Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU 76

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.77 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU 76
2.1 Giới thiệu sơ lược Nhà máy đóng tàu 76
2.1.1 Quá trình thành lập Nhà máy
Năm 1976, Nhà máy cơ khí 76 được thành lập trực thuộc Cục đường sông, hạch
toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, gọi tắt là “Cơ khí 76”.
Năm 1979 trực thuộc Xí nghiệp Liên Hiệp Vận tải Sông Cửu Long
(XNLHVTSCL). Năm 1984 XNLHVTSCL chuyển thành Liên hiệp các xí
nghiệp vận tải đường sông II (LHCXNVTĐSII).
Năm 1992 LHCXNVTĐSII chuyển thành Tổng Công ty vận tải thủy II và theo
Nghị định 338/CP về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 1994 “Cơ khí 76” mang tên là “Xí nghiệp sửa chữa đóng mới phương tiện
thủy 76” theo Quyết định số 3316/QĐ-TCCB-LĐ ngày 13/01/1994 và 325/QĐ-
TCCB-LĐ ngày 13/5/1994 của Bộ Giao thông Vận tải.
Năm 1996 “Xí nghiệp sửa chữa đóng mới phương tiện thủy 76” được tách
nguyên trạng từ Tổng Công ty vận tải thủy II sang thuộc Tổng công ty công
nghiệp tàu thủy Việt Nam và đổi tên là Nhà máy đóng tàu 76 theo Quyết định
thành lập số 1817/QĐ-TCCB-LĐ ngày 10/7/1996 của Bộ Giao thông vận tải
theo Nghị định 33/CP ngày 27/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn điều
lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam nay
là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Hiện nay:
Tên tiếng việt: Nhà máy đóng tàu 76
Tên giao dịch: 76 Shipyard
Trụ sở chính: 15/48 A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP. HCM
Xưởng sản xuất: 30/7 Phạm Hữu Lầu, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP. HCM
Điện thoại: 08.7850730 – 08.7851255 Fax: 08.7850101
Vốn điều lệ: 10.823.273.884 đ
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thủy; Sửa chữa và đóng mới phương
tiện nổi trên sông, biển. Sản xuất các loại phụ tùng, phụ kiện, thiết bị. Cung ứng
các mặt dịch vụ sông biển. Nạo vét san lấp mặt bằng. Xây dựng các công trình


dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi. Phá dỡ tàu cũ, xuất khẩu phế
liệu gia công kết cấu thép và sửa chữa giàn khoan. Thực hiện dịch vụ sửa chữa,
vệ sinh tàu dầu, bồn chứa dầu. Sửa chữa các thiết bị nâng hạ trên sông biển. Đầu
tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị và nhà ở. Kinh doanh bất
động sản (Kinh doanh nhà ở). Tổ chức kinh doanh dịch vụ hàng hải: Đại lý tàu
biển, đại lý vận tải biển, dịch vụ cung ứng tàu biển. Dịch vụ làm thủ tục hải
quan; Hoàn thiện công trình xây dựng; Cho thuê thiết bị xây dựng, thiết bị phá
dỡ công trình xây dựng.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Nhà máy đóng tàu 76
PGĐ 2
PGĐ 3
P. KTCN
XƯỞNG PHÚ XUÂN
P. KTĐN
P. TCHC
P. KTTC
P. KẾ HOẠCH
CHI NHÁNH VŨNG TÀU
XÍ NGHIỆP XD
GIÁM ĐỐC
PGĐ 1
CHI NHÁNH SAO MAI
Nguồn: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại Nhà máy đóng tàu 76
Chức năng nhiệm vụ từng phòng, ban:
• Giám đốc Nhà máy: Có trách nhiệm điều hành hoạt động SXKD. Thành
lập và tổ chức bộ máy điều hành hoạt động của Nhà máy và lập văn bản quy
định trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong bộ máy điều hành. Đại
diện cho Nhà máy trước pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Nhà
máy.

