Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Quản lý thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN VĂN SINH

QUẢN LÝ THU HỒI NỢ BHXH, BHYT,
BHTN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN VĂN SINH

3

QUẢN LÝ THU HỒI NỢ BHXH, BHYT,
BHTN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thùy Ninh

THÁI NGUYÊN - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính
xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Học viên

Trần Văn Sinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến TS. Đỗ Thùy Ninh - người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Khoa của
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, các
đồng chí lãnh đạo tại các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp số liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của
luận văn.

Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện Luận
văn tốt nghiệp này.
Học viên

Trần Văn Sinh


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU.. 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN..................... 4
1.1.1. Khái niệm, vai trò BHXH, BHYT, BHTN ............................................. 4
1.1.2. Khái niệm, vai trò và quy trìnhquản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT,
BHTN
......................................................................................................................... 10
1.1.3. Nội dung quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN ........................... 13

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN
......................................................................................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN và bài học cho
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 21
1.2.1. Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 21
1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa
bàn tỉnh Sơn La ............................................................................................... 22
1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN cho tỉnh


4

Bắc Giang........................................................................................................ 23


5

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 24
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 24
Nghiên cứu đề tài này, để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì phải trả lời 1 số
câu

hỏi

như

sau:

..................................................................................................... 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................... 24
2.2.2. Thu thập số liệu ..................................................................................... 25
2.2.3. Tổng hợp và phân tích thông tin ........................................................... 29
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 30
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU HỒI NỢ BHXH, BHYT,
BHTN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
GIANG ........................................................................................................... 31
3.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và Doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang.......................................................................................... 31
3.1.1. Sơ lược về Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang......................................... 31
3.1.2. Chức năng, vai trò, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Bắc Giang ........... 31
3.1.3. Tình hình doanh nghiệp ........................................................................ 41
3.2. Thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh
nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang............................................................................. 44
3.2.1. Xây dựng kế hoạch................................................................................ 44
3.2.2. Thực hiện quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN.......................... 46
3.2.3. Thanh tra, kiểm tra thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN ........................ 63
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT,
BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang............................. 66
3.3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương..................................... 66
3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN ................
67


6

3.3.3. Trình độ cán bộ quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN................. 69
3.3.4. Cơ chế chính sách quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN............. 70



7

3.4. Đánh giá hoạt động quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...................................................... 72
3.4.1. Ưu điểm................................................................................................. 72
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 72
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG QUẢN LÝ THU
HỒI NỢ BHXH, BHYT, BHTN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN

TỈNH

BẮC

GIANG....................................................................................... 74
4.1. Định hướng, mục tiêu quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...................................................... 74
4.1.1. Định hướng............................................................................................ 74
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 75
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH. BHYT. BHTN của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...................................................... 75
4.2.1. Xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, giao chỉ tiêu rõ ràng ..................... 75
4.2.2. Tăng cường tuyên truyền giáo dục về vai trò ý nghĩa của BHXH,
BHYT,

BHTN

.............................................................................................................. 76

4.2.3. Thu thập thông tin, nâng cao khả năng phân loại ................................. 78
4.2.4Tăng cương thu hồi nợ và đa dạng hóa hình thức thu hồi nợ .................
79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85


8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

NLĐ


Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SDLĐ

Sử dụng lao động

TTNCN

Thuế thu nhập cá nhân

BH

Bảo hiểm

DN

Doanh nghiệp


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tổng hợp kết quả chọn mẫu .......................................................... 27
Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert .................................................................... 29
Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2018 .... 42
Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm 2016 2018................................................................................................. 43

