Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoạt động của người giáo viên trong dạy học theo dự án môn hoá học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.63 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 46-54
This paper is available online at

HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Phạm Hồng Bắc1 và Nguyễn Thị Sửu2

1

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm; 2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Để việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án (DHTDA) vào dạy học
Hoá học Trung học phổ thông có hiệu quả cao, chúng ta cần làm rõ vai trò của
người GV trong giờ học. GV cần tiến hành hoạt động như thế nào từ khâu chuẩn bị
đến việc tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh trong giờ học,... Bài báo này
phân tích kĩ một lớp học thực hiện DHTDA để làm rõ vai trò của giáo viên trong
tiến trình DHTDA.
Từ khóa: Dạy học theo dự án, vai trò của giáo viên, tiến trình dạy học theo dự án.

1.

Mở đầu

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo
của giáo viên (GV) thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn, với hình
thức làm việc nhóm là chủ yếu. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong
toàn bộ quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. DHTDA là
một phương pháp dạy học mới đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên thế giới và bước
đầu vận dụng tại Việt Nam. DHTDA đã được vận dụng trong dạy học các môn học Ngữ
văn, Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hoá học, Ngoại ngữ,... ở mọi cấp, bậc học từ Tiểu học tới


Đại học.
Vậy việc vận dụng DHTDA trong dạy học môn Hoá học ở trường THPT nước ta
được GV hưởng ứng và thực hiện như thế nào?
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 85 GV Hoá học ở trường THPT tại các tỉnh phía
Bắc và phía Nam (15 tỉnh thành) từ năm 2010 đến 2011 cho thấy 79,3% GV đã biết đến
DHTDA nhưng chỉ có 15,9% GV có vận dụng PPDH này vào dạy học hoá học (thường
xuyên hoặc một vài lần). Nguyên nhân cơ bản nhất là GV còn chưa hiểu rõ về PPDH này
và rất lúng túng trong việc xác định hoạt động cụ thể của mình trong việc chuẩn bị, tổ
Received June 14, 2012. Accepted January 13, 2013.
Contact Pham Hong Bac, email:

46


Hoạt động của người giáo viên trong dạy học theo dự án môn Hoá học...

chức, điều khiển, hỗ trợ, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện dự án và tổ chức hoạt động
trong giờ học.
Để việc áp dụng DHTDA có hiệu quả cao, chúng ta cần làm rõ vai trò của người
GV trong giờ học là gì? GV cần tiến hành hoạt động như thế nào từ khâu chuẩn bị đến
việc tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh trong giờ học?

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Tiến trình của DHTDA

DHTDA là quá trình dạy học được tổ chức trong môi trường các dự án học tập. Việc
mô tả tiến trình DHTDA là mô tả tiến trình dạy học. Dựa trên cấu trúc phổ biến của tiến

trình dự án trong lĩnh vực kinh tế xã hội, có thể phân chia cấu trúc tiến trình của DHTDA
theo 5 giai đoạn (bước) sau:
1. Xây dựng ý tưởng dự án. Quyết định chủ đề
GV tạo điều kiện để HS đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề, xác định mục tiêu
dự án.



2. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Nhóm HS lập kế hoạch làm việc, phân công lao động.



3. Thực hiện dự án
HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch. Kết hợp lí thuyết và thực hành, tạo ra
sản phẩm.



4. Giới thiệu sản phẩm dự án
HS trình bày sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án.



5. Đánh giá
GV và HS đánh giá kết quả và quá trình. Rút ra kinh nghiệm.

2.2.

