Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.58 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TUYẾN

́

THÊGIỚI NGHỆTHUẬT
TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮVÀ VĂN HÓA VIÊṬ NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TUYẾN

THẾ GIỚI NGHÊ ̣THUÂṬ
TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮVÀVĂN HÓA VIÊṬ NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Điệp


THÁI NGUYÊN - 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. i
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 5
7. Đóng góp mới của luận văn........................................................................................................ 6
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................................... 6
Chương 1.................................................................................................................................................. 7
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NÓI CHUNG VÀ THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN NÓI RIÊNG
......................................................................................................................................................................... 7
1.1. Thế giới nghệ thuật..................................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................................................... 7
1.1.2. Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên thế kỉ XXI
......................................................................................................................................................................... 9
1.1.2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình................................................................................................. 9
1.1.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ nói chung......................................................................... 11
1.2. Vài nét khái quát về thơ Thái Nguyên và thơ trẻ Thái Nguyên đầu thế
kỉ XXI....................................................................................................................................................... 12
1.2.1. Khái quát thơ Thái Nguyên.............................................................................................. 12
1.2.2. Khái quát thơ trẻ Thái Nguyên....................................................................................... 14
1.2.2.1. Khái niệm thơ trẻ............................................................................................................... 14
1.2.2.2. Những mạch nguồn phát triển của thơ trẻ Thái Nguyên..............................14
1.2.2.3. Quá trình vận động và phát triển của thơ trẻ Thái Nguyên......................... 22

* Tiểu kết chương 1:......................................................................................................................... 27


i


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ CẢM HỨNG VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH............29
TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN................................................................................. 29
2.1. Cảm hứng thế sự trong thơ trẻ Thái Nguyên.............................................................. 29
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên................................................................... 37
2.2.1. Cái tôi trong trẻo, hồn nhiên............................................................................................ 37
2.2.2. Cái tôi cô đơn, nhỏbé.......................................................................................................... 44
* Tiểu kết chương 2:......................................................................................................................... 56
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN............................................ 57
3.1. Về ngôn ngữ................................................................................................................................. 57
3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc............................................................................................. 57
3.1.2. Ngôn ngữ lạ hóa..................................................................................................................... 64
3.2. Về không gian............................................................................................................................. 70
3.2.1. Không gian phố thị............................................................................................................... 70
3.2.2. Không gian làng quê............................................................................................................ 72
3.3. Về thời gian.................................................................................................................................. 76
* Tiểu kết chương 3:......................................................................................................................... 83
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 87

ii


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Công cuôcc̣ đổi mới năm 1986 làmôṭsư c̣ kiêṇ quan trongc̣ làm nước ta
thay đổi trên tất cảcác măt:c̣ kinh tế, chi ́nh tri,c̣văn hóa vàvăn hocc̣. Tinh́ từ năm
1986 đến nay, thơ ViêṭNam cónhiều bước tiến vươṭ bâcc̣ với nhiều thử nghiêm
đa dangc̣ xuất phát từ sự thay đổi sâu sắc vềtư duy nghê c̣ thuâṭcủa các tác giả.
Đólà cái nhìn cuôcc̣ đời bằng ánh mắt tỉnh táo, sắc lanḥ vàthơ ca như một sư c̣an
ủi cho những con người đang không ngừng tự tra vấn mình. Họ đã truyền tải và
kết nối thơ ca đến bạn đọc bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và hơn thế
nữa là góp phần tạo ra những hiệu ứng tích cực cho đời sống thơ ca trước sự
bùng nổ của các phương tiện truyền thông nghe, nhìn…
1.2. Thái Nguyên là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị,
xã hội lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam; là nơi hội tụ, giao
thoa của nhiều nền văn hóa các tộc người miền núi và miền xuôi; nơi tập trung
đông đảo đội ngũ trí thức, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo...; Cóle ̃bởi vâỵ nên văn học
nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng ởmảnh đất này đã có một chặng đường
dài phát triển với sự xuất hiện của nhiều thế hệ các nhà thơ nối tiếp nhau sáng tạo,
góp phần không nhỏ tạo nên một diện mạo thơ Thái Nguyên – vừa có những nét
chung vừa có những đặc điểm riêng trong đời sống thơ ca thời kì hiện đại và đổi
mới. Đặc biệt, trong những năm gần đây thơ ca Thái Nguyên đã có sự chuyển
mình môṭcách manḥ me ̃ với các hiêṇ tươngc̣ thơ và những cách tân, những thử
nghiêm mới mẻ, đa dangc̣ bên cạnh một dòng thơ truyền thống.

1.3. Cuối thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI cùng với quá trình đổi mới của
xã hội nói chung và văn học nói riêng, thơ ca Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực
trong quá trình tìm tòi, cách tân để tự làm mới bản thân và đã gặt hái được
những thành công đáng kể, ghi dấu ấn trên thi đàn đương đại với những tên
tuổi như: Võ Sa Hà, Hồ Triệu Sơn, Trần Thị Vân Trung, Nguyễn

