Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Nghiên Cứu Tỷ Lệ Biểu Lộ Và Đột Biến Gen LMP1 Của Virus Epstein-Barr Và HLA Trên Bệnh Nhân Ung Thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
...................

TRỊNH THỊ HỒNG CỦA

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ BIỂU LỘ VÀ ĐỘT BIẾN GEN
LMP1 CỦA VIRUS EPSTEIN-BARR VÀ HLA
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã ngành: 62 42 02 01

Cần Thơ - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
...................

TRỊNH THỊ HỒNG CỦA

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ BIỂU LỘ VÀ ĐỘT BIẾN GEN
LMP1 CỦA VIRUS EPSTEIN-BARR VÀ HLA
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học


Mã ngành: 62 42 02 01

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. Trần Ngọc Dung
Gs.TSKH. Phan Thị Phi Phi

Cần Thơ - 2020


TRANG XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Luận án “Nghiên cứu tỷ lệ biểu lộ và đột biến gen LMP1 của Virus EpsteinBarr và HLA trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại Thành phố Cần
Thơ” do nghiên cứu sinh Trịnh Thị Hồng Của thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGs.Ts.Trần Ngọc Dung và Gs.TSKH.Phan Thị Phi Phi.

Người hướng dẫn khoa học

Tác giả luận án

PGs.Ts.Trần Ngọc Dung

Trịnh Thị Hồng Của

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cám ơn cô PGs.Ts.Trần Ngọc Dung (hướng dẫn chính) và
cô Gs.TSKH.Phan Thị Phi Phi (hướng dẫn phụ) đã tận tình hướng dẫn tôi từng
bước trong phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp tôi hiểu rõ hơn về bệnh học
ung thư vòm mũi họng, cũng như luôn động viên và cho tôi lời khuyên khi gặp

khó khăn trong các giai đoạn nghiên cứu của luận án này.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban
Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Khoa sau đại học Trường Đại
học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ sinh học,
Ban Giám Đốc, lãnh đạo các Khoa (Khoa khám chữa bệnh, Khoa nội soi, Khoa
ngoại tổng hợp 1, Khoa xạ trị, Khoa Giải phẫu bệnh) và các Bác sĩ đồng nghiệp,
các điều dưỡng tại các Khoa, các Phòng ban của Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thực hiện các thủ tục, thu nhận mẫu bệnh
phẩm nghiên cứu.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến 108 bệnh nhân mắc bệnh ung thư vòm
mũi họng đã sẵn lòng cung cấp thông tin cá nhân, bệnh tật của mình để tôi có
thể hoàn thành quyển luận án. Tôi xin tri ân người bệnh và đây cũng là người
thầy giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp cận với tri thức Y khoa.
Xin cám ơn gia đình, các thầy/cô ở Viện Nghiên cứu & Phát triển Công
nghệ sinh học, các thầy/cô ở Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ, đã động viên, hỗ trợ trong nghiên cứu, trong công tác và cả
trong cuộc sống để tôi có thời gian hoàn thành được chương trình đào tạo.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn.

Trịnh Thị Hồng Của

ii


TÓM TẮT
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH - NPC: Nasopharyngeal Carcinoma)
là khối u ác tính xuất phát chủ yếu từ lớp tế bào biểu mô phủ vòm mũi họng với
các mức độ biệt hóa khác nhau. Đây là một trong mười loại ung thư hàng đầu
và cũng là ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ ở
Việt Nam. Bệnh UTVMH thường được chẩn đoán muộn vì nhiều lý do và dẫn

đến kết quả điều trị kém đi và làm tỷ lệ tử vong tăng cao. Các nghiên cứu trước cho
thấy, trong các yếu tố sinh bệnh chính, nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) được
xem là yếu tố quyết định trong bệnh sinh học của UTVMH nên được quan tâm
nghiên cứu nhiều nhất, đặc biệt là gen Latent Membrane Protein 1 (LMP1) EBV
được tìm thấy trong hầu hết các mô sinh thiết vòm mũi họng của bệnh nhân
UTVMH. Kiểu đột biến mất đoạn 30 bp LMP1 EBV có liên quan chặt chẽ cho
sự phát triển khối u ác tính tại biểu mô vòm mũi họng ở các bệnh nhân (BN) có
nhiễm EBV. Bên cạnh đó, do đặc điểm bệnh sinh học của UTVMH còn liên
quan đến yếu tố cơ địa gen Human Leukocyte Antigen (HLA) nhạy cảm với
UTVMH và điều này đã làm nên đặc tính khác nhau về tỷ lệ bệnh giữa các vùng
miền. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ hiện diện và đột biến gen LMP1
EBV ở mẫu mô sinh thiết của BN UTVMH và xác định tần suất phổ biến của
các alen HLA trên các BN nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
108 mẫu mô sinh thiết vòm của BN đã được chẩn đoán xác định là UTVMH tại
Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Nghiên cứu thực hiện kỹ thuật PCR cổ điển với
cặp mồi đặc hiệu LMP1 (168373-168174) và kỹ thuật giải trình tự gen LMP1
để phát hiện sự hiện diện gen LMP1 và kiểu đột biến gen LMP1. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV trên mẫu mô sinh thiết vòm của BN
UTVMH là 64,8% (70/108), kiểu đột biến mất đoạn 30 bp trên gen LMP1 qua
kỹ thuật điện di sản phẩm khuếch đại là 72,9% (51/70) và nghiên cứu đã xác
nhận kết quả đột biến mất đoạn 30 bp LMP1 bằng kỹ thuật giải trình tự gen
LMP1 với tỷ lệ là 75,8% (25/33). Vị trí đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1
EBV là 168266-168295 và một số đột biến thay thế nucleotide như 168225A>T,
168295T>A, 168308A>G, 168320T>C. Bằng kỹ thuật Polymerase Chain
Reaction - Sequence Specific Oligonucleotide probes (PCR-SSO) nghiên cứu
đã xác định tần suất của các alen HLA xuất hiện cao ở BN nghiên cứu là -A*02
(40,4%), -A*11 (21,2%), -A*24 (21,2%); -B*15 (25%), -B*46 (23,1%), -B*38
(9,6%), -B*07 (7,7%); -DRB1*12 (17,3%) và -DRB1*09 (13,8%); -DQB1*03
(44,7%), -DQB1*05 (21,4%) và -DQB1*06 (17,9%); -DQA1*01 (35,7%), DQA1*03 (28,6%) và -DQA1*06 (21,4%). Người mang alen -DRB1*08 có nguy
cơ mắc bệnh UTVMH gấp 8 lần người bình thường (OR = 8,098, p < 0,05),


