CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CỦA HTX THÁI DƯƠNG
4.1.Một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu
4.1.1. Đối mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
Việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền
thống, nâng cao năng lực sản xuất đối với HTX Thái Dương là hết sức cấp thiết. Nó
không chỉ đòi hỏi sự phát triển của thị trường công nghệ và khả năng nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn mà bên cạnh đó là sự nâng cao năng lực
quản lý của người sản xuất, sự đổi mới về cơ chế chính sách trong lĩnh vực này.
Hiện nay ngành hàng chủ lực đóng góp vào phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Thái
Dương là gốm thủ công mỹ nghệ, do vậy việc đổi mới công nghệ nên ưu tiên tập
trung chính vào ngành hàng này. HTX Thái Dương nên tiến hành đổi mới đồng bộ
dây chuyền sản xuất từ khâu chế biến nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, lò sấy, lò nung,
nhà xưởng, hệ thống xử lý chất thải; đặc biệt việc xây dựng là nung đốt bằng gaz, than
hóa khí, dầu, dần dần chấm dứt việc dùng củi đốt lò.
Để triển khai thành công giải pháp công nghệ có hiệu quả cần tập trung vào
một số vấn đề chủ yếu sau:
- Có kế hoạch vốn và chủ động chuẩn bị nguồn vốn lớn, dài hạn cho việc đổi mới thông
qua các hình thức vay ngân hàng, huy động các đối tác, dân cư, liên kết hợp tác.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ mới có khả năng tìm tòi, học hỏi nghiên cứu và tiếp nhận
chuyển giao các công nghệ mới; họ sẽ là các nhân tố mới quyết định việc triển khai,
vận hành các công nghệ mới.
- Chủ động tìm kiếm, nghiên cứu và thuê tư vấn giới thiệu các công nghệ hợp lý với
hiện trạng HTX.
- Xây dựng lộ trình đổi mới và phân công nhiệm vụ cụ thể; đồng thời phải coi đây là
việc tối quan trong không thể trì hoãn.
1
4.1.2. Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và công nhân có tay
nghề cao.
Hiện nay HTX Thái Dương đang đối mặt với vấn đề lao động đó là tình trạng
vừa thừa vừa thiếu lao động. Thừa đối với những cán bộ đã nhiều tuổi, thiếu sự năng
động cần thiết để tồn tại trong cơ chế cạnh tranh gay gắt, thiếu những cán bộ có trình
độ, năng lực thực sự về kinh doanh thương mại quốc tế. Trong khi đó, lao động trong
HTX quá nhiều, tổ chức không chặt chẽ dẫn đến khó kiểm soát. Vì vậy trong thời gian
tới HTX Thái Dương cần có những biện pháp vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt, năng động
để giải quyết tối ưu vấn đề này:
- Không ngừng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa chuyên
môn cho cán bộ công nhân viên tạo sự thích ứng của con người với công việc.
- Cần trang bị hơn nữa những kiến thức về pháp luật ngoại ngữ, tin học, thường xuyên
cập nhật thông tin về thị trường và đối tác mình đang đảm nhận.
- Khuyến khích cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ tin học ở các
trung tâm đào tạo có chất lượng bằng cách cấp 100% học phí.
- Chú trọng việc cử các cán bộ ra nước ngoài theo chương trình nghiên cứu thị trường
của HTX để họ có thêm nhiều thông tin về thị trường đó, nhất là đối với đội ngũ thiết
kế, họ cần nắm bắt rõ thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài đế thiết kế mẫu mã cho
phù hợp. Mặt khác, với tầng lớp nghệ nhân tại làng nghề của HTX cần cung cấp cho
họ đầy đủ thông tin về thị hiếu để họ kịp thời nắm bắt được xu thế mới trong sản
xuất.
- Chú ý đến khâu tuyển dụng nhân sự, trong việc tuyển cán bộ xuất nhập khẩu, ngoài
kỹ năng nghiệp vụ cần yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp bằng
ngoại ngữ của họ. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng nhân sự sẽ góp phần xây dựng đội
ngũ người lao động có trình độ cao, nhanh nhạy, có phản ứng kịp thời trước mọi tình
huống kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng
cạnh tranh của công ty một cách vững chắc và lâu dài.
2
- Tăng cường sử dụng có hiệu quả các kích thích lợi ích vật chất và tinh thần nhằm
nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Các hình thức kích thích tinh
thần của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, đặc biệt là khuyến khích cho thành
tích sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch) sẽ làm cho họ hăng say, nhiệt tình vì công
việc, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, phấn khởi,v ui vẻ làm việc. Hình thức
này còn tạọ nên môi trường “ văn hóa doanh nghiệp” là động lực mạnh mẽ cho HTX
vượt qua khó khăn thử thách, giành chiến thắng trên thương trường.
