Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

(Luận án tiến sĩ) Phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.77 KB, 177 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM NGỌC THỨC

PH¸T TRIÓN KINH TÕ BIÓN ë thµnh phè H¶I PHßNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM NGỌC THỨC

PH¸T TRIÓN KINH TÕ BIÓN ë thµnh phè H¶I PHßNG

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số

: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Trọng Xuân
2. PGS, TS Phạm Văn Sơn



HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả và trích dẫn nêu trong luận án là trung
thực và có xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Ngọc Thức


MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

1.1
1.2
1.3
Chương 2


2.1
2.2
2.3
Chương 3

Kinh tế biển, phát triển kinh tế biển và vai trò của phát triển
kinh tế biển
Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số quốc gia, địa
phương trong nước và bài học rút ra cho thành phố Hải Phòng
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kinh tế biển
ở thành phố Hải Phòng
Thành tựu và hạn chế về phát triển kinh tế biển ở thành phố
Hải Phòng
Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ
thực trạng phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng

5
11
28
28
35
53
71
71
75

92

QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
102
KINH TẾ BIỂN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2030

Dự báo bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước ảnh hưởng tới
phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030
102
3.2
Quan điểm cơ bản phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
đến năm 2030
113
3.3
Giải pháp cơ bản phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
đến năm 2030
123
KẾT LUẬN
147
3.1

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

149
150
160



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

STT

1

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy
tính bằng tấn

CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

DWT

3

Kinh tế - xã hội

4

Khu công nghiệp

KCN


5

Lực lượng sản xuất

LLSX

6

Nhà xuất bản

7

Quan hệ sản xuất

QHSX

8

Tư bản chủ nghĩa

TBCN

9

Tư liệu sản xuất

TLSX

10


Khu kinh tế

KKT

11

Khu công nghiệp

KCN

KT - XH

Nxb


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

STT

1

Biểu đồ 2.1.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

2

Biểu đồ 2.2. Mức tăng tổng vốn đầu tư xã hội so với cùng kỳ

TRANG


70

năm trước

71

3

Biểu đồ 2.3. Tổng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế biển

71

4

Biểu đồ 2.4. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng

76

5

Biểu đồ 2.5. Kết quả vận tải bằng đường biển và đường sông

77

6

Biểu đồ 2.6. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

81


7

Biểu đồ 2.7. Tổng giá trị thủy sản ước đạt hàng năm

82

8

Biểu đồ 2.8. Tổng số lượt khách du lịch đến thành phố Hải
Phòng hàng năm

87


5
MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
Từ những tri thức lý luận và thực tiễn có được, tác giả nhận thấy biển và
kinh tế biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế các quốc gia có
biển. Đặc biệt, thế kỷ XXI được đánh giá là “Thế kỷ của đại dương”, các quốc
gia có biển đã và đang xây dựng cho mình một chiến lược biển quốc gia với
nhiều tham vọng theo hướng “lấy đại dương nuôi đất liền”. Trước xu hướng đó
việc triển khai một công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế biển nói chung
và kinh tế biển Hải Phòng nói riêng để kinh tế biển đóng góp tối đa vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chủ quyền biển đảo là một vấn đề
có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thực tiễn đó kết hợp với niềm đam mê nghiên cứu khoa học và những
hiểu biết mà tác giả có được; tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển kinh tế

biển ở thành phố Hải Phòng” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp phần
công sức nhỏ bé cùng tập thể các nhà khoa học luận giải một số vấn đề lý luận
về kinh tế biển, cũng như đề xuất các quan điểm, giải pháp để phát triển kinh
tế biển. Trong quá trình nghiên cứu, luận án có sự kế thừa chọn lọc các quan
điểm, công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước dưới sự hướng dẫn, định
hướng của các thầy hướng dẫn và sự nỗ lực rất lớn của bản thân tác giả.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu hướng chung của thế giới, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX
Đảng ta đã nhận thức rõ vị trí chiến lược và tầm quan trọng của biển, hải đảo và
kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc
phòng của đất; nhận thức được chuyển hóa thành quyết tâm chính trị chiến lược
trong phát triển kinh tế biển, đảo. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI, Đảng ta xác định: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và
tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng,
an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển ”.


