Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHÒNG CHỐNG SAY NÓNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.72 KB, 7 trang )

PHÒNG CHỐNG SAY NÓNG, SAY NẮNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Say nóng có thể xảy ra khi hoạt động kéo dài trong môi trường có nhiệt độ
cao, nhất là khi sự thải nhiệt của cơ thể bị cản trở (mặc quần áo không thấm
nước, môi trường có độ ẩm quá cao). Say nắng xảy ra khi ở lâu ngoài trời nắng.
Say nắng và say nóng bao gồm tình trạng tăng thân nhiệt nặng kèm theo mất
nước toàn thể rất nặng. Say nắng có thể có thêm tổn thương thần kinh trung
ương do tác dụng trực tiếp của tia mặt trời vào đầu, gáy.
1.2. Phân loại
Là một cấp cứu nội khoa, vì có nguy cơ tử vong nếu xử trí muộn và không
đúng phương pháp.
Cần đưa đến bệnh viện nếu có rối loạn ý thức hoặc mất nước nặng.
1.3. Cơ chế bệnh sinh
Nhiệt độ cơ thể người luôn luôn duy trì ở mức hằng định tương đối
(36,5±0,50C) nhờ cơ chế tự động đảm bảo sự cân bằng của hai quá trình sinh
nhiệt và thải nhiệt. Cơ thể trao đổi nhiệt với môi trường bằng các con đường:
bức xạ, dẫn truyền, đối lưu và bay hơi mồ hôi.
Trong điều kiện làm việc phải chịu phơi nhiễm với môi trường nắng, nóng,
đặc biệt là nóng ẩm. Tổn thương cơ thể gây ra bởi nóng ẩm là tình trạng bệnh lý
liên quan đến mất khả năng điều hòa thân nhiệt, mất khả năng đối phó với tăng
gánh nặng nhiệt của cơ thể. Tùy theo rối loạn chức năng từ mức độ tế bào đến tổ
chức, cơ quan mà dẫn đến những biểu hiện bệnh lý khác nhau.
Say nóng là bệnh lý nhiệt hay gặp nhất do suy chức năng kiểm soát nhiệt từ
nhẹ tới vừa, thường kèm theo tăng nhiệt độ không khí hoặc kèm theo gắng sức
dẫn tới mất muối và nước. Có thể diễn biến thành sốc nhiệt.
Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 oC, kèm theo
đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương
thần kinh và tình trạng bí mồ hôi giảm khả năng thải nhiệt.



Tổn thương do nhiệt: khi nhiệt độ tăng cao quá mức tế bào có thể chịu đựng
dẫn tới thoái hoá protein. Từ đó gây thiếu máu, thiếu oxy, nội độc tố, cytokin
viêm. Những trường hợp có nồng độ protein này thấp đều dễ bị tổn thương nhiệt
như tuổi cao, mất thích nghi khí hậu.
Đáp ứng viêm: sau khi bị stress nhiệt, sản sinh ra nhiều chất trung gian của
đáp ứng viêm nhằm bảo vệ và sửa chữa tổn thương. Những cytokine và
interlerkin được tạo ra. Những sản phẩm trung gian này làm tăng tính thấm
thành ruột dẫn tới tạo các nội độc tố. Chúng kết hợp lại làm suy giảm khả
năng điều hoà nhiệt, tụt huyết áp và tăng nhiệt độ.
Dịch tễ: tỉ lệ tử vong liên quan tới nhiệt tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, trang bị
phòng chống. Nguy cơ tử vong tuỳ thuộc vào nhiệt độ, thời gian phơi nhiễm, sự
thích nghi khí hậu. Tuổi cao hoặc trẻ sơ sinh nguy cơ cao khi nhiệt độ môi
trường thay đổi.
2. TRIỆU CHỨNG
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Tiền sử: bệnh nhân hoạt động trong điều kiện nhiệt độ môi trường nóng, kéo dài.
2.1.1. Say nóng: triệu chứng thường không điển hình, đôi khi kín đáo lúc khởi
phát, những triệu chứng này giống nhiễm virus, mệt mỏi, yếu cơ, suy nhược.
- Nôn và buôn nôn, đau đầu và đau cơ, hoa mắt, đau cơ và chuột rút.
- Thường nhiệt độ > 37 0C và < 40 0C.
2.1.2. Say nắng
- Có những triệu chứng của say nóng.
- Triệu chứng kinh điển là tăng thân nhiệt > 40 0C và suy chức năng thần
kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp.
- Triệu chứng có thể kín đáo gồm giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo
giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.
- Bệnh nhân có thể vã mồ hôi, mặc dù không ra mồ hôi là triệu chứng kinh
điển nhưng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn.
- Trong trường hợp say nắng, nóng mức độ nặng có thể dẫn đến suy hô hấp,