4.1.3. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing
Một trong những điểm yếu lớn nhất của các HTX Thái Dương trong việc xuất
khẩu hàng gốm thủ công mỹ nghệ là công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng và
triển khai chính sách Marketing. Đặc biệt trong đìều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị
trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như hiện nay, khi mà đa số các doanh
nghiệp đều cung cấp các sản phẩm có chất lượng tương đương nhau. Do vậy, đơn vị
nào vận dụng chính sách Marketing hiệu quả hơn giành được thắng lợi.
Đó chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ dù cung cấp sản phẩm có chất lượng cao vẫn không thể cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Để thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu HTX Thái Dương nên chú
trọng và đầu tư mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu thị trường và triển khai hoạt động
markeing theo hướng sau:
- Nên thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường và triển khai hoạt động marketing
chuyên biệt theo hướng thành lập một phòng marketing riêng với các nhân sự có kinh
nghiệm và am hiểu về thị trường, bán hàng, khách hàng và các hoạt động xúc tiến.
- Bước đầu nên hoạch định một ngân sách hợp lý (khoảng 2% doanh thu) để phục vụ
cho công tác nghiên cứu và triển khai marketing.
- Xây dựng một kế hoạch marketing bài bản có tầm nhìn từ 1 đến 3 năm tới; trong kế
hoạch đó sẽ nêu ra các vấn đề về khách hàng, thị trường, sản phẩm, kênh đưa hàng,
giá bán, chiết khấu, cac biện pháp xúc tiến khuếch trương, thời gian, thời điểm thực
hiện, dự kiến nhân sự thực hiện…
3
- Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm từ các hoạt động nghiên cứu và triển khai
marketing; đồng thời gắn kết giữa hiệu quả hoạt động xuất khẩu với công tác nghiên
cứu và triển khai marketing.
- Tham gia tích cực vào các tổ chức, hiệp hội thủ công mỹ nghệ, các cơ quan về xúc
tiến thương mại, khuyến nông; các tổ chức du lịch quốc tế và xuyên việt … để có
được nhiều cơ hội tiếp cận các thông tin kinh doanh quý báu.
4.1.4. Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu.
Ngành thủ công mỹ nghệ đang phải đối mặt với nhiều trở ngại xuất phát từ cơ
cấu như yếu kém trong sản xuất, hệ thống hỗ trợ ngành chưa hiệu quả, không có nhiều
tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay quy mô sản phẩm còn hạn hẹp. Do đó, để nâng
cao năng lực xuất khẩu và đạt được mục tiêu đề tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đề
ra, cần phải có một chiến lược khả thi với phương hướng cụ thể nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của HTX Thái Dương, đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của HTX Thái
Dương và định hướng cho HTX Thái Dương trong những năm tới. Mô hình chiến
lược thị trường xuất khẩu của HTX Thái Dương nên chú trọng vào các yếu tố sau:
- Củng cố các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế; tập trung mạnh vào các thị
trường chủ lực như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Thái Lan đồng thời tái xâm nhập
chiếm lĩnh khối thị trường EU, Mỹ, Đông Âu.
- HTX Thái Dương sẽ kết hợp, liên kết với các nhà xuất khẩu dưới hình thức nhà thầu
phụ trong khuôn khổ làng nghề và các phương tiện sản xuất khép kín đảm bảo cho
marketing/hậu cần/phát triển sản phẩm.
- Chuỗi cung cấp nguyên liệu thô được tổ chức hợp lý, bền vững và hiệu quả, ít các nhà
trung gian hơn và các nhà xuất khẩu kiểm soát trực tiếp nhiều hơn về những hoạt
động cung cấp nguyên liệu thô.
- Các tổ chức hỗ trợ hiệu quả cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm thúc
đẩy hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ, tri thức thị trường, năng lực marketing
xuất khẩu, phát triển sản phẩm…
4
4.1.5. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng, mẫu mã nhằm thu hút phục
vụ nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng.
HTX Thái Dương cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến, đổi mới
mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu đa dạng phong phú của thị trường. HTX
Thái Dương phải thường xuyên tiếp cận nguồn thông tin mới nhất về thị trường xuất
khẩu qua các hệ thống thông tin trên mạng, mua thông tin của các tổ chức dịch vụ tài
chính quốc tế, tạo mối liên hệ tốt với các Tham tán của Việt Nam tại nước ngoài, các
cơ quan Nhà nước để có được nguồn thông tin nhanh, chính xác, từ đó xây dựng ý
tưởng đề tài, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường:
- Thuê nước ngoài, nhất là việt kiều thiết kế mẫu mã, có thể thương lượng để tiền thiết
kế được tính vào tiền bán theo tỷ lệ %, nếu bán được công ty sẽ trích tỷ lệ % trả cho
nhà thiết kế, do tiếp xúc thường xuyên với thị trường của công ty các nhà thiết kế này
có thể đưa ra những mẫu mã phù hợp nhất.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới trong HTX Thái Dương, bằng
cách xây dựng một bộ phận chuyên trách về thiết kế mẫu sản phẩm mới, tổ chức các
cuộc thi nhằm tìm ra các mẫu mới lạ đặc sắc nhất.