6
Nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển chung của cả nước, Hải Phòng
có vị trí địa chiến lược, là cửa ngõ, cầu nối cực kỳ quan trọng trong giao
thương với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thành phố
Hải Phòng có chiều dài bờ biển khoảng 125 km, thềm lục địa rộng trên
100.000 km2, vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6
lần diện tích đất liền… Tất cả các yếu tố trên đã tạo cho Hải Phòng những lợi
thế to lớn trong phát triển kinh tế biển.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, những năm qua, Đảng bộ và
nhân dân thành phố Hải Phòng đã thực sự coi trọng đầu tư phát triển kinh tế
biển; coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của thành phố. Tổng kết thực tiễn cho
thấy, Hải Phòng đã bước đầu thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát

triển, khai thác được tiềm năng thế mạnh và lợi thế của kinh tế biển, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm cho người lao
động, từng bước thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an
ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế
biển ở thành phố Hải Phòng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Cơ chế chính
sách phát triển kinh tế biển chưa thực sự đồng bộ và chưa đáp ứng được đòi
hỏi của thực tiễn; chất lượng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế biển
còn thấp; hiệu quả phát triển kinh tế biển chưa thật sự tương xứng với tiềm
năng. Về mặt lý luận, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế
biển và phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng.
Thực tế đó cho thấy hiệu quả và sự kỳ vọng phát triển của các ngành kinh
tế biển ở Hải Phòng hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng mà Hải Phòng
đang có. Để khắc phục một cách triệt để những tồn tại rào cản trên, tất yếu cần
phải triển khai những nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu cả về lý luận
và thực tiễn.


7
Xuất phát từ thực tiễn đó, NCS lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở
thành phố Hải phòng” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải một số vấn đề về lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải
pháp phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước trên
thế giới và một số địa phương trong nước; trên cơ sở đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng.

- Đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong phát triển kinh tế biển ở thành
phố Hải Phòng.
- Dự báo những ảnh hưởng của bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước
đến phát triển kinh tế biển và đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển kinh
tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế biển.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu phát triển của kinh tế biển ở thành phố Hải
Phòng dựa trên nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế biển trọng tâm bao gồm: (1)
Hệ thống cảng, dịch vụ cảng, vận tải biển. (2) Xây dựng khu kinh tế, các khu
công nghiệp, các khu đô thị ven biển. (3) Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu
thủy và phương tiện nổi. (4) Kinh tế thủy sản. (5) Du lịch biển.
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải
Phòng bao gồm cả các thực thể kinh tế biển thuộc quyền quản lý của các bộ,
ngành Trung ương và của thành phố Hải Phòng.


8
- Về thời gian: Các số liệu được nghiên cứu trong giai đoạn từ 2004 - 2015.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, Nghị quyết
của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế nói chung và phát
triển kinh tế biển nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn
Kết hợp giữa việc nghiên cứu tài liệu, các báo cáo của các cơ quan có
liên quan với khảo sát điều tra của tác giả tại thành phố Hải Phòng.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu chung trong toàn bộ quá trình triển
khai nghiên cứu và viết luận án.
- Phương pháp chuyên ngành: Trên cơ sở dựa vào phương pháp luận chung
làm nền tảng; đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn Kinh tế
chính trị đó là phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học; kết hợp với sử
dụng tổng hợp các phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, lôgic - lịch sử và phương pháp chuyên gia. Trong đó:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng khá nhiều trong toàn bộ
các chương, tiết của luận án với mục đích gạt bỏ bớt những nội dung, vấn đề
không cơ bản để tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản, bản chất nhất liên
quan đến quá trình phát triển của các ngành kinh tế biển ở Hải Phòng. Chẳng hạn,
tại tiết 1.3 (trong chương 1), khi nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở
một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước tác giả chỉ nghiên cứu,
chọn lựa những kinh nghiệm nổi trội phù hợp và có thể áp dụng được với Hải
Phòng. Trong tiểu tiết 1.2.2 nghiên cứu về nội dung phát triển kinh tế biển ở Hải


9
Phòng tác giả chỉ lựa chọn tập trung nghiên cứu sự phát triển dựa trên mối quan hệ
phát triển của ba thành tố chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trong
chương 2 khi nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng tác giả đã
trừu tượng hóa và coi sự phát triển của kinh tế biển chỉ bao gồm 5 ngành kinh tế
chính mà tác giả đã nêu trong phạm vi nội dung nghiên cứu. Trong tiết 3.3
(chương 3) về giải pháp, để kinh tế biển ở Hải Phòng phát triển thì đòi hỏi phải có
sự triển khai đồng bộ của cả một hệ thống các giải pháp (gồm cả nhóm giải pháp
chung, nhóm giải pháp riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể…), tuy nhiên
nhóm 5 giải pháp mà tác giả đề xuất sẽ là những giải pháp cơ bản, bao trùm, chi
phối quyết định nhất; khi nhóm 5 giải pháp được triển khai thực hiện tốt sẽ tác
động, chi phối các giải pháp khác để thúc đẩy kinh tế biển phát triển.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… được sử dụng chủ yếu