tuần hoàn hoặc là suy đa tạng.
2.2. Cận lâm sàng
Cần làm các xét nghiệm: Điện giải đồ, công thức máu, protid máu, khí máu
động mạch: đánh giá mức độ rối loạn nước điện giải, kiềm toan.
Ure máu, Creatinin máu: đánh giá chức năng thận.
CK-CKMB: phát hiện tiêu cơ vân (nếu có).
Xét nghiệm đông máu (tiểu cầu, fibrinogen…) nếu nghi ngờ có đông máu
nội mạch rải rác.
2.3. Một số yếu tố nguy cơ
- Yếu tố nguy cơ từ môi trường gồm nhiệt độ không khí xung quanh, độ ẩm
tương đối, vận tốc gió lượng nhiệt bức xạ từ mặt trời và các nguồn nhiệt khác.
- Yếu tố nguy cơ từ cơ thể gồm người béo phì, thiếu muối nước, thể lực kém,
thiếu thích nghi với môi trường nắng nóng, cường độ lao động cao.
- Giá trị cho phép theo TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT:
Bảng 1: Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí,
cường độ bức xạ nhiệt ở vị trí làm việc
Thời
Loại lao
gian
động
(mùa)
Mùa
lạnh

Nhiệt độ kk
(0C)
Tối
đa


Tối
thiểu

Nhẹ

20

Trung
bình

18
16

Độ ẩm
kk (%)
dưới
hoặc
bằng 80

Tốc độ
chuyển
động kk
(m/s)
0,2
0,4
0,5

Nặng

Mùa Nhẹ

nóng Trung
bình

34
32
30

dưới
hoặc
bằng 80

1,5

Cường độ bức xạ
nhiệt (W/m2)
35 khi tiếp xúc trên
50% diện tích cơ thể
con người
70 khi tiếp xúc trên
25% diện tích cơ thể
con người
100 khi tiếp xúc dưới
25% diện tích cơ thể
con người


Nặng
Cho từng yếu tố:
Nhiệt độ không vượt quá 320C. Nơi sản xuất nóng không quá 370C.
Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời từ 3 - 50C.

Độ ẩm tương đối 75 - 85%.
Vận tốc gió không quá 2m/s.
Cường độ bức xạ nhiệt 1 cal/cm2/phút.
Bảng 2: Giới hạn cho phép theo chỉ số nhiệt tam cầu
Loại lao động

Nhẹ

Trung
bình

Nặng

Lao động liên tục

30,0

26,7

25,0

50% lao động, 50% nghỉ

31,4

29,4

27,9

25% lao động, 75% nghỉ


33,2

31,4

30,0

3. CHẨN ĐOÁN
- Hoàn cảnh xuất hiện: hoạt động lâu trong môi trường nóng, hoặc ngoài trời nắng.
- Đau đầu, choáng váng, lú lẫn, sau đó đi vào hôn mê.
- Có thể có các cơn co giật.
- Dấu hiệu mất nước toàn thể nặng, nhịp tim nhanh, có thể có tụt huyết áp.
- Tăng thân nhiệt nặng (> 400C).
- Da khô, nóng (nếu say nóng do hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao,
hoặc mặc quần áo bằng loại vải không thấm nước, sẽ thấy bệnh nhân có rất
nhiều mồ hôi).
Cần chẩn đoán phân biệt với:
- Hạ đường huyết.
- Sốt cao do hội chứng nhiễm khuẩn (tăng thân nhiệt rất cao trong hội chứng
nhiễm khuẩn cũng cần được xử trí tích cực như trong say nóng).


