Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.28 KB, 15 trang )

Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ VÀ HẠ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
3.1 Thành tựu nổi bật của công ty
Hiện nay, LASUCO đã có 9 công ty, nhà máy, xí nghiệp thành viên trực
thuộc và 3 công ty liên kết. Ngoài các sản phẩm chính là đường, cồn, điện, giấy,
khách sạn du lịch, LASUCO còn là một nhà đầu tư có tên tuổi. Vốn chủ sở hữu
đến nay tăng gấp gần 100 lần năm 1988 và gấp 10 lần trước cổ phần hóa (1999).
Doanh số hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng; sản xuất, kinh doanh liên tục đạt
hiệu quả cao; lợi nhuận bình quân hàng năm thời kỳ 2000-2010 gấp 12,5 lần so
với thời kỳ 1990-1999; cổ tức bình quân 10 năm cổ phần hóa đạt 17%; tốc độ
tăng trưởng hàng năm bình quân thời kỳ đạt từ 15 đến18%/năm, năm cao đạt
mức tăng trưởng 25%, được xếp vào hàng TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam. Nộp ngân sách Nhà nước trong 20 năm (1991-2010) đạt 630 tỷ đồng
(riêng năm 2010 nộp ngân sách 142 tỷ đồng) được xếp vào TOP 1.000 doanh
nghiệp nộp thuế cho Nhà nước lớn nhất trong 3 năm (từ 2007-2009).

30 năm xây dựng và phát triển, LASUCO trở thành một mô hình kinh tế mới
liên kết hợp tác liên minh công – nông – trí, gắn công nghiệp với nông nghiệp,
thực hiện thành công liên kết “4 nhà” - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa
học - nhà nông, được Đảng, Nhà nước quan tâm, bạn bè xa gần ngưỡng mộ.
Vùng mía đường Lam Sơn được xếp hạng lớn nhất và hiệu quả nhất của cả
nước, giải quyết việc làm và đời sống cho hơn 10 vạn lao động trong vùng mía,
góp phần làm thay da đổi thịt nhiều vùng nông thôn, nhiều thị tứ, thị trấn được
hình thành; điện, đường, trường, trạm và công sở của các xã trong vùng mía
ngày một tăng cường.
Hiệp hội Mía đường Lam Sơn là một tổ chức liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp công nghiệp chế biến với nông dân và các cơ sở sản xuất nguyên liệu,
với các doanh nghiệp tín dụng cung cấp vốn, đáp ứng cung ứng vật tư, tiêu thụ
N5-QTDNCNB Page 1
Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm


sản phẩm, hợp tác thúc đẩy sản xuất phát triển, chia sẻ rủi ro, điều hòa lợi ích
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

30 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp công nghiệp Mía đường Lam
Sơn đã gắn kết, dẫn dắt, làm “bà đỡ” tác động và hỗ trợ nông dân khai hoang
phục hóa được 10.000 ha đất trống, đồi trọc, cải tạo và chuyển dịch cơ cấu cây
trồng được trên 5.000 ha đưa vào trồng mía.

Cùng với việc mở rộng diện tích, công ty đã tập trung cao cho đầu tư và
chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới, hàng năm đã đầu tư cung cấp hàng ngàn
tấn giống mía năng suất cao. Đến nay tỷ lệ giống mới trong vùng đạt trên 65%,
xây dựng các điểm trình diễn và tập huấn tại chỗ chuyển giao kỹ thuật trồng mía
cho nông dân. Nhờ đó đã đưa năng suất mía từ 28 tấn/ha lên 75tấn/ha bình quân
toàn vùng. Triển khai các chương trình, dự án lớn như: Dự án tưới nước nhỏ giọt
công nghệ cao của Issarel qua 2 vụ đến nay đã triển khai ở 2 nông trường, 3 xã
với diện tích gần 500 ha với 243 hộ trồng mía tham gia, bước đầu đem lại hiệu
quả rõ rệt, năng suất đạt bình quân trên 80 tấn/ha, nhiều diện tích đã đạt từ 120
đến 150 tấn/ha, thu 100 đến 120 triệu đồng/ha, nâng cao sức cạnh tranh cho
nghề trồng mía.

Trong những năm gần đây, công ty đã và đang triển khai có hiệu quả dự án
“Làm mới lại cây mía, hạt đường Lam Sơn” bằng các chính sách đầu tư toàn
diện từ việc hỗ trợ cày sâu, bón vôi, cải tạo làm giàu cho đất, hỗ trợ giống mới,
tưới nước... đến đào tạo dạy nghề cho nông dân, quy hoạch lại đồng ruộng, tổ
chức lại nghề trồng mía theo hướng tập trung quy mô lớn, đầu tư thâm canh tăng
năng suất, chất lượng, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, có thu nhập cao, làm giàu
cho nông dân, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, bước đầu đạt hiệu
quả cao cho người trồng mía, bảo đảm thu nhập cao và ổn định dài lâu, đang là
sức hút kinh tế với người dân trong vùng mía đường Lam Sơn.