Quyền hạn: Có quyền hành động nhân danh Nhà máy trong mọi trường hợp.
Thực hiện đúng luật quản lý doanh nghiệp. Đại diện cho Nhà máy hoặc ủy
quyền cho cán bộ thuộc quyền ký kết các HĐKT và hợp đồng tín dụng. Quyết
định hoặc ủy quyền cho các cán bộ thuộc quyền quyết định giá mua, giá bán sản
phẩm và dịch vụ có liên quan đến hoạt động SXKD của Nhà máy…
• Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy và trước pháp
luật về những lĩnh vực công tác được Giám đốc Nhà máy phân công phụ trách.
Quyền hạn: Được ký kết các hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế khi được
giám đốc ủy quyền. Được quyền ký các công văn thuộc mình phụ trách. Đại
diện cho Nhà máy làm việc với các cơ quan đơn vị trong và ngoài về các lĩnh
vực mình phụ trách.
• Phòng Tổ chức - Hành chính gồm các mặt:
1- Tổ chức nhân sự, đào tạo
2- Lao động và tiền lương
3- Hành chính - quản trị
4- An toàn lao động, y tế & bảo vệ.
Trách nhiệm: Tham mưu cho giám đốc xây dựng mô hình tổ chức nhà máy theo
quy định của điều lệ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam và điều lệ hoạt
động của Nhà máy đóng tàu 76.
Tổ chức tuyển chọn, soạn thảo trình giám đốc ký kết HĐLĐ, bố trí sử dụng
hoặc cho thôi việc đối với CB. CNV Nhà máy theo Luật lao động. Thực hiện các
thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm, thi hành kỷ luật đối với CB. CNV trong Nhà
máy.
Giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan tới người lao động theo Luật lao
động hiện hành.
Có kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu về trình độ và số lượng CB. CNV theo quy
hoạch phát triển của Nhà máy.
Chủ trì việc xây dựng và hoàn thiện định mức lao động cho toàn Nhà máy, căn
cứ vào định mức và các chế độ tiền lương. Xây dựng đơn giá tiền lương và
phương pháp trả lương cho toàn Nhà máy.

Lập kế hoạch lao động tiền lương cho toàn Nhà máy, báo cáo quyết toán tiền
lương hàng năm.
Quản lý quỹ tiền lương thực trả cho CB.CNV Nhà máy và lao động thuê ngoài.
Tiếp nhận, phát và lưu trữ văn thư theo quy định ISO 9001: 2000 của Nhà máy.
Quản lý công tác văn phòng, điện thọai, máy móc dụng cụ văn phòng. Quản lý
khuôn viên văn phòng. Quản lý công tác bảo vệ PCCC, bảo vệ nội bộ. Quản lý
công tác y tế. Phục vụ tiếp tân, khánh tiết.
Quyền hạn: Kiểm tra tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ các mặt công tác trên. Xây
dựng các quy định, tiêu chuẩn trong quản lý về các mặt công tác thuộc quyền
phòng quản lý. Đề xuất các biện pháp liên quan đến lĩnh vực công tác được phụ
trách. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các nhân viên trong phòng. Là thành
viên của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật. Thường trực Hội đồng lương. Thay mặt
Nhà máy tiếp đón khách đến liên hệ, tham mưu cho Nhà máy việc quan hệ với
địa phương.
Quyền hạn: Kiểm tra tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ các mặt công tác trên. Xây
dựng các quy định, tiêu chuẩn trong quản lý về các mặt công tác thuộc phòng
quản lý. Đề xuất các biện pháp liên quan đến lĩnh vực công tác được phụ trách.
• Các phòng, ban khác: Có trách nhiệm thi hành đúng và hoàn thành trách nhiệm
được giao. Nếu có sai phạm hoặc phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng xấu đến
tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thì phải báo cáo lên cấp
trên để có biện pháp kịp thời giải quyết thỏa đáng nhằm phát triển Nhà máy theo
hướng chính xác, hiệu quả cao hơn.
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007, 2008, 2009
Trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 vừa qua, Nhà máy đóng tàu 76 đã thực hiện
được nhiều công trình có tổng trị giá hợp đồng lớn. Để tăng trưởng doanh thu và
sản lượng, ổn định về việc làm và tạo chỗ đứng vững chắc trong ngành đóng tàu,
đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nộp ngân sách cho Nhà nước. Với kết
quả đạt dược như sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện sản xuất kinh doanh đạt được
trong 3 năm qua 2007, 2008, 2009 (trang 20).