Chuẩn bị cho giờ học vận dụng DHTDA


Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của DHTDA nên
GV cần nắm vững cơ sở lí luận, đặc điểm của PP, lên kế hoạch và chuẩn bị các kiến thức,
kĩ năng cần thiết cho HS.
2.2.1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV nắm vững cơ sở lí luận và đặc điểm của DHTDA.
- GV lên kế hoạch các nội dung có thể thực hiện DHTDA. Tổ chức trao đổi với HS
trước khi thực hiện giờ dạy về các vấn đề:
+ GV giới thiệu về DHTDA (chú trọng về vai trò, hoạt động của GV và HS).
47


Phạm Hồng Bắc và Nguyễn Thị Sửu

+ Một số kĩ thuật dạy học vận dụng trong DHTDA: Kĩ thuật “khăn trải bàn”, sơ đồ
tư duy, cách đặt câu hỏi 5W 1H và đánh giá dự án.
+ Một số kĩ năng thực hiện dự án: tìm kiếm và thu thập dữ liệu (tìm thông tin, làm
thí nghiệm: quan sát, phân tích và giải thích các kết luận, tổng hợp thông tin), xây dựng
sản phẩm, báo cáo sản phẩm,... Hướng dẫn cho HS các kĩ năng sử dụng phần mềm như
Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Mindmanager, đặc biệt kĩ năng liên kết với các file
hình ảnh và âm thanh.
+ GV trình bày mẫu một vài sản phẩm dự án: đề tài, kế hoạch dự án, sản phẩm,
đánh giá dự án, Sổ theo dõi dự án.
- GV chuẩn bị một số đề tài dự án, xác định những chuẩn kiến thức mà GV muốn
HS đáp ứng được khi hoàn thành dự án. Từ những chuẩn kiến thức này phát triển các mục
tiêu học tập và những câu hỏi có ý nghĩa định hướng. Từ nội dung bài học (thường là
những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn), GV hình thành sơ đồ tổ chức bài học
thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án. GV chuẩn bị sẵn một số đề tài dự án với đầy đủ
gợi ý hướng dẫn, mục tiêu, bộ câu hỏi định hướng, tài liệu tham khảo, dự kiến sản phẩm,
đánh giá sản phẩm (các tiêu chí).

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nắm vững các nội dung đã trình bày ở trên.
2.2.2. Hoạt động của GV trong tiến trình DHTDA
Để hình dung các hoạt động cụ thể của GV - HS trong tiến trình thực hiện DHTDA,
chúng tôi trình bày một ví dụ cụ thể về việc vận dụng DHTDA trong tổ chức giờ học thực
hiện các dự án học tập với chương 5. Nhóm halogen, Hoá học lớp 10 nâng cao. Giờ học
được thực hiện tại lớp thực nghiệm 10 T4 - Trường THPT Thăng Long Hà Nội do cô giáo
Nguyễn Thuý Hằng thực hiện năm học 2011 - 2012. Các hoạt động cụ thể bao gồm:
Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục tiêu của dự án
GV

Ví dụ

GV nêu mục đích chủ đề dự án:
- GV cho thảo luận lớp để xây dựng đề tài
dự án.
- GV đề xuất đề tài cho HS chọn hoặc gợi
ý cho HS đề xuất chủ đề.
- GV chỉnh lí và thống nhất với HS để xác
định số đề tài cần nghiên cứu. Có thể đưa
tới 10 đề tài. GV là người định hướng để
HS lựa chọn các nội dung dự án cho phù
hợp với mục tiêu dạy học, điều kiện thực
tế và hứng thú của HS. GV có thể cho HS
biểu quyết để chọn đề tài dự án cho lớp.

Các đề tài thuộc Chương 5 - Nhóm halogen
xoay quanh các vấn đề về chất (đơn chất,
hợp chất): (1) Lịch sử tìm ra chất; (2) Trạng
thái tồn tại và tính chất vật lí của chất; (3)
Tính chất hoá học của chất; (4) Cách điều

chế; (5) Ứng dụng của các nguyên tố trong
nhóm (flo, clo, brom, iot), song nhấn mạnh
về clo và các hợp chất của clo do HS có thể
dễ dàng tiếp cận với thông tin và mẫu thật
hơn, và cũng có nhiều ứng dụng được biết
đến hơn so với các nguyên tố halogen khác.

