Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bài tập lớn Tài chính - Tiền tệ: Cân đối ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 30 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----------------

BÀI TẬP LỚN MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
CHỦ ĐỀ: "CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM NĂM 2018"

Giảng viên

:

Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm lớp

:

FIN82A - Nhóm 25

Nhóm nghiên cứu :

Nhóm 9

Hà Nội, 04/2020


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

2

THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 9


(FIN82A - NHÓM 25)

STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH VIÊN

LỚP NIÊN CHÊ

1

Nguyễn Phương Anh

21A4050029

K21KDQTE

2

Phạm Bích Diệp

21A4050071

K21KDQTE

3

Nguyễn Thị Hồng Diệp


21A4070012

K21KTDTA

4

Phan Thị Hà

21A4010753

K21NHD

5

Tô Tuấn Hưng

21A4050209

K21KDQTE

6

Nguyễn Thị Phương Thủy

21A4050402

K21KDQTG

7


Nguyễn Thị Thùy

21A4070056

K21KTDTA

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Trang
5
Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

6

LỜI NÓI ĐẦU

7

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


8

A.

CƠ SỞ LÝ THUYÊT
I. Khái quát về ngân sách nhà nước
1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước
II. Khái quát về cân đối ngân sách nhà nước
2.1. Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước.
2.2. Đặc điểm cân đối ngân sách nhà nước.
2.3. Các chỉ tiêu cấu thành NSNN
2.4. Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước đối với

8
8
8
9
9
10
10
10

nền kinh tế thị trường
B. THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM NĂM 2018
I. Dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018
II. Quyết toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018
II.1. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

II.2. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước
II.3. Cân đối ngân sách Nhà nước
C. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÂN ĐỐI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2018
I. Phân tích nguồn bù đắp Ngân sách Nhà nước
I.1. Tăng thu - Giảm chi
I.2. Vay nợ trong nước (vay dân)
I.3. Vay nợ nước ngoài
I.4. Sử dụng dự trữ ngoại tệ
I.5. Vay ngân hàng (in tiền)
II.
Tính hiệu quả của việc cân đối ngân sách Nhà

10
11

12
12
13
14
16
18
20

nước năm 2018
D.
I.

HƯỚNG HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH


20

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÁC KHUYÊN NGHI
Khó khăn, hạn chế khi thực hiện cân đối NSNN Việt

20

II.

Nam
Giải pháp định hướng cân đối NSNN Việt Nam

21
23
24

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

4

25
KÊT LUẬN

25


TÀI LIỆU THAM KHẢO
28
28
28
29
30

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Hình 1.1

Dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018

13

Hình 2.1

Quyết toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018

13

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

5


Hình 2.2

Dự toán tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018

15

Hình 2.3

Cơ cấu thu NSNN theo nguồn, 2011 - 2018 (%)

16

Hình 2.4

Dự toán tổng chi NSNN năm 2018

16

Hình 2.5

Dự toán cơ cấu chi NSNN năm 2018

17

Hình 2.6

Bội chi NSNN, nợ công giai đoạn 2016 - 2020 (% GDP)

18


Hình 2.7

Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2019

19

Hình 3.1

Thu ngân sách theo thuế (Tỷ VNĐ

20

Hình 3.2

Tình hình thu - chi NSNN lũy kế đến 30/09/2018 (%)

21

Hình 3.3

Tỷ lệ vay Trái phiếu Chính phủ (TPCP)

