Tải bản đầy đủ (.pdf) (310 trang)

Kiểu Truyện Hôn Nhân Người - Tiên Trong Truyện Cổ Việt Nam Và Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 310 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN MINH THU

KIÓU TRUYÖN H¤N NH¢N NG¦êI – TI£N
TRONG TRUYÖN Cæ VIÖT NAM Vµ §¤NG NAM ¸
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 9.22.01.25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Thu Yến

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài Kiểu truyện hôn nhân người – tiên
trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Phạm Thu Yến
Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai
công bố dƣới bất kì hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày…. tháng …..năm 2020
Tác giả

Nguyễn Minh Thu


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................................3
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................4
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...........................................................................5
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN........................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .......... 7
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................7
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Đông Bắc Á .........7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Đông Nam Á .......9
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Việt Nam ..........13
1.2. GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................16
1.2.1. Khái niệm nhân vật ―tiên‖ ...............................................................................16
1.2.2. Khái niệm ―hôn nhân‖ và hôn nhân ―ngƣời - tiên‖ .........................................23
1.2.3. Khái niệm ―kiểu truyện‖ và ―kiểu truyện hôn nhân ngƣời – tiên‖ .................23
1.2.4. Khái quát về Đông Nam Á ..............................................................................24
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................28
1.3.1. Lý thuyết loại hình học ...................................................................................28
1.3.2. Lý thuyết giao lƣu, tiếp biến văn hóa ..............................................................32
1.3.3. Lý thuyết loại địa văn hóa ...............................................................................36
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................39
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN KIỂU TRUYỆN VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT
TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI - TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ
ĐÔNG NAM Á .............................................................................................................40
2.1. NHẬN DIỆN KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI – TIÊN CỦA VIỆT
NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ............................................................................................40
2.1.1. Nhận diện kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Việt Nam ..........................40
2.1.2. Nhận diện kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Đông Nam Á ....................47



2.2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜITIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á. .............................................................52
2.2.1. Nhân vật trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Việt Nam ...................53
2.2.2. Nhân vật trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Đông Nam Á .............62
2.2.3. Nhận xét ..........................................................................................................67
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................75
Chƣơng 3: KẾT CẤU CỐT TRUYỆN VÀ HỆ THỐNG MÔ TÍP TRONG
KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI –TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG
NAM Á ..........................................................................................................................77
3.1. CỐT TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI – TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG
NAM Á ..........................................................................................................................77
3.1.1. Cốt truyện hôn nhân ngƣời - tiên trong truyện cổ Việt Nam ..........................77
3.1.2. Cốt truyện hôn nhân ngƣời - tiên trong truyện cổ Đông Nam Á ....................81
3.1.3. Nhận xét ..........................................................................................................82
3.2. HỆ THỐNG CÁC MÔTÍP TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI –
TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á. ...................................................................85
3.2.1. Hệ thống các môtíp trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Việt Nam .....85
3.2.2. Hệ thống các môtíp trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Đông Nam Á ....97
3.2.3. Nhận xét ........................................................................................................105
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................116
Chƣơng 4: LÝ GIẢI SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG KIỂU
TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI – TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á .......... 117
4.1. LÝ GIẢI SỰ TƢƠNG ĐỒNG TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN
NGƢỜI – TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á. ..........................................117
4.1.1. Sự tƣơng đồng nhìn từ góc độ địa văn hóa ...................................................117
4.1.2. Sự tƣơng đồng nhìn từ góc độ tín ngƣỡng tôn giáo ......................................120
4.1.3. Sự tƣơng đồng nhìn từ quá trình giao lƣu, tiếp xúc văn hóa .........................127
4.2. LÝ GIẢI SỰ KHÁC BIỆT TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI –
TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á. ...........................................................131

4.2.1. Sự khác biệt nhìn từ điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái, lịch sử, văn
hóa tộc ngƣời ...........................................................................................................131


4.2.2. Sự khác biệt nhìn từ tín ngƣỡng tôn giáo. .....................................................141
4.2.3. Sự khác biệt dựa trên phƣơng thức lƣu truyền ..............................................144
4.2.4. Sự khác biệt dựa trên thiết chế về xã hội. .....................................................147
Tiểu kết chƣơng 4 ......................................................................................................148
KẾT LUẬN ................................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................153
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.1.

Thống kê nhóm truyện cổ Việt Nam .............................................................. 40

Bảng 2.1.2.

Thống kê nhóm truyện cổ Đông Nam Á ........................................................ 48

Bảng 2.2.3.1.

Thống kê điểm tƣơng đồng về hệ thống các nhân vật trong .......................... 67

Bảng 2.2.3.2.


Thống kê điểm khác biệt về hệ thống các nhân vật trong truyện cổ của
Việt Nam và Đông Nam Á. ............................................................................ 71

Bảng 3.1.3.2.2. So sánh cốt truyện Thi Thôn của Việt Nam và Đông Nam Á............................ 84
Bảng 3.2.3.1.

Điểm tƣơng đồng hệ thống các mô típ trong truyện cổ Việt Nam và Đông
Nam Á .......................................................................................................... 106

Bảng 3.2.3.2.

Điểm khác biệt hệ thống các môtíp trong truyện cổ Việt Nam và Đông
Nam Á .......................................................................................................... 111


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Việt Nam - một trong những quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, là
nơi giao thoa, chịu ảnh hƣởng khá sâu rộng của hai nền văn hóa cổ đại vĩ đại là Trung
Hoa và Ấn Độ. Trên nền tảng lịch sử của sức mạnh giao lƣu đó, ngƣời dân Việt Nam
từ ngàn đời nay đã tiếp nhận và chuyển giao những yếu tố văn hóa, văn minh của bên
ngoài vào truyền thống văn hóa, văn minh của dân tộc mình, đồng thời cũng phát huy
ảnh hƣởng của mình ra các nƣớc khác,… Chính vì vậy, một bộ phận quan trọng của
văn hóa Việt Nam là văn hóa dân gian với những tác phẩm sử thi, thần thoại, truyện cổ
tích, thơ ca dân gian đã không tách rời nền văn hóa dân gian Đông Nam Á nói riêng và
nền văn hóa châu Á nói chung mà luôn gắn bó, chứa đựng sâu sắc những nét tƣơng
đồng và dị biệt với nền văn hóa khu vực đó.
1.2. Truyện kể dân gian đƣợc nảy sinh, phát triển trên cơ sở cuộc sống muôn
hình muôn vẻ của các dân tộc và mang đậm tính chất dân tộc. Nhƣng nhiều truyện kể

còn có tính chất quốc tế giống nhau cả về kết cấu, môtif, đề tài, nhân vật, hành động
truyện… đó là tính lặp lại. Vì vậy, khi nghiên cứu văn học dân gian theo phƣơng pháp
so sánh - lịch sử, B. N. Putilốp đã xem ―tính lặp lại‖ nhƣ một đặc tính nổi bật của dòng
văn học này [chuyển dẫn theo 47; 7].
Các nhà khoa học phát hiện ra ―tính lặp lại‖ nên xuất hiện nhiều khuynh hƣớng
nghiên cứu truyện dân gian theo kiểu truyện (type). Thực tế nghiên cứu cho thấy rằng:
không chỉ dừng lại ở biên giới một dân tộc, quốc gia, nhiều kiểu truyện còn mang các
yếu tố tƣơng đồng với các dân tộc rất xa nhau về địa lý, văn hóa. Nhiều công trình đã
thành công khi vận dụng các nguyên tắc này vào việc tìm hiểu các kiểu truyện nhƣ
kiểu truyện Thạch Sanh, kiểu truyện Cô tro bếp (Cinderella), kiểu truyện người em út,
kiểu truyện người con riêng, kiểu truyện chàng ngốc, kiểu truyện người mang
lốt,…Tiếp cận truyện kể theo hƣớng này sẽ giúp thấy đƣợc những nguyên tắc sáng tác
truyền thống của một thể loại qua cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng cốt truyện,
cách dẫn dắt, xâu chuỗi những tình tiết, motif trong truyện.
1.3. Ở kho tàng truyện kể dân gian thế giới nói chung và các nƣớc trong khu
vực Đông Nam Á nói riêng, kiểu truyện hôn nhân người - tiên là một trong những kiểu
truyện phổ biến quen thuộc lôi cuốn hấp dẫn. Kiểu truyện này gắn bó chặt chẽ với đặc
điểm tự nhiên, địa danh, phong tục tập quán, lễ hội,… liên quan đến đời sống văn hóa
dân tộc, quốc gia. Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong
kho tàng truyện kể dân gian nên đã có một số công trình nghiên cứu đạt thành tựu lớn
ở các nƣớc Đông Bắc Á nhƣ “Kiểu truyện trinh nữ Thiên Nga”,“Nghiên cứu về kiểu
truyện Chàng Ngưu và Nàng tiên dệt vải”. Công trình ―Nghiên cứu so sánh văn hóa


2
dân gian của Nhật Bản và Inđônêsia‖, tác giả James Danandjaja đã so sánh kiểu truyện
Chàng Ngưu và Nàng Tiên dệt vải hoặc công trình “Khảo sát và so sánh một số típ và
môtíp truyện cổ dân gian Việt Nam - Nhật Bản”“Nghiên cứu so sánh một số type
truyện cổ tích của Việt Nam và Hàn Quốc” tác giả Park yeon kwan cũng đã đề cập về
type truyện người lấy vợ hoặc chồng tiên trong truyện cổ tích của Việt Nam, Hàn

