Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO CAO DU AN 2015-2016 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.39 KB, 19 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TỈNH
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN - ĐIỆN BIÊN ĐÔNG – ĐIỆN BIÊN

NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM GIẢM THIỂU
HỦ TỤC CÚNG MA ĐỂ CHỮA BỆNH CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC H’MÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐƠNG

Lĩnh vực 02. KHOA HỌC XÃ HỘI HÀNH VI

NHĨM TÁC GIẢ: 1. Giàng Thị Chứ
2. Hạng Thi Báu

1


2. Mục lục
TT

Nội dung

Trang

1

Trang bìa

1

2



Mục lục

2

3

Tóm tắt nội dung báo cáo

3 - 13

4

Giới thiệu

13 - 16

5

Phương pháp và thiết bị nghiên cứu

6

Kết quả

16 – 17

7

Thảo luận


17 – 18

8

Kết luận

18 – 19

9

Lời cảm ơn

19

10

Tài liệu tham khảo

19

2

16


3. Tóm tắt nội dung dự án:
Điên Biên Đơng là một huyện vùng cao, trong đó dân tộc H’Mơng chiếm
đa số, chiếm 57 % dân số tồn huyện. Người H’Mơng có đời sống tinh thần đa
dạng và phong phú về phong tục tập qn, tơn giáo tín ngưỡng và chữ viết,

tiếng nói, văn hóa nghệ thuật. Có thể nói trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam,
dân tộc H’Mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc mình.
Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, bên cạnh những nét
đẹp văn hóa, tín ngưỡng làm nên một đặc sắc riêng của dân tộc H’Mơng, thì
đồng bào dân tộc tơi vẫn cịn tồn tại một số tập tục cho đến ngày nay đã trở nên
không hợp thời và nhiều khi còn gây ra những hậu quả đáng tiếc trong cuộc
sống. Một trong những tập tục đó mà chúng tôi muốn đề cập đến là tục cúng ma
đuổi bệnh khi bị ốm.
Khi quan sát thực tế các bạn học sinh dân tộc H’Mông trong khu nội trú
của trường, chúng tôi đã nhận thấy những bất cập mà tập tục cổ hủ của đồng bào
mình từ bao đời vẫn cịn tồn tại đến ngày nay. Rất nhiều lần các bạn bị ốm các
gia đình đã đến và đưa các bạn về nhà để chữa trị bằng cúng ma mà không đưa
đến Trung tâm Y tế, mặc dù Trung tâm Y tế huyện chỉ cách đó chưa đầy một cây
số. Vì theo họ, khi bị bệnh phải nhờ đến thầy cúng cúng ma mới có thể đuổi con
ma ra khỏi người. Nhiều bạn đau vật vã hàng mấy ngày liền trong lúc gia đình
làm thủ tục cúng ma nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Khi cúng mãi không
khỏi, họ mới đưa bệnh nhân đến trạm xá hay Trung tâm Y tế nhờ chữa trị. Lúc
này thì bệnh đã nặng thêm, bị biến chứng, có trường hợp khơng qua khỏi.
Thực tế trong các bản làng còn nhiều cảnh tương tự diễn ra, mà nguyên do
của hủ tục này là biểu hiện của thói quen sinh hoạt lâu đời của đồng bào dần trở
thành luật tục mà rất nhiều người không dám làm trái. Thói quen này đã được
duy trì qua nhiều thế hệ, ăn sâu vào tiềm thức của bà con dân tộc nên khó thay
đổi. Nhiều gia đình đồng bào H’Mơng còn quan niệm nếu làm trái những quy
định của tổ tiên là phạm vào lời nguyền, khiến gia đình lụi bại, đau ốm, con
người bị chết sớm.
3


Tục cúng ma theo tiếng H’Mông là “U nênh” là một tập tục lâu đời và không

thể thiếu trong cộng đồng, đây là một tập tục đặc sắc, là nét đẹp trong tín
ngưỡng của đồng bào H’Mơng. “U nênh” được sử dụng khi làm tang ma cho
người chết để thể hiện niềm thương tiếc của người sống đối với người đã khuất;
“u nênh” được sử dụng trong thờ cúng tổ tiên, đó là thờ cúng ơng bà, cha mẹ,
những người đồng tộc đã chết thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đời sau đối
với tổ tiên, dòng họ của mình; ngồi ra “u nênh” của đồng bào H’Mơng cịn sử
dụng để thờ cúng hệ thống ma nhà với những thể thức tiến hành riêng biệt như:
Xử Cả (gắn liền với tiền bạc, sự giàu có), Bùa Đáng (Ma lợn – tượng trưng cho
sự hưng thịnh và vận mệnh của gia đình), Xìa Mình (Ma cửa – ngăn ma ác vào
nhà, bảo vệ gia súc, của cải, bảo vệ các hồn của gia đình), Hú Sinh (Ma bếp –
liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ và phù hộ cho việc chăn ni gia súc),
Nhìu Đáng (Ma trâu – là hình thức cúng báo hiếu của người con trai với cha mẹ
bằng trâu to, khỏe). Như vậy, những hình thức cúng ma trên của đồng bào dân
tộc H’mông là nét đẹp riêng về tín ngưỡng. Nhưng khi “ U nênh” được sử dụng
vào với sự thiếu hiểu biết, phi khoa học là thầy mo cúng để đuổi bệnh tật ra khỏi
người mà không cần đến thầy thuốc là những biểu hiện của mê tín dị đoan cần
loại bỏ. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để người dân tộc H’Mông nhận thấy
được sự cổ hủ, lạc hậu và thiếu căn cứ khoa học cùng những hậu quả nghiêm
trọng của hủ tục cúng ma khi bị bệnh, để từ đó họ thay đổi nhận thức, thay đổi
quan niệm và thay đổi hành động.
Trong nghi lễ cúng ma trừ bệnh của đồng bào H’Mơng, người thầy cúng
là người có tiếng nói và được coi trọng nhất trong cộng đồng. Nghi lễ cúng ma
phải thực hiện qua 4 phần với nhiều thủ tục và tốn kém:
Phần thứ nhất: Cúng xin phép tìm ra bệnh và cho sức mạnh đi chữa bệnh
cho dân. Chủ nhà phải chuẩn bị một mẹt giấy dó và một đơi gà trống, mái để
thầy mo thắp hương, báo cáo tổ tiên, thần linh xin cho thầy đủ sức mạnh để cứu
dân bản.
Phần thứ 2: Cúng lợn, gà xua đuổi không cho ma rừng, ma gây bệnh theo
người về nhà. Thầy mo yêu cầu gia chủ về ngồi trước bàn thờ để thầy khấn tìm
4



