Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

nghiên cứu phát triển bền vững và giải pháp cho du lịch biển cồn bửng bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH
BIỂN CỒN BỬNG - BẾN TRE

Mã số đề tài: 15
Thuộc nhóm ngành khoa học: Du lịch

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢI
PHÁP CHO DU LỊCH
BIỂN CỒN BỬNG-BẾN TRE
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Mã số đề tài:15
Thuộc nhóm ngành khoa học: Du lịch
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Liên
Dân tộc: Kinh



Giới tính: Nữ

Lớp: QT11A02

Khoa: Quản trị kinh doanh

Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế
Người hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
----------------

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển bền vững biển Cồn Bửng-Bến Tre và giải pháp
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Liên
- Lớp: QT11A02
Khoa: QTKD
Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc
2. Mục tiêu đề tài:
- Xác định mối liên hệ giữa phát triển du lịch bền vững và đời sống của các hộ dân tại
địa phương

- Phân tích các tiêu chí tác động đến vấn đề phát triển du lịch bền vững, đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững du lịch biển Cồn Bửng, Bến Tre.
3. Tính mới và sáng tạo:
4. Kết quả nghiên cứu:
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
Ngày 8 tháng 04 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài:
Ngày
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

tháng

năm

Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)


BỘ DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

----------------

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Thị Yến Liên
Sinh ngày: 6/11/1993
Nơi sinh: Lâm Đồng
Lớp:

QT11A02

Khóa: 2011

Khoa: Quản trị kinh doanh
Địa chỉ liên hệ: 57/ 64 Hồ Thị Kỷ, Phường 1, Quận 10, TPHCM
Điện thoại: 0933439177

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
 Năm thứ 1:

Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh


Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: 8.26
 Năm thứ 2:

Ngành học: Quản trị kinh doanh
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: 8.24

Khoa: Quản trị kinh doanh


 Năm thứ 3:

Ngành học : Quản trị kinh doanh Quốc tế

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi- HK1
Sơ lược thành tích: 8.31
 Năm thứ 4:

Ngành học: Khoa: Quản trị kinh doanh
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
Ngày 8 tháng 04 năm 2014
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững biển Cồn Bửng - Bến
Tre dựa trên trải nghiệm thực tế tại địa phương”. Nhóm đã nhờ rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ
trợ về tập huấn, hướng dẫn và kinh phí thực hiện đề tài từ nhà trường và khoa QTKD.
Nhóm xin gửi lời cảm ơn đến trường ĐH Mở- TPHCM & khoa Quản trị kinh doanh.
Chân thành cảm ơn cô Trương Mỹ Diễm- Giảng viên khoa QTKD chuyên ngành KDQT
đã giúp chúng nhóm biết đến nghiên cứu khoa học, cung cấp các thông tin, trợ giúp, tư
vấn và ủng hộ tinh thần cho nhóm trong quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Quỳnh Ngọc- Giảng viên khoa du lịch- Giáo viên hướng
dẫn đề tài cho nhóm. Cảm ơn cô vì đã giành thời gian tranh luận và trao đổi rất nhiều để
đi đến lựa chọn đề tài, cung cấp phương thức, cách thức thực hiện đề tài. Giải đáp thắc
mắc mà nhóm chưa giải quyết được, động viên tinh thần và ủng hộ cho nhóm. Trong quá
trình làm đề tài: Do một số lý do khách và chủ quan, nhóm đã chuyển sang định hướng
phân tích mối liên hệ giữa phát triển du lịch bền vững và đời sống của nhân dân địa
phương, thay vì trước đây đi theo hướng tính toán sức chứa điểm đến. Nên có thiếu sót
mong cô thông cảm cho nhóm.
Chân thành cảm ơn hội đồng, các thầy cô trong quá trình xây dựng, thực hiện đề tài đã tổ
chức các buổi tập huấn, gửi tài liệu nhằm hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng văn bản, phân tích
số liệu…
Vì đề tài còn nhiều hạn chế, cần nghiên cứu, điều chỉnh và bổ sung nhiều hơn nữa nên
không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ hội đồng
và khoa giúp đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được thông qua các dữ