1



Thúy Quỳnh, Mai Thắng... Họ có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho sự đổi mới
và phát triển của các cây bút ở giai đoạn sau.
Trong gần hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI, thơ Thái Nguyên đã xuất hiện một
thế hệ các cây bút trẻ sung sức, tài năng, mang khát vọng đổi mới, sáng tạo. Có
thể kể tên một số tác giả tiêu biểu như: Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh,
Pham Văn Vũ, Nguyễn Nhâṭ Huy, Trần Thi c̣ Nhung, Doãn Long, Hoàng Thị
Hiền, Gia Hân... Ho c̣ sinh ra vàlớn lên giữa thời đaịmàđất nước cónhiều biến
đôngc̣ vềmoịmặt; sư c̣ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tếthi c̣ trường, sư c̣ mởcửa
giao thương rôngc̣ raĩ không chỉkhiến ảnh hưởng đến tình hình xa ̃ hôi,c̣ màhơn
thế nữa cũng để lại những dấu ấn đậm nét trong cảđời sống tâm li ć on người.
Các tác giả trẻ cũng dần thích ứng với cuôcc̣ sống, họ chiụ ảnh hưởng từ văn hóa
của các nước phương Tây vàkhông ngừng hocc̣ hỏi, tiếp thu xu hướng phát triển
chung của nền văn hocc̣ hiện đaịthế giới. Điều này thểhiện rõqua sư c̣nỗlực cách
tân vàtinh thần thểnghiêm,c̣ tim
̀ tòi những điều mới la c̣ trong quá trình sáng taọ
nghê c̣ thuật. Có thể nói đây là sự phát triển có tính kế thừa liên tục, góp phần
đem lại một sinh khí mới, một diện mạo mới cho thơ Thái Nguyên, là cơ sở
giúp thơ ca Thái Nguyên có được một nền tảng vững vàng và ẩn chứa những
tiềm năng lớn.
Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:
Thếgiới nghê ̣ thuâṭ trong thơ trẻ Thái Nguyên làm vấn đề nghiên cứu cho
luận văn của mình với mong muốn đóng góp môṭcái nhin ̀ đầy đủhơn vềthơ ca
Thái Nguyên trong dòng chảy chung của nền thơ ca Việt Nam đương đaị.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về thơ Thái Nguyên
Thái Nguyên là mảnh đất có truyền thống văn hóa, văn học, có những
điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển văn học nói chung và thơ ca nói
riêng. Thơ Thái Nguyên thời kì hiện đại đã có một chặng đường lịch sử lâu dài
với những tên tuổi như: Khánh Kiểm, Trần Văn Loa, Ma Trường Nguyên,


2


Nguyễn Thúy Quỳnh,Võ Sa Hà, Trần Thị Vân Trung, Ba Luận, Hồ Thủy Giang,
Nguyễn Đức Hạnh… Sáng tác của các tác giả này cũng được quan tâm trong
nhiều bài báo khoa học, là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn, khóa luận tốt
nghiệp Đại học, … Có thể nói, với những nghiên cứu đó, sáng tác của các nhà thơ
Thái Nguyên tiêu biểu đã được tìm hiểu trên nhiều phương diện, từ nội dung đến
hình thức nghệ thuật, từ ngôn ngữ, hình ảnh đến cấu trúc, nhịp điệu hay những
sáng tạo mới mẻ và những nỗ lực cách tân nghệ thuật trong thơ. Việc nghiên cứu
về thơ Thái Nguyên đã và đang diễn ra không ngừng, đó vẫn là mảnh đất đầy tiềm
năng cho những ai quan tâm và yêu mến thơ của các nhà thơ Thái Nguyên có thể
tìm hiểu, khai thác để tìm ra những cái hay, cái mới, cái thú vị trong những sáng
tác đầy tâm huyết của các nhà thơ trên mảnh đất này.

2.2. Lịch sử nghiên cứu về thơ trẻ Thái Nguyên
Thơ trẻ là những nhà thơ thuộc thế hệ 8X 9X, họ trẻ về tuổi đời và cả
tuổi làm thơ. Họ mang sinh khí mới, diện mạo mới và đang là mối quan tâm
của nhiều nhà phê bình. Thơ trẻ Thái Nguyên là một bộ phận của thơ Thái
Nguyên từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thơ trẻ
Thái Nguyên còn rất khiêm tốn và chưa thực sự nhận được sự quan tâm sâu sắc
của cả người đọc và giới nghiên cứu, trừ một số ít sáng tác đã đạt các giải
thưởng trong các cuộc thi thơ trong những năm gần đây.
Có thể nói, cho đến thời điểm hiêṇ taịchưa có công tri ǹ h nào nghiên cứu
một cách công phu, có cái nhìn tổng quát, có hệ thống và chi tiết vềthế giới
nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên. Các tài liệu về thơ trẻ Thái Nguyên đến
nay chủ yếu là những bài cảm nhận ngắn, những đoạn giới thiệu trên các trang
mạng, các diễn đàn văn học của một số nhà phê bình và bạn bè của các tác giả.
Tiếng nói của thơ trẻ Thái Nguyên chủ yếu thông qua diễn đàn báo chí, mạng

internet, những trao đổi tự bạch, hoặc đánh giá về thế hệ mình thông qua tham
luận tại các buổi găpc̣ măt,c̣ hội nghị, hội thảo về văn học.

3


Nhiǹ chung, lịch sử vấn đề nghiên cứu vềcác cây bút trẻThái Nguyên còn
làkhoảng trống ít người đăṭchân đến. Chúng tôi hiểu rằng, điều đó vừa là thuận
lợi nhưng đồng thời cũng làthách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện luận
văn. Với tinh thần làm việc nghiêm túc và sư c̣cốgắng trong quátriǹ h nghiên cứu,
chúng tôi hi vọng luận văn se ̃ góp thêm cái nhìn đầy đủ, toàn diêṇ hơn trong
công tác nghiên cứu, đánh giávàphê binh̀ các cây bút trẻhiêṇ nay. Đồng thời
chúng tôi cũng mong muốn, khi hoàn thành luâṇ văn sẽ là môṭtrong những công
triǹ h giới thiệu thơ trẻThái Nguyên đến với bạn đọc gần, xa.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát và chỉ ra những đặc điểm nổi bật về thếgiới nghê c̣
thuâṭtrong sáng tác của các cây bút trẻ Thái Nguyên.
Chỉ ra những đóng góp của các cây bút trẻThái Nguyên trong quátri ̀nh
nỗlưcc̣ cách tân, sáng tạo trong thơ ca của tỉnh Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI và
những đóng góp của họ cho thơ trẻ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ thơ trẻ của Thái Nguyên từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Tập trung
vào nghiên cứu một số sáng tác của các tác trẻ tiêu biểu như: Dương Thu Hằng,
Phạm Văn Vũ, Vũ Thị Tú Anh, Nguyễn Nhật Huy, Trần Thị Nhung, Doãn
Long, Hoàng Thị Hiền, Gia Hân…
Phân tích một số tác phẩm thơ của các tác giả thuộc các thế hệ nhà thơ
Thái Nguyên để đối chiếu, so sánh… và chỉ ra sư c̣tương đồng vàkhác biêt,c̣ từ đó
có những nhận xét, đánh giá về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một số
tác giả trẻ Thái Nguyên tiêu biểu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu các sáng tác của một số tác giả thơ trẻ Thái
Nguyên từ năm 2000 đến nay. Đi sâu nghiên cứu thơ của một số tác giả trẻ tiêu
biểu như:

4


Dương Thu Hằng thể hiện qua tập thơ: Men đầu (2000), Đón lá (2005).
Pham Văn Vũthể hiện qua hai tâpc̣ thơ: Trong nỗi nhớ màu chàm (2007),
Moc ̣ (2015).
Nguyêñ Nhâṭ Huy thể hiêṇ qua: Tuyển tâp ̣ thơ Thái Nguyên (2006 2015) (In chung), Bản hòa âm tháng chin
́ (In chung) vàthơ đăng trên các báo,
tapc̣ chi.́
Ngoài ra luận văn còn tìm hiểu thơ của các tác giả trẻ Thái Nguyên như
Vũ Thị Tú Anh, Trần Thị Nhung, Doãn Long, Hoàng Thị Hiền, Gia Hân… đã
công bố trên các sách, báo, tạp chí của trung ương và địa phương.
5.

