JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 151-158
ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC TẬP LUYỆN NỘI, NGOẠI KHÓA
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN CẦU LÔNG
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
Ngô Việt Hoàn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail:
Tóm tắt. Bài báo đã chỉ ra được một số thực trạng học tập môn Cầu lông
hiện nay của sinh viên ĐHSPHN về các vấn đề: nhận thức của sinh viên về
môn học, điều kiện thời tiết và cơ sở vật chất phục vụ cho môn học,...qua
bài báo đó tôi đã xây dựng được các giải pháp cơ bản và đưa một số hình
thức tập luyện mới, đa dạng, phù hợp được ứng dụng vào trong thực tiễn
luyện tập nội, ngoại khóa môn Cầu lông. Kết quả đã chứng minh được tính
hiệu quả của các giải pháp trên và có giá trị thực tiễn rất cao.
1.
Mở đầu
Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên có một vị trí quan trọng trong việc
giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Quán triệt được vấn đề trên trong nhiều năm qua
khoa Giáo dục thể chất, Đại học Sư phạm Hà Nội quan tâm đến việc thường xuyên
đổi mới chương trình đào tạo; nâng cao trình độ giáo viên; đầu tư cải tạo nhiều công
trình thể thao, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ để phục vụ tốt cho công tác giảng
dạy nội khóa, ngoại khóa và phong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng hay
các giải thi đấu thể thao cho sinh viên. Tuy nhiên, thông qua hoạt động đào tạo và
kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên cho thấy: giờ học chưa phát huy được
tính tích cực của sinh viên; nội dung và phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới;
hình thức đào tạo thiếu hấp dẫn,...
Bài báo đề cập đến nghiên cứu đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng
đa dạng hóa hình thức tập luyện nội, ngoại khóa môn Cầu lông cho sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu này mang tính cấp thiết và cho phép mở rộng
phạm vi, điều kiện tác động để tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên, tạo
điều kiện tận dụng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với phong trào
tập luyện thể dục thể thao của sinh viên theo hướng xã hội hóa thể dục thể thao.
151
Ngô Việt Hoàn
2.
Nội dung nghiên cứu
2.1.
Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng các giải pháp nhằm đa dạng hóa hình thức
tập luyện nội, ngoại khóa để phát huy tính tích cực của người học, phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất, năng lực của sinh viên, nâng cao hiệu quả học tập môn Cầu
lông cho sinh viên trường ĐHSPHN.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phỏng vấn giáo viên khoa GDTC trường ĐHSPHN về thực tiễn nội dung,
chương trình giảng dạy môn cầu lông, phương pháp tổ chức đào tạo, giải pháp đa
dạng hóa hình thức tập luyện môn Cầu lông.
+ Điều tra sư phạm: Thực tiễn nhu cầu tập luyện, điều kiện đa dạng hóa hình
thức tập luyện nội, ngoại khóa môn Cầu lông.
+ Thực nghiệm sư phạm: Áp dụng các giải pháp nhằm đa dạng hóa hình thức
luyện tập nội, ngoại khóa môn Cầu lông trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao
hiệu quả môn học.
+ Xử lý số liệu thống kê và kết quả nghiên cứu bằng toán thống kê.
2.2.
2.2.1.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Đặc điểm của hình thức tập luyện nội, ngoại khóa [1]
- Hình thức buổi tập chính khóa: Tập trung theo chương trình quy định, theo
quy chế đào tạo; Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng: kỹ thuật, chiến thuật
môn Cầu lông; Phát triển tố chất thể lực cho sinh viên.
+ Ưu điểm: Rèn luyện cho sinh viên biết tự rèn luyện thể chất, có phương
pháp tập luyện đúng, thấy được tác dụng của rèn luyện thể chất đối với sức khỏe
và yêu cầu môn học.
+ Nhược điểm: Thời gian học tập nội khóa không nhiều, giãn cách giữa các
buổi học là rất lớn (1buổi học/1 tuần). Điều kiện dụng cụ, sân bãi, thời tiết nắng,
gió, mưa cũng làm cho tính tích cực trong một buổi học bị giảm sút.
