Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.99 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
….…/…….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ HOÀI ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

i

ĐẮK LẮK - NĂM 2018


Fgiariáp

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
….…/…….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA



LÊ HOÀI ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ MINH

ĐẮK LẮK - NĂM 2018
iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
tin cậy; không sao chép nguyên văn của bất kỳ công trình nào của những
người đi trước.
Lê Hoài Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm 2016 - 2018 học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia,
đến nay tác giả đã hoàn thành chương trình học tập và luận văn khoa học về
đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc,
thầy giáo, cô giáo của Học viện đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và tạo

điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn các cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Y tế, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, cán bộ thư viện của Học viện đã tạo điều kiện
trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đặng Thị Minh, là
người đã đồng hành, tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình làm luận
văn.
Mặc dù tác giả đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do khả
năng còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô
giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả

Lê Hoài Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vi
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT THẢI Y TẾ............................................................................................9
1.1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.........................................................9
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải y tế................................23
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế............................................27
1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế...............35

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam..................39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK................................................................44
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..........................................................44
2.2. Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................48
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk...........................................................................................................55
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk...........................................................................................................66
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK............................................74
3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về quản lý chất thải y tế...74
3.2. Định hướng, mục tiêu quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. .77
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk...........................................................................................................81
3.4. Kiến nghị, đề xuất....................................................................................90
KẾT LUẬN.....................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................95

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAO

Kỵ khí (Anaerobic ) - thiếu khí (Anoxic) - hiếu khí

ADB

(Oxic )

Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development

AIDS

Bank)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired

BOT

Immuno Deficiency Syndrom)
Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build - Operate -

BTNMT
BVMT
BYT
CP
CT
GEF

Transfer)
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ môi trường
Bộ Y tế
Chính phủ
Chỉ thị
Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment

HIV

Facility)

Virus suy

KH
KHNVY
MBR
MT
MTV

NNMT
NQ
ODA

Immunodeficiency virus)
Kế hoạch
Kế hoạch nghiệp vụ Y
Bể lọc sinh học bằng màng (Membrance Bio Reactor)
Môi trường
Một thành viên
Nghị định
Nông nghiệp và môi trường
Nghị quyết
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development

PPP

STNMT
SYT
TB
TNHH
TT


Assistance)
Hợp tác công tư (Public Private Partnership)
Quyết định
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Y tế
Thông báo
Trách nhiệm hữu hạn
Thông tư

giảm

iv

miễn

dịch



người

(Human


TTg
TTLT
TW
UBND
UNDP


Thủ tướng Chính phủ
Thông tư liên tịch
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (United

WB

Nations Development Programme)
Ngân hàng Thế giới (World Bank)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk........................................................................................................................................................... 50
Bảng 2.2: Nguồn vốn đầu tư cho dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk...................................................................................................................... 61
Bảng 2.3: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các bệnh viện trên
địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến 2017........................................................................................ 64

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường chính là nơi con người tồn tại và sinh hoạt. Bất cứ hoạt
động nào của con người cũng diễn ra trong một môi trường nhất định và vì thế

nó có những tác động, ảnh hưởng tới môi trường (khai thác đến mức cạn kiệt
các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả
năng tự phân hủy...), từ đó môi trường lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường là nền tảng của sự tồn tại
và phát triển bền vững của xã hội, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống
của con người. Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân
loại. Đối với Việt Nam, việc tham gia các Công ước quốc tế về môi trường
(Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới vào
năm 1995; Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
vào năm 2001; Công ước Minamata về thủy ngân năm 2013...) là yêu cầu
quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta xác định bảo vệ môi trường là mục tiêu ưu tiên
trong phát triển bền vững của quốc gia. Từ việc đánh giá thành tựu, hạn chế
trong công tác bảo vệ môi trường, Đại hội XII của Đảng đã đề ra chỉ tiêu quan
trọng về môi trường; trong đó đến năm 2020, 85% chất thải nguy hại, 95 100% chất thải y tế được xử lý [3, tr.273].
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hàng
loạt các bệnh viện và cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân được đầu tư xây
dựng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kéo theo đó lượng chất
thải y tế ngày một nhiều lên. Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền
nhiễm, độc hại; nếu chất thải y tế không được quản lý tốt sẽ để lại hậu quả
không lường hết được đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng (gây ra các