tại chương 2 trong phần đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
Phương pháp logic được áp dụng trong toàn bộ kết cấu và nội dung của luận
án. Chẳng hạn việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng được
phân tích dựa trên kết cấu về nội dung phát triển kinh tế biển được trình bày tại
tiểu tiết 1.2.2 (chương 1).
Phương pháp chuyên gia được cũng là phương pháp được tác giả sử dụng
sau khi kết thúc từng nội dung nghiên cứu. Các chuyên gia đã giúp tác giả học tập
lĩnh hội những kinh nghiệm, phương pháp đúng trong quá trình triển khai luận án;
đồng thời giúp tác giả nhận biết được rõ nét hơn những điểm mạnh, yếu trong luận
án để có hướng khắc phục, sửa chữa kịp thời và hiệu quả nhất.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng quan niệm về phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng.
Phân tích làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển ở
thành phố Hải Phòng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2004 - 2015. Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân thành tựu,


10
hạn chế và những vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết để kinh tế biển ở thành
phố Hải Phòng phát triển tương xứng với tiềm năng trong thời gian tới.
- Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh
tế biển ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về kinh tế biển và phát
triển kinh tế biển, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và hoạt
động thực tiễn ở trong nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng tham
khảo trong hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển.
* Ý nghĩa thực tiễn

Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý để tham khảo khi
xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng. Đồng
thời có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập một số nội dung
liên quan đến kinh tế chính trị, địa lý kinh tế, kinh tế phát triển và một số môn
học khác có liên quan.
8. Kết cấu của luận án
Gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (9 tiết), kết
luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến
luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Phát triển kinh tế biển đã và đang là một mục tiêu lớn, là xu thế phát triển
tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới có biển. Chính vì vậy, đây là một
lĩnh vực được nhiều tổ chức, nhà khoa học, nghiên cứu sinh quan tâm nghiên
cứu; là chủ đề được đưa ra trao đổi, bàn luận trong nhiều hội thảo, hội nghị
trong nước và quốc tế ở các góc độ khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu thực
hiện luận án, tác giả đã nghiên cứu và tổng hợp được một số công trình sau:
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
mà tác giả đã tìm hiểm và nghiên cứu bao gồm:
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tài nguyên biển
Blue genes: Sharing and conserving the World' s aquatic biodiversity
của Greer. David [115]. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu các giá trị
của sự đa dạng sinh vật biển, vai trò của sinh vật biển, các nguồn lợi kinh tế
thu được từ việc khai thác nguồn tài nguyên biển và đề xuất các chính sách
bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển.
Marine biology của Castro, Peter [119]. Cuốn sách là một công trình

nghiên cứu về sinh vật biển với các nội dung cơ bản như: Nghiên cứu về các
yếu tố cơ bản của sinh vật biển, môi trường biển, các yếu tố hóa học, vật lý
của nước biển; mối quan hệ giữa con người với môi trường biển nói chung và
sinh vật biển nói riêng. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để nghiên
cứu bảo tồn và phát triển tính đa dạng của sinh vật biển, góp phần phát triển
nguồn tài nguyên biển phục vụ cho phát triển kinh tế biển ở các địa phương
và các quốc gia.
Marine biology của Nybakhen, James W [120]. Cuốn sách bàn về môi
trường biển; sinh vật và cộng đồng sinh vật trôi nổi; sinh vật trôi nổi đại
dương; sinh vật học đáy biển; sinh thái thuỷ triều; sinh thái của các sinh vật


12
sống ở khe, cửa sông và đầm muối; cộng đồng nhiệt đới và những tác động
của con người đến nguồn tài nguyên biển.
From abundance to scarcity của Weber, Michael L [122]. Đây là một
cuốn sách dựa trên việc nghiên cứu các chính sách và thể chế bảo vệ nguồn
tài nguyên sinh học biển ở Mỹ từ thế kỷ 19 đến 2002; tác giả lý giải sự cần
thiết phải đổi mới thể chế, đồng thời trình bày các quan điểm chiến lược để
bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển có giá trị.
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý, khai thác tài nguyên
biển; phát triển ngành du lịch và dịch vụ hàng hải
Coastal resource management của P. Flewwelling [114]. Tác giả nghiên
cứu đặc điểm sinh thái và thực tiễn khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển
của vịnh Ulugan (Philippin) trong phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở đó tác
giả chỉ ra các nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học
kinh nghiệm thực tiễn quý.
Taking care of what we have của Christie Patrick [113]. Đây là một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của
vùng biển Caribbean. Tác giả tập trung nghiên cứu về nguồn tài nguyên biển và