22

Hình 3.4

Tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài năm 2017

24


- 2018 và dự kiến năm 2019

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

TỪ VIÊT TẮT

TIÊNG ANH

TIÊNG VIỆT

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu A

BTC

-

Bộ Tài Chính

CCHC

-

Cải cách hành chính

ĐTPT


-

Đầu tư phát triển

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

6

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

KBNN

-

Kho bạc Nhà nước

NSĐP

-


Ngân sách địa phương

NSNN

-

Ngân sách Nhà nước

NSTW

-

Ngân sách Trung ương

International Development

IDA

Association

Hiệp hội phát triển quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

ODA


Official Development Assistance

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính quan trọng được Nhà nước sử dụng nhằm
điều phối thu nhập quốc dân. Trong cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mới của hoạt động
ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải xây dựng mô hình quản lý ngân sách thích hợp và phù
hợp với thông lệ quốc tế, mô hình này cho phép xác định cơ cấu ngân sách với nội dung
các khoản thu và chi để đảm bảo sự cân đối của ngân sách Nhà nước. Cân đối ngân sách
Nhà nước là nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước xuất phát từ yêu cầu khách quan của
ổn định tiền tệ, ổn định sản xuất, đời sống và nó còn là điều kiện để tạo dựng môi trường
tài chính vĩ mô ổn định. Vì vậy, cân đối ngân sách Nhà nước được xem là một trong
những công cụ sắc bén để Nhà nước can thiệp toàn diện vào nền kinh tế.
Vấn đề đặt ra là cân đối ngân sách nhà nước phải được thực hiện ngay khi lập dự
toán ngân sách và có sự quản lí, điều hành đúng đắn của các cơ quan có thẩm quyền do
nước ta, khoản phải chi rất lớn liên quan tới nhiệm vụ của nhà nước mà nguồn thu còn
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

7

hạn chế và eo hẹp. Vì vậy, phải xây dựng được ngân sách cân bằng, phù hợp, các khoản
chi được tính toán sát với khoản thu, cân đối về cả số lượng lẫn cơ cấu.
Từ nhận thức trên, đề tài:” Cân đối ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2018” giúp
chúng ta tìm hiểu rõ hơn về sự vận dụng chính sách ngân sách Nhà nước có hiệu quả, phù

hợp với hệ thống lý luận mà nền kinh tế Việt Nam đặt ra trong năm 2018, đồng thời đưa
ra những ý kiến khách quan về việc nâng cao hiệu quả quản lí cân đối ngân sách nhà nước
Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Bố cục đề tài: gồm 4 nội dung chính





Cơ sở lý thuyết.
Thực trạng cân đối ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2018.
Phân tích, đánh giá hoạt động cân đối ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2018.
Hướng hoàn thiện cân đối ngân sách Nhà nước Việt Nam và các khuyến nghị.

NỘI DUNG
A.

CƠ SỞ LÝ THUYÊT
I.
Khái quát về ngân sách nhà nước.
I.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước (NSNN) , hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế

và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách
nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song
quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định
nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các
nhà kinh tế Nga quan niệm: "Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng
tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia". Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam
đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: "Ngân sách Nhà

nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước".
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

8

Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và
phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và
nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh
tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách
nhà nước.
Hay ngân sách nhà nước được hiểu đơn giản là:
 Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng
thời gian nhất định, thường là một năm.
 Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ
bản của nhà nước.
 Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước
huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền
với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà
nước trên cơ sở luật định.
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước.
 Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà

nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
 Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó
thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
 Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi
ích chung, lợi ích công cộng;
 Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác
biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước,
nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho
những mục đích đã định;
 Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không
hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

9

1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách
nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với
nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn
bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng
phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

II.


Khái quát về cân đối ngân sách Nhà nước.
II.1. Khái niệm cân đối ngân sách Nhà nước.

Về bản chất: Cân đối NSNN là sự cân bằng giữa tổng thu và tổng chi
NSNN trong một thời kì nhất định, thông thường là một năm tài chính.

Cân đối NSNN không chỉ đơn thuần là sự cân bằng về số lượng biểu hiện
qua các con số giữa tổng thu và tổng chi, mà nó còn biểu hiện qua các khía cạnh khác
nhau, là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh của mối
quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà
Nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.
2.2.


Đặc điểm của cân đối ngân sách Nhà nước

Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN trong năm ngân

sách nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Không những là công cụ thực hiện các chính sách
xã hội của Nhà nước, mà còn bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Biểu hiện của sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và
khoản chi, cân đối về sự phân bố và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống
NSNN, đồng thời kiểm soát được tình trạng NSNN đặc biệt là tình trạng bội chi NSNN.
2.3.

Các chỉ tiêu cấu thành ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách: Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt

ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

10

tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của
mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Các khoản thu NSNN: thuế, phí và lệ phí, hoạt
dộng kinh tế của nhà nước, hoạt động viện trợ, các khoản đóng góp thiện nguyện của cá
nhân và tổ chức.
Chi ngân sách: Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân
sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc
nhất định.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập
trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách
nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ
cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Các
khoản chi: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi
trả gốc, lãi, tiền huy động cho đầu tư, chi viện trợ.
2.4.

Vai trò của cân dối NSNN đến nền kinh tế thị trường

Phân bố sử dụng nguồn taì chính hiệu quả, để đảm bảo vai trò này, ngay từ khi lập
dự toán Nhà nước đã lựa chọn trình tự chi tiêu hợp lý trong phân bố ngân sách nhà nước.

