Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập khối ngành kinh tế trường đại học mở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI SINH VIÊN THỰC TẬP KHỐI NGÀNH
KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Mã số:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục và đào tạo

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI SINH VIÊN THỰC TẬP KHỐI NGÀNH
KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
MÃ SỐ:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục và đào tạo


Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lê Văn Nhật Tường Nam, Nữ: Nam
Sinh viên cùng thực hiện: Trần Thị Thu Uyên
Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: QT10A06, Quản trị kinh doanh
Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Bích Phượng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04/2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................4
1.1

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ......................................................................4

1.1.1

Năng lực ......................................................................................................4

1.1.2

Các yếu tố cấu thành năng lực ....................................................................4


1.1.3

Năng lực của sinh viên thực tập ..................................................................6

1.1.4

Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập ............................... 6

1.2

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH VIÊN THỰC TẬP – MƠ

HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................................7
1.2.1

Các tiêu chí đánh giá năng lực sinh viên thực tập.......................................7

1.2.2

Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................10

1.3

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC DOANH NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN

THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM .....................................................12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN. ..........................................14
2.1


XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG.....................................................14

2.2

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU KHẢO SÁT..................................................15

2.3

NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..........................................................................16

2.4

SƠ LƯỢC VỀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
THỰC TẬP KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH .....................................................................................................................22


3.1

ĐÁNH GIÁ VỀ KIẾN THỨC .........................................................................22

3.2

ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ NĂNG ............................................................................28

3.3

ĐÁNH GIÁ VỀ THÁI ĐỘ ..............................................................................35


3.4

MỐI QUAN HỆ THỨ TỰ CỦA 3 YẾU TỐ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ

THÁI ĐỘ. ..................................................................................................................40
3.5

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .....................................................................................45

KẾT LUẬN ...................................................................................................................49


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy mô doanh nghiệp phân theo vốn điều lệ ................................................... 14
Bảng 2.2: Doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp ............................................. 17
Bảng 2.3: Doanh nghiệp phân theo quy mô hoạt động ..................................................... 18
Bảng 2.4: Doanh nghiệp phân theo lĩnh vực hoạt động .................................................... 18
Bảng 2.5: Thống kê các chuyên ngành của sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. ............. 19
Bảng 3.1 Mức độ quan trọng theo yêu cầu của Doanh nghiệp về kiến thức ................ .... 21
Bảng 3.2 Đánh giá về mặt kiến thức phân theo loại hình doanh nghiệp ...................... .... 22
Bảng 3.3 Đánh giá về mặt kiến thức phân theo quy mô doanh nghiệp ........................ .... 24
Bảng 3.4 Mức độ đáp ứng của sinh viên về kiến thức ................................................. .... 26
Bảng 3.5 Mức độ quan trọng theo ý kiến của doanh nghiệp về kỹ năng ..................... .... 27
Bảng 3.6 Mức độ quan trọng và rất quan trọng các tiêu chí kỹ năng của sinh viên
thông qua ý kiến của doanh nghiệp .............................................................................. .... 29
Bảng 3.7: Mức độ đáp ứng của sinh viên theo đánh giá của doanh nghiệp về kỹ năng. .. 30
Bảng 3.8 Mức độ đáp ứng tốt và rất tốt các tiêu chí kỹ năng của sinh viên thơng qua
đánh giá của doanh nghiệp ........................................................................................... .... 32
Bảng 3.9 : Mức độ quan trọng của các tiêu chí thái độ theo ý kiến của doanh nghiệp .... 34

Bảng 3.10 Mức độ quan trọng và rất quan trọng các tiêu chí thái độ của sinh viên
thông qua ý kiến của doanh nghiệp .............................................................................. .... 36
Bảng 3.11 Mức độ đáp ứng các tiêu chí về thái độ của sinh viên theo đánh giá của
doanh nghiệp................................................................................................................. .... 37
Bảng 3.12 Mức độ đáp ứng tốt và rất tốt với yêu cầu thái độ thông qua đánh giá của
doanh nghiệp................................................................................................................. .... 38
Bảng 3.13 Mức độ cần thiết của 3 yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ theo ý kiến của
doanh nghiệp................................................................................................................. .... 40
Bảng 3.14 Mức độ cần thiết các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ theo loại hình
doanh nghiệp................................................................................................................. .... 41
Bảng 3.15 Mức độ cần thiết các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy mô
doanh nghiệp................................................................................................................. .... 42
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu qui mô danh nghiệp trong tổng mẫu khảo sát .................. .... 18
Biểu đồ 3.1 Mức độ quan trọng và rất quan trọng các tiêu chí kỹ năng của sinh viên
thơng qua ý kiến của doanh nghiệp .............................................................................. .... 29