Quốc, Nhật Bản,… Nhƣng từ trƣớc đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào về
kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á.
Việc nghiên cứu văn học ở các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, còn có ý
nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới văn nghệ và văn học của Việt Nam chỉ ―quen
thuộc những chủ nhân từ phƣơng xa - vốn xa lạ với chúng ta trên nhiều phƣơng diện,
trong khi đó chúng ta lại rất lạ với ngƣời bà con ở ngay bên cạnh - vốn rất gần gũi, có
quan hệ gắn bó về mọi mặt với chúng ta trong cộng đồng khu vực mà chúng ta là một
thành viên‖ [80; 57].
1.4 Trong tình hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang xích lại gần nhau trong
xu thế hòa bình thì nhu cầu tìm hiểu, trao đổi và giao lƣu về kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc ngày càng mạnh mẽ, nó chính là động lực phát triển cho nghành du lịch. Đông
Nam Á là một trong những khu vực có ý nghĩa quan trọng trở thành ―ngã tƣ đƣờng‖,
cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải. Không chỉ
vậy, Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi: Khí hậu tính chất gió mùa nóng và
ẩm tạo nên môi trƣờng sinh thái đa dạng. Các nƣớc Đông Nam Á lục địa có nhiều
dòng sông lớn: Sông Mêkông, sông Chao Phraya, sông Irawadi. Còn các nƣớc Đông
Nam Á hải đảo – tập trung những ngọn núi lớn nhƣ dãy núi thiêng Penanggungan,
Puncak Jaya hình ảnh những ngọn núi đã ảnh hƣởng đến vũ trụ quan của những ngƣời
dân nơi đây. Chính những điều kiện tự nhiên ấy, tạo điều kiện cho ngành du lịch văn
hóa ở các nƣớc Đông Nam Á phát triển. Có nhiều địa danh của Đông Nam Á đƣợc gắn
với câu chuyện hôn nhân người – tiên nên nghiên cứu kiểu truyện hôn nhân người –
tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
tồn lƣu giữ các địa danh, phong tục, tập quán tín ngƣỡng, các điệu múa,... của các tộc
ngƣời trong cuộc sống thực tại.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài với mong muốn tìm đến
những chứng cứ xác thực, minh chứng cho sự đặc sắc của kiểu truyện, qua đó có cái
nhìn cơ bản, đa diện, đa chiều về kiểu truyện từ những nền văn hóa của các tộc ngƣời
khác nhau trong cùng một khu vực.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, nghiên cứu kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt

Nam và Đông Nam Á để rút ra những đặc điểm mang tính loại hình của kiểu truyện
này. Từ đó, so sánh sự giống, khác nhau giữa truyện của Việt Nam và các nƣớc trong


3
khu vực để có thể hiểu đƣợc những quy luật vận động của kiểu truyện trong những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Thứ hai, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa tín ngƣỡng, phong tục tập quán
của các dân tộc trong khu vực, sự hiểu biết về văn hóa giữa các tộc ngƣời và đáp ứng
về nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh.
Thứ ba, xác lập một hệ thống các bản kể không chỉ làm tƣ liệu khảo sát phục vụ
đề tài mà còn làm nguồn tƣ tiệu tham khảo về lâu dài, nếu có điều kiện thuận lợi, có
thể bổ sung để cho ra đời một tuyển tập truyện cổ có nội dung hôn nhân người – tiên
của khu vực Đông Nam Á.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc những mục đích trên, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ của luận án nhƣ sau:
3.1. Xác lập khung lý thuyết cơ bản và giới thuyết những khái niệm cơ bản liên
quan đến đề tài kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông
Nam Á
3.2. Tập hợp, thống kê số lƣợng, khảo sát kiểu truyện hôn nhân người - tiên
trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á
3.3. Chỉ ra diện mạo và đặc điểm của kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong
truyện cổ Việt Nam.
3.4 Từ các đặc điểm của kiểu truyện này trong kho tàng truyện kể Việt Nam
nhìn ra đặc điểm của kiểu truyện trong kho tàng truyện kể Đông Nam Á.
3.5. So sánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt của kiểu truyện ở Việt Nam và
các nƣớc trong khu vực trên phƣơng diện nhân vật, motif, kết cấu… của kiểu truyện. Lý
giải những nét tƣơng đồng và khác biệt trong truyện kể dân gian nói riêng, trong văn hóa
của các quốc gia nói chung từ đặc điểm tự nhiên, địa danh, phong tục tập quán, lễ hội, tƣ
duy nghệ thuật, tâm lý, tính cách... của các tộc ngƣời trong khu vực….

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong
truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu chính trên 40
tổng tập, tuyển tập và tập truyện cổ của các dân tộc thiểu số, truyện cổ các nƣớc thuộc
khu vực Đông Nam Á đã đƣợc sƣu tầm, biên soạn và xuất bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi tƣ liệu của luận án, chúng tôi khảo sát đƣợc 59 truyện kể của Việt
Nam và 47 truyện kể của một số nƣớc khác thuộc khu vực Đông Nam Á từ các tổng
tập, tuyển tập và trang văn hóa dân gian của các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, chúng
tôi gặp khó khăn lớn nhất là vấn đề nguồn tƣ liệu khảo sát truyện kể các quốc gia
Đông Nam Á còn hạn chế, nhiều truyện của khu vực chƣa đƣợc các nhà sƣu tầm,
tuyển tập trong nƣớc và nƣớc ngoài dịch sang tiếng Việt, tiếng Anh.


4
Nếu đặt việc so sánh ngang bằng truyện kể Việt Nam và các quốc gia khác
thuộc Đông Nam Á, trong tình hình tƣ liệu không thể bao quát đầy đủ rất dễ sa vào
tình trạng ―Thầy bói xem voi‖, ―Nhìn cây mà chẳng thấy rừng‖. Từ thực tế khó khăn
ấy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là đi sâu vào đặc điểm truyện kể hôn nhân
người – tiên ở Việt Nam làm nhiệm vụ cơ bản và đặt nhóm truyện kể của Việt Nam
trong bối cảnh Đông Nam Á. Ở một mức độ nhất định, luận án khảo sát đặc điểm
nguồn truyện cổ của một số quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở đó so sánh, lý giải
những tƣơng đồng, khác biệt kiểu truyện này ở Việt Nam với truyện của các quốc gia
khác ở Đông Nam Á.
Trong phạm vi nghiên cứu kiểu truyện, chúng tôi không nghiên cứu về nhân vật
―tiên‖ mang lốt mà chúng tôi nghiên cứu về nhân vật ―tiên‖ (nữ, nam) xuất hiện trực
tiếp ở dáng hình của con ngƣời ngay trong lần đầu gặp gỡ vì đã có một số công trình
nghiên cứu chuyên sâu về kiểu nhân vật này. Trong kho tàng truyện kể có số lƣợng lớn
những truyện kể về tình yêu người – tiên, không có yếu tố hôn nhân cũng không thuộc
đối tƣợng khảo sát của luận án vì chúng tôi sẽ rất khó bao quát đƣợc hết tƣ liệu ở một

số quốc gia ở Đông Nam Á.
Việt Nam là Quốc gia đa dân tộc, chúng tôi sẽ xin phép đi sâu vào truyện của
một số dân tộc có số lƣợng truyện chiếm ƣu thế hơn, đại diện cho từng vùng văn hóa
và tiêu biểu cho một ngữ hệ.
Trong số 11 quốc gia Đông Nam Á có lƣu truyền kiểu truyện này, mỗi quốc gia
có số lƣợng nhiều, ít khác nhau. Một số quốc gia chúng tôi chỉ tìm thấy một bản kể.
Luận án sẽ tập trung đi sâu vào một số quốc gia có số lƣợng truyện kể có ít nhất từ 3
truyện trở lên.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp thống kê - phân loại: đƣợc sử dụng trong việc khảo sát, phân
loại và so sánh đối chiếu. Qua phƣơng pháp thống kê, chúng tôi có đƣợc các số liệu để
phân loại các truyện kể; cũng qua đấy thấy đƣợc sự phân bố của kiểu truyện ở các dân
tộc, quốc gia, khu vực hay châu lục. Đồng thời, qua phƣơng pháp này, chúng tôi có
những số liệu tin cậy, làm cơ sở để đƣa ra những lý giải thích hợp, những kết luận,
khái quát khoa học.
Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
Sau khi đã hoàn thành bƣớc thống kê tƣ liệu – phân loại, chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp phân tích tƣ liệu. Các truyện kể sẽ đƣợc phân tích tỉ mỉ từng chi tiết và
đánh giá trên quan điểm phân tích một tác phẩm nghệ thuật dân gian hoàn chỉnh.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chú ý phân tích nội dung các truyện, phân tích các
nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện và một số motif của kiểu truyện để từ đó tổng
hợp, rút ra nhận xét, đánh giá bản chất, đặc trƣng của kiểu truyện.


5
Phƣơng pháp hệ thống cấu trúc đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng pháp nền tảng
để khai thác những thành tố cấu thành chỉnh thể nghệ thuật tác phẩm và mối quan hệ
nội tại bên trong tác phẩm nghệ thuật. Trong đó, thao tác phân lớp đối tƣợng, chia nhỏ
các thành tố bộ phận, sắp xếp chúng vào cùng một hệ thống và thống kê, phân loại các
đơn vị đã phân chia,… luôn hỗ trợ đắc lực trong quá trình khảo sát đối tƣợng.