48


Hoạt động của người giáo viên trong dạy học theo dự án môn Hoá học...

Khi đã thống nhất được các đề tài dự án,
GV cùng HS xác định mục tiêu, bộ câu
hỏi định hướng cho từng đề tài dự án để
giúp HS đưa ra được sơ đồ tư duy hợp lí
cho đề tài dự án của nhóm.
Xác định thời gian thực hiện dự án

GV tổ chức cho HS đăng kí chọn đề tài
theo phương pháp cho HS tích vào bảng
tìm hiểu hứng thú với 4 dự án theo thứ tự
giảm dần sự hứng thú. Đây là một trong
các cơ sở để chia các nhóm học tập khi
thực hiện dự án.

HS biểu quyết chọn các đề tài có nhiều
hứng thú. Lớp 10T4 chọn 4 đề tài dự án lớn:
(1) Tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của clo
trong cuộc sống.

(2) Clo và quá trình sản xuất nước sinh
hoạt.
(3) Muối ăn: quá trình khai thác và vai trò
đối với cơ thể người.
(4) Pháo hoa và KClO3.
HS chọn dự án bằng cách điền **** vào dự
án mình quan tâm và hứng thú nhất, ***
vào dự án quan tâm thứ hai, ** vào dự án
mình quan tâm thứ ba, và * vào dự án cuối
cùng... Căn cứ vào bảng điều tra, GV chia
lớp làm các nhóm (tương đối) có cùng sự
lựa chọn để cùng tìm hiểu, xây dựng kế
hoạch thực hiện dự án.
Bảng tìm hiểu hứng thú đối với các dự án
Họ và tên

Dự án 1

Dự án 2

Dự án 3

Dự án 4

.....

.....

.....


.....

.....

Tổ chức nhóm: GV cùng HS chia nhóm
theo đề tài dự án và các nhóm thảo luận
để bầu chọn Trưởng nhóm, thư kí, đặt tên
nhóm. Tên nhóm có thể có sự gắn kết với
sản phẩm dự án.

- Nhóm 1 (I love chlorin gồm 14 HS): Tìm
hiểu về vai trò và ứng dụng của clo trong
cuộc sống.
- Nhóm 2 (WC gồm 12 HS): Clo và quá
trình sản xuất nước sinh hoạt.

GV cung cấp cho HS một số tài liệu tham
khảo hỗ trợ thêm (sách báo, các địa chỉ
các trang web có liên quan,...).

- Nhóm 3 (Diêm dân gồm 13 HS): Muối ăn:
quá trình khai thác và vai trò đối với cơ thể
người.
- Nhóm 4 (Fireworks gồm 14 HS): Pháo
hoa và KClO3 .

49


Phạm Hồng Bắc và Nguyễn Thị Sửu


Bước 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện dự án
GV
HS
Sau khi chọn chủ đề dự án, thành lập
các nhóm cần tổ chức cho nhóm HS thảo Sơ đồ tư duy nhóm WC:
luận:
+ Hiểu rõ mục tiêu, xác định nội dung
dự án (có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải
bàn).
+ Lập sơ đồ tư duy kết hợp với kĩ thuật
5W1H
- Lập kế hoạch thực hiện dự án:
+ Dự kiến thời gian, cơ sở vật chất cần
cho các hoạt động, cách trình bày sản
phẩm.
+ Kinh phí thực hiện và nguồn cung cấp. Bảng Phân công nhiệm vụ của nhóm WC:
+ Phân công công việc cho các thành
viên, xác định thời gian hoàn thành và
các sản phẩm cần thu được.
+ Phương pháp tiến hành các hoạt động
và sự kiện.
- GV theo dõi, góp ý và tư vấn cho các
nhóm HS xây dựng được kế hoạch thực
hiện dự án đã chọn, chú ý đến tính khả
thi và tính hiệu quả của các nội dung và
phương án đề xuất. Yêu cầu các nhóm
nộp bảng kế hoạch thực hiện này.
Bước 3: Thực hiện dự án
GV