Biểu đồ 3.2 Mức độ đáp ứng tốt và rất tốt các tiêu chí kỹ năng của sinh viên thơng qua
đánh giá của doanh nghiệp ........................................................................................... .... 33
Đồ thị 3.3 Mức độ quan trọng và rất quan trọng các tiêu chí thái độ của sinh viên thơng
qua ý kiến của doanh nghiệp ........................................................................................ .... 36
Biểu đồ 3.4 Mức độ đáp ứng tốt và rất tốt với yêu cầu thái độ thông qua đánh giá của
doanh nghiệp................................................................................................................. .... 38


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
MSSV: Mã số sinh viên
KT – XH: Kinh tế - Xã hội
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
-

Tên đề tài: Khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập khối
ngành kinh tế Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nhật Tường

-

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Uyên

-

Lớp: QT10A06

-

Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Bích Phượng.

Khoa: QTKD

Năm thứ: 4


Số năm đào tạo: 4

2. Mục tiêu đề tài: Đo lường mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của
sinh viên thực tập khối ngành kinh tế Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
so với yêu cầu của doanh nghiệp.
3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài có hướng tiếp cận tiên phong trong việc khảo sát
đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập khối ngành kinh tế của
Trường Đại học Mở TP.HCM.
4. Kết quả nghiên cứu: Thông qua kết quả khảo sát, sinh viên khối ngành kinh tế
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng ở mức trung bình về kiến
thức, kỹ năng và thái độ so với yêu cầu của doanh nghiệp.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài: Kết quả đo lường được mức độ đáp ứng của sinh
viên thực tập khối ngành kinh tế Trường Đại học Mở Thành phố Hồ chí Minh là cơ
sở thực tế giúp nhà trường tham khảo kết quả đào tạo của mình, đồng thời có định
hướng cho công tác này phù hợp với yêu cầu xã hội.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Ngày 05 tháng 04 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện dề tài:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày 05 tháng 04 năm 2014
Xác nhận của đơn vị

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM
CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Lê Văn Nhật Tường
Sinh ngày: 21 tháng 09 năm 1992
Nơi sinh: Gò Cơng Tây – Tiền Giang
Lớp: QT10A06
Khóa: 2010-2014
Khoa: Quản trị kinh doanh
Địa chỉ liên hệ: 325/34/24H Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: 0985201121

Email:


II. Q TRÌNH HỌC TẬP
Năm thứ 1:
Ngành học:
Khoa: Quản trị kinh doanh
Kết quả xếp loại học tập: Khá (TB: 7.89)
Sơ lược thành tích:
Năm thứ 2:
Ngành học:
Khoa: Quản trị kinh doanh
Kết quả xếp loại học tập: Khá (TB: 7.95)
Sơ lược thành tích:
Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh doanh quốc tế Khoa: Quản trị kinh doanh
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi (TB: 8.18)
Sơ lược thành tích:
Năm thứ 4:
Ngành học: Kinh doanh quốc tế Khoa: Quản trị kinh doanh
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi (TB 8.20)
Sơ lược thành tích:
Ngày 05 tháng 04 năm 2014
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vào ngày 16/02/2011 Đại hội Đảng XI đã thông qua Chiến lược phát triển kinh
tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Đảng và nhà nước ta đã xác định đến năm
2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, điều đó càng
thể hiện quyết tâm trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực
chất lượng cao (Trung, 04/10/13). Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực được đào tạo
từ các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp phần lớn không đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp. “Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích
chính sách thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội thực hiện với gần 3.000 cựu sinh viên thuộc 5 khóa khác nhau ra trường từ năm
2006 đến năm 2010 (đã trên 3 năm) của 3 trường đại học lớn: Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế cho thấy những con
số báo động. Có đến 26,2% số cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm
việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ cơng việc gì tạo ra thu nhập, khơng nhất
thiết phải đúng với trình độ, chun ngành đào tạo. Kết quả khảo sát của Viện Công
nghệ thông tin đăng trên báo điện tử Vnexpress ngày 09-10-2013, cũng cho thấy, có
72% số sinh viên ngành cơng nghệ thông tin thiếu kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu
kỹ năng làm việc nhóm, 100% khơng biết lĩnh vực hành nghề là gì. Đặc biệt, đối với
sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và hơn
80% lập trình viên phải đào tạo lại. Năm 2013, theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới
đối với 350 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cho thấy, phần
lớn các doanh nghiệp phàn nàn là họ gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác tuyển
dụng. Có tới 82,9% số lao động chun mơn hoặc kỹ năng cao khơng đáp ứng được
những địi hỏi về kỹ năng của người tuyển dụng lao động.” (Đường, 9/1/2014).
Từ những con số báo động trên cho thấy một thực trạng nguồn nhân lực được
đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp phần lớn khơng đáp ứng
được u cầu của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo
lại; cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động,
nhất là sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp sau
khi tốt nghiệp ra trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên mà còn