Bảng 3.3: Một số mục tiêu đã đề ra thu hồi nợ............................................... 44
Bảng 3.4: Đánh giá về xây dựng kế hoạch ..................................................... 45
Bảng 3.5: Một số hình thức tuyên truyền của Bảo hiểm ................................ 46
Bảng 3.6: Đánh giá của cán bộ về hoạt động giáo dục, tuyên truyền............. 48
Bảng 3.7: Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động giáo dục, tuyên truyền. 49
Bảng 3.8: Tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp ......... 50
Bảng 3.9: Phân loại nợ theo nhóm .................................................................. 51
Bảng 3.10: Phân loại nợ theo nguyên nhân .................................................... 52
Bảng 3.11: Tình hình nợ theo loại hình doanh nghiệp.................................... 53
Bảng 3.12: Đánh giá về phân loại nợ.............................................................. 54
Bảng 3.13: Tình hình đôn đốc của cơ quan BH đối với DN chậm nộp.......... 56
Bảng 3.14: Tình hình lập biên bản và gửi công văn đôn đốc ......................... 57
Bảng 3.15: Thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN .............................................. 61
Bảng3.16: Đánh giá của doanh nghiệp về thu hồi nợ……………………….62
Bảng 3.17: Kết quả xử lý sau thanh tra........................................................... 64
Bảng 3.18: Đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động
quản lý BHXH, BHYT, BHTN
............................................................... 66
Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ bảo hiểm về tổ chức bộ máy quản lý thu hồi
nợ..................................................................................................... 68
Bảng 3.20: Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ cán bộ quản lý thu hồi nợ
......................................................................................................... 69


viii

Bảng3.21: Đánh giá của cán bộ về chính sách quản lý thu hồi nợ ................. 71
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Bắc Giang................................ 35
Biểu đồ 3.1: Tình hình nợ và lãi phải thu hồi của BHXH, BHYT, BHTN .... 56

Biểu đồ 3.2: Số lượng doanh nghiệp được phòng/ tổ thu nợ tiếp nhận .......... 58
Biểu đồ 3.3: Số doanh nghiệp đề nghị xử lý theo luật hình sự ....................... 60
Biểu đồ 3.4: Tình hình thanh, kiểm tra doanh nghiệp nợ Bảo hiểm............... 63
Biểu đồ 3.5: Số lần vi phạm của doanh nghiệp............................................... 65


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Giang là một trong những tỉnh trung du thuộc vùng đông bắc Việt
Nam, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế: cách trung tâm Hà Nội 50
km, là nơi tiếp giáp các tỉnh phát triển kinh tế lớn như Quảng Ninh, Bắc
Ninh… Chính vì vậy trong những năm qua Bắc Giang có tốc độ phát triển
kinh tế thuộc mức cao của đất nước: Năm 2018 tốc độ tăng GRDP của tỉnh là
15,96%, GRDP bình quân trên đầu người đạt khoảng 2.300 USD. Thêm vào
đó, môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện, riêng trong năm
2018 tỉnh đã cấp mới cho
220 dự án với tổng vốn đầu tư là 627 triệu USD, có 1061 doanh nghiệp được
thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 8475 tỷ đồng. (Cục thống kê tỉnh Bắc
Giang, 2017, 2018, 2019).

Hiện nay số lao động tại các doanh nghiệp là 165.263 lao động. Đa phần
các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt về BHXH, BHYT, BHTN cho người
lao động, người lao động yên tâm hưởng quyền lợi của mình. Những bên cạnh
những doanh nghiệp cơ quan thực hiện nghiêm túc là đầy đủ các quy định của
nhà nước cho người lao động thì có những doanh nghiệp đã tìm cách né tránh
không đóng BHXH, BHYT và BHTN theo đúng quy định bởi một số nguyên
nhân đó là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tình hình sản xuất gặp nhiều khó
khăn, làm ăn thua lỗ kéo dài. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp chưa quan

tâm đúng mức đến việc thực hiện quy định pháp luật mặc dù các đoàn thanh
tra kiểm tra đã xử lý và phạt vi phạm hành chính. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc
Giang đã thực hiện những biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu số nợ đọng
BHXH, BHYT, BHTN như tuyên truyền phổ biến vai trò và trách nhiệm của
BHXH, BHYT, BHTN đến các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp đặc biệt các doanh
nghiệp có lịch sử nợ đọng, cương quyết đưa ra khởi tố đối với các doanh


2

nghiệp cố tình nợ không đóng… Tuy đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng nợ
BHXH, BHYT, BHTN trên