Phƣơng pháp so sánh loại hình: Đƣợc sử dụng hiệu quả, giúp chúng tôi tiến
hành so sánh đối chiếu kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt Nam với
kiểu truyện cùng loại trong nhóm truyện cổ ở các nước Đông Nam Á để thấy đƣợc
những tƣơng đồng và dị biệt về nhân vật, kết cấu, motif,… của kiểu truyện ở các dân
tộc, đất nƣớc trong cùng một khu vực; so sánh kiểu truyện nhằm phát hiện và lý giải
những vấn đề nguồn gốc xã hội, cội nguồn văn hóa, môi trƣờng nảy sinh… của kiểu
truyện; so sánh để thấy đƣợc nét gặp gỡ, giao thoa trong kiểu truyện hôn nhân người –
tiên của các dân tộc ở Đông Nam Á chịu (hoặc không chịu) ảnh hƣởng về văn hóa, xã
hội, lịch sử,…
Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Luận án sử dụng phƣơng pháp và kết
quả nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau nhƣ văn hóa học, lịch sử, địa lý và đặc biệt
dân tộc học, đặt cơ sở cho những kiến giải về các vấn đề về nội dung truyện kể của các
tộc ngƣời trong khu vực Đông Nam Á
Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong quá
trình khảo sát, điền dã tại một số nơi sản sinh và lƣu truyền ra các câu chuyện có nội dung
kể về hôn nhân Ngƣời – Tiên nhƣ xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, chùa Âng
thuộc tỉnh Trà Vinh và các địa danh khác trong khu vực nhƣ Thái Lan … Việc sƣu tầm
này, bƣớc đầu cho chúng tôi một cái nhìn thực tế, toàn diện hơn về nhân vật ―tiên‖ trong
kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á .
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về mặt đề tài:
+ Luận án là công trình đầu tiên tập hợp và nghiên cứu một cách hệ thống về kiểu
truyện hôn nhân người – tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á.
Về mặt tƣ liệu: chúng tôi đã chuyển dịch 37 truyện kể của Đông Nam Á có nội
dung hôn nhân người - tiên từ tiếng Anh sang Tiếng Việt mà chƣa đƣợc xuất bản tại
Việt Nam giúp cho ngƣời đọc hiểu biết thêm về kiểu truyện này ở Đông Nam Á.
+ Kết quả nghiên cứu về kiểu truyện sẽ làm rõ những đặc điểm của kiểu truyện này
ở Việt Nam và Đông Nam Á. Chỉ ra nét tƣơng đồng và khác biệt trên các bình diện thi
pháp: cốt truyện, nhân vật, mô tif, không gian, thời gian nghệ thuật của kiểu truyện.
+ Thông qua việc phân tích, so sánh, luận án tiến tới giải mã các mã văn hóa ẩn

chứa trong kiểu truyện. Từ đó, kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt
Nam và Đông Nam Á sẽ khơi dậy tình cảm thẩm mĩ và làm sáng tỏ bản sắc văn hóa


6
dân tộc độc đáo của các nƣớc trong khu vực; đồng thời, giúp ta hiểu thêm về phong
tục, tập quán, địa danh các quốc gia trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong du lịch sinh
thái, việc gìn giữ môi trƣờng,...
- Luận án còn là nguồn tƣ liệu tham khảo bổ ích cho các giảng viên, giáo viên,
học sinh các trƣờng học, những ngƣời có nhu cầu tìm hiểu về hôn nhân người - tiên
trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á.
Về mặt thực tiễn: Gắn địa danh với các câu chuyện có giá trị hiện hữu về mặt
du lịch, hiểu sâu bản sắc văn hóa, phong tục, tín ngƣỡng, các điệu múa của các tộc
ngƣời trong khu vực Đông Nam Á để bảo vệ nó trong cuộc sống thực tại.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án kết cấu thành
4 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu và cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Nhận diện kiểu truyện và hệ thống nhân vật trong kiểu truyện hôn
nhân người - tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.
Chƣơng 3: Kết cấu cốt truyện và hệ thống motif trong kiểu truyện hôn nhân
người - tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.
Chƣơng 4: Lý giải sự tƣơng đồng và khác biệt trong kiểu truyện hôn nhân
người - tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.


7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Đông Bắc Á
Năm 1932, tác giả Chung Kính Văn đã bƣớc đầu tìm hiểu về Kiểu truyện nàng tiên
thiên Nga Trung Quốc. Cho đến năm 1937, tác giả Holmstrom có dẫn chứng cụ thể để
chứng minh kiểu truyện Nàng tiên thiên nga phổ biến ở vùng Đông Á qua các nguồn tƣ
liệu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc [177; 57]. Trong chƣơng 2 với tiêu đề:
―Những câu chuyện cổ tích về hôn nhân của người vợ siêu nhiên biến mất qua hình tượng
chim Thiên Nga‖, tác giả Holmstrom đã đƣa ra định nghĩa để nhận diện về kiểu truyện
nàng tiên thiên nga, đồng thời, ông cũng trình bày ngắn gọn về motif nàng tiên thiên nga
nhƣ sau: Một ngƣời đàn ông đánh cắp bộ áo lông vũ từ một nàng tiên thiên nga đang tắm
sau đó buộc nàng phải kết hôn với anh ta. Sống với nhau đƣợc một thời gian, ngƣời vợ
này đã tìm lại đƣợc bộ áo lông vũ rồi ngay lập tức bay lên không trung. Trong truyết
thuyết, câu chuyện thƣờng kết thúc ở đây; trong truyện cổ tích thƣờng kết thúc có hậu kể
về hành trình gian khổ của ngƣời chồng trong quá trình tìm vợ [177; 55-86].
Năm 1987, tác giả Alan L. Miller đã viết hai bài nghiên cứu: ở bài thứ nhất
"Cấu trúc và biểu tượng về nàng tiên dệt vải trong huyền thoại Nhật Bản‖ đã chỉ ra
cấu trúc của kiểu truyện nàng tiên hạc dệt vải và những điều cấm kị. Từ việc phân tích
cấu trúc nghệ thuật của kiểu truyện, tác giả đã lí giải đặc trƣng văn hóa tôn giáo của
đất nƣớc Nhật Bản [176; 309-327]; ở bài thứ hai “Bàn luận về Nàng Tiên Thiên Nga:
Ý nghĩa của truyện dân gian “Người vợ siêu nhiên” có liên quan đặc biệt đến tôn giáo
của Nhật Bản”, tác giả Alan L. Miller khái quát lại nội dung kiểu truyện, qua đó, chỉ ra
cấu trúc tôn giáo của kiểu truyện, rồi chứng minh lớp văn hóa đầu tiên hình thành nên
kiểu truyện này là ở Nhật Bản đƣợc bắt nguồn từ tục thờ nữ thần.
Năm 2001, luận văn ―Nghiên cứu về câu truyện Thiên Nga ở Trung Quốc‖ tác giả
Sơn Gun thuộc trƣờng Đại học Tƣơng Đàm đã chỉ ra nguồn gốc của các loại truyện trinh
nữ thiên nga ở Trung Quốc từ góc độ diachronic (lịch đại). Sau đó, phần tiếp theo của luận
văn phân tích sự lặp lại qua các chi tiết: Các nàng tiên tắm trong các hồ nƣớc cho đến chi
tiết các nàng tiên bị cƣỡng ép phải lấy chàng trai ngƣời trần, rồi chi tiết nuôi dạy con cái,
để tìm hiểu gốc văn hóa và niềm tin ban đầu về hình ảnh bà tiên trong kiểu truyện Nàng
tiên Thiên Nga ở Trung Quốc [196]
Năm 2015, tác giả Jiang Guifang thuộc Viện Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Nam Á,

viết luận văn nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu kiểu truyện Trinh nữ thiên nga của người Tày
ở miền Bắc Việt Nam‖. Trong chƣơng đầu tiên, tác giả đã định nghĩa ngắn gọn câu chuyện về
―Trinh nữ thiên nga‖ của ngƣời Yue ở phía bắc đất nƣớc Trung Quốc, và chọn 8 ví dụ điển


8
hình về kiểu truyện của ngƣời Tày ở miền Bắc Việt Nam (5 truyện ở phía Đông bắc, 3 truyện
ở phía Tây bắc). Trong chƣơng thứ hai, tác giả đã phân tích và phân loại các mô típ của tám
bài tiểu luận khác nhau về câu chuyện "Trinh nữ thiên nga" điển hình của ngƣời Tày ở phía
bắc Việt Nam. Qua phân tích mô típ, tác giả nhận thấy những câu chuyện nhƣ vậy của ngƣời
Tày ở phía bắc đất nƣớc có những mô típ độc đáo, nhƣ ăn gạo nếp năm màu, nguồn gốc của
con gà trống (mòng biển đuôi đỏ, dế). Trong chƣơng thứ ba, tác giả đã phân tích ý nghĩa văn
hóa của câu chuyện ―Trinh nữ thiên nga‖ của ngƣời ngƣời Tày ở phía Bắc Việt Nam, và thấy
rằng câu chuyện chứa đựng văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo của ngƣời dân nơi
đây [198]. Ngoài ra, có một số những bài nghiên cứu về kiểu truyện nàng tiên thiên nga nhƣ
―Câu chuyện nàng tiên thiên nga – Người ngoài hành tinh” in trên tạp chí Hăc Long Giang
vào năm 1988 (赫哲族天鹅处女型故事的异式 - 黑龙江民族丛刊》1988年04期);
Nguồn gốc kiểu truyện nàng tiên thiên nga được in trên tạp chí Triết học số 5 năm 2003 và
nghiên cứu văn hóa dân gian số 2 năm 2006. Đây là những công trình nghiên cứu công phu,
các nhà nghiên cứu đã tập hợp đƣợc 280 câu chuyện cùng với những dị bản về tình yêu và
hôn nhân giữa con ngƣời và nàng tiên chim thiên nga với ba loại: Truyện về nàng tiên dệt vải,
truyện công chúa chim công, nàng tiên lông vũ. Truyện nàng tiên dệt vải đƣợc ngƣời ta tìm
thấy đầu tiên trên thế giới trong truyện kể dân gian Virgin (Cô gái trinh nữ). Nội dung của câu
chuyện đều kể về những nàng tiên trinh nữ vui đùa trong hồ nƣớc thì bị các chàng trai lấy cắp
chiếc áo choàng. Sau đó, nàng tiên buộc phải lấy chàng trai làm chồng, sống hạnh phúc đƣợc
một thời gian, rồi nàng tiên tìm đƣợc bộ váy của mình nên đã bay trở về trời. Ngƣời nghiên
cứu đã đi tìm hiểu về nguồn gốc của câu chuyện là đƣợc bắt nguồn từ địa phƣơng sau đó tiếp
thu những cốt truyện khác vào nội dung câu chuyện để tạo nên một kết cấu hấp dẫn.
So sánh truyện trinh nữ thiên nga ở Trung Quốc và Ả Rập (中国与阿拉伯天鹅处女
型故事比较 _企业 导报 2016 13); văn hóa thờ Hổ cũng góp phần quan trọng vào kiểu truyện