liệu thứ cấp (các nội dung lý thuyết, báo chí, các báo cáo khoa học về phát triển du lịch
bền vững…), thông tin sơ cấp: các cuộc phỏng vấn sâu các hộ gia đình, bí thư ấp, khảo
sát ý kiến người dân địa phương trong khu vực và quan sát thực tế tại biển Cồn Bửng,
Ấp 8, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Sử dụng phương pháp luận “ Tìm hiểu
mối liên hệ giữa phát triển du lịch bền vững với đời sống của nhân dân địa phương”, từ
đó nhận ra tìm năng du lịch tại vùng, đề xuất các ý kiến và giải pháp. Đề tài chia làm 4
nhóm các tiêu chí phân tích về thực trạng đời sống nhân dân địa phương gồm: kinh tế, cơ
sở hạ tầng, môi trường và quản lý của nhà nước để thăm dò thông tin, đo lường các yếu
tố tác động, xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững các hoạt động du lịch tại địa
phương.
Kết quả dựa trên đo lường, phân tích các tiêu chí cho thấy: tỷ lệ người dân địa phương
hài lòng với định hướng phát triển du lịch biển của khu vực là rất cao, ý thức bảo vệ môi
trường và tài nguyên của các hộ gia đình, địa phương được đánh giá tốt, khu vực tham
quan đảm bảo an ninh và an toàn. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong quản lý bảo vệ
môi trường biển, cơ sở hạ tầng, nhận thức của địa phương về tương lai khi các hầm chứa
rác chưa có cách xử lý, nước sinh hoạt bị nhiễm mặn…


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2

3.


Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4

4.

Nguồn tư liệu ......................................................................................................... 4

5.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4

6.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 5

7.

Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ............... 6
1.1.

Xác định vấn đề nghiên cứu................................................................................... 7

1.2.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................................ 7

1.3.

Xác định thành phần thiết kế nghiên cứu............................................................... 8


1.4.

Viết đề cương cấu trúc ......................................................................................... 10

1.5.

Thu thập thông tin dữ liệu .................................................................................... 10

1.6.

Xử lý, phân tích dữ liệu ....................................................................................... 10

1.7.

Giải thích kết quả và viết báo cáo ........................................................................ 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 11
1.

Khái niệm phát triển bền vững............................................................................. 11

2.

Phát triển du lịch theo định hướng bền vững (du lịch bền vững) ........................ 12

3.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 18
3.1.


Vị trí địa lý.................................................................................................................. 18

3.2.

Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................................... 18

4.

Tiềm năng du lịch ................................................................................................ 21

5.

Các loại hình du lịch khả thi tại địa phương ........................................................ 23
5.1.

Du lịch sinh thái .......................................................................................................... 23

5.1.1.

Khái niệm du lịch sinh thái ................................................................................. 23


5.1.2.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ................................................................... 25

Du lịch văn hoá ........................................................................................................... 26

5.2.


CHƯƠNG 3: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................ 29
3.1.

Yếu tố kinh tế ....................................................................................................... 30

3.1.1.

Thu nhập ................................................................................................................. 30

3.1.2.

Lao động ................................................................................................................. 32

3.1.3.

Giá tiêu dùng ........................................................................................................... 33

3.2.

Yếu tố cơ sở hạ tầng............................................................................................. 34

3.2.1.

Cơ sở hạ tầng giao thông ........................................................................................ 34

3.2.2.

Hệ thống điện chiếu sáng ........................................................................................ 35


3.2.3.

Công trình bờ kè chống xâm thực biển ................................................................... 35

3.2.4.

Hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải .............................................................. 36

3.2.5.

Cơ sở phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú........................................... 36

3.2.6.

Các công trình văn hóa tại địa phương ................................................................... 37

3.3.

Yếu tố môi trường ................................................................................................ 37

3.3.1.

Biển ......................................................................................................................... 37

3.3.2.

Rừng ngập mặn ....................................................................................................... 39

3.3.3.


Rác thải sinh hoạt .................................................................................................... 40

3.3.4.

Tiếng ồn và khói bụi từ giao thông ......................................................................... 41

3.4.

Yếu tố quản lý ...................................................................................................... 41

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG............................................................................ 44
4.1.

Quản lý nhà nước ................................................................................................. 44

4.2.

Tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia du lịch ........................................ 46

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 50
Phần 1.Các câu hỏi được sử dụng trong quá trình phỏng vấn sâu ................................. 50
Phần 2: Kết quả khảo sát: ............................................................................................... 52


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thạnh Phú là một huyện biển thuộc tỉnh Bến Tre. Từ trước đến nay, người ta chỉ
biết đến Thạnh Phú là một huyện chuyên về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản:nghêu, tôm, cua, ốc…Tuy nhiên, những năm gần đây, biển Thạnh Phú bắt đầu
trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với tên gọi: khu du lịch biển Cồn Bửng- Thạnh
Phú-Bến Tre, thu hút nhiều du khách tại địa phương và các tỉnh lân cận như Tiền
Giang, Long An, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh…
Điển hình là dịp lễ 2/9/2013, theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân huyện
Thạnh Phú, Thạnh Phú đã đón hơn 30,000 lượt khách du lịch đến tham quan. Tuy
cồn Bửng còn là một bãi biển còn khá hoang sơ, các dịch vụ kèm theo như ăn
uống, vui chơi đa số là tự phát nhưng với sự thuận lợi của giao thông, dịch vụ
nâng cấp, và khoảng cách địa lý tương đối gần, nhiều khách du lịch đã tới tham
quan nơi này.
Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất còn yếu kém và vấn đề giữ gìn vệ sinh môi
trường biển ở đây vẫn chưa được chú trọng, gây khó khăn cho du khách và nhất là
tình trạng quá tải vào dịp lễ tết, cuối tuần. Vấn đề đặt ra là làm sao để phát triển
bền vững loại hình du lịch biển tại đây để vừa đảm bảo thu nhập cho người dân,
cải thiện kinh tế địa phương mà vẫn giữ gìn được cảnh quan và vẻ nguyên sơ đặc
trưng của nó.
Thời gian vừa qua tình trạng các bãi biển du lịch bị xuống cấp trầm trọng do ô
nhiễm rác thải và quá tải cụ thể tại Vũng Tàu nhiều bãi tắm bị đục và hôi, du
khách bị ngứa và có nhiều sinh vật lạ xuất hiện làm lượng khách đến Vũng Tàu
ngày càng giảm dần. Tại Biển Qui Nhơn lại gặp tình trạng khác đó là việc tập
trung và xử lý hải sản vừa mới đánh bắt và các loại phương tiện đánh bắt là
thuyền, ghe, thuyền thúng, lưới vươn vãi khắp bãi biển gây mắt cảnh quan và
nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Nếu Thạnh Phú không có hướng đi đúng đắn thì
1



Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

có thể rơi vào tình trạng xuống cấp, quá tải, ô nhiễm như những bãi biển khác. Khi
lượng khách du lịch tăng lên quá nhanh, nếu không quản lý chặt chẽ thì điểm đến
vừa xuống cấp và khách du lịch cũng không cảm thấy hài lòng và an toàn khi tới
tham quan. Quan trọng hơn là liệu đời sống của nhân dân địa phương sẽ bị tác
động như thế nào? Vì vậy, nhóm chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài này nhằm
phân tích mối liên hệ giữa phát du lịch bền vững với đời sống của nhân dân địa
phương.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Năm 2011 : Luận văn: “ Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng
Ninh”của Thạc sĩ Vương Minh Hoài. Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Huy
Đường. Bài luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch
theo hướng bền vững. Trình bày một số bài học kinh nghiệm của một số quốc gia
trong việc phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Đánh giá tiềm năng và
thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh t rên quan điểm phát triển bền vững. Làm
rõ nguyên nhân hệ số quay trở lại và hệ số chi tiêu của khách du lịch thấp. Tìm
hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và tác động của hoạt động du lịch đối với cộng
đồng cư dân địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đưa du lịch
Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững.
Cũng trong năm 2011, Luận văn “Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng
bền vững” của Thạc sĩ Trương Thị Thu, ĐH Đà Nẵng. Người hướng dẫn khoa
học: Tiến Sĩ Đào Hữu Hòa. Mục đích và nội dung nghiên cứu gồm hệ thống hóa
các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch, đánh giá thực trạng phát triển
du lịch Bình Định từ năm 2001 đến năm 2010 trên quan điểm và yêu cầu về phát
triển bền vững. Từ đó định hướng phát triển bền vững cho du lịch tỉnh Bình Định,
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững của một số địa

phương khác trong những năm gần đây.