những tác động của con người đến việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển nguồn tài
nguyên biển. Trên cơ sở đó, đề xuất các kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên
biển thông qua việc giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo
vệ nguồn tài nguyên biển và đề xuất dự án kiểm soát khu vực ven biển bao
gồm kiểm soát về môi trường và khai thác đánh bắt nguồn tài nguyên biển.
Maritime cooperation of the Baltic States của Gelberg, Ludwik [116].
Đây là một cuốn sách tập trung nghiên cứu đến các vấn đề luật pháp, nguyên
nhân của các khủng hoảng, tranh chấp giữa các quốc gia trong việc giải quyết
các tranh chấp khai thác nguồn tài nguyên biển tại các vùng biển Bantic. Tác
giả cũng phân tích làm rõ những điều lệ hợp tác, thoả thuận song phương


13
trong cách ứng xử và sự khai thác nguồn cá giữa các quốc gia vùng biển
Bantic; đặc biệt cuốn sách cung cấp cho chúng ta những bài học kinh nghiệm
về cách thức cư xử, giải quyết vấn đề tranh chấp để khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên biển.
Marine debris của Coe, J. M [117]. Đây là một công trình khoa học gồm
tập hợp các bài tham luận bàn về các tác động sinh học của môi trường biển
do ô nhiễm ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên biển. Các bài tham luận đã
khẳng định rõ sự quan tâm của toàn cầu đến vấn đề rác thải biển nói riêng và
bảo vệ môi trường biển nói chung; đồng thời đưa ra các số liệu minh chứng,
cảnh báo hậu quả của sự gia tăng rác thải tại vùng biển Bắc Thái Bình Dương
nói riêng và trên toàn thế giới nói chung; hậu quả và những ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên biển. Trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất
chiến lược và giải pháp góp phần làm giảm, kiểm soát và thu hẹp nguồn rác
thải biển góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
Selling the sea của Dickinson, Robert H [118]. Cuốn sách giới thiệu về sự
phát triển của ngành công nghiệp du lịch trên biển và các giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả ngành công nghiệp du lịch trong phát triển kinh tế biển.

Trong đó, tác giả đã làm rõ vai trò rất quan trọng của giao thông đường thủy
trong phát triển du lịch biển; sự khác biệt giữa loại hình giao thông đường thủy
với các loại hình giao thông khác trong du lịch biển; nghiên cứu về kinh
nghiệm quản lý giao thông đường thủy của các nước có hệ thống giao thông
đường thủy phát triển. Tác giả cũng làm rõ những nội dung cốt lõi, nền tảng
của ngành công nghiệp du lịch biển; cách thức quảng bá du lịch biển và những
đổi mới trong tổ chức, hoạt động của các đại lý phục vụ du lịch biển.
Tendintele pe plan mondial in privinta navlosirilor pe terman lung si
eficienta economica a acestor metode in comertul exterior international của
Luu Tien Hai [121]. Tác giả nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên hiệu quả


14
kinh tế của phương thức thuê tàu dài hạn nước ngoài về mặt số lượng, chất
lượng, chính trị, luật pháp và đưa ra những điều kiện, giải pháp cơ bản để
nâng cao hiệu quả khai thác dịch vụ vận tải biển trong vận chuyển hàng hóa
phục vụ phát triển kinh tế biển.
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận phát triển kinh tế biển
Chiến lược về khoa học biển và kinh tế biển của Võ Nguyên Giáp [52].
Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho những tư tưởng
chỉ đạo phát triển kinh tế biển ở nước ta. Trong cuốn sách, tác giả trình bày
những nội dung cơ bản như: Đánh giá vai trò của biển với phát triển đất nước
tác giả đã khẳng định: “Muốn xây dựng kinh tế thì nhất định phải coi trọng
biển và phát triển khoa học kỹ thuật biển”. Gợi mở về cơ cấu kinh tế biển
gồm các ngành nghề cá, nghề hàng hải, cảng biển, thương mại, công nghiệp
chế biến thủy sản, làm muối, đóng tàu, kho tàng và sửa chữa. Trình bày tư
tưởng về cơ cấu nhiều thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển; tư
tưởng về xây dựng chiến lược biển, kế hoạch phát triển và vai trò của khoa
học nghiên cứu về biển, xây dựng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học biển; tư

tưởng phân bố lại lao động ven biển như bố trí lại dân cư, đưa dân ra ven biển
và đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế biển.
Bài viết chỉ đạo tổ chức Hội nghị khoa học về biển và kinh tế biển lần 2 và
lần 3 của Võ Nguyên Giáp [53]. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định tầm quan
trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng
thời thẳng thắn phê phán những hạn chế trong phát triển kinh tế biển nói chung
và phát triển khoa học công nghệ biển nói riêng.
Biển với người Việt cổ của Viện Đông Nam Á [88]. Cuốn sách là một
công trình khoa học nghiên cứu công phu, với nhiều nguồn tư liệu phong phú
về biển và kinh tế biển của người Việt cổ. Dựa trên việc nghiên cứu quá trình