iii


ngược lại người mang alen -DRB1*12 và -DQB1*03 thì giảm nguy cơ mắc
bệnh lý này (OR = 0,335, p < 0,05; OR = 0,367, p < 0,05) so với người không mang
các alen này. Liên quan giữa kiểu đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV với
thể mô bệnh học ung thư tế bào biểu mô không biệt hóa có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05) nhưng không có liên quan giai đoạn bệnh (p > 0,05). Người mang alen
HLA-B*15 có nguy cơ đột biến mất đoạn 30 bp LMP1 EBV cao gấp 4,6 lần so
với những người không mang alen này. Riêng alen HLA-A*02 có liên quan đến
thể mô bệnh học ung thư tế bào biểu mô không biệt hóa (p < 0,05) và alen HLAB*15, HLA-DQA1*03 làm giảm 12,2%, 17,8% nguy cơ mắc UTVMH ở giai
đoạn muộn trên bệnh nhân nghiên cứu.
Từ khóa: mô bệnh học, protein màng tiềm ẩn 1 - LMP1, virus Epstein-Barr,
ung thư vòm mũi họng.

iv


ABSTRACT
Nasopharyngeal carcinoma (NPC) is a malignant tumour originating mainly from the
epithelial cell lining the nasopharynx with different degrees of differentiation. This is one
of the top ten cancers and also the most common cancer among the head and neck cancers
in Vietnam. The disease is often diagnosed late for a variety of reasons and as a result in
poorer treatment outcomes and increased mortality. Previous studies have demonstrated
that, among the main pathogenetic factors, Epstein-Barr virus (EBV) infection is
considered to be the decisive factor in the pathogenesis of NPC and should be paid the
most attention to research, especially the Latent Membrane Protein 1 (LMP1) of EBV is
found in most nasopharynx biopsy tissue of NPC patients. The loss 30bp mutation LMP1
EBV is strongly associated with malignant tumour growth in the nasopharynx epithelium

in patients with EBV infection. In addition, due to the characteristics of NPC, it is also
related to Human Leucocyte Antigen (HLA) genomic factor, which is sensitive to NPC
and this has made different characteristic of diseases rates among regions. The objective
of the study determined the rate of the presence and mutation of LMP1 gene of EpsteinBarr Virus in biopsy samples of NPC patients and figured out the prevalence of common
HLA alleles in the study patients. The cross-sectional description research of 108
nasopharynx biopsy samples in patients diagnosed with nasopharyngeal carcinoma at Can
Tho Oncology Hospital was conducted. Classical PCR technique was implemented
utilizing primer pair LMP1 (168373-168174) to detect the presence of LMP1 EBV gene
and LMP1 gene sequencing technique was also conducted to ascertain LMP 1 gene
mutation type. The results showed that the rate of the presence of LMP1 EBV gene was
64.8% (70/108), loss 30bp mutation in LMP1 gene accounted for 72.9% (51/70) by PCR
technique and the study has confirmed the result of 30bp loss mutation by gene sequencing
technique that was 75.8% (25/33). The site of the 30bp gene LMP1 EBV mutation was
168266-168295 and some nucleotide replacement mutations such as 168225A>T,
168295T>A, 168308A>G, 168320T>C. By Polymerase Chain Reaction - Sequence
Specific Oligonucleotide probes (PCR-SSO) technique, the study has determined the
frequencies of HLA alleles in patients that were -A*02 (40.4%), -A*11 (21.2%), -A*24
(21.2%); -B*15 (25%), -B*46 (23.1%), -B*38 (9.6%), -B*07 (7.7%); -DRB1*12 (17.3%)
and -DRB1*09 (13.8%); -DQB1*03 (44.7%), -DQB1*05 (21.4%) and -DQB1*06
(17.9%); -DQA1*01 (35.7%), -DQA1*03 (28.6%) and -DQA1*06 (21.4%). People who
carry the allele -DRB1*08 are at risk for NPC eight times more than normal people (OR =
8.098, p < 0.05), whereas people who carry the allele -DRB1*12 and -DQB1*03 reduce
the risk of this disease (OR = 0.335, p < 0.05; OR = 0.367, p < 0.05) compared to people
without these alleles. The relationships between 30bp loss mutation in LMP1 EBV gene
with undifferentiated carcinoma in NPC patients were statistically significant (p < 0.05)
but not related to the stage in the studied NPC patients (p > 0.05). HLA-B*15 allele was
v


an allele that can risk of loss 30bp mutation LMP1 EBV gene four times more than people

without these alleles (with OR = 4.640, p = 0.018). Particularly for HLA-A*02 allele was
correlated with undifferentiated carcinoma (p < 0.05). HLA-B*15 and HLA-DQA1*03
alleles can reduce the risk of late stage of disease by 12.2% and 17.8%.
Key words: Histopathology, Latent Membrane Protein 1 - LMP1, Epstein-Barr virus,
nasopharyngeal carcinoma.