-1-


ảnh hưởng một phần không nhỏ đến các đơn vị đào tạo. Đặc biệt năng lực của sinh
viên thuộc khối ngành kinh tế đã đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hiện nay hay
chưa vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Vì vậy, sinh viên cần hiểu rõ được đánh giá của
doanh nghiệp và lượng hóa được những tiêu chí nào là quan trọng phù hợp với giai
đoạn kinh tế hiện nay để tự mình có thể trao dồi năng lực cần thiết nhằm hồn thiện
bản thân thơng qua chương trình học trên trường và cả trong đời sống. Bên cạnh đó,
giáo dục đại học, cao đẳng cần hướng tới năng lực mà sinh viên thu nạp được sau bốn
năm học. Cần phải có sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu của xã hội.
Phải xác định rõ các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần gì, để hướng tới mục tiêu đào
tạo, cải tiến chương trình dạy và học cho phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay và nâng
cao vị thế của trường trong nhìn nhận của các doanh nghiệp. Đây cũng chính là vấn đề
cấp thiết cần được nghiên cứu hiện nay đối với nhiều trường đại học, cao đẳng của
nước ta nói chung và Trường Đại học Mở TP.HCM nói riêng.
Nhận thức thực trạng trên, một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM như: Đại
học Kinh tế TP. HCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Công nghiệp Tp. HCM, ... đã từng
thực hiện việc khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên của trường nhằm
làm cơ sở nâng cao chất lượng giảng dạy của trường nhằm đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện khảo sát dựa trên các sinh viên đã tốt nghiệp sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong q trình tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó, sinh viên
ngành kinh tế là nguồn nhân lực phục vụ cho nền kinh tế của đất nước. Kinh tế là
ngành quan trọng cho sự phát triển của xã hội, là ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
đên sự phát triển mọi mặt của nhiều ngành nghề khác liên quan. Do đó, việc cần có
một cuộc khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập khối ngành
kinh tế Trường Đại học Mở TP.HCM là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, để đáp ứng mong muốn hiểu rõ mức độ đạt được và chưa đạt được
về kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên khi tham gia thực tập so với yêu cầu của
doanh nghiệp. Và thông qua những đánh giá của doanh nghiệp có thể giúp các sinh

viên nhận định lại được những mặt được đánh giá tốt và chưa tốt từ đó có cơ sở tiếp tục
hồn thiện hơn kiến thức, kĩ năng, thái độ của mình nhằm làm tiền đề cho việc ứng
tuyển các vị trí tuyển dụng của các nhà tuyển dụng sau này. Bên cạnh đó, đây cũng là
một tài liệu tham khảo giúp ban lãnh đạo nhà trường điều chỉnh, cải tiến chương trình,
-2-


nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo hướng đào tạo gắn liền với nhu cầu xã
hội.
2. Mục tiêu của đề tài
Đo lường mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên thực tập
khối ngành kinh tế Trường Đại học Mở TP.HCM so với yêu cầu của doanh nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp: tìm kiếm, thu thập các tài liệu bao gồm
các đề tài, sách, báo, thông tin từ nguồn internet,….có liên quan. Phân tích, tổng hợp
các tài liệu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Khảo sát doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn: Thực hiện gửi bảng
khảo sát đến doanh nghiệp, cơng ty có tiếp nhận sinh viên khối ngành kinh tế Trường
Đại học Mở TP.HCM tham gia thực tập trong học kì 1 năm học 2013-2014. Những dữ
liệu thu thập được trong cuộc khảo sát là căn cứ chính cho việc dùng phần mềm SPSS
để xử lý dữ liệu, phân tích kết quả đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực
tập khối ngành kinh tế của Trường Đại học Mở TP.HCM.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến là đánh giá của doanh nghiệp đối với
sinh viên thực tập khối ngành kinh tế Trường Đại học Mở TP.HCM.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, đề tài chỉ khai thác việc đánh giá của
doanh nghiệp về kiến thức, kĩ năng và thái độ của sinh viên khối ngành kinh tế (bao
gồm các chuyên ngành kinh doanh quốc tế, quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản

trị du lịch, tài chính - ngân hàng và kế tốn) tham gia thực tập thực tế tại doanh nghiệp
của sinh viên năm 4 trong học kì 1 năm học 2013-2014 của Trường Đại học Mở TP.
HCM.