HS hoạt động cá nhân, nhóm theo kế
hoạch và báo cáo định kì với GV kết quả
từng giai đoạn. GV thường xuyên theo
dõi tiến độ công việc của nhóm và điều
chỉnh nếu cần.
Trong quá trình theo dõi thực hiện dự án,
GV cần kiểm tra và đánh giá tính khả thi
của các phương án đề xuất trước khi HS
thực hiện nhiệm vụ.

50

HS


Hoạt động của người giáo viên trong dạy học theo dự án môn Hoá học...

Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
GV

HS

Nhóm HS thu thập thông tin, trình bày
sản phẩm dưới dạng bài trình chiếu bằng
PowerPoint.
- Góp ý về cách trình bày sản phẩm,
công bố kết quả của HS.
Việc công bố sản phẩm có thể tổ chức
dưới dạng triển lãm, trưng bày sản phẩm
hoặc báo cáo khoa học, báo tường, tranh

ảnh hoặc các tiểu phẩm. GV tổ chức cho
HS công bố sản phẩm dự án vào giờ học.
Các nhóm HS trình bày sản phẩm dự án
của mình. Các nhóm khác theo dõi, đặt
câu hỏi để làm rõ các vấn đề quan tâm
về ý tưởng, PP tiến hành, cách giải quyết
các khó khăn gặp phải, những bài học rút
ra, dự định phát triển...

Sản phẩm dự án của 4 nhóm đều trình chiếu
trên bản PowerPoint, có tích hợp video, hình
ảnh động cho phần giới thiệu nhóm và nội
dung.
Nhóm 1
Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Bước 5: Đánh giá dự án
GV
+ GV thống nhất với HS về tiêu chí đánh
giá sản phẩm dự án, tổ chức cho HS
tham gia vào quá trình đánh giá:
- HS đánh giá chéo sản phẩm dự án của
các nhóm khác.
- HS tự đánh giá và đánh giá mức
độ hoạt động của các thành viên trong
nhóm.

- GV có thể tiến hành kiểm tra 15 phút
hoặc 45 phút để đánh giá định lượng
chất lượng và độ bền kiến thức, kĩ năng
HS thu nhận được theo mục tiêu đặt ra
ngay sau buổi trình bày sản phẩm.

HS

HS đánh giá chéo nhóm:

51


Phạm Hồng Bắc và Nguyễn Thị Sửu

- GV là người đánh giá (định tính và
định lượng) cuối cùng toàn bộ quá trình
thực hiện dự án của HS cũng như sản
phẩm dự án, bao gồm cả đánh giá năng
lực của HS (kiến thức, kĩ năng, thái độ,
năng lực sáng tạo).Việc đánh giá năng
lực HS được thực hiện thông qua bài
kiểm tra, bảng kiểm quan sát,phiếu tự
đánh giá (sổ dự án) và đánh giá đồng
đẳng của các thành viên trong nhóm.

GV đánh giá định tính:

Sau đánh giá, GV yêu cầu các nhóm
chỉnh sửa sản phẩm và nộp lại cho GV

để làm tài liệu tham khảo cho cả lớp và
cho các khóa sau. GV gợi ý cho học sinh
triển khai dự án mới. GV thu “Sổ theo
dõi dự án” của các nhóm và các phiếu
“Nhìn lại quá trình thực hiện dự án” của
từng cá nhân.
Sau khi kết thúc dự án: GV tiến hành hoàn thiện bộ hồ sơ dạy học về dự án, bao gồm:
- Các sản phẩm dự án
- Các sổ theo dõi dự án
- Có thể có bài kiểm tra về nội dung kiến thức có liên quan
- Có bản tổng hợp đánh giá toàn dự án, rút kinh nghiệm cho các dự án khác

52


Hoạt động của người giáo viên trong dạy học theo dự án môn Hoá học...