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề chung có liên quan tới thế giới nghệ thuật như

khái niệm Thế giới nghệ thuật, nghệ thuật thể hiện cái Tôi trữ tình; về ngôn
ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ,…
- Tìm hiểu và phân tích một số đặc điểm cơ bản của thế giới nghệ thuật
trong thơ trẻ Thái Nguyên như: đặc điểm về cảm hứng và cái tôi trữ tình, đặc
điểm về ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

-

Phương pháp thống kê khảo sát: Trong quá trình triển khai luận văn,

chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát trên các phương diện của thế giới nghệ
thuật đểtừ đó làm cơ sởcho việc so sánh, đối chiếu và đưa ra nhận xét.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở kết quả của phương pháp
thống kê khảo sát, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu trên nhiều phương diện
của thế giới nghệ thuật từ hình tượng nghệ thuật, cái tôi trữ tình, ngôn ngữ,
hình ảnh, cấu trúc, nhịp điệu thơ... giữa các sáng tác của cùng một tác giả, giữa
sáng tác của tác giả này với tác giả khác, giữa những tác phẩm cùng hay khác
chủ đề... đểthấy sư c̣tương đồng vàkhác biêt,c̣ từ đó có những
5


nhận xét, đánh giá về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một số nhà thơ trẻ
Thái Nguyên tiêu biểu.
-

Phương pháp hệ thống: Chúng tôi quan niệm sáng tác của mỗi nhà thơ

là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn. Vì vậy, song song với việc thống kê, khảo
sát và so sánh, đối chiếu; chúng tôi cũng nhìn nhận thếgiới nghê c̣thuâṭtrong mối
quan hệ hệ thống với các phương diện khác của tác phẩm để có được cái nhìn
đầy đủ và toàn diện.
Ngoài ra, luâṇ văn của chúng tôi còn sử dungc̣ các phương pháp nghiên
cứu khác như: phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích
tổng hợp tác phẩm…
7. Đóng góp mới của luận văn
Trong pham vi luâṇ văn, chúng tôi cốgắng chỉ ra những nét nổi bật trong

thếgiới nghê c̣thuâṭtrong thơ của các tác giả trẻ Thái Nguyên. Tính tới thời
điểm hiện tai,c̣ luận văn này là một trong những công trình đầu tiên tìm hiểu về
thếgiới nghệ thuật trong thơ của các tác giảtrẻ Thái Nguyên. Từ đógóp phần
khẳng định cátinh́ sáng tạo độc đáo vàđóng góp của các tác giảtrẻ với nền văn
hocc̣ Thái Nguyên nói riêng vàvới thơ hiêṇ đaịViệt Nam nói chung.
Qua luận văn, chúng tôi mong muốn góp thêm cái nhin ̀ đầy đủ, toàn diêṇ
hơn trong công tác nghiên cứu, đánh giávàphê bi ǹ h đối với các cây bút trẻ hiêṇ
nay.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham
khảo, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về thế giới nghệ thuật trong thơ nói
chung và thơ trẻ Thái Nguyên nói riêng
Chương 2: Đặc điểm về cảm hứng và cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái
Nguyên
Chương 3: Đặc điểm về ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật
trong thơ trẻ Thái Nguyên

6


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NÓI CHUNG VÀ THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN NÓI RIÊNG
1.1. Thế giới nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm
Nghệ thuật là một sản phẩm thẩm mĩ độc đáo phản ánh ý thức xã hội,
đồng thời là sự bày tỏ thái độ của người sáng tạo trước đời sống hiện thực, thế
giới thực tại. Tuy nhiên, đó lại là một sản phẩm được sáng tạo theo quy luật của

cái đẹp và hướng đến khát vọng chân, thiện, mĩ nên thế giới trong tác phẩm
nghệ thuật không đơn thuần là sự phản ánh thế giới hiện thực mà là một thế
giới được sáng tạo theo những nguyên tắc riêng.
Thế giới nghệ thuật là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong sáng tạo
nghệ thuật. Nói đến tác phẩm nghệ thuật không thể không nói đến thế giới nghệ
thuật được thể hiện trong tác phẩm đó. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về
thế giới nghệ thuật ở những phạm vi rộng, hẹp khác nhau của nội hàm khái
niệm. Chúng tôi có thể điểm lại một số định nghĩa tiêu biểu.
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học định nghĩa thế giới nghệ thuật là “khái niệm chỉ tính
chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng
tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác
nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người,
mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng,
thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm
đạo đức, thang bậc giá trị riêng,... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác
nghệ thuật” [27, tr.302-303].

