Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 11 trang )

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
VƯỜN CÂY CAO SU KHI ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG
CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
Ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông nghiệp nói chung, kinh
doanh cao su thiên nhiên nói riêng được hình thành với qui mô lớn và phát triển gần 50
năm, đóng vai trò trọng yếu trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy vậy, doanh nghiệp nhà
nước kinh doanh nông nghiệp nói chung và kinh doanh cao su thiên nhiên nói riêng,
nhìn chung, tỏ ra kém hiệu quả trong kinh doanh, mặc dù có tác dụng to lớn trong phát
triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới, biên
giới... Từ khi thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng, nhiều chính sách của
Nhà nước làm xuất hiện một số hình thức đa dạng hóa chủ sở hữu một cách tự phát
nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong việc đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông nghiệp. Mặc dù Luật doanh nghiệp đã
được ban hành và đang phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, những năm qua, nhưng chưa được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp. Việc
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông nghiệp nói chung, kinh doanh cao
su thiên nhiên nói riêng so với các doanh nghiệp nhà nước ở các ngành khác là không
đáng kể và hiện đang vướng mắc ở vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất nông
nghiệp (đối với những doanh nghiệp trồng cây ngắn ngày) và giá trị vườn cây (đối với
doanh nghiệp trồng cây lâu năm). Vì vậy, các giải pháp định giá trị vườn cây cao su để
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên phải được xác lập.
Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề đã đặt ra ở
chương 2 trong việc xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị cho việc tiến hành cổ
phần hóa các Nông trường cao su trực thuộc Tổng CTCS Đồng Nai :
3.1. Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su :
Xác định giá trị hiểu một cách đơn giản là ước tính giá trị bằng tiền của một tài
sản nhằm một mục tiêu cụ thể. Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, Trường xây dựng và bất
động sản Đại học quốc gia Singapore: “Xác định giá là một nghệ thuật hay khoa học về
ước tính cho một mục tiêu cụ thể của một tài sản tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất
1
cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị


trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn” (Đoàn Văn Trường và Ngô Trí Long – 1977,
Các phương pháp thẩm định giá trị tài sản, NXB Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội).
Xác định giá trị vườn cây nói riêng và giá trị doanh nghiệp nhà nước kinh doanh
cao su là sự ước tính giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa làm cơ sở cho việc
hình thành giá bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xác định giá trị vườn cây
cao su có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tài
sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền như nghị định 109/2007/NĐ/CP đã qui định,
ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp chi phí, phương
pháp so sánh trực tiếp.
Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở cho rằng giá trị thị trường của một
tài sản có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản đã được mua bán trên thị trường .
Mục tiêu của phương pháp so sánh trực tiếp là tìm kiếm các tài sản đã được giao
dịch trên thị trường giống với đối tượng xác định giá và tiến hành điều chỉnh những sự
khác biệt giữa chúng một cách thích hợp.
Phương pháp này tuân thủ các nguyên tắc: (1) Một nhà đầu tư có lý trí sẽ không
trả giá cho một tài sản nhiều hơn chi phí để mua một tài sản khác có lợi ích tương tự. (2)
“Đóng góp” : “Quá trình điều chỉnh có ước tinh sự tham gia đóng góp của các nhân tố,
bộ phận của tài sản đối với tổng giá trị thị trường”.
Mở rộng diện tích tái canh, trồng mới và thâm canh tăng năng suất vườn cây cao
su, hình thành vùng nguyên liệu liền canh quy mô lớn, luôn là mục tiêu chiến lược của
các doanh nghiệp. Song doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên sẽ gặp
phải hai trở ngại lớn, thứ nhất là cơ chế quản lý chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất
sinh học của cây cao su và sự “quá tải” trong quản lý bởi quy mô lớn “đại điền”; thứ hai
là sự thiếu hụt về vốn và lao động có kỹ thuật để đầu tư thâm canh vườn cây cao su.
Xuất phát từ mục tiêu nêu trên, từ những năm đầu 90 của thế kỉ trước, một số doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên đã tìm tòi các giải pháp liên doanh, liêt
kết nhằm mở rộng diện tích, thâm canh vườn cây cao su, với những hình thức khác nhau
về việc đa dạng hóa chủ sở hữu trên vườn cây cao su. Các hình thức tổ chức kinh doanh
nói trên đã góp phần tạo ra thị trường giao dịch vườn cây cao su. Mặt khác, hiện nay
2