- Phối hợp hoạt động giữa các trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất ,khuyến
khích các nghệ nhân, cung cấp cho họ những thông tin mới nhất về thị hiếu tiêu dùng
của thị trường xuất khẩu .
- Có sự bảo hộ bản quyền và kiểu dáng mẫu mã để tránh sự sao chép, làm giả của các
đối thủ cạnh tranh nhằm hạ thấp uy tín của công ty .
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch mẫu mã sản phẩm . việc kiểm tra phải
thường xuyên nhằm cải tiến mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ , tránh sự nhàm chán của
khách hàng.
4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước
Để có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo phương
hướng mục tiêu nêu ở phần trên, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách biện
5
pháp đã có, đề nghị chính phủ cho sửa đổi bổ sung một số chính sách biện pháp cho
phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thuộc nhóm này.
- Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu thủ công
mỹ nghệ để thúc đẩy nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh .
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng tích cực.
- Năng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển môi trường thể chế để thúc đẩy xuất khẩu .Phát triển
mạnh các loại hình dịch vụ cần thiết hỗ trợ cho xuất khẩu
- Tiếp tục đẩy mạnh và cải cách hành chính, cắt giảm chi phí cho xuất khẩu và kiện
toàn công tác xúc tiến
- Tăng cường ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
- Có chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có đối với các nghành nghề truyền thống và
các nghệ nhân.
- Hỗ trợ nghiệp vụ về tín dụng và văn phòng
- Tằng cường quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ
nghệ.
- Thực hiện các trương trình quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế để từ đó có cơ hội
tiếp cận giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
KẾT LUẬN
6
Ngành thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, sự tăng
trưởng ấn tượng của ngành chỉ chỉ thực sự đạt được trong 5 (năm) năm gần đây, chủ
yếu là gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sự phát triển của ngành thủ
công mỹ nghệ đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất
nước. Ngành thủ công mỹ nghệ đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh tế và
xã hội của đất nước, đặc biệt đối với tình hình giảm đói nghèo và phát triển các khu
vực nông thôn: thu nhập ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm
cho khoảng 1,35 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, từ đó, thu hẹp
khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng
đã góp phần hình thành hàng ngàn các nhà sản xuất, các thương gia, các nhà xuất
khẩu và những công ty dịch vụ ở Việt Nam.
Hiện nay, chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ngành thủ
công mỹ nghệ như chính sách khuyến khích đối với một số ngành nghề thủ công,
chính sách đào tạo thợ thủ công, chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn, chính sách khuyến nông về ngành nghề nông thôn…Các hiệp hội
làng nghề, tổ chức khuyến nông, sở công thương cũng không ngừng đưa ra các biện
pháp hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và đóng vai trò cầu nối ba bên:
Đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - Đối các, thông tin, cơ hội quốc tê – Các cơ
quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi do sự hỗ trợ của chính phủ để đầu tư sản xuất, hàng
thủ công mỹ nghệ còn gặp không ít khó khăn nhất là về vấn đề thị trường tiêu thụ cho
sản phẩm.
Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, trước đây thị trường xuất khẩu lớn truyền
thống của Việt Nam là Đông Âu, EU…Sau những biến cố về chính trị khi thị trường
truyền thống dần mất đi ngành thủ công mỹ nghệ đang tìm kiếm thêm những thị
trường mới để tiếp tục phát triển sản xuất trong nước, tăng quy mô, gia tăng sản
lượng.
7
Trong tình hình đó HTX Thái Dương bắt đầu mở rộng sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của mình sang thị trường Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan
và đã đạt được những thành công bước đầu, hiện nay thị trường Châu Á chiếm tới
75% kim ngạch xuất khẩu; đó là những bước đột phá thành công trong ngành sản xuất
thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương. Tuy nhiên thị phần của HTX Thái Dương
trên thị trường quốc tế còn rất nhỏ bé. Vì vậy HTX Thái Dương cần phải nhanh chóng
hơn nữa để tìm ra các giải pháp để thâm nhập thị quốc tế.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động xuất khẩu, trong việc
tìm hiểu nắm bắt các thủ tục, quy định của các nước trên thế giới; nhưng với sự nỗ lực
cố gắng của mình, chúng ta tin rằng khả gia tăng kim ngạch mặt hàng thủ công mỹ
nghệ của HTX Thái Dương là hoàn toàn có khả thi và đúng đắn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
8