-3-


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1 Năng lực
Năng lực là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo
trường phái tâm lý học năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù
hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành
có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. (Thủy & Uẩn, 1998)
Ngoài ra năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế Phát triển (OECD) từng xác định
năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công
nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. (Khanh, 2013)
Nói cách khác theo hai hướng tiếp cận trên, năng lực được xem là sự tổ hợp của
rất nhiều thuộc tính, khả năng của cá nhân nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ công
việc của mình. Tuy nhiên, việc xác định các giá trị thuộc về khả năng, thuộc tính của
cá nhân cịn rất rộng, nó bao gồm tất cả những gì phù hợp với yêu cầu của một hoạt
động nhất định. Do đó, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả xét tiếp khái
niệm của Bernard Wynne.
Theo Bernard Wynne cho rằng “năng lực là một tập hợp các kỹ năng, kiến thức,
hành vi thái độ được cá nhân tích luỹ và sử dụng để đạt được kết quả theo yêu cầu
công việc” (Bernard Wynne, 1997). Dựa theo quan niệm của Bernard Wynne, năng
lực của một cá nhận là sự tập hợp của các yếu tố về kỹ năng, kiến thức và thái độ được
sử dụng để hồn thành cơng việc có kết quả tốt.
Theo hướng tiếp cận của đề tài, nhóm tác giả sử dụng quan điểm năng lực của
Bernard Wynne. Vì vậy, trong nghiên cứu này, năng lực được quan niệm là tập hợp

các kiến thức, những kỹ năng và thái độ trong cơng việc của cá nhân đó nhằm giúp
họ thực hiện có kết quả tốt các cơng việc của mình.
1.1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực
Cho rằng năng lực của con người được đánh giá dựa trên kiến thức, kỹ năng và
thái độ biểu hiện trong công việc. Các khái niệm sau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
kiến thức, kỹ năng và thái độ cấu thành nên năng lực của một cá nhân.
Kiến thức
-4-


Đại từ điển Tiếng Việt xác định kiến thức là những điều hiểu biết do tìm hiểu,
học tập mà nên.(Ý, 1998).
“Kiến thức: là những hiểu biết chung hoặc chuyên ngành của một cá nhân cần
thiết để đảm nhiệm một vị trí lao động nào đó”. (Batal, 2002)
Thơng qua ý kiến từ 2 khái niệm trên, kiến thức bao gồm những hiểu biết chuyên
ngành của cá nhân và những kiến thức khác có ích cho cơng việc. Kiến thức là yếu tố
được tích lũy từ q trình học tập, đào tạo và sự quan sát, học hỏi của cá nhân trong
quá trình tiếp xúc với cơng việc. Từ đấy cho thấy, kiến thức chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
yếu tố học vấn, kinh nghiệm cũng như những định hướng trong suy nghĩ nghề nghiệp
của cá nhân nhằm đáp ứng việc hoàn thành tốt một vị trí cơng việc cụ thể nào đó.
Kỹ năng trong cơng việc
Kỹ năng của một cá nhân trong công việc là “sự nắm vững cách sử dụng các
công cụ, các kỹ thuật hay các phương pháp cần thiết để thực hiện một hoạt động cụ thể
nào đó.” (Batal, 2002)
Ngoài ra, Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên cũng cho rằng kỹ
năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế.
Vì vậy, kỹ năng có mối liên hệ rất lớn với kiến thức của một cá nhân. Kỹ năng
được xem là yếu tố hỗ trợ cho kiến thức, cùng với kiến thức tích lũy cá nhân quyết
định độ hiệu quả của công việc. Ngược lại với kiến thức, kỹ năng mang yếu tố thực
hành, vận dụng, mang tính đặc thù nghề nghiệp cao. Vì vậy, tùy từng lĩnh vực, vị trí

cơng việc mà u cầu cá nhân cần có những kỹ năng khác nhau. Kỹ năng cho sinh viên
khối ngành kinh tế cũng sẽ được đề cập ở phần sau của đề tài.
Thái độ nghề nghiệp
Thái độ nói một cách tổng quát là những “mặt biểu hiện bề ngoài của ý thức,
tình cảm đối với ai hay việc gì, thơng qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động”
hay “ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng nào trước sự
việc, vấn đề gì” (Ý, 1998)
Xét trong bối cảnh công việc “ thái độ hành vi là cách hành động phù hợp để
thực hiện một cấp độ việc làm cụ thể” (Batal, 2002)
Vì vậy, thái độ của cá nhân trong cơng việc có ảnh hưởng đến ý thức làm việc, là
cách cư xử, suy nghĩ nhằm hướng đến việc hành động trước một vấn đề trong công
-5-