nàng tiên thiên nga (虎皮井‖故事的文化渊源及其对中国―天鹅处女型‖故事的基干情节
贡献của tác giả 李传江;) in trên tạp chí văn hóa số 6 năm 2013; Một số những lí giải về nền
văn hóa của Trung Quốc ở thế kỉ 20 thông qua 4 truyện kể dân gian lớn: Rắn trắng, chàng trai
chăn trâu và nàng Tiên dệt vải, Meng Jiangnu, Liang Shanbo and Zhu Yingtai (Old Tales for
New Times: Some Comments on the Cultural Translation of China's Four Great Folktales in
the Twentieth Century (author Wilt L. IDEMA) trên tạp chí Taiwan Journal of East Asian
Studies, Vol. 9, No. 1 (Issue 17), June 2012, pp. 25-46). Phân tích cấu trúc cốt truyện Trinh Nữ
ở một số dân tộc ít người của Trung Quốc in trên tạp chí đại học Thiều Quan số 3 năm 2016 (
中国少数民族天鹅处女型故事情节结构分析 tác giả 黄景春 张淦 ). Nghiên cứu về loại
truyện dân gian của ngƣời Miêu: Nghiên về tình huống câu chuyện trinh nữ Thiên Nga của
ngƣời Miêu trên tạp chí văn học số 6 Miền Bắc năm 2017: 苗族民间故事类型的地域性研
究——以苗族―天鹅处女‖型故事为例, 北方文学 2017年06期 ).


9
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Đông Nam Á
Năm 1984, bài“Nghiên cứu so sánh bản kể nàng tiên Thiên Nga của Thái (theo
tiếng Phạn) và Trung Quốc, tác giả Toshiharo chứng minh nguồn gốc câu chuyện qua
góc độ nhân vật. Nhân vật nàng tiên trong bản kể của ngƣời Thái là Kinaree đƣợc biết
đến với tên gọi là Manora (nghĩa gốc từ Manohara trong tác phẩm Pali có tên
là Pannas Jataka) do một cao tăng Phật giáo ở Chiang Mai ghi chép vào khoảng năm
1450-1470 kể về câu chuyện tình của Hoàng tử Suthon và công chúa Manohara.
Pannas Jataka là một tuyển tập gồm 50 truyện tiền kiếp của Đức Phật, đƣợc các tín đồ
coi là thuộc kinh Bản sanh (Jataka). Câu chuyện này đã sản sinh ra điệu múa Manorah
Buchayan, một điệu múa bí truyền phổ biến ở miền Nam Thái Lan. Tác giả đã so sánh
truyện Hoàng tử Suthon và công chúa Manohara với truyện Công chúa chim công ở
Trung Quốc, Sudhanakumara Avadana trong cuốn kinh phật giáo Divya Avadana ở
Ấn Độ. Bài nghiên cứu này là tƣ liệu quan trọng giúp ngƣời viết có căn cứ tham khảo
về nguồn gốc của truyện Thi Thôn (dân tộc Lào) ở Việt Nam [190].
Vào năm 1995, bài ―Nghiên cứu so sánh về văn hoá dân gian của Nhật Bản và

Indonesia”, tác giả James Danandjaja đã so sánh kiểu truyện Chàng Ngưu và Nàng tiên
dệt vải. Tác giả chỉ ra đây là kiểu truyện phổ biến đƣợc tìm thấy ở Ấn Độ, Tây Ban Nha,
Đức, Pháp, Ả Rập, Ba Tƣ, Polineia, Micronesia, và Eskimo. Tại Inđônêsia, kiểu truyện
này xuất hiện ở một số dân tộc bị ảnh hƣởng bởi nền văn hoá Hán (Trung Quốc) nhƣ
Đông Java, trung tâm Java và Bali với huyền thoại: The Legend of Pasir Kujang, Joko
Tarub (Đông Java), Vua Pala (tại Bali). Nội dung của những câu chuyện này đều kể về
nàng tiên chim có nguồn gốc từ trời, xuống trần gian tắm ở hồ (suối) rồi bị các chàng trai
ngƣời trần bắt gặp. Những chàng trai ấy đã lấy cắp bộ cánh buộc nàng tiên phải lấy chàng
trai làm chồng gọi là Kiểu truyện nàng tiên thiên nga. Nghiên cứu về kiểu truyện nàng
tiên thiên nga đã góp phần không nhỏ vào cách lí giải thấu đáo về sự ảnh hƣởng của nền
văn hóa Hán đối với một số quốc gia Đông Nam Á cổ [171; 211].
Năm 2013, bài nghiên cứu ―So sánh nền văn hóa dân gian ở các quần đảo: Môtíp câu
chuyện về các thiên thần (hay các nàng tiên) của tác giả NFN Rohim. Tác giả đã chỉ ra trong
văn hóa Inđônêsia có rất nhiều câu chuyện kể về hôn nhân ―ngƣời - tiên‖ nhƣ ở đảo Sumatra có
năm câu chuyện: Malem Dewa, Puteri Bensu, Tupai Malendewa, Sidang Belawan, Malim
Deman dengan Putri Bungsu; đảo Java có hai truyện: Sumur Tujuh, Jaka Tarub; đảo Madura
có 1 truyện: Arya Menak Kawin dengan Bidadari; đảo Bali có 1 truyện: Tiga Piatu; đảo
Sulawesi có 10 truyện: Manusia Pertama di Kepulauan Talaud Gumansalangi,
TulaTulano Ratono Fitu Ghulu Bidhadhari, Oheo, Putri Satarina, I Kacaq Parukiq,
PoloPadang, Orang yang Memperistri Putri dari Kayangan, Orang yang Menjelma dari
Kayangan, SilangGading dan Topi Omas, Telaga Bidadari, Meraksamana dan Siraiman,
Putri Kayangan. Nhƣng tác giả chỉ so sánh tập trung nghiên cứu ở hai văn bản cụ thể là


10
“Mamanua” và “Oheo” dựa trên 7 môtíp: môtíp đi tắm của các nàng tiên, môtíp trộm
cánh của các nàng tiên, môtíp lời cấm kị và vi phạm lời cấm, môtíp nàng tiên tìm đƣợc
cánh, môtíp ngƣời chồng đi tìm vợ tiên ở thế giới khác, môtíp vƣợt qua thử thách, môtíp
đoàn tụ trở về trần gian. Từ đó, tác giả tìm hiểu về các lĩnh vực khác nhau nhƣ triết học,
lịch sử, khoa học xã hội, tôn giáo và các hình thức nghệ thuật khác qua hai truyện này. Bài

nghiên cứu này đã giúp cho chúng tôi có một cách nhìn sâu hơn về kiểu truyện hôn nhân
người – tiên ở Inđônêsia [185; 26 -37].
Năm 2014, Yaswinda Feronica, Rakhmat Soleh, S.S.M.Hum nghiên cứu trực
tiếp câu chuyện Malim Deman dƣới góc độ liên văn bản. Malim Demam là một câu
chuyện xuất phát từ nền văn học cổ điển Malay. Nội dung của Malim Demam kể về
hôn nhân của một ngƣời đàn ông ở dƣới trái đất với một thiên thần từ trên trời xuống
trần gian. Anh ta đã đánh cắp bộ cánh của cô. Câu chuyện về Malim Demam đã lan
rộng ra khắp quần đảo Inđônêsia và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Bài nghiên cứu
này, tác giả liên hệ giữa truyện Malim Demam với ba truyện kể khác có nội dung
tƣơng tự nhƣ Legenda Jaka Tarub, Legenda Lahilote và Legenda Telaga
Bidadari. Bốn câu chuyện đƣợc cho là có mối quan hệ liên văn bản dƣới dạng tƣơng
đồng và khác biệt về các yếu tố nội tại trong cấu trúc của câu chuyện chẳng hạn: Cốt
truyện, nhân vật, hành động, bối cảnh và ý nghĩa câu chuyện. Hơn nữa, nghiên cứu
cũng cho thấy Malim Demam tuân thủ chức năng của văn học Malay cổ điển và ý
nghĩa của câu chuyện dựa trên văn hóa xã hội [191]. Ngoài bài nghiên cứu truyện
Malim deman dƣới góc độ liên văn bản còn có bài nghiên cứu so sánh truyện Malim
deman (Rokan Hulu Regency) với truyện Mahligai Keloyang (Indragiri Hulu
Regency) của tác giả Sri Sabakti. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm điểm tƣơng
đồng và sự khác biệt ở nội dung cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh gặp gỡ, bài học giá trị
đạo đức qua hai câu chuyện. Qua đó, nhà nghiên cứu đi tìm sự lan tỏa nền văn hóa của
các huyện trên cùng đảo Riau và chứng minh văn hóa của các dân tộc nơi đây đã thấm
sâu vào nội dung của hai bản kể này [187; 97 - 114].
Năm 2016, tiếp nối những nghiên cứu đi trƣớc, Gs.Tiến sĩ Hamka đã tiến hành
“Nghiên cứu so sánh cấu trúc truyện cổ tích Inđônêsia‖ trong 12 câu chuyện có cùng cốt
kể về nhân vật là nam đi lang thang trong rừng tình cờ nghe thấy tiếng đùa của các nàng
tiên xinh đẹp đang tắm tại các hồ nƣớc. Chàng trai đã lấy cắp chiếc khăn choàng của cô
gái xinh đẹp rồi ép buộc cô gái làm vợ mình. Nhƣng sau đó, nàng tiên tìm đƣợc khăn
choàng đã quay trở lại thiên đƣờng. Tác giả đã chỉ sự tƣơng đồng khác biệt trong nội
dung, trong mô hình cấu trúc nội tại của kiểu truyện qua các phƣơng diện so sánh nhƣ sau:
+ Thứ nhất: Âm mƣu của chàng trai khi chàng trai lấy cắp chiếc áo (khăn

choàng) của nàng tiên, chàng trai cố tình vi phạm điều cấm kị.
+ Thứ hai so sánh về nhân vật: Chàng trai, nàng tiên, những đứa trẻ. Từ những