7


Trong cuốn Lí luận văn học tập 2 (Trần Đình Sử chủ biên), khẳng định:
“Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất
không tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo
của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong của nhà văn. Thế giới này chỉ có
trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật… Thế giới nghệ thuật là thế
giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người” [53, tr.8182]. Rõ ràng, thế giới nghệ thuật là một thế giới đặc biệt, nó có thể phản ánh
hiện thực nhưng không phải là thế giới hiện thực, nó là thế giới tồn tại trong
mỗi tác phẩm văn học. Khi đọc một tác phẩm văn học cũng là bước vào một thế

giới nghệ thuật mà nhà văn, nhà thơ đã xây dựng, trong đó chưa đựng bao buồn
vui, bao tâm tư, bao suy ngẫm, bao cảm xúc sống động. Chính vì thế giới nghệ
thuật là linh hồn, là bầu khí quyển bao trùm, là không gian cho mọi sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ nên khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm
cũng là tìm hiểu những quan niệm của tác giả về thế giới, về cuộc đời, khám
phá chiều sâu trong tâm hồn người nghệ sĩ. Khám phá thế giới nghệ thuật trong
tác phẩm còn mở ra vô vàn điều thú vị về nhà thơ và phong cách nghệ thuật của
nhà thơ đó. Có thể nói, “Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ
thống không chỉ đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng cho cả nhà văn
nói chung… Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình
tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể
khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình
thành phong cách nghệ thuật” [53, tr.83].
Từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng, thế giới nghệ thuật là một
phạm trù rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa
những nghiên cứu đã có, để tiện cho quá trình nghiên cứu, trong khuôn khổ
luận văn này, chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình thế giới nghệ thuật như sau:
Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học là thế giới được xây dựng
trên những nguyên tắc tư tưởng, thẩm mĩ nhất định. Nó là một chỉnh thể của

8


sáng tạo nghệ thuật, phản ánh những quan niệm của người nghệ sĩ về thế giới,
đồng thời thể hiện chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn người viết. Thế giới nghệ
thuật là một chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật, bao gồm những thành tố được
cấu trúc theo những quy tắc thống nhất, là thế giới xuất hiện một cách ước lệ
trong tác phẩm nghệ thuật.
Thơ trữ tình là thể loại văn học bộc lộ trực tiếp thế giới cảm xúc với
những trạng thái tình cảm, những suy tư, nỗi niềm trăn trở của nhà thơ hoặc của

nhân vật trữ tình trước những vấn đề, các hiện tượng trong cuộc sống. Thơ là
tiếng hát của tâm hồn, nơi phản ánh những biểu hiện phức tạp và sâu sắc trong
thế giới nội tâm của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, thế giới nghệ thuật trong thơ
trữ tình vừa mang những đặc điểm chung của thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm văn học nói chung, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Đó là kết quả của
quá trình “nội cảm hóa thế giới khách quan”, khi người nghệ sĩ biến những cảm
xúc, tình cảm thẩm mĩ, cách khám phá và cắt nghĩa thế giới khách quan phản
ánh vào các hình tượng nghệ thuật, các phương diện của thế giới nghệ thuật.
Có thể nói, thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình là sự thống nhất giữa
các yếu tố là kết quả của quá trình tư duy đặc biệt đó. Mặc dù thế giới nghệ
thuật bao gồm rất nhiều phương diện nhưng trong khuôn khổ luận văn này,
chúng tôi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái
Nguyên tiêu biểu trên các phương diện tiêu biểu là sự biểu hiện của thế giới
nghệ thuật trong việc phản ánh cuộc sống xã hội đa chiều, sự biểu hiện của thế
giới nghệ thuật trong việc đi sâu vào cái tôi cá nhân con người và sự biểu hiện
của thế giới nghệ thuật qua ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật.
1.1.2. Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên thế kỉ XXI

1.1.2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình
Cái tôi là sự khẳng định bản thân, khẳng định cá tính, bản chất vốn có
của mỗi con người. Đó là khái niệm đánh dấu ý thức của con người về bản thể
tồn tại của chính mình. Trong cuốn Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện

9


đại, Hà Minh Đức khẳng định: “Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện,
một sự thôi thúc tự bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của
đời sống gây nên. Trong thơ, vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng” [21, tr. 61]. Cái tôi trữ tình trong thơ là sự thể hiện một cách

nhận thức, sự cảm nhận về thế giới thông qua các hình tượng của cái tôi trữ tình
trong tác phẩm. Qua hình tượng cái tôi trữ tình, một thế giới độc đáo qua cảm
nhận của nhà thơ được gửi đến người đọc.
Từ cái tôi của nhà thơ đến cái tôi trữ tình trong tác phẩm thơ ca là một
quá trình. Những cung bậc cảm xúc được thể hiện trong thơ vừa gắn liền với
hiện thực đời sống, nhưng sâu xa hơn là tiếng nói của chính trái tim và tâm hồn
người nghệ sĩ. “Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ với cái tôi trữ tình trong
sáng tác là một hiện tượng khá phổ biến với thơ… Tuy nhiên một vấn đề quan
trọng cần quan tâm là không thể đồng nhất cái tôi của nhà thơ trong đời sống
với cái tôi trữ tình trong tác phẩm” [21, tr.64–65]. Mặc dù không đồng nhất
nhưng cái tôi nhà thơ thống nhất với cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Bởi lẽ, từ
cái tôi nhà thơ đến cái tôi trữ tình trong tác phẩm về căn bản vẫn là con người
ấy, tâm hồn ấy; có thể ở từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau trong hành
trình sáng tác, cái tôi trữ tình được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau
nhưng vẫn là sự thống nhất trong một chủ thể sáng tạo. Và chính nhà thơ – con
người ấy, tâm hồn ấy – là cơ sở sáng tạo của thơ ca.
Khi đi vào tác phẩm, từ cái tôi của nhà thơ đến cái tôi trữ tình là một quá
trình nâng cao hơn, qua trái tim đầy suy tư và trăn trở của nhà thơ để biểu hiện
dưới những hình thức phong phú, mang chiều sâu trong tác phẩm. Cái tôi trữ
tình có liên hệ chặt chẽ với cái tôi nhà thơ, nhưng từ cái tôi nhà thơ đến cái tôi
trữ tình trong tác phẩm là cả một quá trình với sự chi phối của nhiều yếu tố. Cái
tôi trữ tình trong thơ nhiều khi vượt ra khỏi cái tôi của nhà thơ, thậm chí có một
đời sống riêng độc lập tương đối với chủ thể sáng tạo nghệ thuật sản sinh ra nó.