việc. Thái độ cùng với kiến thức và kỹ năng trong công việc là những yếu tố giúp thể
hiện năng lực của cá nhân trong việc giải quyết tốt một vị trí lao động nào đó.
1.1.3 Năng lực của sinh viên thực tập
Năng lực của sinh viên thực tập là những năng lực mà cá nhân sinh viên có được
trong thời gian học tập, đào tạo từ trường đại học, cao đẳng trước khi tham gia vào môi
trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Như đã được phân tích ở khái niệm năng lực,
thì năng lực của sinh viên thực tập được xem là sự tổng hợp toàn bộ các yếu tố kiến
thức, kỹ năng và thái độ của cá nhân sinh viên tích lũy trong q trình học tập tại
trường đại học và trong thời gian thực tập thực tế được sử dụng nhằm hồn thành u
cầu cơng việc.
1.1.4 Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập
Để làm rõ đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập ta lần lượt xét
các khái niệm đánh giá sau:
Theo từ điển Tiếng Việt, đánh giá được hiểu là “Nhận xét, bình phẩm về giá trị.”
(Ý, 1998). Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Bá Kim cho rằng: “Đánh giá là quá trình hình
thành những nhận định, phán đốn về kết quả cơng việc, dựa vào sự phân tích những

thơng tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất
những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và
hiệu quả công việc” (Kim, 2002)
Jean Marie Deketele (1989) : “Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thơng
tin đủ thích hợp, có giá trị và đủ tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp
thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay
điều chỉnh trong quá trình thu thập thơng tin; nhằm ra một quyết định”
Vì vậy, muốn đánh giá năng lực của cá nhân thì địi hỏi phải xem xét chúng trong
hoạt động cụ thể. Đối với sinh viên tham gia thực tập tại doanh nghiệp, năng lực được
đánh giá thông qua việc theo dõi, tiếp xúc và quan sát tiến trình thực hiện cơng việc
được giao so với những tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định mà từng doanh nghiệp yêu cầu.
Suy cho cùng, khái niệm đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập
trong đề tài này được hiểu là những nhận định, phán đoán của doanh nghiệp về sự phù
hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ của cá nhân sinh viên trong quá trình thực

-6-


hiện cơng việc so với những tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định theo yêu cầu đề ra của
doanh nghiệp.
Vì vậy các tiêu chí cho việc đánh giá các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ của
sinh viên thực tập trong công việc xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị tiếp
nhận sinh viên.

1.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH VIÊN THỰC TẬP – MƠ
HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực sinh viên thực tập
Để xác định các tiêu chí đánh giá sinh viên, có một số cách tiếp cận khác nhau
như theo tiêu chí đánh giá của các nhà nghiên cứu giáo dục, theo quan điểm từ các
trường đại học, theo tiêu chí đánh giá của người sử dụng lao động. Xuất phát từ mục

đích của nghiên cứu này, tác giả xem xét các tiêu chí đánh giá này từ người sử dụng
lao động, tức từ yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.


Kiến thức
Yếu tố kiến thức được hiểu là những hiểu biết chung hoặc chuyên ngành của một

cá nhân cần thiết để thực hiện công việc được giao tại doanh nghiệp trong q trình
thực tập. Bên cạnh đó, kiến thức là q trình tích lũy từ học tập, đào tạo, công việc và
sự quan sát, học hỏi của cá nhân. Kiến thức chịu ảnh hưởng của yếu tố học vấn, kinh
nghiệm cũng như định hướng cá nhân. Những kiến thức có được thơng qua học tập,
đào tạo có thể xác định và định thành tiêu chuẩn, riêng với những kiến thức liên quan
khác từ kinh nghiệm, quan sát, học hỏi bản thân rất khó xác định. Dựa vào đặc trưng
này của đối tượng hướng đến là sinh viên thực tập khối ngành kinh tế được đào tạo tại
Trường Đại học Mở TP.HCM, vì vậy những kiến thức có được thơng qua việc học tập,
đào tạo được dựa vào chuẩn đầu ra của nhà trường đối với sinh viên khối ngành kinh
tế khi ra trường bao gồm các kiến thức chung sau:
 Kiến thức đại học đại cương cơ bản,
 Kiến thức về kinh tế - xã hội
 Kiến thức chuyên mơn.
Vì vậy, ba loại kiến thức trên được sử dụng làm các tiêu chí đánh giá cho yếu tố
kiến thức của sinh viên thực tập khối ngành kinh tế Trường Đại học Mở TP.HCM
tham gia thực tập tại doanh nghiệp.
-7-