11
điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nội dung và nghệ thuật của các bản kể, tác giả đã kết
luận rằng những điểm giống nhau là cùng sản sinh trong một bối cảnh hoàn cảnh lịch sử,
còn những điểm khác nhau là ảnh hƣởng của nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ ở mức
độ đậm nhạt khác nhau. Đây là tƣ liệu quan trọng, giúp ngƣời viết có cơ sở bƣớc đầu tham
khảo tài liệu và hƣớng tiếp cận những điểm giống nhau, khác nhau trong kiểu truyện hôn
nhân người - tiên của ngƣời Nam Đảo sống ở Việt Nam và Inđônêsia [178].
Cùng năm 2016, hai tác giả là Inayatul Fariha and Nabhan F. Choiron thuộc
trƣờng Đại học Negeri Malang đã đi sâu nghiên cứu trực tiếp vào truyện kể Jaka
Tarub thuộc trung tâm Java với bài nghiên cứu ―Giải phóng người phụ nữ trong truyền
thuyết Jaka Tarub (trung tâm Java)”. Nội dung câu chuyện kể về cuộc hôn nhân giữa
một chàng trai ngƣời trần với một thiên thần. Chàng trai đã lấy cắp đôi cánh của thiên
thần rồi buộc nàng kết hôn với mình. Nàng Nawang Wulan không có đôi cánh nên
không thể bay về trời. Cô chỉ có lựa chọn duy nhất là kết hôn với Jaka Tarub, điều
kiện để Jaka Tarub kết hôn với nàng Nawang Wulan là anh phải hứa với cô sẽ không
bao giờ mở nồi cơm trong khi cô đang nấu ăn. Chàng đã hứa với cô nhƣng vì tò mò,
Jaka Tarub thất hứa, anh mở nồi nƣớc khi đang sôi. Nawang Wulan mất tất cả sức
mạnh của mình, nguồn gạo trong kho của gia đình đã bị cạn kiệt. Nhƣng thật may mắn
đến với cuộc đời cô là cô đã tìm thấy đƣợc bộ cánh của mình dấu ở dƣới kho thóc. Cô
chắp cánh bay về trời mãi mãi. Bài nghiên cứu của hai tác giả đã đề cập tới nhân vật
Nawang Wulan - ngƣời phụ nữ biểu tƣợng cho sự sống và khả năng sinh sản đồng thời
cũng là nguồn gốc cho sự thịnh vƣợng của xã hội nông nghiệp. Huyền thoại lúa gạo
đƣợc bắt nguồn nữ thần lúa Dewi Sri trong các câu chuyện thần thoại của ngƣời Java.
Nawang Wulan đƣợc xem là biểu hiện của Dewi Sri mang lại sự thịnh vƣợng cho con
ngƣời. Ngƣời Java tin rằng hậu duệ của Jaka Tarub và Nawang Wulan sẽ là ngƣời cai
trị Java. Tuy nhiên, các tác giả đi vào nghiên cứu sâu ở nội dung của câu chuyện nhận

thấy rằng ngƣời phụ nữ đã bị áp chế bởi ngƣời đàn ông. Vị nữ thần Dewi Nawang
Wulan với sức mạnh siêu nhiên đã bị ngƣời đàn ông lừa gạt lấy cắp bộ cánh tƣớc đoạt
đi quyền lực của Dewi Nawang Wulan. Nhƣng sau đó, ngƣời phụ nữ đã đấu tranh đòi
lại quyền tự do: Đó là tìm đƣợc cánh rồi bay trở về trời mãi mãi, cô ấy đã tìm đƣợc
chính con ngƣời thực của mình đại diện cho những nhận thức tiến bộ của ngƣời phụ nữ
tự do chống lại chế độ gia trƣởng áp đặt của ngƣời đàn ông.
Nhiều nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến văn hóa chứa đựng trong truyện
kể Jaka Tarub mà họ còn so sánh truyện kể này với truyện kể khác cùng chung một
nội dung, đề tài để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt về nền văn hóa của các tộc ngƣời
ở Inđônêsia nhƣ bài nghiên cứu về ―Cấu trúc so sánh văn học qua hai truyền thuyết
Telaga Bidadari và Jaka Tarub”của tác giả Agus Yulianto. Hai câu chuyện đều có nội
dung nói về chàng trai lấy cắp chiếc cánh của một thiên thần xinh đẹp từ trên trời bay


12
xuống trần gian để tắm mát trong hồ. Thiên thần đã buộc phải lấy chàng trai làm
chồng. Sau một thời gian, họ chung sống với nhau đã sinh đƣợc một bé gái. Nhƣng vô
tình, thiên thần đã tìm đƣợc cánh bay về trời để lại con cho ngƣời chồng. Tác giả chỉ ra
sự giống nhau: Về nội dung, về cách giới thiệu nhân vật và ý nghĩa qua câu chuyện.
Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra sự khác nhau: Về sự kiện trong cốt truyện, về không
gian gặp gỡ, về quá trình nàng tiên tìm đƣợc cánh bay về trời và tình cảm nhung nhớ
con cái của nàng tiên mặc dù nàng đã bay về trời [157; 79 - 90 ].
Năm 2017, nhà nghiên cứu Ratu Wardarita và Guruh Puspo Negoro trƣờng đại học
Palembang, Nam Sumatera, Inđônêsia đã so sánh trực tiếp câu chuyện Jaka Tarub
(Inđônêsia) và Tanabata (Nhật Bản) trong kiểu truyện hôn nhân người – tiên cùng nội
dung kể về cuộc hôn nhân giữa chàng trai ngƣời trần và nàng tiên ở trên trời. Hai tác giả
đã so sánh hai truyện trên phƣơng diện rộng hơn nhƣ nền văn hóa xã hội của hai đất nƣớc.
Ở điểm tƣơng đồng: Nhà nghiên cứu chỉ ra sự giống nhau về cốt truyện, về nền
văn hóa nông nghiệp đều quen thuộc với kĩ thuật làm nhà và kĩ thuật may quần áo. Xã
hội truyền thống của Inđônêsia và Nhật Bản đều có khả năng nhận thức về thế giới tự

nhiên xung quanh, họ có niềm tin chung về những điều kì diệu. Ngƣời phụ nữ trong xã
hội Java và Nhật Bản đều là những ngƣời phụ chăm chỉ và họ có quyền quyết định ly
hôn với chồng vì một lí do chính đáng.
Ở điểm khác biệt: Hai nhà nghiên cứu so sánh sự khác nhau trong hai câu
chuyện qua đối tƣợng, mục đích lấy cắp chiếc áo của nàng tiên, nguyên nhân sự trở về
trời của ngƣời vợ tiên, sự phản ứng của ngƣời chồng khi thấy ngƣời vợ tiên bay về trời
và sự tác động gián tiếp đến hôn nhân ngƣời - tiên là cha mẹ của chàng trai ngƣời trần.
Tiếp theo, hai nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển nền kinh tế của Inđônêsia chủ yếu
dựa vào nông nghiệp thể hiện trong câu chuyện Jaka Tarub. Còn đất nƣớc Nhật Bản,
ngoài dựa vào nền kinh tế nông nghiệp họ còn có ngành tiểu thủ công nghiệp nhƣ dệt
may, đồ gốm.
Về tổ chức xã hội của ngƣời Java cổ có niềm tin vào một vị pháp sƣ còn xã hội
Nhật Bản họ có niềm tin vào chúa bằng cách đến đền thờ. Ngƣời phụ nữ trong xã hội
Java có quyền ly hôn chồng nếu ngƣời chồng đã vi phạm lời cấm trƣớc khi kết hôn và
đứa trẻ sẽ thuộc về quyền nuôi của ngƣời chồng (nếu có con), còn xã hội Nhật Bản,
ngƣời vợ có quyền ly hôn chồng nếu sống không hạnh phúc và ngƣời mẹ sẽ đƣợc
quyền nuôi con (nếu có con). Về niềm tin của ngƣời Java xƣa đƣợc gửi gắm qua giấc
mơ còn ngƣời Nhật không tin vào điềm báo qua giấc mơ. Nhƣ vậy, qua bài nghiên cứu
này, hai tác giả cho ngƣời đọc thấy mặc dù kho tàng truyện kể dân gian là tài sản riêng
của từng quốc gia nhƣng có thể tìm thấy đƣợc điểm tƣơng đồng văn hóa xã hội, niềm
tin tôn giáo,.. ở những quốc gia khác xa nhau nhƣ ở Inđônêsia và Nhật Bản [187]
Từ một số những công trình nghiên cứu ở một số nƣớc Đông Nam Á, chúng tôi