10


Trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên tiêu biểu như Phạm Văn
Vũ, Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh, Nguyễn Nhật Huy, Trần Thị Nhung,
Doãn Long, Hoàng Thị Hiền… mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình một hướng đi

riêng, một cách thể hiện cá tính và cái tôi trữ tình độc đáo trong thơ.
1.1.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ nói chung
Sáng tác thơ ca trước hết là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc
mãnh liệt từ bên trong khiến mọi cảm xúc bộc lộ thành ý thơ. Cái tôi trữ tình là
một vấn đề quan trọng trong thơ ca. Cái tôi trữ tình của mỗi nhà thơ có sự gắn
bó mật thiết với cuộc đời tác giả: “Những cung bậc tình cảm của nhà thơ dù là
một niềm vui hồ hởi hay một nỗi buồn sâu lắng thiết tha, dù kéo dài triền miên
trĩu nặng tâm hồn hay thoáng qua trong giây lát đều gắn liền với một cái gì
của đời sống bên ngoài, nhưng sâu xa hơn là tiếng nói thầm kín của trái tim và
tâm hồn người nghệ sĩ” [21, tr.62]. Có thể nói, giữa cuộc đời riêng của mỗi nhà
thơ và sáng tác thơ ca có mối quan hệ gắn bó sâu sắc. Thơ là nơi in đậm dấu ấn
cảm xúc, dấu ấn từ cuộc đời riêng của mỗi nhà thơ trong sáng tác.
Cái tôi trữ tình trong thơ có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, có khi trực tiếp, có khi gián tiếp. Cái tôi nhà thơ khi thể hiện những tình
cảm riêng tư hay những câu chuyện, những sự việc gắn với cuộc đời riêng của
nhà thơ là cái tôi trữ tình được bộc lộ dưới hình thức trực tiếp. Cuộc đời thực tế
của nhà thơ trở thành chất liệu cho cuộc sống được miêu tả trong thơ, cái tôi trữ
tình của nhà thơ cũng gần gũi hoặc nhiều khi chính là cái tôi trữ tình của tác
giả. Trong những trường hợp ấy, cái tôi trữ tình thường được bộc lộ qua chữ
“tôi” hoặc chữ “ta”.
Cái tôi trữ tình trực tiếp rất phổ biến trong thơ, vì thơ trước hết là một
hình thức tự biểu hiện. Nhà thơ sáng tác không phải nói những vấn đề xa xôi,
mà muốn hướng ngòi bút của mình về những điều đang diễn ra trong cuộc sống
của chính mình, từ đó thể hiện thái độ, quan niệm, cách nhìn nhận của mình
riêng về cuộc sống. Khi nhà thơ cảm nhận về chính mình, về cuộc sống của

11


chính mình, về những điều riêng tư của bản thân là khi cái tôi trữ tình trực tiếp

được sử dụng đắc lực để bộc lộ những điều về chính bản thân tác giả.
Bên cạnh hình thức biểu hiện trực tiếp, cái tôi trữ tình trong thơ nhiều khi
cũng được thể hiện dưới hình thức gián tiếp. Trong trường hợp những hoàn
cảnh, những sự việc trong thơ không phải cảnh ngộ của cuộc đời tác giả, cái tôi
trữ tình thường được bộc lộ dưới hình thức gián tiếp. Khi đó, nhà thơ không
miêu tả, thể hiện cuộc sống của chính mình mà nói lên cảm nhận, suy nghĩ về
những điều từng chứng kiến hoặc từng trải qua. Trong những hoàn cảnh đó, cái
tôi trữ tình thường là nhân vật trữ tình chủ yếu trong bài thơ. Ngoài ra, cái tôi
trữ tình của nhà thơ còn được thể hiện khi nhà thơ miêu tả về một loại, một
kiểu nhân vật cụ thể (chẳng hạn như bà mẹ kháng chiến, anh bộ đội cụ Hồ…).
Những nhân vật này xuất phát từ những điển hình, từ những nguyên mẫu trong
thực tế, họ tiêu biểu cho một kiểu nhân vật điển hình là sản phẩm của một giai
đoạn lịch sử - xã hội nhất định. Ở kiểu sáng tác đó, “nhân vật trữ tình của sáng
tác tồn tại bên cạnh cái tôi trữ tình của nhà thơ” [21, tr.74].
Có thể nói, dù biểu hiện dưới hình thức nào thì cái tôi trữ tình cũng là
nhân vật trữ tình quan trọng trong thơ. Cái tôi trữ tình là một phương diện quan
trọng, là một đặc trưng không thể thiếu của thơ ca. Trong thơ của các nhà thơ
trẻ Thái Nguyên, mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình những dạng thức phù hợp để
thể hiện cái tôi trữ tình trong sáng tác, đó có thể là cái tôi trong trẻo, hồn nhiên;
có khi lại là cái tôi cô đơn, nhỏ bé; đôi khi lại lắng đọng với những suy tư, trăn
trở và đặc biệt luôn nỗ lực trên hành trình tự ý thức, tự hoàn thiện mình. Nghiên
cứu sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên tiêu biểu sẽ làm rõ hơn những
dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ.
1.2. Vài nét khái quát về thơ Thái Nguyên và thơ trẻ Thái Nguyên đầu thế
kỉ XXI
1.2.1. Khái quát thơ Thái Nguyên
Đầu thế kỉ XXI là giai đoạn đánh dấu sự thay da đổi thịt của mảnh đất
Thái Nguyên. Cùng với sự chuyển mình của đời sống xã hội, đời sống văn học,

12



thơ ca cũng có những đổi thay đáng kể. Trước hết, sự lớn mạnh của thơ ca Thái
Nguyên được thể hiện ở một đội ngũ sáng tác đông đảo. Nhiều nhà thơ Thái
Nguyên là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, có những tác phẩm tạo được tiếng
vang như Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh… Đặc biệt, hai
nhà thơ nữ Thái Nguyên là Trần Thị Vân Trung và Nguyễn Thúy Quỳnh là hai
gương mặt nữ nhà thơ tiêu biểu trong cuốn “33 gương mặt thơ nữ tiêu biểu”
của tác giả Vũ Nho. Bên cạnh đó, thơ Thái Nguyên còn đạt được nhiều thành
tựu, nhiều giải thưởng như Giải nhì về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (2004),
Giải Ba về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật
Việt Nam cho tác giả Võ Sa Hà (2004), Giải khuyến khích cuộc thi thơ trên báo
Tài hoa trẻ của tác giả Phạm Văn Vũ (2005), Giải C Hội Văn học Nghệ thuật
các dân tộc thiểu số Việt Nam của tác giả Ma Trường Nguyên (2007), Nguyễn
Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu và Võ Sa Hà đã được nhận giải thưởng về thơ
của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội... Như vậy có thể nói, những nhà
thơ đầu thế kỉ XXI đã góp phần khẳng định vị thế của thơ Thái Nguyên trong
dòng chảy chung của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh những tác giả tiêu biểu với những giải thưởng khẳng định vị
thế của thơ Thái Nguyên, sự phát triển và lớn mạnh của thơ ca trong đời sống
xã hội còn được khẳng định ở sự tham gia của đông đảo những người yêu thơ
trong những chi hội thơ như: Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Thái Nguyên,
Hội Văn học Nghệ thuật Định Hóa, Chi hội Văn học Nghệ thuật Phổ Yên, Chi
hội Văn học Nghệ thuật Đại Từ..., các Câu lạc bộ thơ như: Câu lạc bộ thơ Mùa
thu, Câu lạc bộ thơ Tháng năm, Câu lạc bộ thơ Đường… và các nhóm bút trong
các nhà trường phổ thông, đại học, cao đẳng… Điều đó góp phần tạo ra sức lan
tỏa của thơ ca trong đời sống xã hội hiện đại. Chính đội ngũ sáng tác đông đảo
ấy và sự lan tỏa của thơ ca vào từng ngóc ngách của đời sống là tiền đề cho sự
phát triển của thơ Thái Nguyên hôm nay.