Biểu đồ 2.1 Doanh thu, sản lượng, lợi nhuận và nộp ngân sách thực hiện
trong 3 năm qua.

Doanh thu Sản lượng


Nhận xét: Trong năm 2007 giá trị sản lượng 115,400 triệu đồng, doanh thu
106,500 triệu đồng đều tăng cao chứng tỏ doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sửa
chữa, đóng mới nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao làm giá trị sản lượng,
doanh thu tăng đây là biểu hiện của sự tích cực.
Năm 2008 giá trị sản lượng 84,441 triệu đồng, doanh thu 86,300 triệu đồng và
năm 2009 giá trị sản lượng 97,100 triệu đồng, doanh thu 76,700 triệu đồng do
tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, Nhà nước dùng biện pháp thắt chặt nền
kinh tế, các Ngân hàng siết chặt các khoản cho vay dẫn đến một số doanh nghiệp
không thể đầu tư vào lĩnh vực đóng, sửa tàu. Chỉ những tàu đến kỳ đăng kiểm
mới đưa lên sửa chữa, một bộ phận nhỏ không ảnh hưởng đến tình hình tài chính
chung mới thực hiện hợp đồng đóng mới. Mặt khác, ngành đóng tàu chủ yếu phụ
thuộc vào vốn vay để thực hiện công việc. Vấn đề này thể hiện rất rõ trên đồ thị,
đây là biểu hiện của sự tiêu cực.
Lợi nhuận năm 2007 là 386 triệu đồng tăng 53 % so với năm 2006. năm 2008 là
153 triệu đồng giảm 60 % so với năm 2007. năm 2009 là 92 triệu đồng giảm 40
% so với năm 2008.
Năm 2007 Nhà máy đã thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước 1,330 triệu
đồng tăng 49% so với năm 2006 thể hiện sự trưởng thành từng bước của Nhà
máy, đạt 40% theo kế hoạch đề ra.
Năm 2008 nộp Ngân sách Nhà nước 5,450 triệu đồng là năm tích cực nhất tăng
409% so với năm 2007, đạt 155% theo kế hoạch đề ra., mặc dù sản lượng và
doanh thu thấp hơn năm trước.
Năm 2009 nộp Ngân sách Nhà nước 25 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp
được miễn giảm 30%, tuy nhiên Nhà máy cũng ảnh hưởng rất lớn trong vấn đề

huy động vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam khó khăn làm ảnh hưởng và thể hiện rõ trên đồ thị nộp ngân sách thực
hiện trong 3 năm qua.
2.1.5 Chiến lược trong tương lai
Xuất phát từ thực tế Nhà máy, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang
đứng trước thời kỳ chuyển đổi và Tập đoàn đang thực hiện tái cơ cấu tạo bức
tranh mới cho Vinashin. Tập đoàn đang nắm được tầm kiểm soát, biến các nợ
đọng thành tài sản. Tập đoàn đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
giúp các đơn vị thành viên có mũi nhọn lớn trong Tập đoàn đẩy mạnh phát triển.
Bộ máy Tập đoàn đang hội nhập, Tập đoàn vừa ký 20 sản phẩm đi vào đóng
mới, rồi 03 tàu có trọng tải lớn 22. 000DWT, một loạt khởi sắc đang bắt đầu.
Tập đoàn đang phát động phong trào thi đua hoàn thành 35 sản phẩm trọng điểm
tính đến cuối năm 2010 trong Toàn tập đoàn.
Nhà máy đóng tàu 76 cũng sẽ vươn mình đứng dậy với chiến lược Cổ phần hóa
và bố trí nhân sự theo quy trình mới phù hợp với quy mô Nhà máy khi thực hiện
Cổ phần hóa.
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực tại Nhà máy đóng tàu 76
2.2.1 Quy trình tuyển mộ, tuyển chọn
Xác định nhu cầu nhân sự và viết phiếu yêu cầu tuyển dụng. Nhu cầu nhân sự
của Nhà máy có thể xuất phát từ: Kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm. Yêu
cầu của Ban giám đốc. Phòng tổ chức hành chánh đề xuất trong quá trình hoạt
động. Các bộ phận có nhu cầu về nhân sự sẽ lập phiếu đề nghị tuyển dụng và
chuyển cho phòng TCHC để lập kế hoạch tuyển dụng. Lập kế hoạch tuyển dụng:
Phòng TCHC căn cứ vào phiếu yêu cầu tuyển dụng của các bộ phận để lập kế
hoạch tuyển dụng chuyển đến Giám đốc xem xét và phê duyệt. Trong trường
hợp có nhu cầu tuyển dụng đột xuất, phòng TCHC hoặc bộ phận có yêu cầu vẫn
sử dụng Phiếu yêu cầu tuyển dụng mà không cần qua bước lập kế hoạch tuyển
dụng. Phòng TCHC có nhiệm vụ kết hợp với các bộ phận xây dựng các tiêu
chuẩn tuyển chọn.
Thông tin tuyển dụng: Căn cứ vào kế hoạch tuyển dụng nhân sự đã được duyệt,