ra bệnh. Mỗi người được thầy đeo một dây tiền và để sau lưng một con lợn có ý
khi cúng đuổi ma bệnh phải có tiền cho ma. Thầy cúng đi xung quanh mọi người
làm phép đuổi ma và tiếp tục yêu cầu chủ nhà chuẩn bị một giá gạo đầy đặt vài
chục quả trứng lên trên, một đôi gà trống mái. Thầy cúng gõ chiêng gọi hồn
người bệnh trở về vì họ quan niệm khi cúng xua đuổi tà mà có thể hồn người ốm
cũng đi theo.
Phần thứ 3: Lên trời mời ma trời xuống phù hộ cho người bệnh: Thầy mo
báo cáo trời đất, tổ tiên và thịt một con bò làm vật hiến tế để ngăn cản ma xấu
trên trời khơng làm hại người, ngồi ra cịn lợn, gà dùng để cúng là ngăn cản ma
xấu dưới đất không hại được dân.
Phần thứ 4: Lễ thổi lửa – đuổi ma: Mọi người ngồi tập trung trước ban thờ
để thầy mo đắp thuốc, ngậm mỡ đun nóng và thổi vào ngọn đuốc cho ngọn lửa
bùng lên và thổi lửa xung quanh nhà gia chủ, theo quan niệm của người H’Mông
làm thế là xua đuổi con ma bệnh ra xa khỏi nhà gia chủ. Như vậy để thực hiện
được nghi lễ cúng ma bắt bệnh cho người bệnh gia chủ phải chuẩn bị nhiều tiền
của và phải mất từ 2 đến 3 ngày. Trong khi làm thủ tục cúng ma như thế, trường
hợp nếu người mắc bệnh nan y, bệnh cấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng hoặc có
những biến chứng đáng tiếc. Ngoài những nghi lễ rườm rà, tốn kém thời gian,
tiền của và phi khoa học để đuổi ma cứu người bệnh mà nhiều khi người bệnh
đã phải trả giá bằng cả mạng sống, thì bệnh nhân cũng sẽ phải chịu những đau
đớn về thể xác do hủ tục cúng ma gây ra. Đó là trong khi cúng thầy mo sẽ vừa
đọc thần chú đuổi ma, gọi hồn người bệnh trở lại, thầy sẽ vừa dùng những chiếc
roi, thậm chí là những cây gậy to để đánh vào người bệnh nhân, có ý rằng đánh
đuổi con ma ra khỏi cơ thể.
Từ thực tế và nhận thức của bản thân về hủ tục cúng ma chữa bệnh nói
trên, chúng tơi thấy bản thân mình cần phải có những việc làm thiết thực để giúp
đồng bào mình nhận thức đúng vấn đề, không tin vào những hủ tục phi khoa
học, mà hậu quả nhiều khi thật khôn lường. Đề tài: “Những giải pháp làm

giảm thiểu hủ tục cúng ma khi ốm của đồng bào H’Mông huyện Điện Biên
Đông” nhằm mục đích thay đổi tư tưởng, nhận thức, hành vi của học sinh dân
5


tộc H’Mơng tại trường THCS Thị Trấn. Thơng qua đó sẽ tác động làm thay đổi
nhận thức, hành vi của người thân, người dân huyện Điện Biên Đơng nhằm góp
phần giảm thiểu tình trạng “cúng ma” khi bị ốm.
Những giải pháp để thực hiện đề tài gồm:
Giải pháp thứ nhất: Thành lập Ban tư vấn
Nhóm nghiên cứu chúng tơi đề xuất nhà trường thành lập Ban tư vấn.
Thành phần gồm: Trưởng ban là cô giáo Phạm Thị Thanh Mai – Hiệu trưởng,
nhóm nghiên cứu, cán bộ Đồn – Đội, cán bộ Y tế nhà trường.
Bên cạnh đó, chúng tơi đề xuất địa phương vận động và cử các cộng tác
viên là bác Vàng Chừ Xó – cán bộ UBMTTQ huyện đã nghỉ hưu hiện đang sinh
sống tại địa phương. Bác là người dân địa phương, là con em của đồng bào dân
tộc H’Mơng, hơn nữa bác cịn là người đã từng thực hiện các chương trình
truyền thơng tới bà con dân tộc mình về việc loại bỏ những hủ tục, sống theo
nếp sống văn hóa mới khi cịn cơng tác.
Ngồi ra, chúng tôi đề nghị Ban giám hiệu trường THCS Thị Trấn kết hợp
với Ban giám hiệu các trường PTDTBT THCS Tìa Dình, PTDTBT THCS Na
Son, các già làng trưởng bản các xã mà chúng tôi nghiên cứu thực địa : xã Na
Son, xã Tìa Dình, cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng xã, cán bộ Y tế các xã
thực địa và một số bạn học sinh các trường cùng cộng tác với nhóm nghiên cứu
thực hiện dự án.
Cách thức hoạt động của Ban tư vấn:
Thứ nhất: Thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền về những
tác hại của hủ tục cúng ma khi bị ốm của đồng bào H’Mơng:
Tại trường học: Nhóm nghiên cứu kết hợp với giáo viên Đoàn – Đội, cán
bộ Y tế thị trấn, cán bộ Y tế nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền với học