- Hình thức buổi tập ngoại khóa: Tập luyện ngoại khóa là hình thức tập luyện
tự nguyện nhằm củng cố sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực,
rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, rèn luyện tố chất thể lực và giáo dục ý chí, tiếp thu
các kỹ năng, kỹ xảo vận động. Hình thức buổi tập ngoại khóa bao gồm:
+ Các buổi tập cá nhân;
+ Các buổi tập theo nhóm tự nguyện;
+ Các buổi tập theo tổ chức nhóm.
152
Đa dạng hóa hình thức tập luyện nội, ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập...
2.2.2.
Thực trạng hình thức tập luyện nội, ngoại khóa môn Cầu lông
cho sinh viên ĐHSPHN
* Hình thức tập luyện nội khóa môn Cầu lông của sinh viên ĐHSPHN
- Tính tích cực trong giờ học: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh viên
thi lại và học lại nhiều là do không tích cực tập luyện trong giờ học. Trung bình 1
lớp có khoảng 50% sinh viên phải thi lại lần 2 và 20% học lại. Trong giờ học có 1/3
sinh viên tập luyện tích cực trên 50% tổng thời gian của một buổi học. Còn lại 2/3
sinh viên tập luyện tích cực dưới 50% tổng thời gian của buổi học.
- Điều kiện học tập của sinh viên về môn Cầu lông: Thông qua thực tiễn giảng
dạy cho thấy các sinh viên rất thích học môn Cầu lông vì môn này phù hợp với mọi
trình độ, lứa tuổi, giới tính. Nhưng nguyên nhân chủ yếu làm cho các em không đi
tập ngoại khóa nhiều vì thời gian các em học các môn văn hóa khác rất nhiều, ở xa
trường, điều kiện kinh tế của các em còn khó khăn.
- Cơ sở vật chất để học môn Cầu lông cho sinh viên ĐHSPHN.
+ Sân bãi: Giờ học cầu lông chủ yếu được diễn ra ở sân vận động, thiếu sân
chuyên dụng phục vụ hoạt động đào tạo.
+ Vợt và cầu: Sinh viên tự trang bị vợt và cầu cho bản thân trong suốt quá
trình học tập. Nhưng vì vợt và cầu đắt do vậy các em chủ yếu sử dụng vợt chất
lượng thấp và cầu không đủ tiêu chuẩn hoặc tập với quả cầu gẫy nhiều cánh. Nguyên
nhân này làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo, ý thức luyện tập ngoại khóa
của sinh viên không nhiều.
- Điều kiện tổ chức giờ học: Do điều kiện tổ chức đào tạo ở ngoài trời vì vậy
hoạt động học tập của sinh viênchịu nhiều yếu tố tác động bên ngoài như thời tiết
nắng, mưa, gió không thuận lợi. Có những ngày mưa gió khó có thể duy trì được
buổi học
- Về công tác tổ chức giảng dạy môn Cầu lông: Khi lên lớp trong phần cơ bản
sử dụng quá nhiều phương pháp toàn khối cùng thực hiện, hình thức tập luyện cứng
nhắc sẽ làm cho giờ học trở lên đơn điệu và nhàm chán, sinh viên không có hứng
thú trong tập luyện, mật độ vận động trên sân ít ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
* Hình thức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên
ĐHSPHN
Tổ chức các câu lạc bộ cầu lông cho sinh viên ở trường ta vẫn chưa có. Các
buổi ngoại khóa của sinh viên chủ yếu là tự tập mà chưa có giáo viên hướng dẫn.
Do nhiều nguyên nhân như thiếu cơ sở vật chất và thiếu sự quan tâm của tổ chức
Đoàn, Hội sinh viên đến phong trào tập luyện cầu lông.
153
Ngô Việt Hoàn
2.2.3.
Giải pháp đa dạng hóa hình thức tập luyện nội, ngoại khóa môn
Cầu lông cho sinh viên ĐHSPHN
Cơ sở lựa chọn các giải pháp: Các giải pháp được lựa chọn xuất phát từ
các căn cứ chương trình môn học do nhà trường xây dựng và mục đích, nhiệm vụ,
yêu cầu của môn học cầu lông; Điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện học tập của
sinh viên; Trình độ, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nguyện vọng cá nhân.