phòng TCHC tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyển dụng qua các phương
tiện và hình thức thông tin (thông tin trên báo, đài, thông tin nội bộ hoặc các
trung tâm xúc tiến việc làm …).
Tiếp nhận, sàng lọc hồ sơ: Phòng TCHC lên kế hoạch thời gian nhận hồ sơ, bố
trí nhân sự tiếp nhận hồ sơ, tiếp xúc và kiểm tra hồ sơ, lập danh mục hồ sơ xin
việc đã tiếp nhận. Phòng TCHC phối hợp với các bộ phận có yêu cầu nhân sự
tiến hành sàng lọc hồ sơ ứng viên. Những hồ sơ không đạt yêu cầu phòng TCHC
lên lịch trả hồ sơ Xác minh lý lịch. Đối với một số trường hợp cụ thể, phòng
TCHC cần xác minh lý lịch các chức danh: Kế toán, thủ kho, thủ qũy.
Quyết định tuyển dụng: Trưởng phòng TCHC và Giám đốc chọn lọc ứng viên
phù hợp với yêu cầu của Nhà máy. Phòng TCHC trả hồ sơ cho các ứng viên
không đạt yêu cầu.
Mời nhận việc: Phòng TCHC gửi thư mời những ứng viên trúng tuyển (ghi rõ
tiền lương, các quyền lợi, ngày, giờ làm việc …).
Ký Hợp đồng thử việc: Phòng TCHC tiến hành thủ tục ký hợp đồng thử việc
(theo mẫu quy định) cho nhân viên mới tuyển, trong đó ghi rõ thời gian thử việc,
các chế độ chính sách.
Hướng dẫn thử việc: Phòng TCHC hướng dẫn nội quy, chế độ chính sách, chính
sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, an toàn lao động, bảo hộ lao động của Nhà
máy.
Hướng dẫn chuyên môn: Các bộ phận tuyển nhân viên mới phải hướng dẫn tập
huấn về chuyên môn và theo dõi trong suốt thời gian thử việc.
Báo cáo kết quả sau thời gian thử việc: Sau thời gian thử việc, người thử việc
phải làm một bản kiểm điểm công tác sau thời gian thử việc, có nhận xét của
trưởng bộ phận gửi về phòng TCHC trình Giám đốc phê duyệt.
Ký hợp đồng chính thức: Nếu được sự đồng ý, trưởng phòng TCHC, Giám đốc
đề nghị ký hợp đồng chính thức.
Phòng TCHC lưu hồ sơ: Phòng TCHC lưu trữ hồ sơ nhân viên và thực hiện các
chế độ chính sách của Nhà máy.
Biểu mẫu quy trình tuyển chọn (Phụ lục 1,2,3,4 đính kèm).

Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển dụng tại Nhà máy đóng tàu 76
TRÁCH NHIỆM LƯU ĐỒ
Tất cả các bộ phận
Giám đốc
Phòng Tổ chức –
hành chánh
Giám đốc
Phòng Tổ chức
-hành chánh
Giám đốc
Phòng Tổ chức
-hành chánh
Nhu cầu nhân sự của Nhà máy
Phê duyệt
Lập kế hoạch tuyển dụng
Phê duyệt
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận, sàng lọc hồ sơ
Phỏng vấn

Xác minh lý lịch
Ra quyết định
Mời nhận việc, ngày làm việc
Ký hợp đồng thử việc
Đánh giá sau thời gian thử việc

Ký hợp đồng chính thức
Lưu hồ sơ
Nguồn: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại Nhà máy đóng tàu 76
2.2.2 Đào tạo và phát triển

Hàng năm, tổ chức thi nâng bậc thợ, đào tạo thi chứng chỉ thợ hàn có chứng
nhận của đăng kiểm, tổ chức cho cán bộ quản lý các phòng ban áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng Iso 9001 – 2000.
Trả hồ
sơ cho
ứng
viên
Bố trí công tác những công nhân đã theo lớp học tại chức Vỏ tàu đã tốt nghiệp,
sử dụng những sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng điều hành sản xuất phục
vụ công tác. Đào tạo cán bộ kỹ thuật sử dụng thành thạo phần mềm công nghệ
đóng tàu, cử cán bộ theo học các lớp quản lý công nghệ đóng tàu tiên tiến do Tập
đoàn tổ chức. Có chế độ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên học ngoại
ngữ và các bằng cấp thứ hai, chứng chỉ chuyên môn khác phục vụ cho công việc.
Đào tạo công nhân mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hình thức đào tạo tại các
trung tâm và kèm cặp tại các tổ sản xuất. Kèm cặp cán bộ kỹ thuật mới ra trường
để sớm thành thạo quy trình thực hiện nhiệm vụ. Có quy chế nâng bậc thợ cho
khối gián tiếp và khối trực tiếp theo quy định pháp luật hiên hành. Kết quả đạt
được như sau:
Bảng 2.2: Thi nâng bậc thợ cho công nhân trực tiếp sản xuất.
THI NÂNG BẬC THỢ đvt: người
NĂM
KẾ
HOẠCH
THỰC
HIỆN
CHÊNH
LỆCH
TỶ LỆ
(%)
SO VỚI NĂM

TRƯỚC
2007

55

52

(3)
94.
55
2008

65

63

(2)
96.
92 Tăng 21%
2009

50

47

(3)
94.
00 giảm 26%
Nguồn: Văn kiện Đại hội Công nhân viên chức Nhà máy đóng tàu 76 năm 2007,
2008 và năm 2009.

Biểu đồ 2.2: Thi nâng bậc thợ cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị Thi nâng bậc thợ cho công nhân trực tiếp sản xuất thể
hiện trong 3 năm qua ta nhận thấy: Năm 2007 Nhà máy đảm bảo về lao động,
thực hiện việc thi nâng bậc thợ cho 52 người đạt 95% so với kế hoạch đặt ra. Về
khối gián tiếp Nhà máy đã hoàn thành quy chế lương theo quy định cứ 3 năm
nếu không có sai phạm nghiêm trọng, không bị cảnh cáo sẽ được lên mức lương
mới.
Năm 2008 Nhà máy tiếp tục thực hiện việc thi nâng bậc thợ cho 63 công nhân
viên đạt 97% kế hoạch đề ra và tăng 21% so với năm 2007. Khẳng định hơn nữa
việc ổn định về lao động trong tổ chức.
Măm 2009 do tình hình khó khăn về tài chính, tuy nhiên Nhà máy có tổ chức thi
nâng bậc thợ cho 47 công nhân viên chiếm 94% so kế hoạch đề ra và giảm 26%
so với năm 2008.
2.2.3 Tình hình nhân sự tại Nhà máy
2.2.3.1 Phân loại lao động tại Nhà máy
Bảng 2.3: Tổng số lao động, Lao động trong danh sách, Lao động thời vụ,
Lao động có việc làm thường xuyên thực hiện trong 3 năm qua (trang 27).
Biểu đồ 2.3: Tổng số lao động, Lao động trong danh sách, Lao động thời
vụ và Lao động có việc làm thường xuyên thực hiện trong 3 năm qua.

×