sinh vào các giờ ngoại khóa về tác hại của tục cúng ma khi ốm. Những hệ quả
của hủ tục để lại là sự tốn kém về thời gian (vì mỗi khi gia đình tổ chức cúng ma
thì mọi thành viên của gia đình đều phải tập trung trong nhiều ngày, như vậy,
mọi công việc của gia đình đều phải ngừng, các bạn là học sinh thì phải nghỉ
học...), tiền của (chi phí cho mỗi lần cúng ma, theo quan niệm của đồng bào thì
6


lễ vật sắm sửa càng nhiều thì càng nhanh khỏi bệnh), và đặc biệt là những ảnh
hưởng nghiêm trọng về sức khỏe của bệnh nhân, có nhiều ca bệnh nhân phải trả
giá bằng mạng sống. (Cúng ma trong thời gian dài, bệnh không được chữa trị
kịp thời, không những không thun giảm mà cịn tăng lên, thậm chí cịn khơng
qua khỏi)...
Cán bộ Y tế nhà trường kết hợp với tổ chức Đoàn - Đội nhà trường
thường xuyên tuyên truyền giáo dục học sinh trong cơng tác phịng chống dịch
bệnh, cách chăm sóc sức khỏe ban đầu khi ốm đau.
Tại địa phương: Kết hợp trong các buổi họp bản, Ban tư vấn phối hợp
với cán bộ ở bản tổ chức các buổi tuyên truyền tới người dân ở địa bàn dân
cư, chú trọng phát huy tối đa tiếng nói của các lực lượng có uy tín trong cộng
đồng như: trưởng bản, trưởng dòng họ để họ tuyên truyền cho dân bản, con cháu
của họ thấy được những hệ lụy, hậu quả, tác hại của tập tục cúng ma khi bị ốm,
từ đó, họ sẽ thay đổi nhận thức, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ hủ tục
cúng ma khi bị ốm, góp phần thực hiện tốt phong trào “Tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa”.
Để đồng bào hiểu hơn về tác hại của hủ tục cúng ma, bên cạnh việc giải
thích, tư vấn bằng lời nói, nhóm chúng tơi cịn cho đồng bào xem những hình
ảnh, kể những câu chuyện về những ca bệnh nhân ốm mà gia đình để ở nhà cúng
ma đã dẫn đến những cái chết thương tâm; những hình ảnh bệnh nhân bị chính
người nhà dùng gậy đánh đập thâm tím vì cho rằng làm như thế để đuổi ma.
Đồng thời, cho đồng bào xem các hình ảnh về các bệnh nhân ốm đau đã được

đến điều trị tại Trung tâm Y tế với sự chăm sóc của đội ngũ Y, Bác sỹ với những
phương tiện thiết bị khoa học hiện đại...
Từ việc tác động bằng hình ảnh, câu chuyện có thật đó sẽ giúp giúp đồng
bào tin rằng cúng ma để chữa bệnh là những tập tục lạc hậu.
Thứ hai: Thành lập các nhóm tuyên truyền viên nhỏ tuổi:
Trên cơ sở học sinh của nhà trường đã được truyền thông, các bạn sẽ trở
thành những tuyên truyền viên của nhà trường. Với những kiến thức đã tiếp thu
được, các bạn sẽ tuyên truyền cho gia đình, người thân của mình. Việc làm này
7


hiệu quả sẽ cao và có tính khả thi, bởi vì các bạn học sinh đó có điều kiện để gặp
gỡ thường xuyên với người thân, bạn bè và người dân nơi địa bàn cư trú. Các
bạn học sinh trên cùng một địa bàn sẽ lập thành một nhóm để thuận lợi cho quá
trình thực hiện tuyên truyền.
Khi thực hiện, để các nhóm học sinh tuyên truyền làm việc có hiệu quả và
lôi cuốn được sự vào cuộc của nhiều người, chúng tơi có kết hợp với các trường
bạn đóng trên địa bàn để cùng thực hiện các biện pháp tuyên truyền. Các bạn
học sinh các đơn vị trường cộng tác đã rất nhiệt tình tham gia vận động người
thân trong gia đình, bà con dân bản mình xỏa bỏ tục cúng ma khi ốm. Khi gia
đình, bản mình có người bị ốm các bạn học sinh đó sẽ nắm bắt tình hình ngay,
nếu gia đình đó để người ốm lại cúng ma thì các bạn sẽ ngay lập tức có mặt
cùng với Y tế bản để khuyên người nhà đưa bệnh nhân đến trạm y tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu đã tiến hành cho các
bạn học sinh trong trường kí cam kết thực hiện đời sống văn hóa, khơng thực
hiện tục cúng ma khi bị ốm. Tại các xã các nhóm học sinh tuyên truyền cùng với
chính quyền và các đồn thể địa phương cũng cho nhân dân kí cam kết thực hiện
nếp sống văn minh. Việc làm đó đã giúp cho nhận thức của đồng bào dân tộc
H’Mông dần thay đổi, họ nhận ra những hạn chế, những tác hại của việc chữa
bệnh bằng cách mời thầy cúng “bắt ma”.