Kỹ năng và thái độ
Những kỹ năng và thái độ được sử dụng đánh giá xuất phát từ yêu cầu của nhà


tuyển dụng. Vì vậy, kết quả của một số nghiên cứu sau được nghiên cứu để sử dụng
cho đề tài này.
Đầu tiên, nghiên cứu “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với
sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế: Ứng dụng phương pháp phân
tích nội dung” của tiến sĩ Vũ Thế Dũng, Trần Thanh Tịng (Khoa Quản lý cơng nghiệp
Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, năm 2009) (Dũng & Tòng, 2009) thì những kỹ
năng mà nhà tuyển dụng, doanh nghiệp đang kỳ vọng từ nhóm ứng viên ngành quản
lý/ kinh tế được tác giả chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: là nhóm kỹ năng cơ bản gồm 4 kỹ năng chính:
 Giao tiếp
 Ngoại ngữ
 Tin học văn phòng.
 Làm việc độc lập.
Nhóm 2: nhóm giá trị gia tăng gồm 8 kỹ năng chính.
 Tổ chức
 Quản lý
 Phân tích
 Làm việc nhóm
 Tin học chun ngành.
 Truyền thơng.
 Hoạch định
 Đàm phán
Nhóm 3: nhà lãnh đạo tương lai
 Tổ chức nguồn nhân lực.
 Xây dựng và phát triển quan hệ.
 Tổng hợp.
 Lãnh đạo.
 Ra quyết định.
-8-



Thứ 2, nghiên cứu “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với sinh
viên tốt nghiệp Đại học” của Nguyễn Thanh Ngọc năm 2012 (Ngọc, 2012) cũng đưa ra
được các kỹ năng cơ bản mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở sinh viên mới tốt nghiệp đại
học hiện nay.
Theo phương pháp nghiên cứu của tác giả đề tài thông qua việc khảo sát thực tế 300
mẫu tin tuyển dụng từ Vietnamworks xuất hiện 20 kỹ năng theo yêu cầu của nhà tuyển
dụng và được chia làm 3 nhóm: (1) nhóm kỹ năng về chun mơn, (2) nhóm kĩ năng
mềm, (3) nhóm kỹ năng về quản lý.
Trong đó:
Nhóm kỹ năng chun ngành gồm:
 Trình độ ngoại ngữ
 Trình độ tin học
 Học đúng ngành nghề
 Thành thạo các phần mềm liên quan chuyên ngành
Nhóm kĩ năng mềm gồm:
 Trung thực
 Cẩn thận/ chăm chỉ
 Nhiệt tình
 Tinh thần trách nhiệm
 Năng động, tự tin, sáng tạo
 Tư duy làm việc độc lập
 Làm việc nhóm
 Chịu được áp lực công việc
 Giao tiếp tốt
 Khả năng thu thập thơng tin
 Tinh thân cầu tiến
 Thích ứng nhanh mơi trường làm việc
Nhóm kỹ năng quản lý:

 Phân tích vấn đề
 Đàm phán, thuyết trình
-9-


 Tổ chức, sắp xếp kế hoạch công việc
 Giải quyết tình huống
Dựa trên sự tương đồng của 2 nghiên cứu trên, quan niệm về kỹ năng cũng như
thái độ của đề tài này kết hợp với những yêu cầu chung trong chuẩn đầu ra đối với
sinh viên các khối ngành kinh tế của Trường Đại học Mở TP.HCM, tác giả sử dụng
làm các tiêu chí nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài:
 Trình độ ngoại ngữ
 Trình độ tin học văn phịng
 Khả năng giao tiếp
 Khả năng làm việc nhóm
 Khả năng làm việc độc lập
 Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
 Kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề
 Kỹ năng đàm phán (thương lượng)/ thuyết trình
 Kỹ năng truyền thông thông tin hiệu quả
 Kỹ năng chịu được áp lực cơng việc
 Khả năng hội nhập, thích nghi với mơi trường làm việc
 Sự tự tin.
 Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn, hồn thiện
bản thân
 Nhiệt tình trong cơng việc
 Tơn trọng kỷ luật, nội quy doanh nghiệp
 Quan hệ cộng tác tốt với đồng nghiệp
 Trách nhiệm trong công việc được giao
1.2.2 Mơ hình nghiên cứu


-10-


Từ các tiêu chí đánh giá đã phân tích ở trên, nhóm đã lập mơ hình nghiên cứu như
sau:
Kiến thức đại cương cơ bản

Kiến thức cơ bản về KT-XH

Đánh giá doanh
nghiệp

Kiến thức chun mơn

Kiến thức
Năng lực ngoại ngữ
Trình độ tin học văn phòng
Khả năng giao tiếp
Khả năng làm việc độc lập

Khả năng phân tích, đánh giá

Năng
lực

Kỹ năng

Kỹ năng làm việc nhóm


Kỹ năng tổ chức cơng việc hiệu quả

Kỹ năng truyền thông thông tin hiệu quả

Khả năng quản lý áp lực cơng việc

Kỹ năng thương lượng/ thuyết trình

Khả năng hội nhập, thích nghi với mơi
trường làm việc.