Các giải pháp: Từ những căn cứ trên tôi đã phỏng vấn giáo viên khoa
GDTC trường ĐHSPHN và đã đưa ra các giải pháp ứng dụng cũng thực nghiệm đa
dạng hóa hình thức tập luyện nội, ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn
Cầu lông cho sinh viên trường ĐHSPHN.
- Giải pháp 1: Đa dạng về nội dung và hình thức tổ chức thực hiện giờ học nội
khóa.
Về cơ cấu tổ chức lớp: Có những lớp số lượng sinh viên đông chiếm trên 30
sinh viên/lớp. Số lượng sinh viên đông đã làm cho chất lượng đào tạo bị giảm sút.
Nâng cao hiệu quả giờ học thông qua các lớp:
+ Xác định giờ học: Ra bài tập cho sinh viên luyện tập trên lớp và tự tập
luyện ở nhà.
+ Tăng cường kiểm tra đánh giá bằng cách vào đầu mỗi giờ học kiểm tra lại
những bài tập đã được học trong giờ trước để đánh giá trình độ và ý thức luyện tập
của sinh viên.
Tăng cường rèn luyện kỹ thuật và thể lực nhằm tăng cường sức mạnh đánh
cầu:
+ Kỹ thuật: Bài tập di chuyển trong cầu lông (di chuyển ngang, di chuyển
tiến lùi, di chuyển chéo,...); Phát cầu, kỹ thuật đánh cầu thấp tay, đánh cầu cao
tay, đập cầu và bỏ nhỏ,...
+ Thể lực: Tại lớp (bài tập bật bục cao 40cm, nhảy dây, bật nhảy đánh cầu
vào lá cây,...); Tự rèn luyện (bài tập với tạ tay, với các vật dụng nặng hơn như vợt
tennis, gạch,...).
Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học chính khóa: Tăng cường tổ chức phân
nhóm, tập luyện đồng loạt, tập luyện vòng tròn, hạn chế tối đa phương pháp tập
luyện lần lượt và giảm thiểu thời gian chết, tăng thời gian tập luyện theo nhóm và
từng cá nhân thực hiện. Tích cực áp dụng phương pháp thi đấu tập nhằm nâng cao
kỹ thuật. Tạo điều kiện cho sinh viên tự giác tích cực, tự điều kiển, tự đánh giá và
tham gia đánh giá,.... Giáo viên biết tổ chức một giờ học sinh động, có hiệu quả
bằng cách tổ chức đội hình tập luyện, nhóm tập luyện có sự đan xen giữa sinh viên
khá và sinh viên yếu để các em giúp đỡ nhau trong học tập.
- Giải pháp 2: Đa dạng hóa các loại hình tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông
154
Đa dạng hóa hình thức tập luyện nội, ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập...
Điều kiện thực hiện giải pháp: Nhà trường đầu tư mua lưới chắn gió. Tăng
cường cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện bằng cách: Kẻ thêm một số sân
cầu lông để phục vụ cho việc học chính khóa và ngoại khóa. Xây dựng, nâng cấp hệ
thống đèn sáng phục vụ cho việc tập luyện ngoại khóa thêm vào ban đêm.
Phối hợp với Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức các câu lạc bộ cầu lông cho
sinh viên, tổ chức các giải thi đấu của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.
+ Phối hợp với ký túc xá làm thêm các sân cầu lông, lắp đặt hệ thống chiếu
sáng để tạo điều kiện sinh viên tham gia luyện tập thêm, thành lập câu lạc bộ cầu
lông Ký túc xá.
+ Phối hợp với các khoa trong nhà trường kẻ thêm sân cầu lông tại các khoa,
giúp các khoa thành lập câu lạc bộ cầu lông, trang bị cho các khoa về chuyên môn
như luật thi đấu, kỹ thuật, chiến thuật và phương pháp tập luyện. Tổ chức các giải
thi đấu thường năm tại khoa.
+ Giao lưu thi đấu cầu lông trong hoặc ngoài trường.
+ Thành lập đội tuyển: lớp, khoa, trường.