địa bàn tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2016 là 66,7 tỷ đồng chiếm 2,01%
tổng số phải thu, năm 2017 là 74,1 tỷ đồng chiếm 1,89% tổng số phải thu và
năm 2018 con số này là 47,3 tỷ đồng chiếm 0,98 % tổng số phải thu(Bảo hiểm
xã hội tỉnh Bắc Giang,2017, 2018, 2019). Tính riêng năm 2018, số doanh nghiệp

nợ chiếm 9,7%. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chuyển hồ sơ sang công an
kinh tế đối với 10 doanh nghiệp cố tình nợ đọng (Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc
Giang,
2017, 2018, 2019). Do vậy, hoạt động quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT,

BHTN là rất quan trọng. Đứng trước thực trạng đó tác giả lựa chọn đề tài
“Quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang” làm đề tài thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH,
BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn đề
xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu hồi nợ BHXH,
BHYT, BHTN.
- Phân tích thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH,
BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT,
BHTN của các doanh nghiệp.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập trong vòng 3 năm: từ năm
2016, 2017, 2018
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2019.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung hoạt động quản lý thu hồi nợ
BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
4. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu là công trình có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn. Đây là
tài liệu giúp cho BHXH tỉnh Bắc Giang xây dựng các quy hoạch, kế hoạch
cũng như biện pháp nhằm tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT,
BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm

như: cán bộ quản lý thuế, các bạn học viên, sinh viên… quan tâm đến đề tài
thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 04 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý thu hồi nợ BHXH,
BHYT, BHTN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH,
BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU HỒI NỢ
BHXH, BHYT, BHTN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN
1.1.1. Khái niệm, vai trò BHXH, BHYT, BHTN
1.1.1.1. Khái niệm BHXH, BHYT, BHTN
a, Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách BHXH
và coi đó là một trong những chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống an
sinh xã hội. Mặc dù đã có quá trình phát triển tương đối lâu dài, nhưng do tính
chất phức tạp và đa dạng của bảo hiểm xã hội nên đến nay vẫn còn những
nhận thức khác nhau về vấn đề này.Điều đó được phản ánh qua các khái niệm
về BHXH được thể hiện ở các góc độ khác nhau. Cụ thể:
- BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao
động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một

quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của
Nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động
và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội” (Nghị định số
190/2007/NĐ- CP ngày 28/12/2007).
- Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 quy định: “BHXH là sự
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi
họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ
BHXH”. Trong đó BHXH bắt buộc được định nghĩa “BHXH bắt buộc là loại
hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham
gia.”. (Bảo hiểm xã hội,2010)


- Theo cách tiếp cận từ góc độ chính sách, chính sách BHXH là những
nguyên tắc và biện pháp của Nhà nước về vấn đề BHXH cho người lao động
nhằm đảm bảo thực hiện quyền tham gia và thụ hưởng BHXH cho mọi thành
viên xã hội, góp phần ổn định, công bằng và phát triển xã hội. (Nghị định số
152/2000/NĐ-CP ngày 22/12/2006).
- Theo góc độ tài chính, BHXH là quá trình thành lập và sử dụng quỹ tiền
tệ dự trữ của cộng đồng những người lao động, có sự bảo trợ của Nhà nước,
để san sẻ rủi ro,đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợp
cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Theo góc độ pháp luật, Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự đảm bảo thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
(Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008).
b, Khái niệm bảo hiểm y tế
1. Theo luật bảo hiểm y tế (2014) cho rằng “Bảo hiểm y tế là hình thức
bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật

này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức
thực hiện.”(Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014).
Theo Wikipedia cho rằng “Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một
hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả
thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua
thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được
khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh
thực tế cho cơ quan y tế. Để có thể đạt được điều này, bản thân các cơ quan y
tế cũng phải tham gia vào công tác bảo hiểm này. Thường thì các cơ quan y tế
công lập bị yêu cầu phải tham gia. Còn các cơ quan y tế tư nhân được khuyến
khích tham
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




gia và họ có tham gia hay không là do tự họ quyết định.”
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam (2005): “Bảo hiểm y tế là loại bảo
hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân,
tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh
cho nhân dân.” (Võ Thị Thanh Lộc,2010)
c, Bảo hiểm thất nghiệp
2. Theo Luật Việc làm (2013) “Đó là chế độ bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy
trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.(Luật
Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013).
3. Theo luật bảo hiểm xã hội (2014) “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ
nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ
trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng
vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”(Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày

20/11/2014).
Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể hiểu rằng bảo hiểm thất nghiệp
là một khoản hỗ trợ cho những người lao động thất nghiệp trong quá trình tìm
kiếm việc làm mới dựa trên cơ sở đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1.1.1.2. Vai trò BHXH, BHYT, BHTN
* Đối với người lao động
BHXH, BHYT, BHTN góp phần ổn định đời sống của người tham gia
bảo hiểm.Trong cuộc sống hàng ngày có những rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, già yếu… Tất cả những rủi ro này đều có
thể xảy ra với bất kỳ người lao động nào, tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc
sống của con người. Đặc biệt, khi nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì
những rủi ro này lại càng diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn vì con người
phải làm việc với cường độ lao động cao hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đa dạng và phức tạp hơn. Khi những rủi ro này xảy ra đối với người lao
động, sẽ gây cho bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




thân người lao động và gia đình họ rất nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh
thần, bởi vì các rủi ro sẽ làm mất hoặc giảm thu nhập từ lao động. Lúc này bản
thân người lao động và gia đình họ rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ kịp thời cả về
vật chất và tinh thần để họ nhanh chóng hồi phục khả năng lao động quay trở

lại quá trình sản xuất. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN sẽ góp phần trợ giúp cho
người lao động và gia đình họ bằng cách bù đắp hoặc thay thế một phần thu
nhập bị giảm hoặc bị mất đó, hoặc tạo ra cho họ những điều kiện lao động
thuận lợi giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm trong công tác. Vai trò của
BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động được thể hiện rõ nét thông qua
từng chế độ BHXH, BHYT, BHTN:
- Những khoản trợ cấp ốm đau bằng tiền mặt giúp người lao động nhanh
chóng bình phục thông qua việc hỗ trợ, bù đắp thu nhập bị giảm do không
tham gia lao động bằng khoản trợ cấp từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN thay thế.
- Bảo hiểm thai sản là một phần quan trọng trong việc tái sản xuất sức
khỏe của lực lượng lao động cũng như là duy trì sức khỏe làm việc cho các
bà mẹ.
- Chế độ bảo hiểm tai nạn – lâu đời nhất và rộng rãi nhất trong các mô
hình về BHXH, BHYT, BHTN đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc
ngăn cản các tai nạn và ốm đau gắn liền với quá trình lao động và trong sự
phục hồi của những người lao động.
- Trợ cấp thất nghiệp tạo điều kiện cho những người thất nghiệp bằng
cách chi trả kịp thời khoản trợ cấp trong thời gian người lao động bị thất
nghiệp và tìm kiếm một công việc phù hợp mà có thể tận dụng hết khả năng
của họ; sự kết hợp giữa việc làm và các dịch vụ đào tạo cũng là một nhân tố
đáng được kể
đến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Trợ cấp nuôi con (và các khoản trợ cấp bằng tiền khác được cung cấp
khi mà trụ cột trong gia đình không có khả năng làm việc) giúp đảm bảo rằng

những gia đình có trẻ em có đủ thu nhập để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




