăng dầu tránh xa”
“Bé ơi hãy biết quan tâm, ở trong nhóm bạn giữ cho công bằng’
“Bé ơi bé nhớ nằm lòng, khi gặp nguy hiểm gọi người đến mau”
“Văn minh ho ngáp phải che, ho không che miệng cô chê bé liền”…..
Tóm lại: Kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và sự phát
triển hoàn thiện của một con người. Nói thì dễ nhưng 2 cô giáo với hơn 30 con
thì việc rèn luyện cả 1 qúa trình .Vì vậy cô giáo phải để tâm đến điều này và rèn
trong bất cứ giờ nào, tình huống nào trong ngày bên trẻ giữ vững cái vòng tròn:
quan sát thực hành thường xuyên ->bắt chước, luyện tâp->quan sát …
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Qua quá trình thực hiện các biện pháp đưa “lồng ghép kỹ năng sống trong
giáo dục trẻ em 5 tuổi”. Tôi đã đạt được một số kết qủa sau:
* Về phía giáo viên
Về bản thân tôi tự tin với chính mình,thể hiện được chính mình, vui hơn khi
đã làm được những gì mình ấp ủ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
12
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
* Về phía các cháu.
Các cháu tự tin, tích cực, thích hòa mình có kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
* Về phía phụ huynh:
o
Có cái nhìn đúng hơn về ngành hoc mầm non, yên tâm gởi cháu.
o
Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng
sống cho cháu.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
Áp dụng những cái mới cái cần thiết, thiết thực vào công tác day và chăm sóc cháu.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được, tôi đã rút ra bài học kinh
nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng “lồng ghép kỹ
năng sống trong giáo dục trẻ em 5 tuổi”. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý
của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
III. ĐỀ XUẤT
Lớp 5-6 tuổi cần có thêm bảo dưỡng.
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị:
Suối Nghệ, ngày 20 tháng 01 năm 2015.
................................................................
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến giải
.......................................................
pháp của bản thân tôi, không sao chép
.......................................................
nội dung của người khác.
.......................................................
.......................................................
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người viết
Nguyễn Thị Thương
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
13
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nội dung bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
14
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................
I. Lí Do Chọn Đề Tài....................................................................................................
II. Mục Đích Và Phương Pháp Nghiên Cứu.................................................................
1. Mục Đích Nghiên Cứu..............................................................................................
2. Phương Pháp Nghiên Cứu.........................................................................................
III. Giới Hạn Của Đề Tài..............................................................................................
IV. Các Giả Thiết Nghiên Cứu......................................................................................
V. Cơ Sở Lý Luận, Cơ Sở Thực Tiễn...........................................................................
1. Cơ Sở Lý Luận..........................................................................................................
2. Cơ Sở Thực Tiễn.......................................................................................................
VI. Kế Hoạch Thực Hiện..............................................................................................
B: PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................
I. Thực Trạng Và Những Mâu Thuẫn...........................................................................
1. Thuận lợi...................................................................................................................
2. Khó khăn và thách thức.............................................................................................
II. Các Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề..........................................................................
III. Hiệu Quả Áp Dụng................................................................................................
C. KẾT LUẬN............................................................................................................
I. Ý Nghĩa Của Đề Tài Đối Với Công Tác..................................................................
II. Bài Học Kinh Nghiệm, Hướng Phát Triển ............................................................
1. Bài Học Kinh Nghiệm.............................................................................................
2. Hướng Phát Triển....................................................................................................
III. Đề Xuất Kiến Nghị................................................................................................
Tài Liệu Tham Khảo...................................................................................................
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
15
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
HIỆU ĐÁNH GIÁ
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
16
Đề tài: Một số biện pháp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
17