+ Thành lập các câu lạc bộ cầu lông cho sinh viên có giáo viên chuyên môn
hướng dẫn.
Kết quả thực nghiệm các giải pháp và đánh giá kết quả
* Tổ chức thực nghiệm:
- Đối tượng thực nghiệm: sinh viên K58 trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Lớp thực nghiệm: 37 sinh viên (6 Nam + 31 Nữ).
+ Lớp đối chứng: 50 sinh viên(6 Nam + 44 Nữ).
- Thời gian thực nghiệm: Học kì 2 học môn Cầu lông năm học 2009 - 2010.
Tất cả các sinh viên thuộc nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều được
kiểm tra đánh giá ban đầu và kết thúc thực nghiệm.
* Đánh giá hiệu quả thực nghiệm:
- Hiệu quả về công tác ngoại khóa môn cầu lông:
Bảng 1. Tổng kết công tác ngoại khóa của sinh viên trường ĐHSPHN
Stt
Nội dung
Số lượng chỉ
tiêu ban đầu
Số lượng chỉ
tiêu cuối
1
2
3
4
5
Câu lạc bộ
Sân bãi tập luyện
Sinh viên đi ngoại khóa (87SV)
Thời gian sinh viên ngoại khóa
Giải thi đấu
0
1
15
1
0
2
5
75
3
3
Ghi chú
3 buổi/tuần
155
Ngô Việt Hoàn
- Hiệu quả về kết quả luyện tập môn cầu lông:
+ Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm:
Stt
1
2
3
4
5
6
Bảng 2. Kết quả kiểm tra thành tích 2 nhóm
đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm (Nam sinh viên)
X ĐC
XT N
TBảng
Nội dung kiểm tra
TTính
n=6
n=6
Di chuyển đánh cầu thấp phải
5.3
5.5
0.67
2.228
trái liên tục 10 quả.
Phát cầu 10 quả.
5.0
5.3
0.61
2.228
Đánh cầu cao sâu liên tục về
3.7
4.0
0.54
2.228
cuối sân 10 quả
Đập cầu thuận tay 10 quả
3.8
4.0
1.05
2.228
Nhảy dây đơn 1 phút. Tính số
93
94
1.23
2.228
lần
Di chuyển lên xuống 1 phút
6.1
6.4
0.88
2.228
Bảng 3. Kết quả kiểm tra thành tích 2 nhóm
đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm (Nữ sinh viên)
X ĐC
XT N
TBảng
STT
Nội dung kiểm tra
TTính
n = 44 n = 31
Di chuyển đánh cầu thấp phải
1
4.5
4.8
1.36
1.96
trái liên tục 10 quả.
Phát cầu 10 quả
5.0
5.3
1.76
1.96
2
Đánh cầu cao sâu liên tục về
3
3.7
3.8
0.45
1.96
cuối sân 10 quả
Đập cầu thuận tay 10 quả
4.0
4.2
1.16
1.96
4
Nhảy dây đơn 1 phút. Tính số
84
85
1.89
1.96
5
lần
6
Di chuyển lên xuống 1 phút
5.0
5.2
1.43
1.96
P
0.05
P
0.05
Từ kết quả ở bảng trên bằng phương pháp so sánh hai số trung bình cho ta
thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có sự khác biệt với
TTính < TBảng ở ngưỡng xác suất P = 0, 05. Điều này chứng tỏ thành tích của cả hai
nhóm là tương đương nhau.
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm: Để khẳng định hiệu quả của các giải pháp,
chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích luyện tập của cả nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng. Kết thúc giai đoạn thực nghiệm kết quả thu được được trình bày
ở Bảng 4 và 5:
156
Đa dạng hóa hình thức tập luyện nội, ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập...
Stt
1
2
3
4
5
6
Stt
1
2
3
4
5
6
Bảng 4. Kết quả kiểm tra thành tích 2 nhóm
đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (Nam sinh viên)
X ĐC
XT N
TBảng
Nội dung kiểm tra
TTính
P
n=6
n=6
Di chuyển đánh cầu thấp phải
6,3
8,3
4,25
2,228
trái liên tục 10 quả.