và môi trường sống khỏe mạnh cho con cái họ. Ở các nước đang phát triển, trợ
cấp nuôi con có thể là một công cụ đầy sức mạnh để chống lại việc sử dụng
lao động trẻ em và thúc đẩy trẻ em tới trường. “Trẻ em do đó có thể nhận
được sự giáo dục mà cho phép chúng sau này đạt được các mức năng suất lao
động và thu nhập cao hơn”.
- Hệ thống chăm sóc y tế giúp cho những người lao động có sức khỏe
tốt và chữa trị cho họ khi họ bị ốm đau. Sức khỏe kém là một nguyên nhân
chủ yếu cho năng suất lao động thấp ở nhiều nước đang phát triển nơi mà
người lao động không tiếp cận được với sự chăm sóc sức khỏe đầy đủ.
Không những nó hạn chế khả năng lao động của họ trong công việc mà còn
dẫn tới việc vắng mặt do ốm đau. Sự chăm sóc cho các thành viên trong gia
đình của người lao động giúp đảm bảo sức khỏe tốt cho lực lượng lao động
trong tương lai.
Đối với người sử dụng lao động
BHXH, BHYT, BHTN ra đời góp phần quan trọng trong việc làm cho
mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ ngày càng gắn bó. Đây là một trong những
điều kiện tiền đề để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển
từ đó mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ SDLĐ. Bởi vì, chỉ khi NLĐ yên tâm,
gắn bó, tự nguyện cống hiến hết sức mình cho công việc thì chất lượng công
việc mới đạt hiệu quả cao.Ngược lại, nếu chủ SDLĐ không quan tâm đến
quyền lợi BHXH của NLĐ, sẽ khiến cho họ không yên tâm, không được coi
trọng và nghiêm trọng hơn nữa có thể là một trong những nguyên nhân dẫn
đến NLĐ đình công và làm cho sản xuất bị ngừng trệ. Xét về mặt kinh tế, chủ

SDLĐ chỉ phải đóng một phần thu nhập thặng dư do NLĐ làm ra cho doanh
nghiệp so với mức lương của NLĐ vào quỹ BHXH, để nếu NLĐ tham gia
BHXH không may gặp phải các "rủi ro xã hội" như: ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, chết…thì cơ quan BHXH sẽ thay mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chủ SDLĐ bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập bị giảm hoặc bị mất do
NLĐ bị giảm hoặc mất khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




năng lao động do gặp phải các "rủi ro xã hội" trên. Như vậy BHXH đã góp
phần tích cực vào việc giúp NLĐ nhanh chóng phục hồi sức khỏe quay trở lại
tham gia vào quá trình sản xuất.
* Đối với nền kinh tế - xã hội
BHXH, BHYT, BHTN góp phần đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
Phân phối trong bảo hiểm là sự phân phối lại giữa những người có thu nhập
cao, với những người có thu nhập thấp; giữa những người khỏe mạnh, may
mắn, có việc làm với những người ốm yếu, không may mắn, thất nghiệp; giữa
những người đang hưởng trợ cấp với người chưa được hưởng trợ cấp… Vì
vậy, BHXH, BHYT, BHTN góp phần quan trọng vào việc thu hẹp bớt khoảng
cách giàu nghèo.
BHXH, BHYT, BHTN góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế của đất nước. Với tư cách là một quỹ tiền tệ, BHXH, BHYT, BHTN tác

động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính,ngân sách Nhà nước, hệ thống tín dụng
ngân hàng, thị trường chứng khoán…Chính vì vậy, đặt ra một yêu cầu cho
quỹ BHXH, BHYT, BHTN là phải tự bảo toàn và phát triển quỹ bằng nhiều
hình thức trong đó có hình thức sử dụng "quỹ nhàn rỗi" sao cho có hiệu quả.
Bởi vì dù thiết kế hệ thống BHXH, BHYT, BHTN theo mô hình "tọa thu, tọa
chi"hay mô hình "tồn tích" thì luôn luôn có số dư (phần quỹ tạm thời nhàn rỗi)
đặcbiệt trong mô hình "tồn tích", số tiền "nhàn rỗi" rất lớn. Đây chính là
nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế của đất nước. Nguồn vốn
này góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, góp
phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cá
nhân cho người lao động nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.BHXH,
BHYT, BHTN góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội. Nhờ có BHXH,
BHYT, BHTN, mối quan hệ giữa NLĐ với NSDLĐ và Nhà nước ngày càng
thêm gắn bó NLĐ yên tâm và họ có trách nhiệm hơn trong công việc, họ
tích
cựcbởilao
động
Số hóa
Trung
tâmkhông
Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×