13
nhận thấy đây là một kiểu truyện hấp dẫn nên đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu ở nƣớc ngoài chỉ mới tập trung nghiên cứu so sánh
từng truyện cụ thể ở các quần đảo khác nhau của Inđônêsia hoặc so sánh truyện của
Inđônêsia với Nhật Bản, hoặc so sánh truyện của Thái Lan với Trung Quốc mà chƣa
có một bài nghiên cứu nào tìm hiểu về kiểu truyện hôn nhân người - tiên ở Việt Nam

và Đông Nam Á.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời – tiên ở Việt Nam
Năm 1975, các tác giả Hà Văn Thƣ, Võ Quang Nhơn, Y Điêng trong lời giới
thiệu cuốn ―Truyện cổ các dân tộc Thiểu số Miền Nam” đã viết: ―Các dân tộc quan
niệm, có một thời kì trời đất rất gần nhau, người trời có thể xuống trần gian, người
trần gian khi cần có thể lên trời. Ở trên trời có cảnh làm ăn, buôn bán như trên mặt
đất. Tiên trên trời xuống trần gian làm vợ những chàng trai tốt bụng. Nhận định này
đã mô tả khá chính xác về bản chất kiểu truyện hôn nhân người - tiên. Tuy nhiên, đây
mới chỉ là lời giới thiệu sách nên vẫn còn sơ lƣợc [120; 75].
Trực tiếp đi vào nghiên cứu kiểu truyện hôn nhân người - tiên theo xu hƣớng
lấy truyện Ả Chức Chàng Ngưu làm cơ sở đã có các bài báo, luận văn, luận án nhƣ:
Năm 1998, tác giả Đinh Gia Khánh có lời nhận xét về Truyện Ả Chức Chàng
Ngưu trong cuốn Thần thoại Trung Quốc nhƣ sau: ―Truyện Ả Chức Chàng Ngưu của
ta với truyện Ngưu Lang Chức Nữ của Trung Quốc là hai dị bản của cùng một truyện
rất cổ. Truyện này chắc được lưu hành từ lâu trong các tộc người sống từ bờ nam
sông Dương Tử xuống phía nam các tộc người mà Hoa tộc xưa kia gọi là Nam man
(trong đó có Lạc Việt)” [68; 157].
Năm 2000, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt nghiên cứu luận án “Khảo sát và so
sánh một số típ và môtíp truyện cổ dân gian Việt Nam - Nhật Bản”. Tiếp tục tới năm
2002, tác giả Park Yeon Kwan nghiên cứu “So sánh một số type truyện cổ tích của
Việt Nam và Hàn Quốc‖. Cả hai công trình này, các tác giả đều nhắc tới type hôn nhân
giữa ngƣời – tiên mà cụ thể là so sánh truyện Ả Chức Chàng Ngƣu (dân tộc Kinh Việt Nam) - Kyun-u và Chik-nyo (Hàn Quốc). Kết quả nghiên cứu về type hôn nhân
giữa ngƣời - tiên ở Hàn Quốc và Nhật Bản là cơ sở khoa học để ngƣời viết đối sánh
type Hôn nhân người - tiên ở các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á [91]
Năm 2001, tác giả Nguyễn Tấn Đắc viết công trình nghiên cứu “Truyện kể dân
gian đọc bằng type và motif ‖ đã đi sâu nghiên cứu từ góc độ loại hình lịch sử và vận
dụng lý thuyết nghiên cứu cấu trúc luận để chỉ ra mối quan hệ nguồn cội của típ truyện
U Thền (dân tộc Thái -Việt Nam) với những truyện cùng típ ở các quốc gia Đông Nam
Á từ trong văn học Phật giáo [39; 139]. Theo đó, tác giả nêu cụ thể ―Các truyện về U
Thền (hay U Thiền, Ú Thêm) và về Xi Thuần (hay Xi Thốn) của ngƣời Thái ở Việt

Nam đã tiếp nhận từ các type truyện Rothisen (hay Butthesen) và Sudhana (hay Xi


14
Thôn) phổ biến ở các nƣớc Đông Nam Á theo Phật giáo Theravada là Điệu múa Lào
(Lào), Cô gái-chim công (Thái Lan), Pô-Lô-Pa-Đang lên trời (Inđônêxia), Những
cuộc phiêu lưu của Vua Xutôn (Malaixia) và công chúa núi bạc (Mianmar) và nguồn
gốc sâu xa của các câu chuyện này từ Đất nƣớc Phật Đà - Ấn Độ [39; 150-151]. Đặc
biệt, tác giả chỉ ra những điểm dị biệt trong thế đối sánh truyện Việt Nam với truyện
các nƣớc bạn cùng khu vực: “Cũng tiếp nhận từ Ấn Độ, nhưng cách người Thái Lan,
người Lào, người Campuchia, Myanmar và Việt Nam tiếp nhận có khác nhau. Trong
khi người Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma đã tiếp nhận nguyên vẹn những yếu
tố đặc trưng của vũ trụ văn hoá Ấn Độ, thì người Thái ở Việt Nam đã tìm cách biến
đổi hoặc tước bỏ chúng đi.‖ [39;153]. Tác giả Nguyễn Tấn Đắc còn nhận định: ―Type
truyện người trần lấy vợ tiên cũng rất phổ biến ở các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar khi nghiên cứu “Trường ca Ú Thêm‖ và cho rằng Ả Chức - Chàng Ngưu có
lẽ thuộc type truyện “Người trần lấy vợ tiên” [39;147].
Cùng năm 2001, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn của tác giả Mai Thu Hƣơng viết về
đề tài “Khảo sát một số nhóm truyện về đề tài tình yêu và hôn nhân trong truyện cổ
tích dân tộc Thái” đã chia ra làm ba nhóm:
Nhóm truyện về tình yêu và hôn nhân người - vật.
Nhóm truyện về tình yêu và hôn nhân người - tiên.
Nhóm truyện mà hôn nhân là vật tặng thƣởng.
Đề tài này đề cập tới kiểu truyện hôn nhân người – tiên, nhân vật ―tiên‖ với chức
năng là nhân vật kết hôn, song tác giả mới chỉ dừng lại ở mức phân loại mà chƣa bàn cụ
thể về đặc điểm nghệ thuật cũng nhƣ ý nghĩa tƣ tƣởng của kiểu truyện độc đáo này.
Năm 2003, cuốn ―Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 19” - Nhận định
và tra cứu, tác giả Nguyễn Xuân Kính trích bài viết ―Truyện Ông Ngâu bà Ngâu ở Việt
Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hà.
Nguyễn Thị Bích Hà đã lí giải nguồn gốc tƣơng đồng và những dị biệt của kiểu truyện

này ở 4 nƣớc Đồng văn: Tình yêu éo le thủy chung của Chức Nữ - Ngưu Lang, Ông
Ngâu bà Ngâu, Ori Hime – Hiko Boshi, Kyun-u và Chik-nyo là tình cảm thiêng liêng
chung cho các chàng trai, cô gái dân tộc Phƣơng Đông, vì vậy, nó đƣợc lƣu truyền
rộng rãi và dễ đồng hóa ở tất cả các nƣớc có nền văn hóa gần gũi và ảnh hƣởng lẫn
nhau. Điều đó, đã tạo ra diện mạo, đặc trƣng riêng của văn hóa dân gian các dân tộc,
vừa đặc sắc, vừa hấp dẫn, vừa quen thuộc lại vừa độc đáo [65; 836].
Năm 2004, tác giả Lại Phi Hùng tiếp nối công trình nghiên cứu ―Những tương
đồng và khác biệt trong một số kiểu truyện cổ dân gian ở Lào và Việt Nam”. Tác giả
đi sâu vào việc so sánh nhóm truyện ngƣời bất hạnh của dân tộc Kinh có sử dụng
môtíp ngƣời trần lấy vợ tiên nhiều hơn so với truyện cổ tích của dân tộc Lào Lùm, Lào
Thơng, Lào Xủng và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Về mô típ này, ở dân tộc Kinh


15
có Tú Uyên, Nợ duyên trong mộng, Sự tích ô Cầu Dền; dân tộc Thái có truyện Tạo Thi
Thôn, dân tộc Lào Lùm có hai truyện Nàng Ốc Vàng và Nàng Ốc Ngọc”. Phần lớn
truyện cổ tích có môtíp ngƣời trần lấy vợ tiên của dân tộc Kinh đều xây dựng nhân vật
chính là nho sĩ, thầy đồ nho mà tiêu biểu là Tú Uyên. Tác giả đã chỉ ra sự khác biệt
giữa truyện Tạo Thi Thốn của dân tộc Thái ở Việt Nam, Truyện Nàng Ốc Ngọc của
dân tộc Lào Lùm, truyện Tú Uyên, Nợ duyên trong mộng, Bích Câu Kì Ngộ, Sự tích Ô
Cầu Dền của dân tộc Kinh là tuy cùng sử dụng một môtíp nhƣng truyện của dân tộc
Lào Lùm và dân tộc Thái không chứa đựng tính chất siêu thoát nhƣ truyện của dân tộc
Kinh. Hai truyện chỉ mƣợn truyện ―tiên‖ để khẳng định hạnh phúc trần thế mà thôi.
Nhƣ vậy, tác giả đã cho thấy điểm dị biệt trong một phần so sánh kiểu truyện hôn nhân
người - tiên ở Việt Nam và Lào [58; 134]
Năm 2007, Luận văn “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt
Nam”, Nguyễn Thị Ngân Sƣơng đã làm rõ motif kết hôn trong những hình thức
thƣởng chia làm hai motif nhỏ: “Người trần kết hôn với tiên”và “Người trần lấy vợ
Thủy Cung‖. Nghiên cứu hai motif nhỏ này, tác giả không chỉ làm rõ các dạng thức
của motif, rút ra cách nhìn, kiến giải của ngƣời xƣa, sơ đồ hóa motif mà còn so sánh sự