Sự tự tin
Quan hệ cơng tác tốt với đồng nghiệp

Thái độ
Tôn trọng kỷ luật, nội quy doanh nghiệp

Nhiệt tình trong cơng việc
Trách nhiệm trong cơng việc được giao

Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi nhằm
nâng cao chun mơn, hồn thiện bản thân

-11-


1.3

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC DOANH NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN


THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
Đánh giá năng lực của người học là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học.
Đánh giá năng lực của người học được xem là một hoạt động cuối cùng cho một chu
trình và cũng là điểm khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo ở mức độ cao hơn.
Đánh giá chính xác năng lực của người học thường xuyên, liên tục sẽ giúp cơ sở đào
tạo cũng như học viên được đào tạo nhìn nhận được thực chất kết quả của quá trình
dạy - học, những tồn tại, nguyên nhân và đó là cơ sở thực tiễn để người dạy và người
học điều chỉnh quá trình dạy - học đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, năng lực sinh viên là thông số đặc trưng của chất lượng giáo dục đại
học. Không thể đánh giá chất lượng giáo dục chỉ qua những chỉ báo số lượng như là đã
đào tạo được 3.000 sinh viên, đạt chỉ tiêu tốt nghiệp 100%; 70% tốt nghiệp loại khá,
20% tốt nghiệp loại trung bình...; hoặc vào số sinh viên đoạt các giải trong các kỳ
thi.... mà chất lượng đào tạo nên được nhìn nhận trong thực tiễn đáp ứng yêu cầu của
xã hội hay chưa như GS.TSKH Nguyễn Minh Đường đề cập trong bài viết “Cần thiết
lập mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp” (Đường, 9/1/2014). Từ những
nhìn nhận trong thực trạng nguồn nhân lực được đào tạo từ các trường đại học, cao
đẳng phần lớn không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp càng thúc đẩy các cơ sở
giáo dục, các trường đại học, cao đẳng thực hiện việc đào tạo gắn liền với thực tiễn
nhu cầu xã hội hơn nữa. Chính điều này càng thể hiện rõ hơn vai trị của việc hiểu và
biết được đánh giá của đơn vị tuyển dụng đối với sinh viên của đơn vị đào tạo. Mặc
khác, ngày 22/10/2013 tại hội thảo Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát
triển kinh tế, vần đề này đã được đưa ra thảo luận. Trước thực tế này, Thạc sĩ Ngô Thị
Thanh Tùng cho rằng cần có những cuộc khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng với công
việc của sinh viên tốt nghiệp đại học qua ý kiến người sử dụng lao động, nhằm cung
cấp thông tin cho các trường đại học, các nhà quản lý giáo dục. (Hồng, 23/10/2013)
Chính thực tế trên nên việc thu thập ý kiến đánh giá của doanh nghiệp đối với
sinh viên Đại học Mở TP.HCM là rất cần thiết, đặc biệt là thời điểm sinh viên tham gia
thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Từ đây, sinh viên kết thúc q trình thực tập có thể
nhìn nhận lại những thiếu sót của bản thân và nhanh chóng trau dồi thêm những yếu tố
-12-



cần thiết; những sinh viên đang theo học tại trường cũng có thể xem đây như là một tài
liệu tham khảo để biết rõ những yêu cầu chủ yếu hiện nay của hầu hết các doanh
nghiệp, từ đó rèn luyện, bổ sung những mặt còn yếu kém, nâng cao năng lực bản thân.
Mặt khác việc đánh giá sinh viên Trường Đại học Mở TP.HCM được thực hiện thông
qua ý kiến các doanh nghiệp - đơn vị sử dụng lao động , nên rất cần thiết cho ban lãnh
đạo Nhà trường sử dụng vào quá trình cải tiến chương trình đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, đáp ứng được những yêu cầu giáo dục gắn với nhu cầu xã hội như
hiện nay.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài đã trình bày một số khái niệm, ý kiến liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như: năng lực, các yếu tố cấu thành năng lực, kiến thức, kỹ năng và thái
độ, quan điểm đánh giá đã góp phần làm rõ được vấn đề nghiên cứu. Theo đó, đánh
giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập được hiểu là những nhận định, phán
đoán của doanh nghiệp về sự phù hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ của cá
nhân sinh viên trong quá trình thực hiện cơng việc so với những tiêu chí, tiêu chuẩn
nhất định theo yêu cầu đề ra của doanh nghiệp.
Ngoài ra, dựa trên căn cứ các nghiên cứu có liên quan, quan điểm của đề tài và
yêu cầu trong chuẩn đầu ra cho sinh viên khối ngành kinh tế Trường Đại học Mở
TP.HCM nhằm xác định các tiêu chí cho việc đánh giá các yếu tố kiến thức, kỹ năng
và thái độ của sinh viên thực tập trong cơng việc. Từ đó mơ hình nghiên cứu được đưa
ra.
Bên cạnh đó, phần nội dung chương 1 cũng trình bày được sự cần thiết của việc
đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập của Trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh.