vi


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận án “Nghiên cứu tỷ lệ biểu lộ và đột biến gen LMP1
của Virus Epstein-Barr và HLA trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại
Thành phố Cần Thơ” này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGs.Ts.Trần Ngọc Dung và
Gs.TSKH.Phan Thị Phi Phi. Các kết quả của công trình nghiên cứu này chưa
được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác.

Tác giả luận án

Trịnh Thị Hồng Của

vii


MỤC LỤC
Trang xác nhận của người hướng dẫn khoa học ................................................. i
Lời cám ơn ......................................................................................................... ii

Tóm tắt .............................................................................................................. iii
Abstract .............................................................................................................. v
Cam kết kết quả ............................................................................................... vii
Mục lục ........................................................................................................... viii
Danh sách bảng ................................................................................................ xii
Danh sách biểu đồ ........................................................................................... xiv
Danh sách hình................................................................................................. xv
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................... xvii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5
2.1 Sơ lược cấu trúc giải phẫu và hệ thống mạch bạch huyết vùng VMH ........ 5
2.1.1 Cấu trúc giải phẫu vòm mũi họng............................................................. 5
2.1.2 Hệ thống mạch bạch huyết vùng vòm mũi họng ...................................... 6
2.2 Bệnh ung thư vòm mũi họng ...................................................................... 6
2.2.1 Định nghĩa................................................................................................. 6
2.2.2 Dịch tễ học bệnh ung thư vòm mũi họng thế giới và Việt Nam ............... 7
2.2.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh ung thư vòm mũi họng .......... 8
2.2.4 Đánh giá xếp loại giai đoạn theo T, N, M cho UTVMH ........................ 12
2.3 Bệnh sinh học ung thư vòm mũi họng ....................................................... 13
2.3.1 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh của bệnh UTVMH ............... 13
2.3.2 Virus Epstein-Barr (EBV) ...................................................................... 13
2.3.3 Yếu tố cơ địa HLA .................................................................................. 21
2.3.4 Những biến đổi sinh học và di truyền của UTVMH liên quan đến gen
LMP1 EBV ...................................................................................................... 32
2.4 Các kỹ thuật SHPT ứng dụng trong phát hiện gen LMP1 EBV và định type
gen HLA .......................................................................................................... 34
2.4.1 Các kỹ thuật SHPT ứng dụng trong phát hiện gen LMP1 EBV ............. 34
2.4.2 Các kỹ thuật SHPT ứng dụng trong xác định type gen HLA ................. 35
2.5 Tình hình nghiên cứu về gen LMP1 EBV, type HLA ở BN UTVMH ..... 36
2.5.1 Các nghiên cứu về gen LMP1 EBV và bệnh ung thư vòm mũi họng .... 36

2.5.2 Các nghiên cứu về HLA và bệnh ung thư vòm mũi họng ...................... 37
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 39
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 39
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 39

viii


3.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu .............................................................................. 39
3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................. 39
3.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 39
3.2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ................................................. 40
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 40
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41
3.2.3 Đạo đức nghiên cứu ................................................................................ 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 55
4.1 Đặc điểm chung của BN UTVMH nghiên cứu ......................................... 55
4.1.1 Đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi và dân tộc của BN nghiên cứu ................ 55
4.1.2 Đặc điểm về nơi cư trú và nghề nghiệp của BN nghiên cứu ................. 56
4.1.3 Đặc điểm về chẩn đoán giai đoạn bệnh theo T, N, M của bệnh nhân
nghiên cứu ........................................................................................................ 56
4.1.4 Đặc điểm về loại mẫu mô sinh thiết và thể mô bệnh học của bệnh nhân
UTVMH nghiên cứu ........................................................................................ 57
4.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của bệnh nhân
UTVMH nghiên cứu ........................................................................................ 58
4.2.1 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của bệnh nhân
UTVMH nghiên cứu ........................................................................................ 58
4.2.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm theo một số đặc
điểm chung của BN nghiên cứu ........................................................................ 59
4.3 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN

UTVMH nghiên cứu ......................................................................................... 60
4.3.1 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
nghiên cứu bằng kỹ thuật PCR và điện di sản phẩm ................................................. 60
4.3.2 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
nghiên cứu bằng kỹ thuật giải trình tự đoạn gen ........................................................ 61
4.4 Tần suất alen của gen HLA trên mẫu máu của BN UTVMH nghiên cứu ........ 63
4.4.1 Đặc điểm chung của mẫu NC HLA (BN UTVMH và nhóm chứng) ............ 63
4.4.2 Tần suất các alen HLA lớp I của BN UTVMH nghiên cứu ............................ 64
4.4.3 Tần suất các alen HLA lớp II của BN UTVMH nghiên cứu........................... 68
4.4.4 Tần suất các haplotype HLA xuất hiện ở BN UTVMH nghiên cứu .............. 72
4.5 Giá trị của đột biến gen LMP1 EBV và tần suất các alen HLA trong chẩn
đoán xác định bệnh ung thư vòm mũi họng tại tại Bệnh viện Ung bướu Cần
Thơ .................................................................................................................................. 73
4.5.1 Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV với giai
đoạn bệnh, thể mô bệnh học và tần suất các alen HLA ở BN UTVMH NC ..... 73
4.5.2 Liên quan giữa tần suất các alen HLA với thể mô bệnh học và giai đoạn
bệnh của BN UTVMH nghiên cứu............................................................................. 77
ix