15
khai thác tài nguyên sinh vật biển của người Việt, tác giả đã giúp chúng ta có
cách nhìn, đánh giá đúng về vai trò của biển và phát triển kinh tế biển qua các
thời kỳ lịch sử. Trong đó, những phân tích và đánh giá của tác giả về vai trò
của biển là những gợi mở quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu,
phát triển nhằm giải quyết những vấn đề lý luận trong luận án của mình.
Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển của Lê Cao Đoàn [17]. Tác
giả nghiên cứu tiến trình khai hoang lấn biển của vùng châu thổ sông Hồng
dựa trên việc nghiên cứu các nội dung: Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội vùng đất bồi tụ nước lợ ven biển tỉnh Thái
Bình; phân tích kinh nghiệm thành công và chưa thành công của các cuộc
khai hoang trong lịch sử; xem xét cơ sở lý luận đổi mới trong lĩnh vực khai
hoang lấn biển vùng nước lợ và đề xuất những chính sách kinh tế - xã hội
nhằm biến vùng kinh tế ven biển thành một vùng kinh tế phát triển bền vững;
chỉ ra những thay đổi trong quan hệ giữa con người với con người và giữa con
người với thiên nhiên tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
Như vậy, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp những gợi mở về vai trò và
cách thức khai thác các nguồn tài nguyên ven biển phục vụ phát triển kinh tế

trong điều kiện hiện tại.
Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam của
Đỗ Hoài Nam [44]. Trong cuốn sách, tập thể các tác giả đã tập trung phân tích
các nhân tố tác động và mâu thuẫn nẩy sinh tác động đến tiến trình phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường ở các tỉnh ven biển nước ta trong 15 năm
đổi mới theo quan điểm phát triển bền vững.
Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam
đến năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [11]. Báo cáo đã trình bày phương
hướng phát triển dài hạn đối với kinh tế biển và kinh tế vùng ven biển; đưa ra
quan niệm về kinh tế biển theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp; phân tích tiềm


16
năng và hiện trạng phát triển kinh tế biển và vùng ven biển; chiến lược và
những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế biển và vùng ven biển.
Đối với thành phố Hải Phòng, phát triển kinh tế biển tất yếu sẽ chịu sự chi
phối tác động chung của Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển
Việt Nam đến năm 2020 nêu trên; tuy nhiên sự phát triển đó sẽ mang những đặc
điểm, sắc thái riêng; là “lát cắt” riêng mà luận án tập trung nghiên cứu khám phá.
Các vấn đề khoa học, pháp lý trong việc bảo vệ chủ quyền và quản lý
biển của Việt Nam phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm
1982, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Bộ Khoa học và Công
nghệ [12]. Báo cáo đã trình bày cơ sở khoa học, pháp lý của việc thực hiện
công ước 1982 tại Việt Nam. Đánh giá việc thực hiện công ước của Việt Nam
trong quy hoạch phát triển vùng biển Việt Nam và trong thực hiện của từng
ngành, lĩnh vực kinh tế biển.
Chiến lược biển đến năm 2020, cú hích cho phát triển kinh tế biển của
Quang Nguyễn [45]. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định “Chiến lược biển
đến năm 2020” có vai trò rất quan trọng, tạo ra cú hích để kinh tế biển phát
triển. Đồng thời phân tích, chỉ ra các nội dung cần thực hiện như: Sắp xếp làm

rõ các lĩnh vực kinh tế biển được ưu tiên để tập trung đầu tư lớn, dứt điểm, tạo
đột phá nhằm tạo dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội,
cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng và đặc biệt là cải thiện đáng kể đời
sống của nhân dân vùng biển và ven biển, khuyến khích dân bám biển.
Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Ban
Tuyên giáo Trung ương [04]. Tập thể tác giả đã nghiên cứu và trình bày các
vấn đề lớn như: Vị trí, vai trò và tiềm năng của biển Việt Nam; kinh tế biển
Việt Nam với quá trình hội nhập và phát triển đất nước; nghiên cứu về vai trò
các ngành công nghiệp dầu khí, dịch vụ hàng hải. Nghiên cứu mối quan hệ
giữa quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng kết cấu hạ