13


Thái Nguyên là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, văn học, là cửa ngõ
giao lưu giữa miền núi và đồng bằng nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển thơ ca. Hơn thế nữa, các nhà thơ Thái Nguyên đa phần là những trí
thức, nhà giáo, nhà báo… nên có điều kiện nghiên cứu, sáng tác văn chương
nghệ thuật. Cùng với niềm đam mê nghệ thuật, vốn tri thức, vốn văn hóa, mỗi
nhà thơ Thái Nguyên là những con người luôn nỗ lực hết mình trên hành trình
sáng tạo không ngừng để khẳng định vị thế của thơ ca Thái Nguyên hôm nay.
1.2.2. Khái quát thơ trẻ Thái Nguyên
1.2.2.1. Khái niệm thơ trẻ
Nói về thơ trẻ Thái Nguyên, trước hết cần xác định phạm vi của khái
niệm. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm thơ trẻ là thơ của những tác giả
thuộc thế hệ 8X, 9X, họ trẻ về tuổi đời và cả tuổi làm thơ. Đó là những con
người mang sinh khí mới, là mối quan tâm của nhiều nhà phê bình.
Bên cạnh đó, còn có những người viết trẻ về tuổi nghề nhưng không còn
trẻ về tuổi đời như Phan Thái, Dương Văn Mưu, Dương Văn Oanh… Ở giai
đoạn hiện nay, thơ trẻ Thái Nguyên phát triển sôi nổi và có nhiều thành tựu hơn
cả so với văn xuôi với một lực lượng sáng tác rất đông đảo. Trong luận văn này,
chúng tôi điểm qua một số cây bút trẻ Thái Nguyên tiêu biểu, có nhiều sáng tác
khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ ca Thái Nguyên đương đại như:
Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Nhật Huy, Doãn
Long, Hoàng Thị Hiền, Trần Thị Nhung, Gia Hân…
1.2.2.2. Những mạch nguồn phát triển của thơ trẻ Thái Nguyên
Thái Nguyên được biết đến là nơi phát hiện những dấu tích từ rất sớm
của người Việt cổ, đồng thời cũng là mảnh đất có vị trí địa lý là cửa ngõ giao
lưu của nhiều nền văn hóa. Văn học đương đại nói chung và thơ ca đương đại
nói riêng đều được nuôi dưỡng từ nguồn mạch chung của văn học dân gian.

Lịch sử lâu đời cùng bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa là điều kiện nuôi
dưỡng và thúc đẩy sự ra đời, phát triển của văn học. Quá trình giao thoa văn

14


hóa giữa các dân tộc cùng sinh sống trong một phạm vi địa lý đã tổng hòa thành
đời sống văn hóa, văn học dân gian của một địa phương. Đồng thời, vốn văn
hóa, văn học dân gian ấy cũng chịu sự chi phối của những điều kiện địa lý tự
nhiên, lịch sử, xã hội trong quá trình giao thoa, hòa nhập để trở nên phong phú
về nội dung, bền vững về phong cách, đa dạng về sắc thái.
Văn học Thái Nguyên vừa mang sự pha trộn trong quá trình giao lưu văn
hóa, vừa mang nét bản sắc đặc trưng của địa lý tự nhiên và đời sống cộng đồng
của dân cư Thái Nguyên, là sự thống nhất trong đa dạng. Có thể nói, sự phát
triển nói chung của văn học Thái Nguyên đương đại được nuôi dưỡng từ mạch
nguồn văn học dân gian của các dân tộc nơi đây. Những bài hát Sli, Lượn;
những câu ca dao mượt mà, đằm thắm; những câu tục ngữ, các bài hát mo... là
những hình thức sinh hoạt dân gian còn lưu giữ đến ngày nay có ảnh hưởng sâu
sắc đến sự hình thành và phát triển của thơ ca Thái Nguyên. Văn học dân gian
là nơi hội tụ những giá trị văn hóa tinh thần, tình cảm, trí tuệ trong cộng đồng
các dân tộc anh em cùng nhau sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên; là cội
nguồn, là nền tảng cho sự phát triển của thơ ca Thái Nguyên đương đại nói
chung và thơ trẻ Thái Nguyên nói riêng.
Cùng với quá trình phát triển lịch sử của văn học Việt Nam đương đại
nói chung, văn học Thái Nguyên, thơ ca Thái Nguyên cũng có quá trình phát
triển gắn liền với từng bước đi của lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, hòa chung nhịp đập với thơ ca của các nhà thơ dân tộc
thiểu số vùng chiến khu cách mạng Việt Bắc, các nhà thơ Thái Nguyên đã có
những sáng tác bằng tiếng dân tộc (Tày, Nùng…) góp thêm màu sắc đa dạng
cho văn nghệ kháng chiến, đồng thời cổ vũ tức thời tinh thần đấu tranh của

đồng bào Việt Bắc trong kháng chiến.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để kịp thời động viên
phong trào cách mạng của quân và dân các dân tộc Việt Bắc trong kháng chiến,
ngày 19/8/1946, Báo Chiến khu thuộc Chiến khu I – tiền thân của Báo Quân