4.5.3 Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số haplotype HLA trong chẩn đoán bệnh
UTVMH ......................................................................................................................... 82
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 83
5.1 Đặc điểm chung của BN UTVMH nghiên cứu ......................................... 83
5.1.1 Đặc điểm về giới tính của BN UTVMH nghiên cứu .............................. 83
5.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi của BN UTVMH nghiên cứu ........................... 83
5.1.3 Đặc điểm về dân tộc của BN UTVMH nghiên cứu ................................ 84
5.1.4 Đặc điểm về nơi cư trú của BN UTVMH nghiên cứu ............................ 84
5.1.5 Đặc điểm về nghề nghiệp của BN UTVMH nghiên cứu ........................ 84
5.1.6 Đặc điểm về chẩn đoán giai đoạn bệnh theo T, N, M của BN UTVMH

nghiên cứu ........................................................................................................ 85
5.1.7 Đặc điểm về loại mẫu mô sinh thiết của BN UTVMH nghiên cứu........ 86
5.1.8 Đặc điểm về thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu ................. 86
5.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN NC ......... 88
5.2.1 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN NC ...... 88
5.2.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm mũi họng theo một
số đặc điểm chung của BN UTVMH nghiên cứu............................................... 90
5.3 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
UTVMH nghiên cứu ......................................................................................... 93
5.3.1 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
nghiên cứu bằng kỹ thuật PCR và điện di sản phẩm khuếch đại...................... 94
5.3.2 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP 1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm mũi họng
của BN nghiên cứu bằng kỹ thuật giải trình tự đoạn gen .................................. 95
5.4 Tần suất các alen HLA ở BN UTVMH nghiên cứu ........................................... 99
5.4.1 Đặc điểm chung của mẫu NC HLA ở BN UTVMH và nhóm chứng người
bình thường .................................................................................................................... 99
5.4.2 Tần suất các alen HLA lớp I của BN UTVMH nghiên cứu ............................ 99
5.4.3 Tần suất các alen HLA lớp II của BN UTVMH nghiên cứu........................ 104
5.4.4 Tần suất haplotype HLA ở BN UTVMH nghiên cứu.................................... 107
5.5 Giá trị của đột biến gen LMP1 EBV và tần suất các alen HLA trong chẩn
đoán bệnh UTVMH tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ ..................................... 108
5.5.1 Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV với giai
đoạn bệnh, các thể mô bệnh học và tần suất các alen HLA ở BN UTVMH
nghiên cứu .................................................................................................................... 108
5.5.2 Liên quan giữa tần suất các alen HLA với thể mô bệnh học, giai đoạn
bệnh của BN UTVMH nghiên cứu........................................................................... 112
5.5.3 Độ nhạy, độ đặc hiệu của tần suất một số haplotype HLA trong chẩn đoán
bệnh UTVMH ............................................................................................................. 113
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 114
x



Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 116
Các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án ................... 129
Phụ lục A-Bảng thu thập số liệu nghiên cứu
Phụ lục B-Danh sách BN nghiên cứu
Phụ lục C-Kết quả nghiên cứu LMP1 EBV
Phụ lục D-Kết quả nghiên cứu HLA
Phụ lục E-Một số hình ảnh về kết quả nghiên cứu
Phụ lục F-Hình ảnh trang thiết bị của phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu

xi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1

Thành phần của một ống phản ứng PCR LMP1 EBV

51

Bảng 3.2

Chu kỳ luân nhiệt phản ứng khuếch đại gen HLA

51

Bảng 4.1


Đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi và dân tộc của BN UTVMH
nghiên cứu

55

Bảng 4.2

Đặc điểm về nơi cư trú của BN UTVMH nghiên cứu

56

Bảng 4.3

Đặc điểm về nghề nghiệp của BN UTVMH nghiên cứu

56

Bảng 4.4

Giai đoạn theo T, N, M của BN UTVMH nghiên cứu

56

Bảng 4.5

Phân loại thể mô bệnh học ở mô sinh thiết vòm của BN
UTVMH

57


Bảng 4.6

Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV theo giới tính, nhóm tuổi, giai
đoạn bệnh của BN UTVMH nghiên cứu

59

Bảng 4.7

Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV theo loại mẫu mô sinh thiết của
BN UTVMH nghiên cứu

57

Bảng 4.8

Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm theo
thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu

60

Bảng 4.9

Tỷ lệ sản phẩm khuếch đại gen LMP1 EBV có kích thước 200
bp được phát hiện ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN UTVMH
nghiên cứu

60

Bảng 4.10


Tỷ lệ kiểu đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV bằng kỹ
thuật giải trình tự

62

Bảng 4.11

Tỷ lệ các thay đổi nucleotide trên gen LMP1 EBV ở mẫu nghiên
cứu được phát hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gen