17
tầng, phòng chống thiên tai, công tác quốc phòng, an ninh trên biển trong phát
triển kinh tế biển; đồng thời nêu lên các định hướng lớn trong triển khai thực
hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Kinh tế biển Việt Nam tiềm năng, cơ hội và thách thức của Tạp chí tổ
chức nhà nước - Trung tâm thông tin Focotech [78]. Tập thể tác giả đã trình
bày những định hướng phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020 như:
Quy hoạch phát triển các ngành có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế biển
tạo động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; định
hướng phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa,
tăng sức cạnh tranh đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo nguồn
hàng xuất khẩu và phát triển bền vững; định hướng phát triển cảng biển Việt
Nam và tiềm năng du lịch biển trong chiến lược biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đưa ra định hướng góp phần nâng cao hiệu
quả khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tại các địa phương có biển
trong cả nước. Đây là những gợi mở ban đầu giúp nghiên cứu sinh có điều
kiện nghiên cứu sâu hơn về cách thức quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên biển
trong thực tiễn phát triển kinh tế biển ở các địa phương.

Tổng quan tài nguyên và môi trường biển Việt Nam của Trung tâm
Thông tin tư liệu, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường [83]. Đây là một
công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về tài nguyên và môi trường biển Việt
Nam. Đối với nguồn tài nguyên biển, các tác giả đã tập trung nghiên cứu,
khảo sát một số loại tài nguyên chính như: Tài nguyên sinh vật, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên du lịch biển…; đồng thời đưa ra các nhận định đánh
giá về hiện trạng và vai trò của tài nguyên biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với môi trường biển, công trình khoa học đã chỉ ra những nguyên
nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam, các tác động ảnh hưởng đến môi trường
biển và trách nhiệm của Việt Nam trong thực hiện các công ước quốc tế về
bảo vệ môi trường biển.


18
Tài nguyên môi trường biển và thách thức đối với sự phát triển kinh tế
Việt Nam của Trần Thị Tuyết [63]. Tác giả đi sâu phân tích về tài nguyên môi
trường biển và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Làm rõ đặc tính
phân bố và những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ, gìn giữ, phát
triển nguồn tài nguyên biển; trong đó đặc biệt là những tác động của môi
trường và quá trình khai thác nguồn lợi thủy hải sản của con người.
Báo cáo Tổng kết 10 năm phát triển kinh tế biển Hải Phòng, giai đoạn
2004 - 2014 của Cục Thống kê Hải Phòng [13]. Đây là một báo cáo chuyên đề
khoa học phân tích chuyên sâu về vị thế và tiền năng biển, đảo Hải Phòng dựa
trên việc phân tích làm rõ những tiềm năng to lớn mà Hải Phòng đang có về vị
trí địa lý; nguồn tài nguyên thủy hải sản, khoáng sản, tài nguyên các đảo, quần
đảo, bãi tắm; về khí hậu thời tiết; về nguồn lực lao động và các đặc điểm văn
hóa, xã hội… Trên cơ sở đó, bản Báo cáo đã đưa ra những đánh giá, khẳng
định Hải Phòng là một địa phương có rất nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển
và trên thực tế trong suốt giai đoạn 2010 - 2015 kinh tế biển Hải Phòng luôn
chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong cơ cấu kinh tế toàn thành phố Hải Phòng.
Biển Đông (tập 1) của Lê Đức Tố [56]. Đây là một công trình nghiên cứu

nhằm bổ sung, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về điều kiện tự nhiên của vùng biển
Việt Nam và kế cận, đặc biệt là các vấn đề về địa chất, địa vật lý, khoáng sản
biển, về nguồn lợi hải sản vùng xa bờ và các vấn đề sinh thái, môi trường
biển. Cuốn sách này nằm trong bộ chuyên khảo “Biển Đông” có thể coi như
tài liệu tổng kết, đánh dấu một giai đoạn của công cuộc điều tra nghiên cứu
biển, phát triển khoa học công nghệ biển nước ta trong thế kỷ XX vừa qua và
sẽ được tiếp tục bổ sung, hiệu chỉnh, mở rộng trong giai đoạn tới.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững khai thác thủy sản
vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Phan Thị Dung [16]. Tác giả đã tập trung
luận giải những yếu tố tác động của điều kiện tự nhiên, lao động và tổ chức