2


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Năm tháng 1 năm 2013: “Kỷ yếu hội thảo khoa học” của Trường Đại học Nha
Trang khoa kinh tế, bộ môn Quản trị du lịch. Kỷ yếu trích dẫn, đưa ra các quan
điểm về phát triển du lịch bền vững và không bền vững, những nguyên tác phát
triển du lịch bền vững. Nhận diện các thách thức đối với du lịch bền vững ở thành
phố Nha Trang và đưa ra các giải pháp phát triển bền vững du lịch Biển Đảo Nha
Trang- Khánh Hòa.
Bên cạnh đó đã có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về đề tài phát triển bền
vững hay phát triển du lịch bền vững tại các khu vực khác, với rất nhiều tiêu chí
đo lường khác nhau như công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu các chỉ báo
phát triển du lịch bền vững tại các điểm tham quan du lịch thuộc quần thể Di tích
Huế- Việt Nam” của Hoàng Thị Diệu Thúy- Khoa Kinh tế trường Đại học Huế
năm 2011.Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá năng lực chiệu tải của Phong
Nha-Kẻ Bàng và Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của các tác giả: Trần Nghi, Nguyễn
Thanh Lan, Nguyễn Đình Thái, Đặng Mai, Đinh Xuân Thành. ĐH Khoa học, ĐH
Quốc gia năm 2007.
Tuy nhiên nhóm chúng tôi chưa tìm thấy có đề tài nào nghiên cứu về phát triển
bền vững cho huyện Biển Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Bởi đây là khu du lịch mới
được triển khai từ năm 2009 và bắt đầu đi vào hoạt động trong những năm gần
đây. Tiếp thu những kết quả và hạn chế của một số công trình nghiên cứu về phát
triển du lịch bền vững, chúng tôi thực hiện và so sánh những nét tương đồng của
các bài viết trên trong phát triển du lịch phù hợp với phạm vi nghiên cứu, thu thập

dữ liệu khảo sát thực tế và dùng các phương pháp nghiên cứu định tính để xây
dựng, bổ sung và hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu của nhóm “ Phát triển bền
vững và giải pháp cho du lịch biển Cồn Bửng- Bến Tre”. Từ đó, nhóm nghiên
cứu sẽ đưa ra những để xuất, kiến nghị nhằm giúp cho du lịch tại Thạnh Phú phát
triển trong thời gian tới.

3


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Mục tiêu:
- Xác định mối liên hệ giữa phát triển du lịch bền vững và đời sống của các hộ
dân tại địa phương.
- Phân tích các tiêu chí tác động đến vấn đề phát triển du lịch bền vững, đề xuất
các giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Cồn Bửng, Bến Tre.
 Đối tượng: Hộ gia đình, nhân dân địa phương, cán bộ địa phương sống
quanh khu vực biển Cồn Bửng.
 Phạm vi nghiên cứu: Khu vực quanh biển Cồn Bửng, thuộc Ấp 8, xã
Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

4. Nguồn tư liệu
- Các thông tin thứ cấp thu thập qua báo chí, internet, slide bài giảng khoa du
lịch- ĐH Mở TPHCM
- Quan sát, khảo sát, phỏng vấn thực tế tại địa phương, phỏng vấn sâu hộ gia đình
và bí thư ấp.
5. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: Ủy ban nhân dân xã Thạnh
Hải, phòng kế hoạch và đầu tư huyện Thạnh Phú- Bến Tre
▪ Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập như sau:
+ Phỏng vấn sâu( 40 phút) : người dân địa phương , hộ gia đình, bí thư ấp, xã ,
trưởng (phó) phòng kế hoạch và đầu tư. Trong đó: phỏng vấn sâu 28 hộ gia đình,
và 2 bảng phỏng vấn bí thư ấp, xã.
+ Khảo sát và quan sát thực tế tại địa phương