62

Bảng 4.12

Đặc điểm chung của mẫu BN UTVMH và nhóm chứng được
khảo sát gen HLA

63

Bảng 4.13

Tần suất các alen HLA lớp I (HLA-A và HLA-B) của BN UTVMH
nghiên cứu

64

Bảng 4.14

Liên quan về tần suất các alen HLA-A ở BN UTVMH và nhóm

chứng
Liên quan về tần suất các alen HLA-B ở BN UTVMH và nhóm
chứng

65

Bảng 4.16

Tần suất các alen HLA lớp II (DRB1, DQB1 và DQA1) của BN
UTVMH nghiên cứu

68

Bảng 4.17

Liên quan về các tần suất alen HLA-DRB1 ở BN UTVMH và nhóm
chứng

70

Bảng 4.15

xii

67


Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20


Bảng 4.21

Bảng 4.22
Bảng 4.23
Bảng 4.24
Bảng 4.25
Bảng 4.26
Bảng 4.27
Bảng 4.28
Bảng 4.29

Liên quan về tần suất các alen HLA-DQB1 ở BN UTVMH và
nhóm chứng
Liên quan tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV với giai
đoạn bệnh của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
(kỹ thuật PCR) với thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên
cứu
Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
(kỹ thuật giải trình tự) với thể mô bệnh học của BN UTVMH
nghiên cứu
Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
với tần suất các alen HLA lớp I của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
với tần suất các alen HLA lớp II ở BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tần suất các alen lớp I (HLA-A và HLA-B) với
thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tần suất các alen HLA-DRB1 (lớp II) với thể mô
bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu

Liên quan giữa tần suất các alen HLA-DQB1 và DQA1 (lớp II)
với thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tần suất các alen HLA lớp I với giai đoạn bệnh
của BN UTVMH
Liên quan giữa tần suất các alen HLA lớp II với giai đoạn bệnh
của BN UTVMH
Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số haplotype HLA trong chẩn
đoán bệnh UTVMH

xiii

71
73
74

74

75
76
77
78
79
80
81
82


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Trang

57

Biểu đồ 4.3

Tỷ lệ các loại mẫu mô sinh thiết của BN UTVMH nghiên cứu
(n = 108)
Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của
BN UTVMH nghiên cứu (n = 108)
Tần suất các alen HLA-A ở BN UTVMH và nhóm chứng

Biểu đồ 4.4

Tần suất các alen HLA-B ở BN UTVMH và nhóm chứng

66

Biểu đồ 4.5

Tần suất các alen HLA-DRB1 ở BN UTVMH và nhóm chứng

69

Biểu đồ 4.6

Tần suất các alen HLA-DQB1 ở BN UTVMH và nhóm chứng

71

Biểu đồ 4.7


Tần suất các haplotype HLA lớp I ở BN UTVMH và nhóm
chứng

72

Biểu đồ 4.8

Tần suất các haplotype HLA lớp II ở BN UTVMH và nhóm
chứng

72

Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2

xiv

58
65


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1

Hình ảnh giải phẫu vùng vòm mũi họng

5


Hình 2.2

Phân chia các nhóm hạch vùng cổ

6

Hình 2.3

Sự phân bố tỷ lệ mắc của bệnh ung thư vòm mũi họng ở châu Á
năm 2012

7

Hình 2.4

Cấu trúc virus Epstein-Barr

13

Hình 2.5

14

Hình 2.6

Cấu trúc hệ gen virus Epstein-Barr dạng mạch vòng và dạng
mạch thẳng
Cấu trúc chi tiết của protein LMP1

Hình 2.7


Quá trình phát triển của EBV trong tế bào bị nhiễm

18

Hình 2.8

Các dạng tiềm ẩn của virus Epstein-Barr

19

Hình 2.9

Vị trí HLA trên nhiễm sắc thể số 6 của người

22

Hình 2.10

Sự di truyền haplotype HLA từ bố mẹ sang thế hệ các con

23

Hình 2.11

Cấu trúc phân tử HLA ở người

24

Hình 2.12


Vai trò trình diện kháng nguyên của phân tử HLA ở người

26

Hình 2.13

Đáp ứng miễn dịch chống ung thư

27

Hình 2.14

Cơ chế né tránh đáp ứng miễn dịch chống ung thư

28

Hình 3.1

Hình ảnh có vạch điện di sản phẩm khuếch đại gen LMP1 EBV
(LMP1 EBV dương tính) của BN UTVMH nghiên cứu: kích
thước 230 bp ở mẫu 010 và 200 bp ở mẫu 005 và không có vạch
điện di (LMP1 EBV âm tính): mẫu 001, mẫu 009 và mẫu 014 trên
gel agarose

44

Hình 3.2

Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR với mồi LMP1-1 và LMP1-2


51

Hình 3.3

Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR với mồi đặc hiệu của gen HLA
Hình ảnh vạch điện di trên gel agarose thể hiện có hiện diện gen
LMP1 EBV (LMP1 EBV dương tính: mẫu 165, 166, 169, 173,
176) và không có hiện diện gen LMP1 EBV (LMP1 EBV âm
tính: mẫu 167, 170)
Kết quả đột biến mất đoạn 30 bp LMP1 EBV ở mẫu 111(so với
chủng chuẩn B95-8 (Genbank V01555) tại vị trí 168266168295).