- Khám thần kinh để phát hiện xuất huyết màng não (có thể gặp trong say nắng).
4. ĐIỀU TRỊ
4.1.Tại chỗ
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, chuyển tới nơi bóng
râm hay lều chóng nóng - Cục Quân y (hình 14).
- Cởi bỏ bớt quần áo, chườm mát toàn thân bằng: quạt mát, khăn thấm đẫm
nước lạnh hoặc dội nước lên người bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh và uống được: oresol 1500 - 2000 ml uống trong

giờ đầu.
- Paracetamol 1 viên uống, nếu không uống được cho tiêm pro-dafalgan 1
g/lọ, tiêm tĩnh mạch.
- Truyền dịch: NaCl 0,9% 1000ml trong giờ đầu.
- Nếu có co giật: diazepam tiêm tĩnh mạch chậm 5 - 10 mg.
- Vận chuyển cấp cứu:
+ Chuyển đến bệnh viện ngay nếu có rối loạn ý thức và mất nước nặng.
+ Trên đường vẫn chuyển phải tiếp tục truyền dịch nhanh và chườm lạnh hạ
thân nhiệt.
+ Nếu bệnh nhân hôn mê: nằm nghiêng sấp an toàn.
4.2. Cứu chữa bước đầu
- Làm mát tức thì bằng bất kỳ phương tiện gì sẵn có:
+ Xịt nhiều nước mát trực tiếp lên vùng da hở bệnh nhân sau đó dùng quạt
để tăng quá trình bay hơi nước.
+ Áp túi nước đá lên người bệnh nhân vùng cổ, nách, bẹn.
+ Ngâm mình trong nước đá làm mát toàn thân.
+ Chuyển người bệnh bằng xe điều hoà hoặc mở cửa sổ.
- Duy trì ổn định tuần hoàn bằng đường uống hoặc truyền dịch tĩnh mạch.
- Nếu nạn nhân ngừng tim - phổi phải tiến hành ép tim ngoài lồng ngực khai thông đường thở - thông khí nhân tạo (C-A-B).


- Vận chuyển:
Trong thời gian ngắn nhất (không quả 15 phút kể từ khi tiến hành biện pháp
hạ thân nhiệt) không có hiệu quả phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở
cấp cứu gần nhất để cứu chữa nạn nhân. Trên đường vận chuyển vẫn phải duy trì
các biện pháp cấp cứu cơ bản đảm bảo các chức năng sống cho nạn nhân.
4.3. Điều trị chuyên khoa
(Tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện)
4.3.1.Hạ thân nhiệt
- Chườm lạnh (bằng nước lạnh 15 0C) kết hợp với thông gió tốt. Có thể đưa

bệnh nhân vào phòng có điều hòa nhiệt độ.
- Có thể kết hợp rửa dạ dày bằng nước lạnh (nước 15 0C, chú ý đặt ống nội
khí quản có bơm bóng trước khi rửa, nếu bệnh nhân hôn mê ),và thụt nước lạnh
vào đại tràng.
- Paracetamol 1 - 2 viên/6 giờ (qua ống thông dạ dày) hoặc tiêm tĩnh mạch
nếu thân nhiệt vẫn cao và các biện pháp khác không hiệu quả (perfangan 1
lọ/6giờ).
4.3.2. Bù dịch
- Truyền dịch (glucose 5%, natrichlorua 0,9%), lượng dịch truyền dựa theo
áp lực tĩnh mạch trung tâm, huyết áp và lượng nước tiểu.
- Truyền dung dịch kiềm (natribicacbonat 1,4%) nếu có nhiễm toan.
- Cho uống oresol nếu bệnh nhân tỉnh, uống được.
4.3.3. Xử trí các biến chứng
- Co giật: dùng seduxen khởi đầu 10 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch thật chậm,
có thể lặp 3 - 4 lần/24 giờ.
- Tụt huyết áp: với bệnh nhân tụt huyết áp nếu bù dịch đường tĩnh mạch mà
không có kết quả có thể xử dụng các thuốc co mạch.
- Đông máu rải rác trong lòng mạch là tiên lượng xấu và nên dùng chế phẩm
máu cho các trường hợp chảy máu.
- Tổn thương gan, suy thận cấp (do mất nước nặng hoặc đôi khi có thể có


tiêu cơ vân).
- Rối loạn nhịp tim: tụt huyết áp, hoại tử tế bào cơ tim dẫn đến rối loạn nhịp
tim.
- Thông khí nhân tạo nếu suy hô hấp và hôn mê sâu hoặc khi bệnh nhân co
giật phải dùng thuốc chống co giật liều cao.
- Trong trường hợp suy đa tạng hoặc sốc nhiễm khuẩn có chỉ định lọc máu
liên tục đây là phương pháp có hiệu quả cao trong việc cứu sống bệnh nhân.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×