Phát cầu 10 quả
6,5
8,5
6,25
2,228
<0,05
Đánh cầu cao sâu liên tục về
6,7
7,8
5
2,228
cuối sân 10 quả
Đập cầu thuận tay 10 quả
6,5
7,6
5
2,228
Nhảy dây đơn 1 phút. Tính số
115
126
11,7
2,228
lần
Di chuyển lên xuống 1 phút
8,0
12,0
8,0
2,228
Bảng 5. Kết quả kiểm tra thành tích 2 nhóm
đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (Nữ sinh viên)
X ĐC
XT N
TBảng
Nội dung kiểm tra
TTính
n = 44 n = 31
Di chuyển đánh cầu thấp phải
6.3
8.0
10.0
1,96
trái liên tục 10 quả.
Phát cầu 10 quả.
6.5
8.3
10.6
1,96
Đánh cầu cao sâu liên tục về
6.5
7.2
3.2
1,96
cuối sân 10 quả
Đập cầu thuận tay 10 quả
6.2
7.0
3.6
1,96
Nhảy dây đơn 1 phút. Tính số
90
97
12.7
1,96
lần
Di chuyển lên xuống 1 phút
7.0
10.0
13.6
1,96
P
<0.05
Kết quả bảng ở bảng trên cho ta thấy sau một kỳ tập luyện thành tích của cả
hai nhóm đều tăng lên đặc biệt ở nhóm thực nghiệm.
So sánh thành tích của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho thấy các
nội dung đều có TTính > TBảng sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0.05%.
hay nói cách khác thành tích của các nội dung 1,2,3,4,5,6 của nhóm thực nghiệm
cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở ngưỡng xác suất P < 0, 05%.
Bảng 6. Mức độ tăng trưởng về thành tích
của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau một kỳ học tập môn cầu lông
Nhịp độ tăng
WTN
WĐC
trưởng
Nội dung kiểm tra
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
Nam
40,6 46,4 64,4 62,1 29,1 60,9 17,2 26,1 57,7 52,4 21,2 26,9
Nữ
50,0 44,1 61,8 50,0 13,2 63,2 33,3 26,1 54,9 43,1 6,9 33,3
157
Ngô Việt Hoàn
Để so sánh thành tích của cả 2 nhóm một cách chắc chắn hơn, chúng tôi tiến
hành tính nhịp độ tăng trưởng về thành tích của từng nhóm sau quá trình thực
nghiệm (Bảng 6).
Như vậy thành tích của hai nhóm đều có sự gia tăng khẳng định các biện pháp
đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả môn cầu lông của trường ĐHSPHN là hoàn toàn
đúng.
3.
Kết luận
Đa dạng hóa hình thức tập luyện nội, ngoại khóa hết sức quan trọng trong
quá trình đào tạo môn thể chất nói chung và môn cầu lông nói riêng. Đa dạng hóa
hình thức tập luyện còn giúp cho sinh viên tự biết rèn luyện thân thể, phát triển
tài năng thể thao.
Các giải pháp và các hình thức tập luyện đưa ra là hoàn toàn đúng đắn, có
hiệu quả, có tính khả thi. Những giải pháp đa dạng hóa hình thức tập luyện đã
được tiến hành thực nghiệm đã đem lại kết quả cao trong việc nâng cao hiệu quả
học tập môn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Những giải
pháp đa dạng hóa hình thức tập luyện môn Cầu lông trên có thể áp dụng rộng rãi
trong các trường học và các cấp học trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Toán, Lê Văn Lẫm, Phạm Danh Tốn, 1995. Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao. Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.
[2] Nguyễn Đức Văn, 1987. Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao. Nxb Thể
dục Thể thao, Hà Nội.
[3] Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, 1998. Cầu lông. Nxb Thể dục Thể thao, Hà
Nội.
ABSTRACT
Diversified forms of internal training, external courses
to improve academic performance for students being coached
in Badminton in Hanoi National University of Education
The paper points out some shortcomings of studying in Badminton of students
in Hanoi National University of Education including student’s awareness in this
subject, difficulties in weather and facilities etc. The paper also deals with basic
solutions as well as gives students new and diversity forms of internal training,
external courses applied in practicing in Badminton. The results demonstrate that
those solutions are effective and practical.
158