52

Hình 4.1

Hình 4.2

xv

15

58

61


Hình 4.3


Kết quả không có đột biến mất đoạn 30 bp LMP1 EBV ở mẫu
135 (so với chủng chuẩn B95-8 (Genbank V01555) tại vị trí
168266-168295) nhưng có sự thay đổi nucleotide tại vị trí
168295 (T>A)

xvi

61


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tế bào trình diện kháng nguyên
Ung thư hạch không hodgkin

APC
BL
BN

Antigen Presenting cell
Burkitt lymphoma

CD
CS
CTAR
CTL
DNA

Cluster of differentiation
Carcinoma Spinocellulaire
C Terminal Activation Region

Cytotoxic T lymphocyte
Deoxyribonucleic acid

dNTP

Deoxyribonucleotide Triphosphate

ĐBSCL
ELISA
EBV
EBNA
EPITOPE
HLA
IR
LMP
MHC
NPC
NPC CSCs
PCR
PCR-SSO

Bệnh nhân

Ezymed-Linked Immunosorbent Assay
Epstein-Barr Virus
Epstein Barr Nuclear Antigen

Human Leucocyte Antigen
Internal Repeat
Latent Membrane Protein

Major Histocompatibility Complex
Nasopharyngeal Carcinome
Nasopharyngeal Carcinome cancer
stem-like cell
Polymerase Chain Reaction
Polymerase Chain Reaction
- Sequence Specific Oligonucleotide
probes
Transformation Effector Sites
Terminal Repeat
Tumor necrosis factor receptorAssociated Death Domain Factor

Cụm biệt hóa
Ung thư tế bào biểu mô biệt hóa
Vùng hoạt hóa của đầu carboxyl
Tế bào lympho Tc hay T CD8

Đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật miễn dịch gắn men
Kháng nguyên nhân của virus
Epstein-Barr
Yếu tố quyết định kháng nguyên
Kháng nguyên bạch cầu người
Đoạn trình tự lặp lại bên trong
Kháng nguyên màng
Phức hợp hòa hợp mô chủ yếu
Ung thư vòm mũi họng
Tế bào tương tự gốc ung thư vòm
mũi họng
Phản ứng chuỗi trùng hợp


TRAFs

Tumor necrosis factor receptorAssociated Factors

Vùng hiệu ứng biến đổi
Đoạn trình tự lặp lại cuối
Yếu tố gây chết tế bào khi gắn
với thụ thể của yếu tố hoại tử
khối u
Yếu tố kết hợp với thụ thể của
yếu tố hoại tử khối u

UCNT

Undifferentiated Carcinome of
Nasopharyngeal Type

Ung thư tế bào biểu mô không biệt
hóa

UICC

Union for Internation Cancer Control

Hiệp hội phòng chống ung thư
quốc tế

TES
TR

TRADD

xvii


Ung thư tế bào biểu mô không
biệt hóa
Ung thư tế bào biểu mô gai
không sừng hóa
Ung thư tế bào biểu mô gai sừng
hóa
Ung thư vòm mũi họng
Kháng nguyên vỏ

UTTBBM KBH
UTTBBMG KSH
UTTBBMG SH
UTVMH
VCA

Viral Capsid Antigen

xviii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH - NPC: Nasopharyngeal Carcinoma)
là khối u ác tính xuất phát chủ yếu từ lớp tế bào biểu mô phủ vòm mũi họng,

còn gọi là vòm hầu, với các mức độ biệt hóa khác nhau. Đây là một trong mười
bệnh ác tính thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ ở nước ta
(Bùi Diệu, 2012). Xuất độ mắc bệnh thay đổi khác nhau tùy thuộc chủng tộc và
khu vực địa lý (Zeng and Zeng, 2010). Trên phạm vi toàn thế giới, bệnh
UTVMH xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Châu Á: Trung Quốc là quốc
gia có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao nhất (ASR: 20-40 người/100.000 dân/năm). Kế
đến là vùng Bắc Phi, vùng biển Caribee (8-12 người/100.000 dân/năm) và ở
Châu Âu và Châu Mỹ, bệnh có tỷ lệ mắc thấp nhất (0,7-1 người/100.000
dân/năm) (Murray and Young, 2001; Simon and Jiade, 2010; Cao et al., 2011;
Neda et al., 2016). Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh trung bình (ASR: 5,4
người/100.000 dân/năm) và bệnh thường gặp nhiều ở miền Bắc hơn miền Nam
(Bùi Công Toàn và ctv, 2008; Bùi Diệu, 2011).
Bệnh UTVMH thường được chẩn đoán muộn vì nhiều lý do, trong đó lý
do được kể đến nhiều nhất là do tính phức tạp về mặt giải phẫu: vị trí khoang
vòm họng nằm cao và sâu (ở sau cửa mũi sau, dưới nền sọ và ở phía trên vòm
hầu mềm) nên việc phát hiện sớm khối u vùng vòm mũi họng qua thăm khám
lâm sàng không dễ dàng, triệu chứng của UTVMH thường là triệu chứng vay
mượn của các cơ quan kế cận như ù tai, nhức đầu, nghẹt mũi,… do đó, rất dễ
chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác của vùng đầu mặt cổ. Bên cạnh đó, còn
do tâm lý người bệnh thường chủ quan nên không đi khám bệnh sớm khi triệu
chứng bệnh còn chưa rõ ràng. Do vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán
bệnh ở giai đoạn muộn, dẫn đến kết quả điều trị kém đi và làm tỷ lệ tử vong tăng
cao: Đặng Huy Quốc Thịnh, 2010 công bố tỷ lệ sống còn 5 năm sau điều trị của
bệnh nhân (BN) UTVMH giảm từ 80-85% (giai đoạn I, II) xuống còn 34-56%
(giai đoạn III, IV). Từ đó cho thấy, việc tìm một giải pháp giúp chẩn đoán bệnh
UTVMH ở giai đoạn sớm là yêu cầu bức thiết hiện nay, nhằm giúp việc điều trị
mang lại kết quả tích cực, hiệu quả hơn.
Vấn đề phát hiện muộn, làm giảm hiệu quả điều trị ở bệnh nhân UTVMH
còn do diễn tiến sinh bệnh học của bệnh phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố.
Cho đến nay, các y văn đã khẳng định, đặc điểm bệnh sinh học của UTVMH có