15


khu I ngày nay phát hành số đầu tiên. Báo Chiến khu thời kì đó luôn bám sát các
chỉ thị, chủ trương, nghị quyết của cấp trên, phản ánh kịp thời các hoạt động và
phong trào thi đua quyết thắng địa phương, hướng đến mục tiêu chung là cổ vũ
cách mạng, cổ vũ kháng chiến giành thắng lợi: “Trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, mỗi phóng viên, biên tập viên, công nhân
viên Tòa soạn đều hành động quên mình dưới bom rơi, đạn nổ để có những bài
phóng sự, ghi nhanh, tin tức nóng hổi từ mặt trận gửi về, từ hậu phương gửi ra
tiền tuyến” [65]. Tờ báo Quân khu I là nơi góp phần tạo nên những tên tuổi như:
Đặng Vương Hưng, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Anh Nông…

Sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, để phù hợp với
điều kiện cách mạng trong tình hình mới, Trung ương Đảng và Bác Hồ rời thủ
đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Thái Nguyên được chọn làm trung tâm
kháng chiến, thủ đô cách mạng của cả vùng Việt Bắc. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh thuộc an
toàn khu Việt Bắc đã trở thành cái nôi của văn chương cách mạng, văn học
kháng chiến. Đến những năm 1949 – 1950, Hội Văn nghệ Việt Nam và Báo
Văn nghệ đặt trụ sở tại xóm Chòi, xã Mỹ Trạng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên. Mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng có thể nói, đây là cái nôi
văn nghệ trong kháng chiến, một mảnh đất gắn liền với lịch sử cách mạng của
dân tộc, đồng thời in dấu lịch sử báo chí, văn chương nghệ thuật Việt Nam
trong kháng chiến. Trong bối cảnh đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Pháp,

văn nghệ sĩ không chỉ là người cầm bút mà đồng thời cũng là những chiến sĩ
tham gia chiến đấu trên chiến trường ác liệt. Đó là những năm tháng không thể
nào quên trong lịch sử dân tộc, cũng là điều kiện cho sự bồi dưỡng, phát triển,
nuôi dưỡng mầm sống, cũng là nơi khởi sinh những truyền thống và di sản văn
chương đồ sộ, hào hùng thời chiến của văn học nghệ thuật Thái Nguyên nói
riêng và văn học Việt Nam trong kháng chiến nói chung.

16


Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, Trung ương Đảng và
Bác Hồ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Đến năm 1957, Hội Văn nghệ Việt
Bắc được thành lập ở thị xã Thái Nguyên. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa đối
với văn học Thái Nguyên nói riêng mà đã tạo nên một cuộc hội tụ, giao lưu
giữa các nhà thơ ở sáu tỉnh Việt Bắc đã từng sát cánh trong kháng chiến chống
Pháp. Trụ sở của Hội Văn nghệ Việt Bắc được đặt ở chính thủ đô gió ngàn, thủ
đô kháng chiến Thái Nguyên. Không chỉ là trung tâm của các tỉnh miền núi
phía Bắc, Thái Nguyên còn là trung tâm văn hóa, văn nghệ của cả chiến khi
Việt Bắc nói chung. Hội Văn nghệ Thái Nguyên là một tổ chức văn học có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với văn học các tỉnh miền núi phía Bắc. Có thể kể
đến những tên tuổi tiêu biểu như các tác giả dân tộc thiểu số: Nông Quốc Chấn,
Bàn Tài Đoàn… Có thể nói, những tác giả người dân tộc thiểu số trong giai
đoạn này cũng là những tên tuổi đầu tiên làm nên nền văn học chiến khu Việt
Bắc và văn học Thái Nguyên sau này. Sự thành lập của Hội Văn nghệ Việt Bắc
đã tạo điều kiện cho nền văn học của các dân tộc Việt Bắc, trong đó có Thái
Nguyên, có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Có thể kể đến những sáng tác tiêu
biểu như: Tiếng ca người Việt Bắc của nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn,
Muối của Cụ Hồ, Xuân về trên núi của nhà thơ người Dao Bàn Tài Đoàn… đều
ra đời trong giai đoạn này. Sự thành lập của Hội Văn nghệ Việt Bắc có trụ sở ở
Thái Nguyên là điều kiện thuận lợi cho văn học Thái Nguyên có sự giao lưu

giữa các dân tộc, các vùng miền, là tiền đề quan trọng tạo nên tính đa dạng
nhưng vẫn thống nhất của văn học trên quê hương cách mạng anh hùng.
Khi đất nước một lần nữa chìm trong bom đạn của cuộc chiến tranh xâm
lược của đế quốc Mỹ, nhân dân Thái Nguyên đem sức mình đóng góp vào cuộc
kháng chiến giành độc lập dân tộc và văn học Thái Nguyên cũng không nằm
ngoài dòng mạch chung của văn học kháng chiến giai đoạn này. Những tác
phẩm văn học giai đoạn này mang hơi thở của thời đại, cổ vũ cho sự nghiệp

17


đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Có thể kể đến những sáng
tác tiêu biểu của văn học kháng chiến giai đoạn này như: Trận địa giữa ruộng
bậc thang (Nông Minh Châu); Suối gang; Lên cao (Xuân Cang); Người chia
ánh sáng (Vi Hồng); Suối Lê Nin (Trần Văn Loa); Gái Quan Lang (Lê Thoa)…
Nói đến văn học nghệ thuật Thái Nguyên không thể không nhắc đến văn nghệ
khu gang thép một thời. Ngày 20/12/1963, khu gang thép Thái Nguyên
được khánh thành. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, khu gang thép
Thái Nguyên ngày ấy, Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên ngày nay đã
phát triển, lớn mạnh. Trong suốt chặng đường phát triển ấy, khu gang thép Thái
Nguyên không chỉ khẳng định mình với “tinh thần thép” trong lao động, sản
xuất mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, văn nghệ, tạo nên một
thời văn nghệ gang thép lừng danh với những tên tuổi như: Trịnh Thanh Sơn,
Xuân Cang, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Đình Quang… Nhà thơ Nguyễn
Thúy Quỳnh – Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Tổng
biên tập tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam – nhân
dịp kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển của Công ty cổ phần gang thép Thái
Nguyên đã nói về một lịch sử xây dựng, trưởng thành của công ty gắn liền với
đời sống văn hóa, văn học luôn được quan tâm dù trong bất kì hoàn cảnh khó
khăn nào: “Nhưng có một điều thật lạ Công ty gang thép vẫn duy trì các hoạt