19
sản xuất trên tàu cá; công tác quản lý nhà nước; các đặc trưng kỹ thuật tàu
thuyền; các đặc trưng về ngư cụ cũng như thị trường ảnh hưởng đến hoạt
động khai thác thủy sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất một số gợi ý về công tác quản lý nhằm phát triển khai thác thủy sản
trong vùng theo hướng bền vững như: Quản lý giấy phép khai thác; đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ; quản lý việc đóng mới tàu thuyền và các hoạt
động đầu tư thiết bị và kỹ thuật khai thác.
Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2011 “Động lực và thách thức
cho sự phát triển của các khu kinh tế ven biển” của Tổng cục Biển và Hải đảo
Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường [79]. Đây là một công trình tập hợp
các báo cáo khoa học của các nhà khoa học đầu ngành tập trung nghiên cứu
về các lĩnh vực như: Tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế biển Việt
Nam; nghiên cứu về vai trò của các khu kinh tế ven biển Việt Nam. Các báo cáo
đã tập trung trình bày về vai trò nguồn vốn (nhất là nguồn vốn FDI), hệ
thống cảng biển trong các khu kinh tế ven biển Việt Nam.
Xây dựng kinh tế biển “tầm nhìn xa trên 10 km của Phạm Đoan Trang
[66]. Tác giả đã trình bày vị trí, vai trò của biển Đông, những nội dung chính

trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và những khó khăn chủ yếu
trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam; đồng thời tập trung phân tích, luận
giải quan điểm: Phát triển kinh tế biển cần có một chính sách nhất quán, một
tư duy biển và vươn ra biển lớn là điều tất yếu trong phát triển kinh tế biển.
Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập của Ngô Lực
Tải [57]. Cuốn sách bao gồm tập hợp các bài viết nghiên cứu về vai trò của
các ngành kinh tế biển như vận tải biển, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực... và
những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của biến đổi khí hậu đến việc phát
triển kinh tế biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Một số đề nghị thúc đẩy nghiên cứu biển ở Việt Nam của Nguyễn Đức
Hùng [33]. Trên cơ sở phân tích, luận giải vai trò to lớn của kinh tế biển đối


20
với sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh ven biển, thực trạng đầu
tư phát triển nghiên cứu biển ở Việt Nam; tác giả đã đề xuất và luận giải các
quan điểm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu biển,
trong đó tập trung vào các lĩnh vực như nuôi trồng thủy hải sản, khoáng sản,
dầu mỏ và phát triển du lịch biển.
Hướng đi nào cho các ngành kinh tế biển chủ lực trong cục diện mới của
Phan Ngọc Mai Phương [54]. Theo tác giả, để hướng tới mục tiêu tổng quát
của Chiến lược biển Việt Nam và triển khai Luật Biển Việt Nam, yêu cầu
phải đạt ra cho các ngành, lĩnh vực kinh tế biển chủ lực của nước ta là phải có
hướng đi mới, phù hợp với cục diện mới. Để luận giải cho quan điểm trên, tác
giả đã tiến hành nghiên cứu bối cảnh quốc tế và trong nước; phân tích những
lợi thế trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam và đưa ra các định hướng
phát triển chính tập trung vào các ngành kinh tế biển được ưu tiên phát triển là
dầu khí, vận tải, cảng biển và du lịch biển.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế biển ở
Việt Nam và thế giới

Trung Quốc với vấn đề biển Đông của Trung tâm Thông tin Khoa học
Công nghệ Môi trường, Bộ Quốc phòng [81]. Đây là một công trình nghiên
cứu chuyên sâu về thực tiễn phát triển kinh tế biển của Trung Quốc ở Biển
Đông. Đồng thời đề cập đến một số vấn đề như việc triển khai chiến lược biển
của Trung Quốc ở biển Đông, vấn đề hợp tác giữa Trung Quốc - Asean trong
khai thác tại khu vực biển Đông và những kinh nghiệm trong quy hoạch phát
triển khoa học kỹ thuật hải dương của Trung Quốc.
Chính sách biển của một số nước của Trung tâm Thông tin tư liệu, Bộ
Khoa học công nghệ và Môi trường [82]. Đây là một công trình khoa học
nghiên cứu về thực tiễn xây dựng và triển khai thực thi các chính sách phát
triển kinh tế biển của một số nước như: Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,


21
Xing-ga-po. Công trình cũng đã tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá hiệu
quả trong thực tiễn khi triển khai các vấn đề về nguyên tắc khai thác biển,
nhiệm vụ và chiến lược khai thác biển; bố cục chiến lược khai thác biển; nhiệm
vụ phát triển khoa học kỹ thuật biển và bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với
Việt Nam của Bùi Thị Thanh Hương [32]. Tác giả đã đi sâu phân tích thực
trạng phát triển kinh tế biển của Vương Quốc Anh, Singapore và Trung Quốc;
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.
Trong đó tập trung phân tích sâu các giải pháp như: Chiến lược phát triển
kinh tế biển phải mang tính tổng thể, đồng bộ, hài hòa giữa sự phát triển của
các vùng ven biển nói riêng và nền kinh tế nói chung; chú trọng khâu tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế biển; có chính sách thu
hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển cân đối hài hòa giữa việc khai thác
với việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển các tài nguyên biển.
Phát triển kinh tế biển của Singapore của Lại Lâm Anh [01]. Tác giả đã
phân tích thực trạng phát triển và các chính sách phát triển kinh tế biển của