4


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

 Phương pháp phân tích: Phân tích nội dung các văn bản, các số liệu, tài liệu có
liên quan đến biển Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, Thạnh Phú, Bến Tre. Phân tích
định tính kết quả phỏng vấn sâu và quan sát thực nghiệm.
 Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên những số liệu và thông tin thu thập
được để rút ra được những kết luận, ứng dụng cho thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
 Về kinh tế:
Nâng cao chất lượng du lịch, đưa du lịch trở thành một mũi nhọn kinh tế mới cho
địa phương và cải thiện đời sống người dân huyện biển Thạnh Phú- tỉnh Bến Tre.
 Về xã hội:
Đưa Thạnh Phú vào bản đồ du lịch của đồng bằng Sông Cửu Long, giúp người dân
ý thức hơn trong việc bảo tồn môi trường thiên nhiên.
 Về khoa học
Những kết quả thu được từ đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các đơn

vị trong việc hoạch định du lịch biển và phát triển các loại hình vụ kèm theo như:
dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí… tại Thạnh Phú, Bến Tre. Sản phẩm của
đề tài trở thành tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.
7. Hạn chế của đề tài
Thời gian đi thực tế, quan sát, phỏng vấn sâu hộ gia đình, bí thư là ngắn ngày. Có
thể chưa am hiểu toàn diện được về thực trạng khu vực, các kế hoạch đầu tư phát
triển du lịch địa phương để có cái nhìn chuẩn xác nhất.
Nhóm sinh viên nghiên cứu chỉ có 1 thành viên thuộc chuyên ngành Quản trị du
lịch nên các kiến thức chuyên môn chưa sâu. Giảng viên hướng dẫn bận công tác
nên nhóm chúng tôi không có cơ hội trao đổi nhiều với giảng viên về cách thức
nghiên cứu, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu cho đề tài thực hiện.

5


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được thực hiện tuần tự theo 7 bước trình bày trong sơ đồ quy trình
nghiên cứu dưới đây. Các bước nghiên cứu cụ thể được thể hiện rõ hơn trong các mục
nhỏ và các chương sau đó.

6


Báo cáo nghiên cứu khoa học

1.1.


GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Xác định vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của nhóm thuộc lĩnh vực du lịch với chủ đề là phát triển du lịch
bền vững. Cụ thể hơn là phát triển du lịch bền vững tại biển Cồn Bửng, Thạnh
Phú, Bến Tre.
Trong đó, vấn đề được nhóm chọn nghiên cứu là xác định mối liên hệ giữa việc
phát triển du lịch bền vững và đời sống của các hộ dân tại đia phương. Nhóm đã
chọn đề tài trên vì mong muốn phát triển bền vững loại hình du lịch biển tại đây
mà vẫn đảm bảo thu nhập cho người dân địa phương và vẫn giữ được vẻ nguyên
sơ của biển.
Để thực hiện đề tài, cách thức thực hiện của nhóm là phân tích các nhân tố xung
quanh tác động đến đời sống người dân địa phương và đề xuất các giải pháp phát
triển bền vững du lịch biển Cồn Bửng, Bến Tre.

1.2.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cần có những cơ sở lý thuyết để có thể lý luận chặt chẽ và tăng
tính thuyết phục. Vì vậy, tài liệu nghiên cứu sẽ bao gồm:
-Các khái niệm phát triển bền vững, du lịch bền vững: những khái niệm này được
tìm hiểu từ nguồn thông tin thứ cấp bằng cách thu thập qua báo chí, internet, slide
bài giảng ngành du lịch.
-Các thông tin về du lịch tại biển Thạnh Phú, Bến Tre như vị trí địa lý, thực trạng
du lịch và tiềm năng du lịch: số liệu từ UBND tỉnh Bến Tre và thông tin từ bí thư
ấp 8- xã Thạnh Hải, Bến Tre.
- Tìm hiểu đời sống của nhân dân địa phương, các yếu tố xung quanh có tác động
đến đời sống của và phát triển du lịch tại địa phương: cách quan sát thực tế và thực
hiện phỏng vấn sâu 30 hộ gia đình tại ấp 8, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến

Tre.

7


Báo cáo nghiên cứu khoa học

1.3.

