Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THỰC TRẠNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.33 KB, 13 trang )

THỰC TRẠNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN THĂNG LONG
2.1 Miêu tả công việc
 Ngày 20/12: Đến liên hệ xin kiến tập tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng
Long.
 Tuần 1: Tìm hiểu về Công ty chứng khoán Thăng Long sau đó lựa chọn đề tài
thực tập. Sau khi đã chọn được đề tài thì xin vào phòng IB của chi nhánh Láng
Hạ, bắt đầu làm quen với công việc.
 Tuần 2 - 9: Quan sát công việc các cán bộ phòng IB, cách thức làm việc, tiếp đón
khách hàng, thẩm định các dự án.... Thực hiện những công việc được giao. Hỏi
các nhân viên tín dụng những điều thắc mắc, những điều quan sát thấy không
giống như được giảng dạy tại nhà trường. Xin tài liệu, số liệu thực tế để phục vụ
cho việc viết báo cáo.
 Tuần 10: tới đơn vị thực tập tiếp và hoàn thành việc viết báo cáo, xin thêm
những tài liệu cần thiết. Xin ý kiến các anh chị phòng IB về báo cáo thực tập.
 20/04: Xin giấy chứng nhận và ý kiến đánh giá nhận xét quá trình thực tập của
trưởng phòng IB và Phòng nhân sự về đợt Thực tập. Kết thúc đợt thực tập.
2.2 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại CTCK Thăng
Long.
2.2.1 Các quy phạm phát luật chính ảnh hưởng tới nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành.
• Luật
1. Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
2. Luật Chứng khoán, của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
70/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
• Nghị định
3. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Chứng khoán;
4. Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết một số điều của Luật


Chứng khoán; (Lưu ý: hiệu lực thi hành 20/09/2010
• Thông tư
8. Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về
việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
• Quyết định
9. Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho công ty niêm yết trên
SGDCK/TTGDCK;
10. Quyết định 13/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành mẫu Bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng
và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao
dịch chứng khoán;
11. Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán;
12. Quyết định số 23/QĐ-VSD ngày 22 tháng 04 năm 2010 của Tổng Giám đốc
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động đăng
ký chứng khoán và Quy chế ban hành kèm theo;
Hiện tại pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán đang còn khá ít và còn
nhiều kẽ hở cả về mặt quản lý các công ty có khả năng bảo lãnh và cả các công ty được
bảo lãnh. Trong tương lai khi pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được hoàn
thiện thì nhất định sẽ là một trong những yếu tố giúp cho nghiệp vụ này phát triền mang
lại nhiều lợi nhuận cho các công ty chứng khoán cũng như lợi ích cho các tố chức phát
hành.
2.2.2 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tại Công ty Cổ phần chứng
khoán Thăng Long.
2.2.2.1 Phương hướng hoạt động bảo lãnh phát hành tại TLS.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ
chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua
chứng khoán của TCPH để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân

phối hết.
Theo pháp luật của Việt Nam có 2 hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán
trên thị trường như sau:
- Bảo lãnh chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh nhận mua toàn bộ số
chứng khoán trong đợt phát hành của tổ chức phát hành, sau đó sẽ bán ra công chúng.
Giá mua của công ty bảo lãnh thường là một giá đã được ấn định và thường thấp hơn
giá thị trường, giá bán của công ty bảo lãnh là giá thị trường.
- Bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh phát hành hứa sẽ cố
gắng tới mức tối đa có thể để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty phát
hành. Trong trường hợp bán không hết, số chứng khoán còn lại được trả về cho công ty
phát hành. Công ty bảo lãnh được hưởng hoa hồng trên số chứng khoán được bán ra.
Công ty tập trung vào các hoạt động sau:
- Công ty tập trung phân tích nền kinh tế để tìm ra các ngành có tiềm năng phát triển
mạnh trên thị trường. Sau đó công ty phân tích tình hình tài chính của các công ty
trong các ngành được lựa chọn để tìm ra công ty tốt nhất để tiến hành nghiệp vụ bảo
lãnh.
- Bảo lãnh phát hành cho các doanh nghiệp là khách hàng của MB, công ty sẽ tận dụng
quan hệ của MB với khách hàng và kinh nghiệm của MB trong hoạt động tín dụng để
phân tích, đánh giá chất lượng từng loại chứng khoán của các doanh nghiệp kể trên và
đưa ra quyết định bảo lãnh phát hành.
Với nghiệp vụ này công ty có lợi thế căn bản đó là một lượng lớn khách hàng
truyền thống của ngân hàng MB cộng thêm việc là một trong những công ty chứng
khoán thành lập đầu tiên ở Việt Nam đem lại uy tín cho TLS trong hoạt động bảo lãnh
phát hành cho các công ty. Đây là thị trường tiềm năng của công ty.
- Ngoài ra, trên cơ sở nhu cầu của MB, công ty tiến hành cung cấp dịch vụ tư vấn và đại
lý phát hành các loại chứng khoán của MB trong khuôn khổ các quy định của
UBCKNN.
2.2.2.2. Quy trình bảo lãnh phát hành của TLS.
Hiện nay, TLS đã tự xây dựng cho mình một quy trình bảo phát hành đầy
đủ như sau:

 Trong trường hợp bảo lãnh chắc chắn:
Sơ đồ 2.2.1: Quy trình bảo lãnh phát hành chắc chắn của TLS
(Nguồn: CTCK Thăng Long)
(1): Tổ chức phát hành sau khi chọn lựa và ký hợp đồng với Tổ chức bảo lãnh,
tiến hành nộp hồ sơ xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(2): Sau khu xem xét hồ sơ của tổ chức phát hành nếu đã đầy đủ các yêu cầu
trong luật pháp quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chấp thuận cho TCPH
được phép phát hành cổ phiếu ra thị trường.
(3): TCPH sau khi được cho phép phát hành sẽ tiến hành chuyển chứng khoán
sang cho TCBL.
(4): Sau khi ký hợp đồng với TCPH, TCBL nhận chứng khoán và trả tiền cho
TCPH.
(5): TCBL đệ trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phương án bán và
cam kết bảo lãnh chắc chắn.
(6): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và chấp nhận phương án và cam
kết bảo lãnh phát hành từ công ty chứng khoán.
• Sau khi đã hoàn tất các thủ tục pháp lý TCBL tiến hành các bước theo quy trình:
 Công bố chào bán ra thị trường, cho những tổ chức cá nhân có quan tâm.
 Gủi phiếu điều tra thị trường để đánh giá tính khả thi của dự án nhằm xác
định nhu cầu của thị trường và mức độ hiệu quả dự án.
 Tiến hành hoạt động book building - cơ chế đăng ký ghi sổ. Trong hoạt
động này TCPH sẽ tiến hành ghi lại nhu cầu của nhà đầu tư về số lượng
và mức giá cao nhất có thể mua để nhằm xác định giá của chứng khoán
phân phối.
 Bước cuối cùng là tiến hành phân phối chứng khoán ra thị trường và bình
ổn thị trường sau đó và báo cáo lại với tổ chức quản lý nhà nước có thẩm
quyền.
 Trong trường hợp bảo lãnh với cố gắng tối đa:
Sơ đồ 2.2.2: Quy trình bảo lãnh phát hành cố gắng tối đa.

×