Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.06 KB, 5 trang )
Bổ sung lượng sắt cho cơ thể
Ở tuổi dậy thì, các cô gái trẻ thường gặp phải triệu chứng y học gọi là
"chứng xanh lướt của thiếu nữ" (chlorose). Đây là biểu hiện của sự thiếu máu -
thiếu sắt trong giai đoạn cơ thể đang lớn, cộng với sự phát triển của cơ quan sinh
dục vào thời điểm có kinh. Với nhiều phụ nữ, hội chứng này không chỉ xuất hiện
trong thời con gái mà kéo dài đến khi mang thai và nhiều năm sau đó...
Má đỏ môi hồng làm nên vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ và đó không chỉ là
tiêu chuẩn đẹp mà còn phản ánh tình hình sức khỏe với chất sắt là tác nhân làm
nên điều đó.
Nhu cầu sắt trong giai đoạn dậy thì của bạn gái là 2,4mg/ngày gấp đôi các
bạn trai (1,1mg) vì một lượng lớn sắt bị mất theo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, thiếu
máu do thiếu sắt còn được cho là bệnh của phái nữ.
Nhu cầu sắt cao nhưng việc ăn uống bình thường chỉ đáp ứng được khoảng
50% nên sự thiếu hụt cứ như "con nợ" chồng chất mỗi ngày, thể hiện ra bên ngoài
bằng làn da xanh mét, mất hẳn môi hồng con gái.
Học lực của con gái giai đoạn này cũng sa sút hơn con trai vì hoa mắt,
chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, mau mệt, buồn ngủ khiến khả năng tiếp thu
bài giảm.
Theo số liệu khảo sát của các nhà chuyên môn, hiện ở nước ta có khoảng
50% phụ nữ mang thai và 20% phụ nữ khác bị thiếu máu do thiếu sắt. Ở phụ nữ
mang thai, tác hại của thiếu máu thiếu sắt khiến một số cơ quan như tim, não thiếu
oxy. Thai phụ bị thiếu và sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
TP.HCM: "Các em gái trong tuổi dậy thì uống bổ sung viên sắt kết hợp với acid