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Xác định thành phần thiết kế nghiên cứu

 Giả thiết nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là xem xét mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và đời
sống cộng đồng địa phương. Vì vậy giả thiết chúng tôi đặt ra cho nghiên cứu: Liệu
những tác động tiêu cực xung quanh cuộc sống của người dân địa phương có thực
sự ảnh được đến phát triển du lịch bền vững tại biển Cồn Bửng, Bến Tre hay
không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
 Thông tin, dữ liệu thu thập và phân tích
Với giả thiết đề tài đã nêu trên, để xác định được mối liên hệ giữa phát triển du
lịch bền vững và đời sống của các hộ dân tại địa phương, chúng tôi cần tìm hiểu về
thực trạng du lịch tại biển Cồn Bửng, Bến Tre cũng như mức độ ảnh hưởng của 4
nhân tố chính tác động trực tiếp đến cộng đồng địa phương xã Thạnh Hải, huyện
Thạnh Phú, Bến Tre. Đó là các nhân tố về kinh tế, cơ sở hạ tầng, môi trường và
quản lý. Với mục tiêu là vậy, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu định tính với hình
thức phỏng vấn sâu và quan sát để thu thập dữ liệu sơ cấp thập từ 30 đáp viên.
Theo đó, những nội dung thông tin chi tiết gồm:
 Kinh tế
Ở khía cạnh kinh tế, chúng tôi muốn tìm hiểu về tình hình kinh tế của người dân

địa phương khi các hoạt động du lịch tại biển Cồn Bửng được phát triển. Vì vậy,
nội dung câu hỏi chúng tôi đặt ra cho đáp viên hướng đến các mảng sau:
-

Thu nhập của người dân

-

Lực lượng lao động địa phương

-

Giá tiêu dung thay đổi

Các dữ liệu này được thu thập thông qua quá trình phỏng vấn sâu tại 30 hộ gia
đình và các dữ liệu thứ cấp trên Website của tỉnh Bến Tre.

8


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

 Cơ sở hạ tầng
Về cơ sở hạ tầng chúng tôi xem xét các nhân tố sau đây:
-

Hệ thống giao thông đường bộ


-

Hệ thống điện chiếu sang

-

Công trình bờ kè chống xâm thực biển

-

Hệ thống cấp thoát nước và sử lý rác thải

-

Cơ sở phục vụ ăn uống – vui chơi giải trí – cơ sở lưu trú

-

Các công trình xây dựng văn hoá.

Các dữ liệu trên được thu thập qua quan sát thực tế tại địa phương và ghi nhận ý
kiến của 30 hộ gia đình
 Môi trường
Nhân tố môi trường được xem xét ở những khía cạnh sau:
-

Môi trường biển Cồn Bửng

-


Hệ thống rừng ngập mặn

-

Rác thải sinh hoạt

-

Tiếng ồn từ khói bụi giao thông.

-

Các biện pháp sử dụng: quan sát thực tế, phỏng vấn sâu, thông tin thứ cấp từ
các văn bản đã được công bố.

 Chính sách quản lý
Thông tin về tình hình quản lý của địa phương và những bất cập hiện có trong phát
triển du lịch cũng như hướng phát triển bền vững được tìm hiểu thông qua cuộc
phỏng vấn sâu với bí thư ấp, xã và các dữ liệu thứ cấp tại Ùy ban nhân dân xã
Thạnh Hải.
 Chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu
Ở bài nghiên cứu này, phương pháp chọn mẫu mà nhóm áp dụng là chọn mẫu có
chủ đích. Theo phương pháp trên, chọn mẫu là chọn tập hợp những người tham
gia dựa theo những tiêu chí có tính đại diện liên quan đến vấn đề.

9


Báo cáo nghiên cứu khoa học


GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Mục tiêu đề tài là tìm hiểu mối liên hệ giữa phát triển du lịch bền vững và đời
sống của người dân địa phương nên nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính với các hình thức nghiên cứu:
-

Phỏng vấn sâu không cấu trúc: 30 bài phỏng vấn sâu được thực hiện trong khoảng
thời gian 40 phút/ bài. Phỏng vấn viên ghi chú lại những thông tin cần thiết.

1.4.

Quan sát thực tế tại ấp 8, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre.
Viết đề cương cấu trúc
Sau khi đã xác định đề tài, thu thập đủ những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cần thiết
cũng như xác định thành phần thiết kế nghiên cứu, nhóm tiến hành viết đề cương
nhằm trình bày toàn bộ quy trình, các phân tích, kết quả nghiên cứu và những giải
pháp cho thực trạng. Cấu trúc đề cương có kết cấu gồm năm chương chính sau:

-

Phần Mở đầu

-

Chương 1: Quy trình nghiên cứu

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết


-

Chương 3: Phân tích kết quả

-

Chương 4: Giải pháp kiến nghị

1.5.