Thứ ba: Giúp đồng bào nhận thức về việc chữa bệnh bằng kiến thức
khoa học:
Mặc dù đã được tuyên truyền sâu rộng bởi các cấp, các ngành nhưng đâu
đó trên núi cao, sau những bản làng hẻo lánh vẫn cịn những hộ gia đình chưa
thể bỏ được những tập tục lâu đời của dân tộc, do những điều đó đã ăn sâu vào ý
thức của họ. Họ vẫn thực hiện những nghi lễ tốn kém và mê muội tin vào những
người thầy mo không hề có kiến thức khoa học và hy vọng viển vơng vào những
bài chú có thể giúp họ khỏi bệnh. Trong một buổi đi thực địa, nhóm nghiên cứu
chúng tơi đã được tận mắt chứng kiến gia đình ơng Giàng A Của (bản Trung Phu
– Na Son), tiến hành cúng ma để chữa bệnh cho cháu bé sơ sinh. Tìm hiểu
chúng tôi được biết, cháu bé đã 2 ngày nay bú ít, khóc nhiều, nên gia đình mời
8


thầy mo về cúng để bắt bệnh cho cháu. Khi thầy cúng đến, thầy thắp hương xin
tổ tiên và trời cho thầy biết bệnh của cháu bé là gì. Trong khi cúng thầy mo yêu
cầu mẹ em bé bế em ngồi trước bàn thờ, thầy dùng tay sờ vào đầu và mặt em bé
để bắt bệnh. Sau một hồi cúng thầy quay ra phán với gia chủ cháu bé bị con ma
rừng nhập vào người, con ma này theo bố của em bé về nhà khi bố lên rừng làm
nương. Thầy cúng yêu cầu gia đình phải chuẩn bị ngay đồ cúng, nếu khơng em
bé sẽ khó qua. Cả gia đình hoảng hốt chuẩn bị lễ vật yêu cầu gồm một đầu lợn
(1 con) và một đôi gà trống mái cùng mấy chục quả trứng gà. Thầy mo cúng,
khấn bằng thứ ngơn ngữ khó hiểu và liên tục có những hành động vuốt đầu, mặt
người bệnh để đuổi ma. Chúng tôi để ý thấy khi thầy cúng nhiều lúc em bé vẫn
ưỡn người lên khóc rất to, đơi khi tím cả mặt và mơi.
Trước tình huống trên, chúng tơi đã mời cán bộ Phụ nữ - là thành viên
của Trung tâm Học tập cộng đồng xã, cán bộ Y tế của xã tới tận gia đình đó để
tun truyền bằng cách giúp họ chữa bệnh. Bác sĩ đã thăm khám bệnh và nhận
thấy trong lưỡi của cháu bé có những đám tưa trắng, dày sần lên. Đó là do cha
mẹ cháu không đánh lưỡi cho cháu hàng ngày, dẫn đến việc tưa lưỡi được hình

thành, gây đau nhức cho cháu bé khiến cháu bỏ bú. Bác sĩ đã dùng mật ong và
nước rau ngót để đánh tưa lưỡi cho em bé, kết quả là sau khoảng hai mươi phút
đánh tưa lưỡi và bôi thuốc cháu bé đã bú lại. Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ cháu bé
cách vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ, cách giữ gìn vệ sinh và cho trẻ ăn đúng cách.
Như vậy với việc tận tay chữa bệnh cho đồng bào và nhận thấy kết quả ngay tức
thì như vậy đồng bào đã tin vào việc chữa bệnh của các bác sĩ mà không tin vào
tà thuật của những ơng thầy cúng nữa.
Cùng với đó nhóm nghiên cứu sẽ tư vấn với bà con những kiến thức để
phịng tránh bệnh tật như phát quang bụi rậm, khơng để nước đọng xung quanh
nhà, làm chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm xa nhà ở, làm nhà vệ sinh hợp vệ sinh
và xa nơi ở. Có thể cung cấp cho bà con những phương thức chữa những bệnh
thông thường như: ho, cảm cúm, bong gân, sưng tấy do va quệt trong khi lao
động bằng những cây thuốc nam có sẵn trong vườn nhà như: rau diếp cá, lá tía
tơ, củ gừng, củ tỏi… Bằng việc làm thiết thực đó, những người dân dù còn thiếu
9


hiểu biết, dù còn lạc hậu và nhận thức chưa cao nhưng họ cũng đã dần nhận ra
những tập tục của dân tộc mình là lỗi thời, lạc hậu; họ thấy được sự tiến bộ của y
học hiện đại trong việc chữa trị bệnh tật cho chính họ và người thân. Có thể thấy
khơng gì làm thay đổi họ, thuyết phục họ bằng những việc làm cụ thể mà người
dân có thể mắt thấy, tai nghe thực tế đến như vậy.
Giải pháp thư hai:
Vận dụng các kiến thức của những mơn học trong nhà trường vào
tình huống thực tiễn để rèn kĩ năng sống cho các bạn học sinh.
Để giúp các bạn học sinh dân tộc H’Mông nhận thức được tác hại của hủ
tục này trên cơ sở vận dụng kiến thức liên môn các môn học trong nhà trường để
hình thành kĩ năng giải quyết những vấn đề thực tế nhóm nghiên cứu đã tiến
hành cụ thể:
Với bộ mơn sinh học:

Thông qua kiến thức môn Sinh học, cung cấp cho các bạn học sinh những
kiến thức về giải phẫu cơ thể người. Qua bộ môn Sinh học lớp 8 các bạn đã biết
được về đặc điểm cấu tạo và quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
người, mỗi cơ quan có một chức năng riêng nhưng chúng đều liên quan mật thiết
với nhau vì vậy nếu một cơ quan nào bị tổn thương thì các cơ quan khác cũng sẽ
bị ảnh hưởng. Cũng thông qua môn Sinh học sẽ giáo dục các kỹ năng sống để
các bạn hiểu được điều kiện mơi trường sống có tác động đến cơ thể con người
như thế nào để dẫn đến cơ thể bị bệnh. Nguyên nhân gây bệnh cho người và
động vật là những vi rút, vi khuẩn...từ đó các bạn biết tự chăm sóc bản thân và
có những kiến thức cơ bản để tự biết cách chữa những căn bệnh thông thường.
(Chứ không phải khi cơ thể con người bị tổn thương, đau ốm là do có con ma ở
trong người làm mình đau.)
Với bộ mơn Văn học:
Các bạn học sinh được tìm hiểu những bài thơ, bài văn viết về đề tài mê
tín dị đoan như: Ca dao châm biếm thói lừa gạt của những ơng thầy bói với
những người nhẹ dạ, cả tin:
“Chập chập rồi lại cheng cheng
10


Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xơi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng”;
Hay bài ca dao châm biếm về thói nói dóc của các ơng thầy địa lý:
“Hịn đá mà biết nói năng
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng cịn”
Từ những bài ca dao đó, các bạn biết phê phán những hành vi tin mù
quáng và sự lừa bịp của các thầy cúng đối với những người cả tin. Bên cạnh đó,
bộ mơn Văn học cũng sẽ giúp các bạn học sinh người H’Mông thấy được những
nét đẹp của các dân tộc anh em trên mọi miền Tổ quốc ta. Từ đó thúc đẩy các

bạn học tập và làm theo những tiến bộ của dân tộc anh em khác. Các bạn có ý
thức học tập tốt để mang kiến thức tiên tiến về phục vụ địa phương, dân tộc
mình.
Ngồi ra, trên các trang báo, các phương tiện thông tin đại chúng, những
tin, bài, những câu chuyện,... kể về những tập tục lạc hậu gây hậu quả xấu tới
đời sống tinh thần và vật chất của người dân...sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn
đề này và cần phải bài trừ mê tín dị đoan, trong đó, cần xóa bỏ tập tục cúng ma
để chữa bệnh.
Với môn Địa lý:
Kiến thức môn Địa lý cung cấp cho học sinh những kiến thức về văn hóa
và kinh tế - xã hội của các miền trên cả nước. Giúp học sinh hiểu biết về sự văn
minh, tiên tiến của các vùng miền; thấy được tốc độ phát triển kinh tế của địa
phương mình cịn chậm, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu, hiểu được một trong
những nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn lạc hậu là còn tồn tại các hủ tục. Từ đó
thúc đẩy các bạn học tập tốt để có kiến thức làm giàu cho gia đình, quê hương,
mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiến bộ.
Với môn Âm nhạc:
Những bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho đồng bào dân tộc H’Mông, ca ngợi vẻ đẹp, sự trù phú của các bản làng vùng
cao như: “Khi Đảng có Bác”, “Người Mèo ơn Đảng”, “Đi học xa”, “Mưa rơi”,
11


giúp các bạn học sinh tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng, của nhà nước và thấy
được sự trù phú, giàu đẹp của quê hương bản mường. Từ đó các bạn có thêm
động lực để học tập và rèn luyện tốt trở thành những người con ngoan, trị giỏi,
có kiến thức sau này xây dựng quê hương tiến bộ, phát triển.
Với mơn GDCD:
Việc tìm hiểu những bài học cả về đạo đức và pháp luật trong bộ môn
Giáo dục cơng dân sẽ giúp các bạn có ý thức xây dựng đời sống văn hóa mới ở

khu dân cư. Các bạn biết vận dụng những kiến thức đã được học trong chương
trình để vận động người thân, bà con đồng bào tại bản làng mình sống đúng theo
pháp luật, giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, nhưng cũng
biết bài trừ những cái xấu, cái lạc hậu.
Các bài học cụ thể giúp các bạn có nhận thức về vấn đề trên gồm:
GDCD lớp 7: Bài 9 “Xây dựng gia đình văn hóa”, Bài 10 “Giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ”, Bài 14 “Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên”;
GDCD Lớp 8: bài 9 “Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng
dân cư”, bài 13 “Phịng chống tệ nạn xã hội”;
GDCD lớp 9: bài 7 “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc”.
Với những kiến thức được thầy cô trang bị trong nhà trường thông qua
các môn học như vậy các bạn học sinh nói chung và các bạn học sinh dân tộc
nói riêng sẽ biết vận dụng vào cuộc sống của mình để ngày càng nâng cao nhận
thức về thế giới quan xung quanh, cũng như dụng áp dụng sự tiến bộ, đẩy lùi
những lạ hậu trong cuộc sống.
Bằng tất cả những việc làm trên của nhóm nghiên cứu, các bạn học sinh
dân tộc, đặc biệt là những gia đình người dân tộc H’Mông đã nhận thức một
cách đúng đắn và khoa học về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phịng chữa
bệnh tật. Từ đó các bạn học sinh và người dân sẽ không tin vào tà thuật và cách
chữa bệnh mù quáng của các thầy mo.