3.

Kết luận

Trong dạy học, khi vận dụng một phương pháp dạy học mới người GV phải hiểu rõ
bản chất, nét đặc thù, tiến trình của PPDH đó, hình dung được một cách cụ thể các hoạt
động của GV và hoạt động tương ứng của HS từ đó lên được kế hoạch hoạt động cụ thể
cho một số bài học và thực thi kế hoạch đặt ra với sự quan sát, phân tích, rút kinh nghiệm
và bổ sung một cách nghiêm túc. Việc vận dụng PPDH mới cần được thực hiện và rút kinh
nghiệm thường xuyên thì mới có thể kết luận được về tính hiệu quả của nó trong điều kiện
thực tại. Với sự xác định vai trò quan trọng của người GV trong việc chuẩn bị, tổ chức,
điều khiển hoạt động học tập cuả học sinh trong các giai đoạn của tiến trình DHTDA
chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm một số bài dạy trong phần phi kim hoá học THPT.

Kết quả thu nhận được sau khi thực hiện phương pháp dạy học này đã khẳng định cho tính
đúng đắn của việc lựa chọn DHTDA vào dạy học hoá học phổ thông trong việc phát triển
năng lực nhận thức, năng lực hành động và năng lực sáng tạo nâng cao hứng thú học tập
cho học sinh. Đồng thời sự vận dụng PPDH này cũng giúp GV định hướng được vai trò tổ
chức, hỗ trợ, tư vấn hợp lí, đánh giá và động viên học sinh phát huy tính chủ động, sáng
tạo trong DHTDA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Việt Cường, 2008. Đôi nét về phương pháp dạy học theo dự án. Tạp chí Giáo
dục Vol. 207.
[2] Nguyễn Thị Sửu, Đào Thị Việt Anh, Phạm Hồng Bắc, Nguyễn Thị Minh Châu, Vũ
Thị Thu Hoài, 2010. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 11. Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Sửu, Đào Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Thiên
Nga, 2010. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 10. Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm, 2009. Phương pháp dạy học hóa học - Học phần
phương pháp dạy học hóa học 2. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
[5] Đỗ Hương Trà, 2011. Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường
phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.
[6] Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê Mậu
Quyền, 2007. Hoá học 10 nâng cao. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7] Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, 2006. Sách giáo
viên Hóa học 10 nâng cao. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53


Phạm Hồng Bắc và Nguyễn Thị Sửu

[8] Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, Lê Trọng Tín,
2007. Hóa học 11 nâng cao - Sách giáo viên. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9] Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Mậu Quyền, Lê Chí Kiên, 200. Hóa học 11
nâng cao. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[10] Procôfiep M.A, Trifonop D.N, Vaxiliep IU.V, Zoolotop IU.A, Malakhova Z.A,
Nicolaep L.A, Potapop V.M, Khelemendich V.X, Xvetcôp L.A, Svachkin IU.P, Scondin
V.V, Epstein D.A, 1990. Từ điển bách khoa nhà hóa học trẻ tuổi. Nxb Giáo dục Hà Nội,
Nxb Mir Maxcơva.
[11] Từ Văn Mặc, Trần Thị Ái, 2008. Chìa khoá vàng hoá học. Nxb Lao động xã hội.
ABSTRACT
The essential role of high school chemistry teachers in making increased
use of project-based learning
The project based-learning is one of the student-centered approaches. Applying
this approach in Vietnam has been carrying out some years recently in many subjects. In
this article, we mention to the role of the teacher in teaching Chemistry for high school
students and give an example we used to do in a classs. The teachers’ definition and help
made a ‘special product’ which is a new general of students, who could be adapted oneself
to human of 21st century.

54



×