Thu thập thông tin dữ liệu

Thông tin được thu thập bằng hình thức phỏng vấn sâu và quan sát thực tế. Sử dụng hình
thức ghi chú, dựa trên một số từ khóa chính trong quá trình phỏng vấn.
1.6.

Xử lý, phân tích dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp của bài nghiên cứu được phân tích bằng phương pháp
định tính với các cách xử lý sau:
-

Field note: phỏng vấn viên sẽ tiến hành phỏng vấn sâu hộ gia đình ấp 8, xã Thạnh Hải
và ghi chú lại những ý chính trong câu trả lời của đáp viên.

-

Thống kê, tư duy: dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được, nhóm tiến hành
tổng hợp, thống kê, phân tích vấn đề, rút ra những kết luận và đề xuất giải pháp.


1.7.

Giải thích kết quả và viết báo cáo

10


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
“Tương lai của chúng ta” (Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới (WCED). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự
phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.”
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc
được tổ chức ở Riôđơ Gianêrô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ
XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn
những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những
nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là: Thứ nhất, bền vững về
mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất
lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con
người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội,
bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi
thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi

trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và
cải thiện chất lượng môi trường sống.
Theo bài viết “Môi trường và phát triển bền vững” của GS. Lê Thạc Cán: Sự bền
vững của phát triển kinh tế - xã hội có thể đánh giá được bằng những chỉ tiêu nhất
định về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và tình trạng xã hội:
1. Về kinh tế, trong xã hội bền vững, việc đầu tư và phát triển nói chung phải đem
lại lợi nhuận, gia tăng tổng sản phẩm trong nước.

11


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

2. Về tài nguyên thiên nhiên, trong xã hội bền vững, tài nguyên không tái tạo
được, vì vậy cần phải sử dụng trong phạm vi khôi phục được về số lượng và chất
lượng; sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế và bổ sung thường xuyên bằng các con
đường tự nhiên hoặc nhân tạo.
3. Về chất lượng môi trường, trong xã hội bền vững, môi trường không khí, nước,
đất cảnh quan liên quan đến sức khỏe, tiện nghi, yêu cầu thẩm mỹ, tâm lý của con
người nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm; các nguồn
phế thải phải được xử lý, tái chế kịp thời.
4. Về văn hóa - xã hội, xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát triển kinh
tế phải đi đôi với công bằng xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế; phúc lợi xã hội phải
được chăm lo, các giá trị về văn hóa, đạo đức của dân tộc và cộng đồng phải được
bảo vệ và phát huy.
2. Phát triển du lịch theo định hướng bền vững (du lịch bền vững)
Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển
nhanh, tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biền và các khu

bảo tồn biển. Nó đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước
ngoài, cũng như địa phương. Du lịch có thể mang những lợi ích đến cho các cộng
đồng địa phương và các khu du lịch, bảo tồn biển thông qua việc tạo ra các lợi tức
và tuyển dụng. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể đe dọa đến nguồn lợi của khu vực
bằng cách hủy hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến
chất lượng nước và đe dọa cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức,
đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hóa địa phương. Thêm vào đó, thường có thể
không mang những lợi ích cho cộng đồng địa phương khi những lợi tức bị “rò rỉ”
đến các nhà điều hành bên ngoài. Và kết quả là du lịch có thể phá hủy rất nhiều
nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Ngược lại, du lịch bền vững được lập kế hoạch một cách cẩn trọng để mang những
lợi ích đến cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa địa phương, bảo tồn
12


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương,
khu du lịch và giáo dục cả du khách và dân cư địa phương về tâm quan trọng của
bảo tồn.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế đưa ra khái niệm bền vững như sau: “Du lịch
bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn
đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch cho thế hệ tương lai”. Du
lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu
cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự
toàn vẹn về mặt văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và
các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Phát triển du lịch bền vững, cần
phải đảm bảo các nguyên tắc: Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, duy trì tính