-13-



CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
2.1 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG
Bảng khảo sát soạn sẵn được xem là công cụ đo lường duy nhất của nghiên cứu
này được thiết kế để thu thập đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập
khối ngành kinh tế Trường Đại học Mở TP.HCM.
Như đã trình bày ở phần trên, việc phân tích và sử dụng các quan điểm khác nhau
về những thành tố cấu thành năng lực của người lao động kết hợp với q trình phân
tích và tổng hợp kết quả các nghiên cứu, sử dụng những yêu cầu trong chuẩn đầu ra
của Trường Đại học Mở TP.HCM là tham khảo quan trọng hình thành nên các tiêu chí
đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập khối ngành kinh tế. Bên cạnh đó,
dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu mà bảng hỏi soạn sẵn được thiết kế gồm các
phần như sau:
-

Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp bao gồm tên, loại hình doanh nghiệp,

quy mơ hiện tại và lĩnh vực hoạt động.
+ Về loại hình doanh nghiệp: nhóm nghiên cứu đã dựa theo hình thức sở hữu tài
sản để chia các doanh nghiệp thành hai loại hình chính là doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm cả doanh nghiệp có 100%
vốn đầu tư nước ngồi) tham khảo từ luật doanh nghiệp 2005.
+ Về quy mô doanh nghiệp: căn cứ theo vốn điều lệ tham khảo theo nghị định
số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009, theo đó nghiên cứu chia quy
mơ doanh nghiệp theo bảng sau:
Bảng 2.1: Quy mô doanh nghiệp phân theo vốn điều lệ
Quy mô Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn
Khu vực
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản; Công
nghiệp và xây

dựng
Thương mại và
dịch vụ

Dưới 20 tỷ đồng

Từ 20 tỷ đến 100
tỷ đồng

Trên 100 tỷ đồng

Dưới 10 tỷ đồng

Từ 10 tỷ đến 50
tỷ đồng

Trên 50 tỷ đồng

+ Về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu phân theo nguyên tắc
phân ngành tại Vietstock như sau:
-14-


 Sản xuất (sản xuất thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, da giầy, hóa
chất, dược phẩm, thiết bị điện - điện tử - viễn thông,…)
 Thương mại (Bán sỉ, bán lẻ)
 Cơng nghệ - Truyền thơng
 Tài chính và bảo hiểm (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán,
kiểm toán)
 Vận tải, kho bãi

 Thuê và cho thuê (dịch vụ thuê và cho thuê các sản phẩm, phương tiện,
máy móc, thiết bị)
 Dịch vụ lưu trú và ăn uống (Nhà hàng, Khách sạn,…)
 Dịch vụ Chuyên môn - Khoa học - Kĩ thuật (dịch vụ Pháp lý, tư vấn,
kiến trúc, tư vấn quảng cáo, quan hệ cộng đồng,…)
 Dịch vụ hỗ trợ ( du lịch, an ninh, kiểm định, Hành chính, xử lý và tái chế
nước thải,…)
 Nghệ thuật và dịch vụ giải trí
 Xây dựng và bất động sản
 Giáo dục và đào tạo
 Hành chính cơng (Cơ quan hành chính có nhiệm vụ thực thi các chính
sách của chính phủ)
-

Phần 2: Thơng tin chung về sinh viên thực tập tại doanh nghiệp: số lượng và

chuyên ngành của sinh viên Đại học Mở TP.HCM thực tập tại doanh nghiệp.
-

Phần 3: Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập Trường Đại học

Mở TP.HCM. Phần này được dùng để hỏi các doanh nghiệp về mức độ quan trọng
từng tiêu chí đối với doanh nghiệp, mức độ đáp ứng của sinh viên thực tập so với yêu
cầu của doanh nghiệp và được chia làm 5 mức độ.

2.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU KHẢO SÁT
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thực hiện lấy
mẫu khảo sát.
Các doanh nghiệp được cân nhắc gửi bảng hỏi dựa vào danh sách các doanh
nghiệp mà sinh viên tham gia thực tập được thống kê từ phiếu thu thập thông tin sinh

viên (chuyên ngành kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, quản trị marketing, quản trị
-15-


×