diện tích cao su tiểu điền ở nước ta chiếm một tỷ trọng không nhỏ cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến cao su của các doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên,
việc vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp là phù hợp với việc định giá trị vườn cây
cao su.
3.2. Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su :
Theo luật đất đai của Việt Nam : Đất đai thuộc quyền sở hữu nhà nước, nhà nước
giao quyền sử dụng đất dài hạn, ngắn hạn hoặc cho cá nhân hay tổ chức thuê đất. Pháp
luật cũng thừa nhận quyền giao dịch về đất đai như chuyển nhượng, thừa kế,...
Đất đai trong doanh nghiệp được Nhà nước chuyển quyền sử dụng đất thì giá trị
quyền tài sản về đất hình thành tài sản bất biến và được tính vào giá trị doanh nghiệp để
xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa làm cơ sở để xác định giá cả doanh nghiệp
chào bán cho công chúng.
Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất theo luật định thì giá trị đất trở thành
tài sản khả biến và được xem là một khoản chi phí về đất hàng năm của doanh nghiệp.
Do đó, nếu không tính giá trị đất vào giá trị vườn cây thì giá trị doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn
giá trị doanh nghiệp tính quyền sử dụng đất vào giá trị vườn cây.
Quyền sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế thị trường được giao dịch trao đổi
trong giao lưu dân sự và hoạt động kinh doanh sản xuất, cho nên quyền sử dụng ruộng
đất được tiền tệ hóa và trở thành hàng hóa. Hàng hóa quyền sử dụng ruộng đất (còn
được gọi là quyền tài sản về sử dụng ruộng đất) là loại hàng hóa đặc biệt là vì :
- Giá trị quyền sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc vào
mục đích và nhu cầu sử dụng đất do Nhà nước qui định, song giá cả của đất lại phụ
thuộc vào mục đích qui định của Nhà nước và nhu cầu của thị trường tại thời điểm giao
dịch và những yếu tố tác động của tự nhiên, con người. Chính vì vậy giá trị và giá cả
quyền sử dụng đất chỉ được hình thành khi xuất hiện hành vi giao lưu dân sự và quan hệ
trao đổi quyền sử dụng đất trên thị trường.
- Tính chất đặc biệt của quyền tài sản về quyền sử dụng đất phụ thuộc vào chế độ
sở hữu về đất đai của các quốc gia. Ở Việt Nam sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước. Nhà
nước là chủ thể duy nhất quyền sở hữu cuối cùng về ruộng đất. Các tổ chức và cá nhân
được Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo luật định là chủ thể quyền sở hữu pháp lý