khác biệt trong một motif giữa dân tộc Kinh và nhóm các dân tộc thiểu số trên đất
nƣớc Việt Nam. Trong motif ―Người trần kết hôn với tiên‖, kết quả đối chiếu cho thấy
trong truyện của dân tộc Kinh, ―ngƣời‖ và ―tiên‖ kết hôn nhƣng không hạnh phúc phải
chia xa còn ở dân tộc khác thì hạnh phúc mĩ mãn. Motif “người trần lấy vợ thủy cung‖
phổ biến ở các dân tộc sống ở môi trƣờng canh tác lúa nƣớc, nhiều ao rạch, sông
ngòi,… Đối với các dân tộc khác, motif phổ biến hơn là: Ngƣời trần lấy ếch, cá. So
sánh hai motif trên, tác giả kết luận chúng đều thể hiện một cách đầy ấn tƣợng về mơ
ƣớc đạt đƣợc hạnh phúc của con ngƣời [107].
Năm 2008, Luận văn Thạc Sĩ Châu Á học của tác giả Nguyễn Minh Nguyên
viết về Sự tương đồng và dị biệt giữa một số truyện cổ tích Việt Nam – Nhật Bản, Đại
học KHXH và Nhân Văn, Hà Nội lại đi vào tìm hiểu sự tƣơng đồng và dị biệt giữa một
số truyện cổ tích Việt Nam và Nhật Bản trên cơ sở so sánh giữa hai cặp truyện
Urasshima Taro (Nhật Bản) - Từ Thức (Việt Nam) và Tanabata (Nhật Bản) - Ả Chức
chàng Ngưu (Việt Nam) dƣới góc độ cấu trúc, tình tiết, motif truyện,... Từ đó rút ra
những tƣơng đồng và dị biệt về mặt văn bản của các cặp truyện trên [92]
Năm 2009, Luận văn thạc sĩ của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, tác giả
Nguyễn Thu Hiền nghiên cứu về “Nhóm truyện cổ tích thần kì “người - tiên”của
người Việt” có nhắc tới kiểu truyện hôn nhân người - tiên và phân tích một số môtíp
cơ bản nhƣng do khuôn khổ của luận văn nên tác giả chỉ nghiên cứu những câu chuyện
cổ tích thần kì về đề tài hôn nhân ngƣời - tiên của ngƣời Việt mà chƣa mở rộng nghiên
cứu đƣợc ở các dân tộc khác [53; 39-64]


16
Năm 2013, Luận văn “Motif hôn nhân giữa Người và Thần linh trong truyền
thuyết và cổ tích Việt Nam”, tác giả Phan Ánh Nguyễn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ
Chí Minh đã gộp chung kiểu truyện hôn nhân người - tiên vào với kiểu truyện hôn nhân
người - thần và gọi chung là hôn nhân giữa Người và Thần linh. Nhìn chung, luận văn
này mới dừng ở việc so sánh motif hôn nhân giữa người - tiên ở thể loại truyền thuyết,
truyện cổ tích ở Việt Nam mà không đi vào nghiên cứu so sánh với motif hôn nhân người

- tiên ở các nƣớc khác nhau thuộc khu vực Đông Nam Á [93; 54-60].
Năm 2016, Luận án chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong
truyện cổ tích dân tộc Việt Nam, tác giả Dƣơng Nguyệt Vân có đề cập tới hôn nhân
người – tiên trong phần nhận diện chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích Việt Nam.
Đồng thời, phân tích những đặc điểm nghệ thuật độc đáo mà tác giả dân gian đã sử
dụng một cách hữu hiệu để phản ánh ƣớc mơ trong hôn nhân, trong các phong tục, tập
quán đã ăn sâu vào đời sống hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, luận án
chỉ chung kiểu truyện hôn nhân người – tiên ở các dân tộc Việt Nam mà không có sự
so sánh kiểu truyện hôn nhân người – tiên ở các nƣớc Đông Nam Á [130]
Những phác họa từ các công trình đi trƣớc, chúng tôi có thể kết luận rằng: Hƣớng
nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân người - tiên đƣợc quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm vi một, hai quốc gia, một vài tộc ngƣời riêng lẻ hoặc chỉ ở
khu vực Đông Bắc Á hay ở một số nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á mà chưa có công
trình nào nghiên cứu trực tiếp về kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt
Nam và Đông Nam Á. Từ thành quả trên, luận án tiếp tục triển khai ở khu vực Đông Nam
Á, đồng thời, ở mức độ nhất định so sánh với một số Châu lục khác nhau trên thế giới để
chúng tôi xác định hƣớng nghiên cứu bổ sung phần phác hoạ diện mạo cốt truyện, nhân
vật và hệ thống các môtíp của nhóm truyện hôn nhân người - tiên của Việt Nam và Đông
Nam Á ở mức độ bao quát hơn.
1.2. GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.2.1. Khái niệm nhân vật “tiên”
“Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới‖, đƣa ra khái niệm nhân vật tiên nữ nhƣ sau:
người phụ nữ có nhiều pháp thuật, các nàng tiên tượng trưng cho những khả năng phi
thường của tinh thần hoặc năng lực kì diệu của trí tưởng tượng con người. Họ thực hiện
những biến hóa kì lạ nhất và trong khoảnh khắc có thể thỏa mãn hoặc làm thất vọng
những ham muốn cao kì nhất. Khởi thủy các nàng tiên từng là các nữ thần bảo hộ cho các
cánh đồng và ngay từ cội nguồn họ đã là những biểu hiện của đất mẹ [16; 916].
―Từ điển bách khoa toàn thư Britannica” và ―Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”, “Từ
điển hỏi về các khái niệm và những từ đồng nghĩa” lại cùng thống nhất đƣa ra khái
niệm ―tiên‖ nhƣ sau: Tiên (nói chung là người tốt, người của hòa bình, hay các vị

thánh khác) là một phúc thần hay một sinh vật trong huyền thoại được hình thành từ
linh hồn thường được mô tả như siêu hình, siêu nhiên [207] [206] [205].


17
―Từ điển Tiếng Việt”, tác giả Hoàng Phê đã đƣa ra định nghĩa nhân vật “tiên” là nhân
vật tưởng tượng của người xưa, sống mãi, có vẻ đẹp, có phép lạ tượng trưng cho sự
sung sướng tốt lành [97]
Nhân vật ―tiên‖ (fée) theo tiếng Ý là fata, tiếng Tây Ban Nha là hada, tiếng Bồ Đào
Nha và tiếng Pơ –rô-văng –xan là fada và fade,… bắt nguồn từ tiếng la - tinh fatum lại có
nghĩa là số mệnh. ―Tiên‖ trong truyện cổ tích các dân tộc la - tinh là một nhân vật tƣởng
tƣợng, một kết quả của sáng tác văn học dân gian. Ở Trung Quốc, “tiên‖ lại có nghĩa khác
đó là khái niệm của Đạo giáo với những giáo điều và những thuật luyện đan, tu tiên. Nhân
vật ―tiên‖ trong truyện cổ tích phƣơng Tây bao giờ cũng là phụ nữ. Chỉ có bà tiên mà
không có ông tiên nhƣ ở Việt Nam và Trung Quốc [69; 91-92]
1.2.1.1. Khái niệm nhân vật “tiên”của người Việt.
Ngƣời dân thời cổ cho rằng, có một thế giới linh thiêng của những linh hồn cao
cả. Nơi đó, con ngƣời trƣờng sinh, bất tử, sống an nhàn, sung sƣớng, không khổ đau,
oán thù. Mặt khác, trong quan niệm, ngƣời Việt (dân tộc Kinh) xem ―tiên‖ là đẹp nhất
(đẹp nhƣ tiên) nên thích lấy vợ, lấy chồng tiên.
Thuật ngữ ―tiên‖ có nguồn gốc từ Hán Việt. Theo chữ Hán, ―tiên‖ gồm có một
bên chữ亻 (nhân) là ngƣời, và một bên chữ 山 (sơn) là núi. ―Tiên‖ (仙) có ý nghĩa
ngƣời tu ở trên núi. Nhân vật ―tiên nữ‖: Tiên; Nữ: Gái. Ngƣời Trung Quốc và ta tƣởng
tƣợng ―tiên‖ là một ngƣời con gái rất đẹp. Nghĩa bóng: Thiếu nữ rất xinh đẹp [64; 789]
Chữ ―tiên‖ (仙): Theo cách chiết tự nghĩa là ngƣời cõi tiên, ngƣời đã tu luyện.
Theo quan niệm của ngƣời Trung Quốc xƣa những ngƣời sống trên núi cao, nơi cách
biệt với thế giới con ngƣời thì thƣờng là bậc kỳ tài hay là tiên nhân.
Từ điển chữ Nôm dẫn giải cho rằng nhân vật “ tiên” (仙): Những người tu luyện
đắc đạo trường sinh (theo Đạo giáo). Hình dung những gì thoát tục, linh diệu, tốt đẹp,
sung sướng