liên quan đến các nhóm yếu tố gây bệnh chính sau đây: một là do nhiễm Virus
Epstein-Barr (EBV), hai là do yếu tố cơ địa gen HLA (Human Leukocyte
Antigen) của bệnh nhân nhạy cảm với bệnh, ba là do ảnh hưởng của các yếu tố
1


dinh dưỡng và gần đây, có sự xác quyết về vai trò của một tiểu nhóm dòng tế
bào gốc mang đặc tính “tự làm mới” (self-renew), “tính biệt hóa” (differentiate)
thành những dòng bào khác nhau gọi là tế bào gốc ung thư, có vai trò chủ đạo
trong cơ chế sinh ung, tái phát cũng như di căn. Trong các yếu tố này, nhiễm
EBV được xem là yếu tố nguyên nhân trong bệnh sinh học của UTVMH, vì thế,
đây là vấn đề đã được quan tâm nhiều nhất.
Nhiều nghiên cứu về đặc điểm gen học của EBV đã ghi nhận: gen LMP1
(Latent Membrance Protein 1), một trong các gen của EBV được tìm thấy ở hầu
hết các mẫu mô sinh thiết vòm mũi họng của bệnh nhân UTVMH (Phạm Thị
Nguyệt Hằng, Phan Thị Phi Phi và ctv., 2003); là gen mã hóa cho protein màng
LMP1, một sản phẩm gen EBV duy nhất có khả năng gây biến đổi, ức chế sự
biệt hóa của tế bào biểu mô; đây cũng là protein khởi đầu cho sự biến chuyển
ác tính của tế bào (Đỗ Hòa Bình, 2003; Nguyễn Đình Phúc và Lê Thanh Hòa,
2008). Bên cạnh đó, sự né tránh đáp ứng miễn dịch của EBV bằng cách đột biến
gen LMP1, tạo ra các sản phẩm LMP1 không có khả năng sinh miễn dịch cũng
là cách mà EBV khởi đầu sự phát sinh và phát triển khối u (Gourzones et al.,
2013). Đa số các nghiên cứu về bệnh sinh học của UTVMH được thực hiện tại
miền Bắc của Việt Nam, kết quả các nghiên cứu này đã khẳng định rằng đột biến
gen LMP1 có liên quan chặt chẽ đến cơ chế sinh bệnh UTVMH ở các bệnh nhân,
đặc biệt là kiểu đột biến mất đoạn 30 bp, có đến 90% kiểu đột biến mất đoạn 30 bp
của gen LMP1 được phát hiện ở mô sinh thiết UTVMH bằng kỹ thuật khuếch đại
và điện di sản phẩm gen LMP1 (Phạm Thị Nguyệt Hằng, Phan Thị Phi Phi và ctv.,
2003); 60% đột biến mất đoạn 30 bp của gen LMP1 được phát hiện bằng kỹ thuật
giải trình tự gen (Nguyen-Van D et al., 2008). Điều này gợi ý rằng, việc xác định

đột biến gen LMP1 có thể xem là yếu tố quyết định cho việc chẩn đoán sớm bệnh
hay không?
Một yếu tố thứ hai liên quan đến đặc điểm bệnh sinh học của UTVMH cũng
được nhiều nghiên cứu đề cập đến, đó là yếu tố cơ địa HLA của bệnh nhân nhạy
cảm với UTVMH. Chính yếu tố này góp phần giải thích về tỷ lệ mắc UTVMH
khác nhau giữa các khu vực địa lý. Mặc khác, phân tử HLA, sản phẩm gen HLA,
có nhiều chức năng, trong đó có chức năng tham gia vào việc trình diện kháng
nguyên cho tế bào miễn dịch của vật chủ nhận biết, từ đó, một vấn đề nữa được đặt
ra là tình trạng đột biến gen LMP1, đặc biệt là kiểu đột biến mất đoạn 30 bp của
gen LMP1 và gen HLA nhạy cảm với UTVMH ở bệnh nhân có mối liên quan gì
với nhau hay không? Đây là những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Xuất phát từ cơ sở phân tích trên, luận án “ Nghiên cứu tỷ lệ biểu lộ và
đột biến gen LMP1 của Virus Epstein-Barr và HLA trên bệnh nhân ung
thư vòm mũi họng tại Thành phố Cần Thơ ” được thực hiện.

2


1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
(1) Xác định tỷ lệ hiện diện và đột biến gen LMP1 của virus Epstein-Barr
ở mẫu mô sinh thiết vòm của bệnh nhân UTVMH điều trị tại Bệnh viện Ung
bướu Cần Thơ.
(2) Xác định tần suất các type HLA phổ biến ở bệnh nhân ung thư vòm
mũi họng điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.
(3) Tìm hiểu giá trị của đột biến gen LMP1 và type HLA trong chẩn đoán
xác định bệnh ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.
1.3 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những dữ liệu khoa học về tỷ
lệ hiện diện gen LMP1 EBV, tỷ lệ các kiểu đột biến gen LMP1 và đặc biệt là