N5-QTDNCNB Page 2
Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm
Thông qua hoạt động của Hiệp hội Mía đường Lam Sơn hàng năm công ty đã
tổ chức thương thảo về giá mua mía và giải quyết hài hòa lợi ích giữa người
trồng mía và người sản xuất đường, người tiêu thụ, giá mua mía trong gần 20
năm qua đều đạt mức từ 60 đến 65% giá bán đường (trước thuế VAT). Ngoài
giá được quy định và thỏa thuận từ đầu vụ, cuối vụ căn cứ vào kết quả kinh
doanh, công ty còn bổ sung vào giá mua mía cho nông dân thông qua việc hỗ trợ
các vật tư, phân bón để chăm sóc vụ sau có năng suất cao hơn hoặc hỗ trợ bằng
tiền có năm tới 30-40 tỷ đồng (bằng từ 5 đến 10% giá mua đầu vụ). 20 năm công
ty còn trích từ lợi nhuận gần 50 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương vùng mía xây
dựng trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế. Từ năm 1990-2000 công ty đã đầu
tư hơn 20 tỷ đồng đầu tư làm mới và nâng cấp được hàng trăm km đường giao
thông trong vùng mía, tạo điều kiện vận chuyển mía và đi lại cho nông dân. Từ
năm 2005 đến nay mặc dù Nhà nước đầu tư nâng cấp kiên cố các đường trục
lớn, nhưng hàng năm công ty vẫn hỗ trợ nông dân từ 3 đến 5 tỷ đồng để tu sửa
và làm mới đường nội đồng vùng mía. Công ty ủng hộ xây dựng gần 600 ngôi
nhà tình nghĩa và đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi văn hóa, nhận
chăm sóc, nuôi dưỡng 89 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ những người tàn tật
khó khăn vùng, thiên tai bão lụt; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài khuyến
khích con em người trồng mía học giỏi, vượt khó, chăm lo đến cộng đồng.
3.2 Mục tiêu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020
Công ty phấn đấu xây dựng LASUCO trở thành Tập đoàn kinh tế công –
nông nghiệp – du lịch, dịch vụ và bất động sản Lam Sơn. Đầu tư và đưa vào
hoạt động các doanh nghiệp nông, công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch ở
các xã tiềm năng vùng mía đường Lam Sơn, thúc đẩy chương trình xây dựng
nông thôn mới trong vùng. Phát huy và nâng cao chất lượng, thương hiệu
LASUCO, thúc đẩy thương hiệu quốc gia mía đường xứ Thanh. Nâng cao chất
lượng quan hệ hợp tác liên minh công – nông - trí thức, phối hợp với các địa
phương và bà con nông dân tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn thời kỳ 2010-2015 và các giai đoạn tiếp theo. Tập trung đầu
N5-QTDNCNB Page 3
Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm
tư cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học tiên tiến, phát triển bền vững và hiệu quả
cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 20-25%. Sản phẩm chủ yếu là mía đường
- cồn - điện - nhiên liệu sinh học, du lịch, thương mại và bất động sản.
Được tóm tắt ngắn gọn như bảng dưới :
Chỉ tiêu Năm 2015
Sản lượng mía 1.500.000 tấn
Đường các loại 150.000 - 170.000 tấn
Cồn các loại 20 triệu lít
Điện bán lên lưới điện quốc gia 40.000.000 KW/h
Phân bón sinh học 60.000 tấn
Đào tạo nghề 5.000–7.000 lao động nông thôn
Doanh thu 5.000 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng
Nộp ngân sách 230 tỷ đồng
Cổ tức trên vốn góp 17- 20%;
Thu nhập bình quâ n đầu
người/tháng
0 triệu đến 12 triệu đồng.
Đồng thời, hoàn thiện các quy chế quản trị, kiểm soát và điều hành Tập đoàn
LASUCO mô hình công ty mẹ, công ty con, tôn vinh và bảo vệ thương hiệu
LASUCO và xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp: Đoàn kết – hợp tác –
năng động – sáng tạo – uy tín – chất lượng – hiệu quả. Nâng cao năng lực cạnh
tranh hội nhập, tập trung xây dựng vùng nguyên liệu mía, tiếp tục phối hợp chặt
chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương thực hiện đề án làm mới lại cây
mía, hạt đường Lam Sơn tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cây mía đạt
năng suất bình quân 85-90 tấn/ha và giá trị 70 triệu đồng/ha trồng mía. Thúc đẩy
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng mía đường Lam Sơn phát triển bền