3
về ruộng đất. Tính chất pháp lý của các hoạt động giao lưu dân sự và trao đổi quyền sử
dụng ruộng đất trên thị trường đều phải được Nhà nước cho phép và công nhận.
- Giá trị quyền sử dụng đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất của chủ thể pháp
lý quyền sử dụng đất. Mặt khác, giá trị quyền sử dụng đất hình thành đồng thời với sự
hình thành giá trị của các tài sản trên những mảnh đất tại thời điểm giao dịch.
Xác định giá trị quyền sử dụng đất theo luật pháp hiện hành, do Nhà nước cấp
Tỉnh định giá, các cá nhân và tổ chức phải nộp tiền chuyển quyền sử dụng đất cho
nhà nước. Đối với cá nhân và tổ chức sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất được
coi là giá trị cấu thành giá trị vườn cây (đối với cây lâu năm) hoặc giá trị canh tác
đối với cây ngắn ngày. Như vậy giá trị quyền sử dụng đất và suất đầu tư trên đất
hình thành giá trị vườn cây và là một bộ phận của giá trị doanh nghiệp khi cổ phần
hóa.
Giá trị vườn cây cao su ở hai khu vực nêu trên về cơ bản hình thành giá trị đầu tư
cố định của
doanh nghiệp
là một bộ phận quan trọng trong giá trị
doanh nghiệp
nhà
nước kinh doanh cao su thiên nhiên. Ngoài giá trị tài sản hữu ích cho kinh doanh sản
xuất còn có các giá trị về tài chính, lợi thế thương mại, bảo đảm cho
doanh nghiệp
hoạt
động và phát triển kinh doanh sản xuất trong tương lai.
Trên thực tế người mua vườn cây cao su thường quan tâm đến giá trị tài sản có
trên đất để tạo ra lợi ích trong tương lai cho họ. Vì vậy, việc định giá trị quyền sử dụng
ruộng đất kinh doanh cao su thiên nhiên phải xác định khả năng sinh lời của vườn cây
và quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính vì vậy không thể có giá trị quyền sử dụng đất
bình quân trên toàn cấp Tỉnh mà phải được phân loại và định giá theo nhiều cấp bậc
khác của Tỉnh. Theo như quy định của Nghị định 109/NĐ-CP về doanh nghiệp chọn

hình thức giao đất : Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được giao đất thì phải tính
giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy Ban Nhân
dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được
giao) quy định và công bố.
3.3. Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị thanh lý vườn cây :
Theo phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa của Tổng
Công ty hiện nay, giá trị vườn cây được xác định bao gồm 2 yếu tố :
4
- Nguyên giá vườn cây được xác định lại theo suất đầu tư thời điểm xác định giá
do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành.
- Giá trị thanh lý vườn cây (hiện giá giá trị thanh lý) được ghi nhận như là tài sản
cố định vô hình và được tính trích khấu hao một lần tại thời điểm thanh lý vườn cây cao
su để đảm bảo doanh thu và chi phí được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.
* Khi xác định giá trị vườn cây cao su, Tổng Công ty đang tính cả hiện giá giá trị
vườn cây thanh lý vào giá trị doanh nghiệp và được ghi nhận như là một tài sản vô hình,
được trích khấu hao một lần khi đến niên hạn thanh lý là chưa thỏa đáng, bởi lẽ :
- Hiện giá giá trị thanh lý vườn cây cao su kinh doanh không thể ghi nhận là tài
sản cố định vô hình do không thỏa mãn định nghĩa của tài sản cố định vô hình theo
chuẩn mực số 04 tài sản cố định vô hình theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Việc khấu hao một lần khi thanh lý cũng không phù hợp với nguyên tắc
trích khấu hao là việc phân bổ dần giá trị khấu hao của tài sản.
- Giá trị thanh lý ước tính của vườn cây (hiện giá giá trị thanh lý) cũng không
thể ghi nhận tài sản riêng tách khỏi vườn cây vì không phù hợp với nguyên tắc ghi
nhận tài sản.
- Khi tính hiện giá giá trị thanh lý vườn cây vào giá trị vườn cây cao su để
xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa làm cho phần vốn Nhà nước của doanh
nghiệp tăng lên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn, vì giá
trị tài sản vô hình này chiếm gần 50% tổng vốn điều lệ của Công ty cổ phần. Đây

chính là phần vốn “ảo”, nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần nhưng lại được tham gia vào chia tỷ suất lợi nhuận trên
vốn của Công ty.
Do đó, giá trị thanh lý vườn cây nên chỉ được xem là một khoản lợi ích thu
được khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của cây cao su và không tính giá trị thanh lý
vườn cây vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
* Đề xuất ghi nhận giá trị vườn cây cao su khi xác định giá trị doanh
nghiệp cổ phần hóa
như sau:
5

×