12


Tập tục cũng ma khi bị ốm khơng chỉ cịn tồn tại ở đồng bào dân tộc
H’Mông mà hủ tục này vẫn còn tồn tại trong cả đồng bào dân tộc Thái và một
vài dân tộc khác mà chúng tôi biết.
Bởi vậy, mặc dù đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về hiện tượng này của đồng

bào dân tộc H’Mông song qua đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng tơi cũng
mong muốn không chỉ các bạn học sinh và đồng bào dân tộc H’Mông nhận thức
đúng, thay đổi hành vi cúng ma chữa bệnh mà tất cả các bạn học sinh trong
trường và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện cũng hiểu hơn về tác hại, sự
lạc hậu của hủ tục này và cùng nhau bài trừ, loại bỏ nó. (Đồng bào dân tộc Thái
cũng có tục lệ khi ốm mời thầy cúng về cúng Khuôn.)
4. Giới thiệu:
* Giới thiệu bối cảnh:
Điên Biên Đông là một huyện vùng cao, trong đó dân tộc H’Mơng chiếm đa
số, chiếm 57 % dân số tồn huyện. Người H’Mơng có đời sống tinh thần đa
dạng và phong phú về phong tục tập quán, tơn giáo tín ngưỡng và chữ viết,
tiếng nói, văn hóa nghệ thuật. Có thể nói trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam,
dân tộc H’Mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc mình.
Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, bên cạnh những nét
đẹp văn hóa, tín ngưỡng làm nên một đặc sắc riêng của dân tộc H’Mơng, thì
đồng bào dân tộc tơi vẫn cịn tồn tại một số tập tục cho đến ngày nay đã trở nên
khơng hợp thời và nhiều khi cịn gây ra những hậu quả đáng tiếc trong cuộc
sống. Một trong những tập tục đó mà chúng tơi muốn đề cập đến là tục cúng ma
đuổi bệnh khi bị ốm.
Khi quan sát thực tế các bạn học sinh dân tộc H’Mông trong khu nội trú
của trường, chúng tôi đã nhận thấy những bất cập mà tập tục cổ hủ của đồng bào
mình từ bao đời vẫn cịn tồn tại đến ngày nay. Rất nhiều lần các bạn bị ốm các
gia đình đã đến và đưa các bạn về nhà mà không đưa sang y tế, mặc dù trung
tâm y tế huyện chỉ cách đó chưa đầy một cây số. Vì theo lý của người H’Mơng
thì khi bị bệnh phải nhờ đến thầy cúng cúng ma mới có thể đuổi con ma ra khỏi
13


người. Nhiều bạn đau vật vã hàng mấy ngày liền trong lúc gia đình làm thủ tục

cúng ma nhưng bệnh tình khơng thun giảm. Khi cúng mãi khơng khỏi, họ mới
đưa bệnh nhân đến trạm xá hay trung tâm y tế nhờ chữa trị. Lúc này thì bệnh đã
biến chứng khó chữa, có trường hợp cịn khơng qua khỏi.
Thực tế trong các bản làng còn nhiều cảnh tương tự diễn ra, mà nguyên do
của hủ tục này là biểu hiện của thói quen sinh hoạt lâu đời của đồng bào dần trở
thành luật tục mà không ai dám làm trái, đồng thời thói quen này đã được duy trì
qua nhiều thế hệ, ăn sâu vào tiềm thức của bà con dân tộc nên khó thay đổi.
Nhiều gia đình đồng bào H’Mơng cịn quan niệm nếu làm trái những quy định
của tổ tiên là phạm vào lời nguyền, khiến gia đình lụi bại, đau ốm, con người bị
chết sớm. Trong nghi lễ cúng ma trừ bệnh của đồng bào H’mông, người thầy
cúng là người có tiếng nói và được coi trọng nhất trong cộng đồng.
Vậy những nguồn gốc của hủ tục cúng ma bắt nguồn từ đâu và có những
ảnh hưởng như thế nào đến tình hình sức khỏe của bà con?
Có những giải pháp nào giúp đồng bào H’Mơng nhận ra tục cúng ma là
hủ tục và thay đổi hủ tục đó?
Trước những vấn đề đặt ra, chúng tơi thấy bản thân mình cần phải có
những việc làm thiết thực để giúp đồng bào mình nhận thức đúng vấn đề, không
tin vào những hủ tục phi khoa học, mà hậu quả nhiều khi thật khôn lường. Đề
tài: “Những giải pháp làm giảm thiểu hủ tục cúng ma khi ốm của đồng bào
H’Mơng huyện Điện Biên Đơng” nhằm mục đích thay đổi tư tưởng, nhận thức,
hành vi của học sinh dân tộc H’Mơng tại trường THCS Thị Trấn. Thơng qua đó
sẽ tác động làm thay đổi nhận thức, hành vi của người thân, người dân huyện
Điện Biên Đơng nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng “cúng ma” khi bị ốm.
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích giúp các bạn học sinh trong trường đặc
biệt các bạn học sinh dân tộc H’Mông trường THCS Thị Trấn Điện Biên Đông
nhận thức sâu sắc về những ảnh hưởng của hủ tục cúng ma tới sức khỏe cũng
như sinh hoạt hàng ngày của bà con. Từ đó các bạn sẽ tiếp tục là tuyên truyền
viên tại gia đình, bản làng để dần loại bỏ hủ tục cúng ma khi ốm. Các bạn hiểu
14



