Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vì sao đau lưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.04 KB, 6 trang )

Vì sao đau lưng
Có nhiều phương pháp mát xa hay châm cứu có thể làm
giảm đau lưng

Dường như từ lâu đã đi vào tiềm thức của dân gian mỗi
khi bị đau lưng người ta thường nghĩ ngay đến yếu thận
hoặc suy thận mà ít ai hiểu rằng chính những bệnh lý về
cột sống là nguyên nhân chính gây ra mọi rắc rối về vấn
đề đau lưng.

Tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện SAIGON- ITO hàng ngày
tiếp nhận khoảng hàng trăm bệnh nhân bị đau cột sống thắt
lưng. Trong số này có khoảng 15-20% là có liên quan đến
thoát vị đĩa đệm.
Từ khi con người đứng thẳng bằng hai chân, cột sống được
xem như một trụ cột chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ
thể. Nó bao gồm nhiều đốt xương sống riêng lẻ nhờ hệ
thống dây chằng và cơ kết nối chúng lại thành một trục.
Dọc theo chiều dài cột sống ở phía sau có chứa tủy sống và
dây thần kinh đi từ trên não xuống. Khi có một nguyên
nhân nào đó làm thay đổi cấu trúc này thường gây ra bệnh
về cột sống mà hay găp là chứng đau lưng.

ĐAU LƯNG HAY GẶP TRONG NHỮNG TRƯỜNG
HỢP NÀO?

- Đau lưng cơ năng: Ở những người mang vác, lao động
nặng hoặc ngồi lâu ở tư thế không thích hợp gây ảnh hưởng
trực tiếp đến cột sống, dây chằng và cơ cạnh cột sống làm
cho những cơ này phản ứng bằng cách co rút lại gây ra
chứng đau lưng hay gọi là đau lưng cơ năng.



- Chấn thương cột sống: Những trường hợp té ngã đặc biệt
té từ trên cao, hay những chấn thương trực tiếp vào cột
sống gây ra biến chứng gãy cột sống, xẹp lún đốt sống, tổn
thương dây chằng hay trượt đốt sống đều gây ra chứng đau
lưng.

- Thoát vị đĩa đệm: Giữa 02 đốt xương sống có một lớp mô
đệm dai hình tròn giống chiếc đĩa hay còn gọi là đĩa đệm.
Dây thần kinh đi từ trên não xuống dọc theo cột sống qua
giữa khe của 2 đốt xương sống đều cho nhánh đi ra 2 bên.
Ở đoạn cổ cho nhánh ra đầu, mặt, cổ và 2 tay ở đoạn ngực
cho nhánh ra tạo thành thần kinh liên sườn; Ở đoạn lưng
cho nhánh ra và hợp lại tạo thành thần kinh tọa đi xuống 2
chân đến tận bàn chân.

Như vậy, khi đĩa đệm không còn nằm ở vị trí bình thường
giữa 02 đốt xương sống mà thoát ra khỏi vị trí cũ gọi là
thoát vị đĩa đệm. Chính nó khi thoát ra ngoài gây chèn ép
trực tiếp vào dây thần kinh, ở mỗi vị trí chèn ép khác nhau
gây ra biểu hiện khác nhau. Ví dụ khi chèn ép ở cổ thường
gây ra dấu hiệu mỏi gáy, đau hoặc tê xuống 02 tay, khi
chèn ép ở lưng thường gây ra đau lưng hoặc đau và tê dọc
xuống 02 chân hay gọi là đau thần kinh tọa.

- Loãng xương và thoái hoá cột sống: là bệnh thường gây ra
đau lưng hay gặp ở người lớn tuổi do suy giảm khối lượng
xương, làm cho xương xốp hơn, giòn hơn và dễ gãy, ở các
đốt xương sống thường hay biến dạng như: xẹp, lún và mọc
gai.


GAI CỘT SỐNG LÀ GÌ? CÓ GÂY RA ĐAU LƯNG?

Gai cột sống hay cột sống mọc gai là hiện tượng đốt xương
sống mọc ra những chồi xương giống hình chiếc gai. Đây là
hậu quả của quá trình thoái hóa cột sống, đĩa đệm xẹp
xuống, dây chằng dãn ra làm cho các đốt xương sống cọ sát
nhau, bào mòn và trở nên lỏng lẻo, chính ở giai đoạn này
gây ra đau đớn và khó chịu nhất. Sự cọ sát dần dần kích
thích mọc ra những chồi xương gọi là gai. Bản chất của
những chiếc gai này thực ra là một hiện tượng sinh lý bản
năng nhằm cố định các đốt xương sống không còn lỏng lẻo,
nhờ vậy cũng góp phần làm giảm đau. Như vậy gai cột
sống không phải là nguyên nhân gây ra đau lưng mà chỉ là
biểu hiện của một quá trình thoái hoá cột sống.

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH ĐAU LƯNG?

- Đối với người trẻ tuổi lao động nặng, mang vác nặng phải
đặc biệt chú ý đến tư thế cột sống hợp lý trong khi lao động
cũng như khi ngồi lâu.

- Ở người lớn tuổi: Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ Đạm,
Canxi, sinh tố D, C; Tập thể dục đều đặn phù hợp với tuổi
tác và sức khoẻ, thường xuyên ra ngoài nơi có ánh nắng
mặt trời; từ bỏ các yếu tố nguy hại như rượu, thuốc lá

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×