đa dạng, hỗ trợ nền kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa
phương.
ECOMOST là một mô hình phát triển du lịch theo hướng bền vững, quá trình phát
triển phải đảm bảo sự bền vững về mặt sinh thái, bền vững về mặt văn hóa xã hội,
bền vững về mặt kinh tế.
Theo World Conservation Union,1996: Phát triển du lịch bền vững là “việc di
chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi
trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa
kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn,
có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động
về kinh tế-xã hội của cộng đồng địa phương”.
Butler’s (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy
trì trong một không gian và thời gian nhất định ( ở đó tồn tại cộng đồng, môi
trường), thêm nữa sự phát triển không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của
con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển
lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả
khác như Murphy (1944), Mowforth và Munt (1998).
13


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Khi du lịch phát triển đến một ngưỡng nhất định nào đó, nó sẽ không duy trì tình
trạng quá tải đó được lâu, gây những thay đổi đến môi trường và xã hội tại điểm
đến đó. Và phụ thuộc năng lực chỉ đạo với 1 khối lượng hoạt động du lịch lớn ấy
sẽ khó có thể phát triển bền vững nếu không thực hiện bài có kế hoạch. Hậu quả
dẫn đến chắc chắn lượng khách du lịch sẽ giảm do không còn thu hút họ nữa. Họ
cũng cảm thấy khó chịu với sự đông đúc, chật chội lại thiếu sự phục vụ chu đáo.

Bên cạnh đó, đáng quan tâm hơn nữa là đời sống nhân dân trong khu vực cũng bị
tác động rất lớn.
Mô hình chuỗi Butler
( chu kỳ phát triển của một điểm đến theo thời gian và số lương khách du lịch)

14


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Trong khi đó, Machado (2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm
trong phát triển du lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát
triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch,
ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Nghiên cứu của Tosun (1998) đề xuất phát triển du lịch bền vững như là một trong
những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc
ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tác của sự phát triển trong một thời kỳ nhất
định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế
hệ tương lai.
Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững
đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài
nguyên theo các cách thức khác nhau, nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm
du lịch đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản
sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau.
Dưới đây là bảng các yếu tố đánh giá phát triển du lịch bền vững theo cách tiếp
cận của Machado (2003)
Các yếu tố đánh giá


Du lịch bền vững

Du lịch không bền vững

Tốc độ phát triển
Mức độ kiểm soát
Quy mô
Mục tiêu
Phương pháp tiếp cận
Phương thức
Đối tượng tham gia kiểm
soát
Chiến lược

Chậm

Phù hợp
Dài hạn
Theo chất lượng
Tìm kiếm sự cân bằng
Địa phương

Nhanh
Không
Không phù hợp
Ngắn hạn
Theo số lượng
Tìm kiếm sự tối đa
Trung ương


Kế hoạch
Mức độ quan tâm

Quy hoạch trước, triển Không có quy hoạch,
khai sau
triển khai tùy tiện
Theo quan điểm
Theo dự án
Toàn bộ
Vùng trọng điểm
15


Báo cáo nghiên cứu khoa học

Áp lực và lợi ích
Quản lý
Nhân lực sử dụng
Quy hoạch kiến trúc

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Phân tán
Quanh năm, cân bằng
Địa phương
Bản địa

Tập trung
Thời vụ, cao điểm

Bên ngoài
Theo thị hiếu của du
khách
đối Tràn lan

Tập trung, theo
tượng
Sử dụng nguồn lực
Vừa phải, tiết kiệm
Tái sinh nguồn lực

Hàng hóa
Sản xuất tại địa phương
Nguồn nhân lực
Có chất lượng
Du khách
Số lượng ít
Học tiếng địa phương

Du lịch tình dục
Không
Thái độ du khách
Thông cảm và lịch thiệp
Sự trung thành của du Trở lại tham quan
khách
Marketing

Lãng phí
Không
Nhập khẩu

Kém chất lượng
Số lượng nhiều
Không

Không ý tứ
Không trở lại tham quan

Du lịch bền vững được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng
đồng (ba chân của du lịch bền vững). Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự
tham gia của các bên liên quan, định hướng đến địa phương, ít nhất một phần do
địa phương điều chỉnh.
Theo International Ecotourism Society, 2004. Ba chân của du lịch bền vững được
thể hiện như sau:
1.Thân thiện môi trường: du lịch bền vững tác động thấp đến các nguồn lợi tự
nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh
sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…) và cố gắn có lợi cho môi
trường.
2.Gần gũi về xã hội và văn hóa: Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc
văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn
trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá
nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, quản lý chính quyền) trong tất cả các giai
16


×