đại dịch cho cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường...). Tuy nhiên, đáng lo ngại
hiện nay là công tác quản lý chất thải y tế vẫn chưa được quan tâm đúng mức;
hầu hết các bệnh viện đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải nhưng
phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đạt chuẩn, không có
trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn; đối với các cơ
sở khám chữa bệnh tại nhiều địa phương do Sở Y tế quản lý, công tác thu
gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn y tế chưa được chú trọng; nguồn

kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế rất lớn, việc đầu tư vẫn chưa được
đồng bộ ở các tỉnh, thành phố; nhận thức của nhân viên làm công tác quản lý
chất thải y tế chưa cao, các giải pháp về xử lý chất thải y tế chưa đồng bộ, các
văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải y tế hiện vẫn chưa thực sự đi
vào đời sống, chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện vấn đề này.
Đắk Lắk có mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, với hơn 500 cơ sở y tế có
quy mô, mô hình khác nhau hoạt động trên địa bàn, số lượng các cơ sở y tế có
xu hướng ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân, kéo theo lượng chất thải y tế ngày càng nhiều. Quản lý chất thải y
tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được triển khai ở các bệnh viện; các ban
ngành liên quan đã triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý những
vụ việc vi phạm; việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất
thải y tế đã được các đơn vị quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải y
tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: Công tác đánh giá,
báo cáo về giám sát và quan trắc môi trường, hồ sơ cấp phép xả thải, đăng ký
chủ nguồn thải đã triển khai thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả thiết
thực; hệ thống xử lý chất thải y tế được đầu tư cơ bản ở các bệnh viện, chưa
được đầu tư đối với hệ dự phòng và các trạm y tế; nhân lực vận hành trang
thiết bị hầu hết không được đào tạo về chuyên môn, trang thiết bị chưa đảm
bảo chất lượng, thường xuyên hỏng hoặc nhanh xuống cấp nhưng thiếu kinh


phí bảo dưỡng, sửa chữa dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải y tế chưa cao, gây
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Nguyên nhân căn bản
của những hạn chế, tồn tại trên là do công tác quản lý nhà nước về chất thải y
tế chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và
thực tiễn, để đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về
chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một yêu cầu khách quan, cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay; đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà

nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cho đến nay, ở nước ta đã có khá nhiều các bài viết, tạp chí, sách, luận
văn thạc sĩ... nghiên cứu về quản lý chất thải y tế, đó là:
-

“Nghiên cứu thực hành quản lý chất thải y tế và công nghệ xử lý tại

Việt Nam” của Ngô Kim Chi - Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện
Khoa học & Công nghệ Việt Nam, năm 2012. Nghiên cứu này phân tích thực
hành quản lý chất thải y tế tại Việt Nam về khía cạnh quản lý, công nghệ, sự
tham gia của các bên liên quan và nguồn kinh phí nhằm giúp cải tiến các quy
trình giám sát trong chuỗi các hoạt động quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
[15].
-

“Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh

viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý” luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Kim Dung, năm
2012. Luận văn tổng kết về công tác quản lý chất thải y tế và các quy định có
liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Đánh giá và phân tích thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một
số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; từ


đó, tìm ra nguyên nhân các tồn tại, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý chất thải y tế đối với các bệnh viện đa khoa trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên [21].

-

“Quản lý chất thải rắn y tế ở các bệnh viện Việt Nam: Nghiên cứu

trường hợp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012” của Lê Thị Thanh
Hương, Phùng Xuân Sơn, Tô Thị Liên - Trường Đại học Y tế Công cộng và
Nguyễn Thị Bích Trang - Khoa Y dược - Trường Đại học Tây Nguyên đăng
trên tạp chí Y học thực hành (899) - Số 12/2013. Bài báo đề cập tới những ảnh
hưởng và thực trạng quản lý Chất thải y tế ở Việt Nam; đồng thời sử dụng số
liệu trong nghiên cứu về chất thải được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Đắk Lắk để đưa ra một số khuyến nghị cho công tác quản lý Chất thải y tế tại
bệnh viện [25].
-