vững.
3.3 Giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược năm 2015
-
Tập trung cao phát triển nguyên liệu mía thâm canh, tăng năng suất, chất
lượng đạt mục tiêu tối thiểu từ 1,0 triệu tấn trở lên: Tập trung triển khai Dự án
Làm mới lại cây mía bắt đầu từ vụ ép2009/2010 và chính sách đầu tưphát
N5-QTDNCNB Page 4
Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm
triển mía vụ 2010/2011. Thúc đẩy dự án hợp tác với nông dân đầu tư vốn thuê
đất, tích tụ đất đai hình thành các Công ty Cổ phần kinh doanh Nông nghiệp,
trồng mía công nghệ cao theo phương thức nông dân góp đất, Công ty góp vốn
đầu tư kỹ thuật và quản lý để tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá lớn, bền
vững.
- Tăng nhanh năng lực tài chính, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng tài sản
tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá thiết yếu có tính chiến lược thời đại – năng
lượng tái tạo (Biodiezel); Đầu tư thiết bị công nghệ mới, mở rộng nâng công
suất Nhà máy đường 2 lên7.500 TMN; Đầu tư bổ sung thiết bị, công nghệ sử lý
tinh bột cho nhà máy Cồn để giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu mật rỉ, nâng
cao hiệu quả thiết bị hiện có, tăng doanh thu, tăng sản phẩm và việc làm cho
công nhân.
- Đổi mới công tác thị trường, xây dựng phương án bán hàng, chương trình bán
lẻ cho hệ thống các đại lý, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh để tạo ra giá trị
thương hiệu, uy tín của Lasuco trên thị trường và mang lại giá trị thương mại
cao hơn, đồng thời tránh các rủi ro khi thị trường có những biến động không
thuận lợi với ngành hàng và tối thiểu hóa các khoản mục chi phí bán hàng, quản
lý doanh nghiệp để thực hiện mục tiệu giảm giá thành sản phẩm.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả Dự án tái cấu trúc bộ máy tổ chức quản lý nhân sự
gắn với cơ chế thu nhập tiền lương. Rà soát bố trí lại lao động, đúng người đúng
việc, nâng cao hiệu suất và năng suất lao động. Triển khai kế hoạch đào tạo bổ
sung nguồn nhân lực kế cận cho bước phát triển và đáp ứng các yêu cầu

mới.Từng bước nâng cao chất lượng lao động đồng thời chú trọng, quan tâm đến
chất lượng cuộc sống của CBCNV, biểu hiện ở mặt tổng quỹ lương của công ty
tăng nhanh qua các năm.
Cụ thể :
Công ty tiếp tục xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu bền vững, đáp ứng
đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đường, điện, nhiên liệu sinh học và
N5-QTDNCNB Page 5
Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm
giấy. Làm tốt hơn mối quan hệ hợp tác liên minh công - nông - trí với các đơn
vị, địa phương và người trồng mía. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền
các địa phương thực hiện thắng lợi đề án “Làm mới lại cây mía hạt đường Lam
Sơn”. Tập trung chỉ đạo thâm canh tăng năng xuất và chất lượng mía, phấn đấu
đến năm 2013 có 10.000 ha mía thâm canh cao, năm 2015 có trên 13.000 ha mía
thâm canh cao...
Tiếp tục xây dựng Hiệp hội Mía đường Lam Sơn vững mạnh, làm nòng cốt
trong phát triển vùng mía đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát huy mô
hình hợp tác liên doanh Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng theo hướng tiếp
tục tập trung đầu tư quy hoạch lại đất đai, xây dựng các khu trồng mía thâm
canh cao, dành đất trồng hoa cao cấp và rau an toàn, mở mang ngành nghề công
- nông nghiệp dịch vụ thương mại để đạt doanh số hàng năm từ 200 tỷ đồng trở
lên. Đồng thời hợp tác sâu rộng hơn với các Công ty TNHH Thống Nhất, Lam
Sơn, Sông Âm, để cùng phát triển.
Tăng cường công tác mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu; tiếp tục hoàn
thiện quan hệ sản xuất, quản lý, quản trị doanh nghiệp; xây dựng và phát triển
văn hóa doanh nghiệp “Đoàn kết - hợp tác - năng động - sáng tạo - uy tín - chất
lượng và hiệu quả”. Và thực hiện tốt công tác môi trường. Đồng thời, quan tâm
xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; đổi mới phương thức lãnh
đạo và lề lối làm việc của cấp ủy và các tổ chức cơ sở Đảng. Tăng cường lãnh
đạo các đoàn thể chính trị - xã hội, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động,

động viên hội viên, đoàn viên hăng hái thi đua lao động đạt năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao, góp phần xây dựng công ty ngày càng phát triển bền
vững.
Trước tình hình nền kinh tế thế giới chuyển từ lạm phát sang suy thoái, tình
hình đất nước sẽ khó khăn hơn trong năm 2009 và năm 2010..., mục tiêu của
công ty là tiếp tục giữ vững và phát triển vùng nguyên liệu một cách bền vững
bằng con đường thâm canh, tăng năng suất và nâng cao chất lượng, hiệu quả cây
N5-QTDNCNB Page 6

×