Singapore mà trọng tâm là: Kinh tế hàng hải, Khai thác dầu mỏ và khoáng sản
biển, Du lịch biển. Từ nghiên cứu về phát triển kinh tế biển của Singapore, tác
giả đã rút ra một số bài học trong phát triển kinh tế biển cho Việt Nam.
Về Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam của Bùi Tất Thắng
[59, 60]. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh
tế biển Việt Nam; trên cơ sở đó khái quát tìm ra những nguyên nhân hạn chế
chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như: Nhận thức về vị
trí, vai trò của biển chưa đúng tầm; nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
biển, mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế biển còn thiếu và
những ảnh hưởng do tranh chấp, bất ổn ở biển Đông.
Khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo ở các tỉnh duyên hải miền Trung
- thực trạng và giải pháp, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài


22
Khoa học cấp Bộ năm 2010, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh [36]. Bản báo cáo tổng kết đã phân tích đánh giá rõ thực trạng
khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo trong thời gian vừa qua ở các tỉnh
duyên hải miền Trung.
Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi
và miền Trung, của Trần Đình Thiên [65]. Cuốn kỷ yếu gồm tập hợp các tham
luận phân tích, đánh giá thực tiễn khai thác tiềm năng biển, đảo phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội biển, đảo của Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung.
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành đóng tàu tại Hải Phòng của
Trần Văn Hùng [34]. Đây là một bài báo khoa học tập trung phân tích khá kỹ
về thực trạng phát triển ngành đóng tàu của Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2014
thông qua nguồn số liệu dẫn chứng phong phú; phân tích và làm rõ thực trạng
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy tại Hải Phòng của Vinashin từ
đó đề xuất nhóm các giải pháp về công nghệ, cơ chế chính sách, thị trường để
tạo ra các điều kiện tốt nhất cho ngành công nghiệp này phát triển.

2.3. Nhóm công trình nghiên cứu quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển
Bài viết chỉ đạo tổ chức Hội nghị khoa học về biển và kinh tế biển lần 2 và
lần 3 của Võ Nguyên Giáp [53]. Trong bài viết, tư tưởng của tác giả đã tập trung
vào hai quan điểm lớn chỉ đạo phát triển kinh tế biển đó là: Một là, tác giả đã thể
hiện rõ tư tưởng chỉ đạo trong phát triển kinh tế biển với các nội dung cơ bản
sau: Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tất cả vì con người, do con người trong phát
triển kinh tế biển. Coi trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong khai thác phát
triển kinh tế biển. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ cho phát triển kinh tế
biển. Đặc biệt chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh trên biển.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển. Hai là, về phương
hướng tác giả trình bày 5 vấn đề cơ bản: Tổ chức đánh bắt, nuôi trồng, chế biến
hải sản khoa học, hợp lý. Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải biển


23
và phát triển công nghiệp đóng tàu. Phát triển công nghiệp dầu khí đi ngay vào
hiện đại và hợp tác quốc tế để phát triển công nghiệp dầu khí để công nghiệp dầu
khí trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Phát triển khai thác
khoáng sản và hóa phẩm từ biển. Phát triển du lịch biển trở thành một ngành
kinh tế quan trọng.
Về Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam của Bùi Tất Thắng [59,
60]. Trên cơ sở trình bày các quan điểm, mục tiêu chủ yếu và định hướng chiến
lược trong phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển cơ bản; tác giả đã đề xuất
một số giải pháp cơ bản để phát triển cơ cấu các ngành kinh tế biển, nâng cao
hiệu quả thu hút các nguồn lực và hiệu quả trong hợp tác quốc tế.
Hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam
của Đặng Công Xưởng [111]. Dựa trên những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước
đối với kết cấu hạ tầng cảng biển; tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện mô hình quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam.
Kinh tế biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế

của Nguyễn Bá Ninh [47]. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế biển trong điều kiện hội nhập quốc tế;
tác giả đã tập trung phân tích chuyên sâu về phương hướng và các nhóm giải
pháp phát triển kinh tế biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam trong hội
nhập quốc tế.
Phát triển kinh tế biển: Cần có tầm nhìn chiến lược của Trương Minh Tuấn
[68]. Trong bài viết, tác giả đã phân tích tiềm năng, thế mạnh, những hạn chế, khó
khăn của kinh tế biển Việt Nam; trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các nhóm giải
pháp để phát triển bền vững kinh tế biển như: Tiếp tục củng cố, hoàn thiện các văn
bản pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật nhằm nâng
cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân; xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành
một số tập đoàn kinh tế mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.


×