được cách hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh tật là có những kiến thức thực tế
về vệ sinh mơi trường, vệ sinh thân thể và khi bị bệnh phải đến cơ sở ý tế để
chữa trị kịp thời. Các bạn cịn hiểu được phải học tập để có kiến thức và sử dụng
kiến thức ấy vào cuộc sống thực tế. Phải học tập để có thể xây dựng gia đình,
bản làng tiến bộ, văn minh và giàu đẹp.
* Giả thuyết khoa học:
Vấn đề nghiên cứu của chúng tôi là để giúp các bạn học sinh cũng như
đồng bào dân tộc H’Mông tại huyện Điện Biên Đông nhận thấy rõ tập tục cúng
ma khi bị ốm của đồng bào là hủ tục có ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, hao
tốn thời gian, tiền của của bà con, cần bị loại bỏ ra khỏi cuộc sống của đồng bào.
Mặc dù nó đã được tồn tại bao đời nay trong sinh hoạt cộng đồng người
H’Mơng, song đó là hủ tục, là tập tục lạc hậu, cần phải thay đổi nếp sống mới để
khơng cịn những bệnh nhân phải chịu đau đớn, mất mạng sống do hủ tục gây ra.
Khi đã có những nhận thức đúng đắn, được cung cấp về kiến thức cách phòng
chống và chữa trị bệnh tật bằng y học hiện đại một cách sâu sắc, các bạn học
sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tại gia đình, nhà trường, bản làng,
địa phương để đồng bào dần thay đổi nếp sống, loại bỏ hủ tục lạc hậu. Các giải
pháp chúng tôi đưa ra nếu được áp dụng, sẽ góp phần làm giảm thiểu hủ tục
cúng ma khi bị ốm trên địa bàn huyện Điện Biên Đơng nói chung và gia đình có
học sinh học tại trường THCS Thị Trấn Điện Biên Đơng nói riêng, đồng thời sẽ
góp một phần nhỏ vào việc nâng cao trình độ dân trí, xóa đói, giảm nghèo, xây
dựng đời sống văn hóa mới tại huyện Điện Biên Đông.
* Dự kiến kết quả:
Khi tiến hành đề tài các bạn học sinh nói chung và các bạn học sinh người
dân tộc H’Mông trong trường rất hứng thú. Đây là vấn đề không mới, không lạ
mà tồn tại rất lâu trong cuộc sống của các bạn. Nhưng đến nay các bạn đã nhận
ra đó lại là những hủ tục mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng
con người vì sự thiếu hiểu biết. Các bạn sẽ nhận thức được đây là vấn đề cần

phải tuyên truyền trong cộng đồng dân tộc mình để bà con từ bỏ thói quen cúng

15


ma khi bị ốm, thay vào đó là đến chữa trị tại các cơ sở Y tế, việc cúng ma chỉ
nên lưu giữ lại là tín ngưỡng đẹp của dân tộc mà thôi.
Sau khi được giáo dục, truyền thông, các bạn học sinh, đồng bào các dân
tộc trên đia bàn huyện Điện Biên Đơng nói chung, các bạn học sinh dân tộc
H’Mơng trường THCS Thị Trấn và gia đình các bạn nói riêng sẽ nhận thức sâu
sắc hơn về tác hại của hủ tục cúng ma chữa bệnh, từ đó thay đổi hành vi, sẽ tự
nguyện đến khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế.
5. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu:
- Điều tra (phiếu thăm dò, phỏng vấn trực tiếp).
- Phương pháp tuyên truyền. (Tại trường và tại địa phương)
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phân tích nguồn gốc tập tục cúng ma khi ốm của đồng bào H’mông, tổng
hợp các kết quả và đưa ra nhận định, giải pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thống kê.
6. Kết quả:
Đề tài được áp dụng nghiên cứu trên địa bàn rộng, với đối tượng đông
nhưng đã thu được kết quả rất khả quan, cụ thể:
- Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc duy trì hủ tục cúng ma khi ốm
của đồng bào H’Mơng do rất nhiều ngun nhân như: Trình độ dân trí và nhận
thức của đồng bào cịn rất nhiều hạn chế, chưa đồng đều, do tập tục đã hình
thành từ lâu đời trong cộng đồng và được coi là tín ngưỡng đã ăn sâu vào tiềm
thức của đồng bào, do quan niệm của đồng bào H’Mông về tâm linh là mọi hiện
tượng trong đời sống đều có hình bóng của “ma” và người thầy mo là người có
quyền lực cao trong cộng đồng, chỉ có ơng ta mới có thể liên hệ được với “ma”,

giúp con người khuyên ngăn và giải thốt khỏi những con “ma” đó…Vì vậy
hoạt động tun truyền bằng các hình thức tuyên truyền và những việc làm cụ
thể của nhóm nghiên cứu cũng như của các ngành, các cấp, các cá nhân tập thể
đã giúp đồng bào H’Mông nhận ra được những hạn chế trong cách lý giải, bắt
bệnh của dân tộc mình là mê tín và phi khoa học.
16


- 100% học sinh trường THCS Thị Trấn hiểu được tập tục cúng ma khi bị
ốm là hủ tục, không có căn cứ để chữa bệnh và hủ tục này còn tồn tại trong cộng
đồng dân tộc người Thái, người Khơ Mú và đặc biệt là ở người H’Mông.
- 100% các bạn trong trường nhận thức được tầm quan trọng của việc học
tập để có kiến thức sau này phục vụ ngay chính người thân, dân tộc tại q
hương mình.
Các bạn sẽ trở thành những tuyên truyền viên đắc lực để cùng nhóm nghiên
cứu tun truyền tới gia đình, người thân... góp phần loại bỏ hủ tục; bà con tự
nguyện đến khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế; góp phần xây dựng nếp sống văn
minh, xã hội giàu đẹp...
7. Thảo luận:
Theo số liệu thống kê của Trung tâm y tế huyện Điện Biên Đông về số ca
bệnh nhân mắc bệnh mà không đến cơ sở y tế, những ca đã đến y tế nhưng lại bỏ
về cúng ma trong ba năm gần đây: Năm 2013là 53 ca/10 xã, năm 2014 là 65
ca/12 xã, sáu tháng đầu năm 2015 là 48 ca/8 xã, các xã khơng có ca nào khi ốm
chỉ ở nhà cúng ma mà không đến y tế: Thị trấn, Mường Luân.
Tại trường, từ năm học 2012 - 2013 số học sinh trong trường nghỉ ốm về
nhà cúng ma là 8 trong số ca bị ốm xin phép nghỉ; năm học 2013 – 2014 số học
sinh nhà trưởng nghỉ về cúng ma giảm xuống còn 5 ca; năm học 2014 – 2015 số
học sinh nghỉ ốm làm cúng ma giảm xuống còn 2 bạn; đầu năm học 2015 - 2016
(8/2015) đến nay (11/2015) khơng cịn hiện tượng học sinh cúng ma khi bị ốm,
mà các bạn đã được hướng dẫn đến y tế khám chữa bệnh.