kiểu đột biến mất đoạn 30 bp của gen LMP1 EBV ở mẫu sinh thiết mô ung thư
vòm mũi họng và tần suất các alen HLA ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại
thành phố Cần Thơ, miền Nam củaViệt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu khoa học để tham khảo cập
nhật về giảng dạy bệnh UTVMH ở các Trường Đại học Y Dược và có thể là
tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh sinh học UTVMH ở miền Nam của
Việt Nam.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc cung cấp những chứng cứ khoa học về đặc điểm gen
LMP1 EBV, đặc điểm đột biến gen LMP1 EBV, đặc biệt là kiểu đột biến mất
đoạn 30 bp gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm, cũng như tần suất xuất
hiện cao các alen HLA ở bệnh nhân UTVMH tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ
cho phép các nhà lâm sàng có cái nhìn rõ hơn về sinh bệnh học UTVMH ở bệnh
nhân tại miền Nam của Việt Nam nói riêng và bệnh nhân UTVMH ở Việt Nam
nói chung. Việc cung cấp các thông tin này góp phần giúp ích cho việc chẩn
đoán xác định, tiên lượng bệnh nhân UTVMH được chính xác hơn, từ đó, góp
phần mang lại hiệu quả điều trị thiết thực hơn.
- Trong luận án, việc phát hiện gen LMP1 EBV và đột biến gen này được
thực hiện tại Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại
học Cần Thơ với kỹ thuật khuếch đại gen (PCR) thông thường. Thông qua sự
kiểm chứng kết quả này bằng kỹ thuật giải trình tự gen cho kết quả tương đồng
đã cho thấy, chúng ta có thể triển khai kỹ thuật PCR để phát hiện đột biến gen
LMP1 tại các khoa xét nghiệm của bệnh viện, đây là kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền,
dễ thực hiện, nhưng có thể hỗ trợ cho chẩn đoán, tiên lượng bệnh nhân UTVMH
một cách chính xác hơn.

3


1.4 TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh sinh học UTVMH
tại thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam
của Việt Nam nói chung. Công trình đã cung cấp các số liệu khoa học về tỷ lệ
hiện diện gen LMP1 EBV, tỷ lệ các kiểu đột biến, đặc biệt là kiểu đột biến mất
đoạn 30 bp của gen LMP1 EBV ở mẫu sinh thiết mô vòm của bệnh nhân
UTVMH tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, từ đó, đã làm rõ hơn vai trò của gen
LMP1 EBV trong bệnh sinh học UTVMH ở bệnh nhân, đặc biệt là vai trò liên
quan đến chức năng của một dòng tế bào tương tự gốc sinh UTVMH (NPC
stem-like cells), là vấn đề vốn chưa có công trình nào ở Việt Nam đề cập đến.
- Luận án cũng là công trình đầu tiên xác định được tần suất các alen
HLA xuất hiện phổ biến của bệnh nhân UTVMH cư trú tại vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, miền Nam của Việt Nam bằng kỹ thuật PCR-SSO.
- Luận án cũng cung cấp những dữ liệu khoa học về thể mô bệnh học của
bệnh nhân UTVMH cư trú ở khu vực Đồng bằng Cửu Long của Việt Nam. Kết
quả gợi ý có sự khác nhau về phân bố thể mô bệnh học của UTVMH giữa các
bệnh nhân cư trú ở các vùng địa lý khác nhau ở Việt Nam.
1.5 GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN: Nội dung luận án là bước ngoặc đầu tiên của
quá trình nghiên cứu về biểu lộ gen LMP1 EBV trên mẫu mô sinh thiết vòm của
BN UTVMH (hiện diện gen và đột biến gen LMP1 EBV), đây chính là giới hạn
của luận án, vì thế, cần có những nghiên cứu tiếp theo đi sâu về lĩnh vực từ gen
đến protein LMP1 EBV trong cơ chế sinh bệnh UTVMH.

4


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÀ HỆ THỐNG MẠCH BẠCH
HUYẾT VÙNG VÒM MŨI HỌNG

2.1.1 Cấu trúc giải phẫu vòm mũi họng
Vòm mũi họng (vòm hầu) là phần cao nhất của phân đoạn vùng hầu, còn
gọi là tỵ hầu hay hầu mũi (Lê Văn Cường và Võ Văn Hải, 2017).
Vòm mũi họng được xem như một khoang rộng hình hộp chữ nhật, nằm ở
dưới đáy sọ, trước cột sống cổ, phía sau ổ mũi và trên khẩu cái mềm. Vòm mũi
họng có 6 thành bao quanh:

Hình 2.1: Hình ảnh giải phẫu vùng vòm mũi họng
Nguồn: Bethesda (MD): National Cancer Institute (US), (2002)

- Thành sau và trên: còn gọi là trần vòm, đó là một hình cong có độ lõm
hướng về phía trước, nằm ngay sát dưới nền sọ (thân xương bướm) và mảnh
nền của xương chẩm. Ở đây có nhiều mô bạch huyết kéo dài đến thành sau, gọi
là hạch nhân hầu, có nhiều dây thần kinh đi ra khỏi đáy sọ như dây thần kinh
III, IV, V, VI, IX, X, XI và XII (Lê Văn Cường và Võ Văn Hải, 2017).
- Thành bên: gồm hai thành bên, tạo bởi cấu trúc phần mềm, tiếp giáp với
mạch máu và thần kinh lớn ở bên cổ. Phía sau có chỗ lõm vào là hố Rosenmuller,
ra trước là củ vòi và miệng lỗ vòi Eustache thông lên tai, quanh miệng vòi có tổ
chức lympho được gọi là hạnh nhân vòi (Nguyễn Đình Phúc, 2014).
- Thành trước liên quan với cửa mũi sau và vách mũi.

5


×