Ngay trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ - Tổ tiên của ngƣời Việt, từ
Âu Cơ chính là tiên, viết theo chữ Hán chính là ―ngƣời xuất hiện trên núi‖: ―ngƣời +
núi‖ = nhân (ren) + sơn (shan): 仙 ( 仙 = 人 + 山 => tiên = nhân + sơn)
Có thể nói, chữ ―Tiên‖ 仙 là theo cách gọi của dân tộc Kinh ảnh hƣởng của
quan niệm đạo giáo hay đạo Tiên, là một tôn giáo dạy ngƣời tu luyện thành tiên đƣợc
bắt nguồn từ thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ, Ðức Thái Thƣợng Ðạo Quân giáng sanh xuống trần
là Lão Tử để xiển dƣơng Tiên giáo, Ngài viết ra quyển sách "Ðạo Ðức Kinh" để làm
giáo lý căn bản cho Tiên giáo. Ðạo giáo là tôn giáo dạy về Ðạo, tức là dạy ngƣời ta
biết cái nguyên lý của Ðạo và sự biến hoá của Ðạo. Cứu cánh của Ðạo giáo là dạy và
luyện tâm tánh con ngƣời để trở thành một vị Tiên [60]
Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ thứ 2. Theo các tài liệu đã


18
ghi chép lại thì sau khi Vua Hán Linh Đế băng hà, xã hội Trung Quốc hết sức rối loạn.
Ngƣời phƣơng Bắc nhận thấy rằng vào thời điểm đó đất Giao Châu là mảnh đất yên bình
có thể chọn làm nơi lánh nạn. Những nhân sĩ lánh nạn sang nƣớc ta phần nhiều là những
tín đồ của Đạo Lão. Hơn nữa trong thời kỳ Bắc thuộc, trong số quan lại phƣơng Bắc sang
cai trị nƣớc ta cũng có những ngƣời tin theo phƣơng thuật của Đạo giáo. Đây là những cơ
sở chính để Đạo giáo du nhập vào Việt Nam. Đạo giáo truyền sang Việt Nam gồm có:
Đạo Phù thủy dùng phép thuật để trừ tà, trị bệnh và Đạo thần tiên chủ trƣơng dạy con
ngƣời cách tu tiên. Từ thời xa xƣa ngƣời Việt ta đã có thói quen dùng bùa chú với niềm
tin rằng nhờ đó có thể trừ tà ma, trị bệnh cứu ngƣời. Tƣơng truyền Hùng Vƣơng nhờ giỏi
pháp thuật đã thu phục đƣợc 15 bộ lạc lập nên nƣớc Văn Lang. Đạo giáo phù thủy khi
truyền vào nƣớc ta đã gặp gỡ với những tín ngƣỡng ma thuật này nên đã có cơ hội phát
triển rộng rãi bắt đầu từ đời Tiền Lê. Còn Đạo giáo thần tiên tại Việt Nam lại chia thành
hai phái: phái nội tu và phái ngoại dƣỡng. Nội tu tức là luyện tập, dùng Tinh và Khí làm
dƣợc liệu, vận dụng Thần làm cho Tinh - Khí biến thành nội đan có tác dụng trƣờng sinh
bất tử, trở thành thần tiên. Nói đến phái Nội tu phải kể đến Chử Đồng Tử, ngƣời đƣợc coi
là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam [37]. Theo các sách, truyện kể lại thì Chử Đồng Tử đã

lên núi tu luyện thành tiên, sau đó bay lên trời.
Nhƣ vậy, trong kho tàng truyện kể dân gian ngƣời Kinh (Việt), chúng tôi sẽ tìm
đến những câu chuyện sẽ có nhân vật ―tiên‖ trong nội hàm khái niệm này.
1.2.1.2. Nhân vật cùng loại hình với nhân vật “tiên” ở các dân tộc
Trong luận án này chúng tôi không chỉ khảo sát những nhân vật ―tiên‖ trong
truyện kể ngƣời Kinh mà chúng tôi hƣớng đến những nhân vật cùng loại hình với nhân
vật ―tiên‖ của ngƣời Kinh trong kho tàng dân tộc thiểu số để đủ dữ liệu trong quá trình
nghiên cứu của chúng tôi dựa trên cách nhìn nhận của họ về vũ trụ quan.
Ngƣời Tày có tín ngƣỡng thờ đa thần. Đồng bào thờ cúng tổ tiên, thần thánh là
chính, vì họ tin rằng có rất nhiều thứ thần thánh ma quỷ, đƣợc gọi chung là ―phi‖.
―Phi‖ có cả ở trên trời lẫn mặt đất, nhƣ ―phi fạ‖ (ở trên trời), ―phi đông‖ (ở trong
rừng), ―phi pẩu pú‖ (tổ tiên), v.v… và ―phi‖ đƣợc chia làm hai loại là lành và dữ. Đối
với loại phi dữ, nhƣ: Ma rừng, thuồng luồng, yêu tinh… có thể về hại ngƣời, gia súc và
mùa màng. Bởi vậy, ngƣời ta không thờ cúng, song khi có họa nạn (nhƣ ốm đau…),
nếu Tào, Mo, Then phát hiện ra phi nào về quấy rầy thì phải làm lễ cúng phi đó. Nhân
vật Then có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày [113; 8]
Ngƣời Thái quan niệm đất này vốn phân chia thành hai mƣờng, tƣơng đƣơng với
quan niệm về hai thế giới. Đó là ―thế giới của sự sống‖ tiếng Thái là mƣơng côn (mƣờng
ngƣời) và ―thế giới hƣ vô‖ là mương phi (mường phi). Thế giới hƣ vô của ngƣời Thái có
ba không gian tồn tại. Một là không gian của mỗi con ngƣời có phi khoăn tƣơng đƣơng
với linh hồn hay vía. Hai là không gian của cõi linh hiểu theo nghĩa cụ thể của mƣờng


19
phi đƣợc phân thành hai phần. Phần ác gồm các ma thiêng, quỷ dữ có thể do ngƣời chết
biến thành và cũng có sẵn trong tự nhiên. Phần lành có tổ tiên – phi đẳm hay phi hƣơn.
Ba là không gian của cõi trời có phi then hay then [59; 37]
Ngƣời H’Mông quan niệm về vũ trụ ba tầng bậc, theo trục thẳng đứng từ cao
xuống thấp:
Cõi trời (tầng trời): Nơi cao nhất trong niềm tin của ngƣời H’Mông, chịu sự cai

quản của một hay một cặp vị thần tối cao là ông bà thƣợng đế (Ông trời Chừ Si Nhông
và bà trời Pù Si Nhông), lƣỡng phân lƣỡng hợp. Trật tự quyền lực của trời không cố
định bất biến mà thay đổi, luân chuyển. Mỗi khi trật tự của trời thay đổi thì trật tự cõi
đất cũng phải thay đổi. Trong mỗi góc độ nào đó, cõi trời biệt lập và riêng ra chính là
đất tổ tiên của ngƣời H’Mông.
Cõi ngƣời (tầng mặt đất) là thế giới tồn tại của chúng ta, với ngƣời H’mông thì
là thế giới của những đỉnh núi vì họ có thói quen cƣ trú sinh sống trên đỉnh núi. Cõi
ngƣời đang sống luôn đƣợc lựa chọn là điểm quan sát trung tâm. Hai thế giới ngƣời và
trời thông giáp bằng chính lối qua lại mở khép từ cái cổng đá. Giữa cõi trời và cõi
ngƣời, trong niềm tin tang ca H’ Mông nảy sinh một lớp nghĩa về một khoảng không.
Khoảng không ở giữa đó vẫn luôn có sự tồn tại các sinh thể giống nhƣ bán thần.
Cõi âm phủ (tầng đất đá) đƣợc cai quản của thổ thần và thần thổ địa. Cõi đất đối với
ngƣời H’ Mông là khá mờ nhạt, là cõi tạm sau khi linh hồn ngƣời chết qua đời sẽ trú
ẩn tạm thời.
Ngƣời Dao quan niệm quan niệm sơ khai về vũ trụ, họ coi thần tiên chính là thế
lực bảo trợ cho cuộc sống của con ngƣời, thông qua ba vị thần có quyền lực tối thƣợng
cai quản ở 3 nơi, là: Thần Ngọc Thanh (thần cai quản trên trời); Thần Thƣợng Thanh
(thần cai quản trần gian); Thần Thái Thanh (thần cai quản âm phủ)
Ngƣời Chăm có xu hƣớng tôn thờ tự nhiên, mà chúng tôi tạm gọi là thờ yang.
Đầu tiên, trong quan niệm nhị nguyên luận về sự cấu thành thế giới và vạn vật, ngƣời
Chăm tin rằng thế giới đƣợc tạo ra từ hai cặp đối lập đực - cái, từ đó mà có Thần Trời
(Po Lingik) - Thần Đất (Po Tanah Riya), Thần Cha (Po Yang Amư) - Thần Mẹ...
Về đấng tạo hóa: Ngƣời Chăm với chế độ mẫu hệ luôn coi mẹ xứ sở Pô Inƣ
Nƣgar là đấng tạo hóa ra vũ trụ và sự sống của muôn loài (khác với kinh Vê đa, một
tôn giáo phụ quyền, Brahma là thần sáng tạo tối cao). Quan niệm lƣỡng hợp âm dƣơng (yin - yang), bên cạnh thần mẹ xứ sở (âm) có thần Yang Pô, Yang Amư (thần
trời, thần cha - dƣơng) cũng đƣợc coi là đấng tạo hóa, Pô Păn là thần cai quản các
thần, trông coi công việc thiên giới. Những đấng tạo hóa này sinh ra ba tầng vũ
trụ: Thiên - địa - nhân. Ngƣời Chăm có câu: Mƣng ngauk Po debita, pak ala anƣk
adam. Có nghĩa là: Tạo hóa ngự trên trời, loài ngƣời ngự dƣới đất.
Các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên đều quan niệm vũ trụ đƣợc hợp thành có ba



×