Sau khi nhóm nghiên cứu áp dụng đề tài, thực hiện các giải pháp và kiểm
nghiệm lại bằng bảng hỏi đối với 295 học sinh trong trường và 100 người tại xã
đi thực địa về tác hại của hủ tục cúng ma khi ốm và việc có loại bỏ, hay khơng
loại bỏ tập tục cúng ma khi ốm của người dân tộc H’mơng thì kết quả thu được:
Tổng số
Khơng loại bỏ
Loại bỏ
Tại trường
295
15 = 5.1%
280= 94.9%
Tại xã
100
23 = 23%
77 = 77%
Kết quả trên đã khẳng định hiệu quả của các giải pháp tác động. Đề tài đã
tác động đến nhận thức và hành vi của các bạn, các bạn cùng người dân nhận
17


thức rõ chữa bệnh bằng cách cúng ma là phản khoa học và để lại hậu quả
nghiêm trọng đối với người bệnh.
Hoạt động tuyên truyền, treo băng zôn, khẩu hiệu vào những buổi hoạt
động ngoại khóa, các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp, qua điều tra bằng
phiếu thăm dò khă năng nhận thức của học sinh. Kết quả 100% các bạn nhận
thức đầy đủ hủ tục cúng ma khi ốm là hành vi mê tín dị đoan và cần phải loại bỏ.
Các bạn cũng như người dân có thêm kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi
trường và vệ sinh oan tồn thực phẩm, biết phịng tránh những bệnh thường gặp
và có ý thức đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Vận dụng linh hoạt, hiệu quả kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống

thực tế, rèn kĩ năng sống cho các bạn vào các buổi ngoại khóa được 100% các bạn
học sinh hưởng ứng. Các bạn có đã có những hành động thiết thực là tuyên truyền
đến người thân, người dân trong bản làng của mình về việc khi ốm sẽ đến thăm
khám tại y tế.
8. Kết luận:
Đề tài được thực hiện và áp dụng thực nghiệm trong trường THCS Thị
Trấn, được thực hiện thực địa tại các xã Tìa Dình, Na Son, thì tới nay các bạn
học sinh trường THCS Thị Trấn cũng như đa số người dân tộc H’Mông tại địa
phương được tuyên truyền đã nhận thức được vai trò, sự tiến bộ của y học hiện
đại và cách phòng chống bệnh tật trong đời sống hàng ngày. Họ nhận thấy
những tác hại, những ảnh hưởng của hủ tục cúng ma khi ốm tới sức khỏe của
cộng đồng, hơn nữa cịn là ngun nhân gây ra những đói nghèo do việc phải chi
phí một khoản tiền của lớn vào những nghi lễ cúng ma.
Tập tục cúng ma khi bị ốm của đồng bào dân tộc H’Mông là tập tục đã
được hình thành từ lâu đời, đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con nên việc nhanh
chóng xóa bỏ hủ tục này cịn khó khăn, khơng phải một sớm một chiều. Cần
phải có sự vào cuộc của các ngành, các cấp tại địa phương, đặc biệt là những
người có tiếng nói trong cộng đồng như các trưởng bản, những người là cán bộ
lãnh đạo người dân tộc, những bạn trẻ dân tộc có kiến thức, những người có uy
tín; là sự quyết liệt của các ngành, các cấp có liên quan khi hướng dẫn bà con
18


dân tộc thực hiện nếp sống mới, cần phải hướng dẫn bằng những việc làm cụ
thể, thực tế để bà con quan sát và học hỏi theo. Có như vậy các hủ tục nói chung
và cúng ma khi ốm nói riêng của đồng bào H’Mông mới bị loại bỏ.
9. Lời cảm ơn:
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học “Những giải pháp làm
giảm thiểu hủ tục cúng ma để chữa bệnh của đồng bào H’Mông huyện Điện
Biên Đông” ngồi những nỗ lực của bản thân chúng em cịn nhận được sự giúp

đỡ tận tình của tập thể thầy cô, học sinh trong trường THCS Thị Trấn huyện
Điện Biên Đông. Từ thu thập tài liệu cũng như khi tiến hành thực hiện các nội
dung của đề tài, chúng em ln nhận được sự động viên, khích lệ của Ban giám
hiệu, Hội đồng tư vấn học sinh nghiên cứu khoa học của nhà trường, các bạn
học sinh trong trường đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu
đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh
đạo xã Tìa Dình, xã Na Son cùng các gia đình: bạn Hạng Thị Báu, bạn Vàng Thị
Dí, bạn Giàng Thị Chứ và Hội đồng tư vấn học sinh nghiên cứu khoa học của
nhà trường... đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn
thành đề tài nghiên cứu.
Lần đầu thực hiện một đề tài khoa học hành vi về lĩnh vực này, chắc chắn
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự đóng
góp ý kiến chân thành từ các thầy cô, các bạn.
10. Tài liệu tham khảo:
1. Bài báo Di sản văn hóa – Sở văn hóa, thể thao và du lịch Điện Biên - Lan
Anh
2. Văn hóa H’mơng – NXB văn hóa dân tộc – Trần Hữu Sơn
3. Văn hóa tâm linh của người H’mông ở Việt Nam truyền thống và hiện
tại – Vương Duy Quang
4. Thông tin liên quan được sử dụng nguồn trên Internet
5. Số liệu thu thập từ Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×