“Sổ tay hướng dẫn Quản lý chất thải y tế trong Bệnh viện” do Cục

Quản lý Môi trường Y tế phối hợp với Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện
biên soạn năm 2014, xuất bản năm 2015. Tác giả đã dựa trên cơ sở Luật Bảo
vệ môi trường, các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan
để khái quát một số vấn đề lý luận về chất thải y tế, ảnh hưởng của chất thải y
tế tới sức khỏe và môi trường, những chính sách và văn bản liên quan đến
công tác quản lý chất thải y tế, đưa ra các hướng dẫn cụ thể về quản lý chất
thải y tế trong bệnh viện [16].
-

“Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục về quản lý chất thải y tế”

do Cục Quản lý Môi trường Y tế phối hợp với Dự án hỗ trợ xử lý chất thải
bệnh viện biên soạn năm 2014, xuất bản năm 2015. Tài liệu này được biên
soạn nhằm mục đích bổ sung, cập nhật và phổ cập các kiến thức, kỹ năng về

quản lý chất thải y tế cho các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách quản lý
chất thải y tế, nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế, cán bộ quan
trắc môi trường y tế, nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế,


nhân viên y tế và giảng viên để thực hiện nhiệm vụ của mình theo các quy
định của pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có
liên quan đến quản lý chất thải y tế một cách thống nhất và đồng bộ trong cả
nước [17], [18].
-

“Quản lý nhà nước về chất thải y tế từ thực tiễn tỉnh Bình Dương”,

luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Văn Việt, năm 2016. Luận văn khái quát các
vấn đề lý luận, pháp luật về chất thải y tế. Đánh giá và phân tích thực trạng
quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương; từ đó, tìm ra
nguyên nhân các tồn tại, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương [43].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã giải quyết được phần lớn các
vấn đề về lý luận và thực tiễn, đưa ra được nhiều giải pháp trong việc giải
quyết các vấn đề về quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu và phân tích chủ đề quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk, để từ đó đề ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về quản
lý nhà nước về chất thải y tế, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến

quản lý nhà nước về chất thải y tế.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ những ưu điểm và hạn chế

của quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó xác


định và phân tích các nguyên nhân cơ bản của những hạn chế bất cập trong
hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn nghiên cứu.
-

Nghiên cứu quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm

hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình quản lý nhà
nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình quản lý nhà
nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011 đến nay và định
hướng đến năm 2020.
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà

nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, quan
điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước về chất thải y tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp
Nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà người đi
trước đã làm, không phải mất thời gian lặp lại những công việc mà người đi
trước đã thực hiện. Nghiên cứu tài liệu để thu thập những thông tin: cơ sở lý
thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; thành tựu lý thuyết đã đạt được liên
quan đến chủ đề nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố


trên các ấn phẩm; chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu;
số liệu thống kê. Nguồn tài liệu cho nghiên cứu rất đa dạng: tạp chí, báo cáo
khoa học, sách giáo khoa, tài liệu lưu trữ thu thập từ các cơ quan quản lý nhà
nước (Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường...), số liệu thống kê từ Niên giám
thống kê, thông tin đại chúng, mạng internet... Trong nghiên cứu tài liệu,
thường phải làm công việc phân tích tài liệu; sau đó sẽ lựa chọn những thông
tin cần thiết nhất.
5.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và phân tích để đưa ra số liệu
thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần
quan tâm.
5.2.3. Phương pháp so sánh, đánh giá
Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay
khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của
một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia để lĩnh hội các ý kiến tư vấn của chuyên
gia về các nội dung nghiên cứu của đề tài.
5.2.5. Phương pháp ước tính, dự báo
Căn cứ khối lượng chất thải y tế phát sinh hiện tại, chiến lược phát triển
ngành y tế tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 để dự báo công tác quản lý nhà
nước về chất thải y tế đến năm 2020.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1.

Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn về mặt lý luận các khái
niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế.
-

Đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản


lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
-

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho

các nhà nghiên cứu, giảng dạy, cho các sinh viên, các học viên cao học và các
nhà quản lý cũng như các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y
tế.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Chất thải y tế
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt
động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người.
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa chất thải y tế là tất cả các loại chất thải
phát sinh trong các cơ sở y tế, bao gồm cả các trung tâm nghiên cứu, phòng
thí nghiệm và các hoạt động y tế tại nhà.
Trong Quy định quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế Việt Nam, chất thải y

tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm
chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường.
Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác
sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt
độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển
người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch
vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng;
cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có
đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây
nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Chất thải y tế thông thường là những chất thải có chứa thành phần và
tính chất tương tự như chất thải sinh hoạt, không chứa các chất độc hại, các
tác nhân gây bệnh đối với con người và môi trường [10], [16].


1.1.1.2. Quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình
thực hiện.
-

Phân định chất thải y tế: Chất thải y tế được phân định thành 03

nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải y
tế thông thường. Mỗi nhóm này bao gồm nhiều loại khác nhau để tiện cho
việc phân loại và xử lý.
-

Phân loại chất thải y tế: Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông


thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát
sinh; từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy
hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một
phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng
cụ, thiết bị lưu chứa; khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc
ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải
lây nhiễm. Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng
cụ phân loại chất thải y tế; vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế
phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.
-

Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát

sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên
cơ sở y tế. Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực
lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; chất thải có nguy cơ lây nhiễm
cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong
khuôn viên cơ sở y tế; tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về
khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế phải tuân theo quy định và
phụ thuộc vào lượng chất thải lây nhiễm phát sinh ít hay nhiều. Chất thải


nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường cũng được thu gom
riêng theo từng loại.
-

Lưu giữ chất thải y tế: Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế


trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau: Cơ sở y tế thực hiện xử
lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu
giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Cơ sở
y tế không thuộc đối tượng quy định trên phải có khu vực lưu giữ chất thải y
tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất
thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định và phải đáp ứng các
yêu cầu sau đây: Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá
trình lưu giữ chất thải; có biểu tượng loại chất thải lưu giữ; dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập
của các loài động vật; dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm
bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống
được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa
hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ
chất thải.
Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng
tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Chất thải lây nhiễm
và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các
loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý. Chất thải y tế thông
thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục
vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm được quy định như sau: Đối với
chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây
nhiễm tại cơ sở y tế không quá 2 ngày trong điều kiện bình thường. Trường


hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8 0C, thời
gian lưu giữ tối đa là 7 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm
phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 3 ngày trong điều kiện
bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị

lưu chứa được đậy nắp kín. Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ
cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu
tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở
nhiệt độ dưới 200C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 2 ngày.
-

Giảm thiểu chất thải y tế: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát

thải chất thải y tế. Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát
sinh chất thải y tế theo thứ tự ưu tiên: 1- Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng
cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh
chất thải y tế; 2- Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm
thiểu phát sinh chất thải y tế; 3- Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.
-

Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi

lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử
lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập
trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất
thải y tế. Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại được thực hiện bằng các
hình thức khác nhau theo quy định; phương tiện vận chuyển, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các
yêu cầu theo quy định. Vận chuyển chất thải y tế thông thường thực hiện theo
quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường.
-

Xử lý chất thải y tế nguy hại: Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý

đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ưu tiên lựa chọn các công

nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ


thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành. Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên: Xử lý tại cơ
sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy
hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế; xử lý chất thải y tế nguy hại
theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu
gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm); tự
xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải được
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
-

Quản lý nước thải y tế: Nước thải y tế phải quản lý, xử lý theo nội

dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề
án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận. Sản phẩm thải lỏng
được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải y tế.
-

Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế: Thiết bị xử lý chất

thải y tế phải được vận hành thường xuyên. Thiết bị xử lý chất thải y tế phải
được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy
đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế
theo quy định [10], [16].

1.1.1.3. Quản lý nhà nước về chất thải y tế
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong môi trường
luôn biến động.


Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn
tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản
lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận
quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn
phương đối với xã hội. Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động
của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là hoạt động của các cơ quan trong
bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động
tư pháp nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Tất cả các cơ quan quản lý nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà
nước và pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc các cá nhân để họ thay mặt
nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Từ cách tiếp cận đó, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về chất
thải y tế là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước
để điều hành, điều chỉnh hoạt động của các cơ sở y tế nhằm xử lý các loại
chất thải y tế một cách kịp thời, đúng phương pháp, đúng quy trình để ngăn
ngừa những nguy cơ gây hại của chất thải y tế đối với sức khỏe của con
người và môi trường.
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
Tùy theo dạng tồn tại, chất thải y tế được chia thành 3 loại chính đó là:
chất thải rắn y tế, nước thải y tế, chất thải khí y tế:

-

Chất thải rắn y tế là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động

chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa điều trị, các nghiên cứu liên quan,… bao
gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại.


-

Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo, y
dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm
môi trường thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có
những chất bẩn và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm
thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các
đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
-

Chất thải khí y tế là khí phát sinh từ các phòng xét nghiệm, kho hóa

chất, dược phẩm, các thiết bị sử dụng hóa chất độc hại tại các cơ sở y tế và lò
đốt chất thải rắn y tế.
Ở góc độ khác, căn cứ vào đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính
chất nguy hại, chất thải y tế được chia làm các loại khác nhau:
-

Chất thải lây nhiễm:


+

Chất thải sắc nhọn là chất thải có thể chọc thủng hoặc gây ra các vết

cắt, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: các loại kim tiêm, kim luồn, kim bướm,
kim chọc dò, kim châm cứu thải bỏ; ống pipet, ống mao dẫn, ống xét nghiệm
thủy tinh bị vỡ; lưỡi dao mổ, lưỡi dao cạo dùng cho người bệnh; những vật
sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế có dính máu, dịch sinh học
của người bệnh;
+

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn là chất thải thấm máu, thấm dịch

sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ phòng bệnh cách li: Dây
truyền máu, truyền plasma (bao gồm cả túi máu), dịch cơ thể và chất bài tiết
của người bệnh; bông, băng, gạc, găng tay y tế đã qua sử dụng; ống hút dịch,
ống thông tiểu, ống thông dạ dày và các ống dẫn lưu khác...;
+

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao là chất thải phát sinh trong các

phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm;


+

Chất thải giải phẫu: bao gồm các mô bệnh phẩm của cơ thể (dù

nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn); các cơ quan, bộ phận cơ thể người;
rau thai, bào thai; các chất thải từ phẫu thuật và khám nghiệm tử thi mà

nguyên nhân tử vong do các bệnh truyền nhiễm; các chất thải của động vật,
xác súc vật bị nhiễm khuẩn hoặc được tiêm các tác nhân lây nhiễm.
- Chất thải hóa học nguy hại bao gồm chất thải dược phẩm (dược phẩm
quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng; dược phẩm bị đổ; vỏ
lọ, ống kết nối chứa các dược phẩm nguy hại; dược phẩm bị nhiễm khuẩn; các
loại huyết thanh, vắc xin sống giảm độc lực cần thải bỏ; các trang thiết bị,
dụng cụ sử dụng trong việc xử lý dược phẩm như găng tay, mặt nạ…), chất
thải chứa chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (như: Formaldehyde và
các hóa chất khử khuẩn khác, các chất quang hóa học, các dung môi, hóa chất
vô cơ), chất thải chứa chất gây độc tế bào (chất thải gây độc tế bào rất nguy
hiểm có thể gây đột biến gen, quái thai và ung thư), chất thải chứa kim loại
nặng (là những hóa chất nguy hiểm, có độc tính cao như thủy ngân, chì,
cadimi…).
- Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát
sinh từ các hoạt động liên quan đến bệnh nhân trong quá trình sử dụng hạt
nhân, phóng xạ để chẩn đoán và điều trị như các chất bài tiết, nước rửa tay;
các đồ dùng cá nhân như cốc giấy, quần áo; các thiết bị thăm khám, điều trị
như ống hút, kim tiêm, ống nghiệm,… (Danh mục thuốc phóng xạ và hợp
chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị tại Quyết định số
33/2006/QĐ-BYT ngày 24/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO 2, bình ga, bình khí
dung. Đặc điểm chung của các bình chứa áp suất là tính trơ, ở điều kiện
thường không gây nguy hiểm, nhưng dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt,…


×