động văn hóa nghệ thuật sinh động và sung mãn. Vào thời đó mà Gang thép tổ
chức được hẳn hai trại viết văn. Những người viết như nhà văn Xuân Cang nhà
văn Chu Hồng Hải nhà thơ Trịnh Thanh Sơn và các cây bút Ngô Khuyến
Phong (Đội phòng cháy chữa cháy) Hồng Nguyên (Xưởng Vật Liệu chịu lửa).
Phan Chừng (xưởng Xe máy) Đào Thành Lạng (Xưởng cơ khí) Trọng Thể
(Xưởng Công trình I) Vũ Đảm (Xưởng Luyện gang)... vẫn được triệu tập về dự
trại viết. Nhờ thế mà Khu Gang thép đã có được một tập truyện ngắn và một
tập ký mang đầy không khí của Khu Gang thép Thái Nguyên lúc ấy” [48].
Chính sự quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần ấy đã làm nên sức mạnh của

18


khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn
nào, đồng thời tạo nên một phong trào văn hóa, văn nghệ có ảnh hưởng sâu
rộng và những tên tuổi có nhiều thành tựu sáng tác được ghi nhận.
Sau khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện, đến năm 1987, Hội
Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên được thành lập đã tạo nên một dấu ấn quan
trọng, đánh dấu một bước ngoặt mới của thơ ca Thái Nguyên trong thời kì đổi
mới. Từ chỗ là trụ sở của Hội Văn nghệ Việt Bắc (năm 1957), cho đến nay, Thái
Nguyên vẫn ghi dấu với những tác giả lớn có kinh nghiệm sáng tác dày dặn như:
Khánh Kiểm, Trần Văn Loa, Ma Trường Nguyên, Thế Chính, Trần Thị Vân Trung,
Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Hiền Mặc Chất, Nguyễn Long, Nguyễn Đức
Hạnh, Hữu Tiệp, Mai Thắng, Minh Hằng, Ba Luận, Vũ Đình Toàn… Trong thơ
của mình, mỗi nhà thơ đều cố gắng tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng,
khẳng định cá tính sáng tạo và cái tôi riêng không hòa lẫn. Những tên tuổi tiêu
biểu của thơ ca Thái Nguyên không chỉ khẳng định được vị trí của mình trên chính
quê hương Thái Nguyên mà còn được đón nhận, khẳng định mình trong sự phát
triển chung của thơ ca Việt Nam đương đại.


Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển không ngừng của đất nước,
trong bối cảnh quá trình hội nhập, giao lưu và phát triển, thơ ca Thái Nguyên
cũng đạt được những thành công mới, đánh dấu vị trí của mình trong sự phát
triển chung của thơ ca Việt Nam đương đại. Thơ ca Thái Nguyên khẳng định vị
trí của mình cả về số lượng và chất lượng, cả về lực lượng sáng tác và giá trị
nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh những tên tuổi có nhiều kinh nghiệm như
Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Ma Trường Nguyên, Nguyễn Thúy Quỳnh,
Hoàng Tố Nga, Cao Hồng, Lưu Thị Bạch Liễu, Minh Thắng… một lực lượng
đông đảo các tác giả đã xuất hiện từ cuối thế kỷ trước đang dần được khẳng
định vị trí của mình ở đầu thế kỉ này như: Dương Thu Hằng, Phan Thái,
Nguyễn Kiến Thọ, Hồ Triệu Sơn, Ngọ Quang Tôn… Ở giai đoạn văn học này,
nếu như văn xuôi Thái Nguyên chỉ phát triển một cách bình lặng, không có

19


nhiều tên tuổi được chú ý như những giai đoạn trước cũng như không có những
giải thưởng đánh dấu sự thành công của đội ngũ sáng tác thì thơ ca lại phát
triển rất sôi nổi. Những giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội
Văn học nghệ thuật Việt Nam trong các năm 2004 đến 2011 trao cho các tập
thơ Mưa mùa đông của Nguyễn Thúy Quỳnh, Cánh chim về núi của Võ Sa Hà,
Rét ngọt của Minh Thắng; Ba giải thưởng thơ của hai tờ báo lớn: Văn nghệ
Quân đội và Báo văn nghệ trao cho ba tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị
Bạch Liễu và Võ Sa Hà - đã khẳng định vị thế của thơ ca Thái Nguyên trong sự
phát triển chung của thơ ca đương đại, đưa vị thế thơ của Thái Nguyên lên một
tầm cao mới trong cả nước.
Thái Nguyên là mảnh đất có truyền thống lịch sử, văn học từ rất sớm với
trụ sở của Hội Văn nghệ Việt Bắc, từng là trụ sở của Hội Văn nghệ Việt Nam
và Báo Văn nghệ trong những năm 1949 – 1950, có khu gang thép Thái
Nguyên với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa văn nghệ sôi nổi, có tờ báo

Quân khu I (Tiền thân là báo Chiến khu), có Hội Văn học Nghệ thuật Thái
Nguyên luôn quan tâm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ sáng tác của tỉnh nhà…
Tất cả những điều kiện ấy tạo thuận lợi cho các nhà thơ, nhà văn Thái Nguyên
có cơ hội được tiếp xúc và thừa hưởng truyền thống văn hóa, văn học của địa
phương làm nền tảng và mạch nguồn nuôi dưỡng tình yêu văn chương nghệ
thuật trong thế hệ trẻ.
Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao lưu
kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng và
thủ đô Hà Nội, là trung tâm vùng của các tỉnh trung du miền núi, đồng thời là
khu vực đông dân cư, là trung tâm đào tạo, giáo dục lớn (đứng thứ ba cả nước
và thứ nhất ở khu vực miền núi phía Bắc). Ở Thái Nguyên, lực lượng trí thức
chiếm một số lượng đông đảo và được tỉnh quan tâm, tạo điều kiện phát triển
nên có ưu thế hơn so với các địa phương khác. Chính những điều kiện đó đã
giúp các nhà thơ trẻ Thái Nguyên có điều kiện tiếp xúc với một nền văn hóa,

20


×