Trong phân cấp quả lý ngân sách, nếu cân đối NSNN phân định nguồn thu một cách hợp
lý giữ trung ương và địa phương với nhau thì sẽ đảm bảo thực hiện được các mục tiêu
kinh tế của Nhà nước.
Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô thông qua: các chính sách thuế, chính sách chi tiêu
hang năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có tác động nhiều đến hoạt động kinh tế
và các cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, đề ra phương hướng góp phần ổn định và có
thể dự tính trước được.
Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các tổ chức,
chủ thể khác nhau nhất là đối với người dân và các vùng miền có hoạt động kinh tế khó
khan. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển và các nguồn lực kinh tế ở địa phương có tiềm
năng và có lợi thế kinh tế mạnh.
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

B.

11

THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM
2018.
I.
Dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018.
Theo Quyết định số 2610/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc

công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2018, co bang số li êu sau:


CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018
STT
A
1
2
3
4
B
1
2
3
4
5
6
7
C

NỘI DUNG
TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu nội địa
Thu từ dầu thô
Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Thu viện trợ
TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Trong đó:
Chi đầu tư phát triển
Chi trả nợ lãi
Chi viện trợ
Chi thường xuyên
Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế (1)

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Dự phòng ngân sách nhà nước
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Tỷ lệ bội chi so GDP)

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Đơn vị: Tỷ đồng
DỰ TOÁN
1,319,200
1,099,300
35,900
179,000
5,000
1,523,200
399,700
112,518
1,300
940,748
35,767
100
32,097
204,000
3.7%
Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

1

2
D
Đ
Ghi chú:

12

Bội chi ngân sách trung ương
Bội chi ngân sách địa phương (2)
CHI TRẢ NỢ GỐC
TỔNG MỨC VAY CỦA NSNN

195,000
9,000
159,744
363,284

(1) Trong đó 50% tăng thu dự toán ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách
tiền lương là 26.367 tỷ đồng.
(2) Chênh lệch giữa số bội chi, bội thu của các địa phương.
Hình 1.1 - Dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018

II.

Quyết toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018.

Báo cáo nhanh về số liệu thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) trên toàn quốc, ông
Đinh Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Tài Chính và ông Tạ Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà
nước (KBNN) cho biết:


STT
A
B

C

Đơn vị: Tỷ đồng
QUYÊT TOÁN

NỘI DUNG
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước
Thu cân đối ngân sách trung ương
TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chi thường xuyên qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Chi đầu tư
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Tỷ lệ bội chi so GDP)

1,424,900
786,468
1,616,400
857,677
276,646
191,500
3,46%

Hình 2.1 - Quyết toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2018

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 được triển khai trong
bối cảnh kinh tế thế giới duy trì đà phục hồi và đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2017.

Kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, tăng trưởng dự kiến đạt mục tiêu kế hoạch ở mức cao
(mục tiêu tăng 6,5-6,7%, ước thực hiện khoảng 6,7%); các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

13

đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được
quan tâm thực hiện tốt. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tích cực về ổn định kinh tế vĩ
mô và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018, trong đó WB dự báo kinh
tế Việt Nam tăng 6,8%; tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch dự báo tăng 6,7%, đồng thời
nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ mức tích cực (BB-) lên mức ổn định
(BB).
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách
thức. Kinh tế toàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch gia tăng , căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ với một số nền kinh tế lớn
(Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada), từ đó tác động đến tài chính toàn
cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế...
Ở trong nước, quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa
rõ nét, áp lực lạm phát gia tăng; giải ngân vốn đầu tư công chậm; tình hình thiên tai, bão
lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường,... tác động không thuận đến việc thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2018.
Trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN 9 tháng và kết quả làm việc với
các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, đánh
giá thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2018 như sau.
2.1.


Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước.

Dự toán thu cân đối NSNN là 1.319,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 73% dự
toán, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2017; ước thu NSNN cả năm đạt 1.358,4 nghìn tỷ
đồng, vượt 3% so với dự toán, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2017, tỷ lệ huy động vào
NSNN đạt 24,5% GDP, riêng từ thuế phí đạt 20,7% GDP. Trong đó:

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

14

Hình 2.2 - Dự toán tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018 (nguồn: Bộ Tài chính)

a) Thu nội địa: Dự toán là 1,099,3 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 69,5%
dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017; ước thu cả năm đạt 1,109,4 nghìn tỷ đồng,
tăng 0,9% so với dự toán, tăng 7,5% so với thực hiện năm 2017.
b) Thu từ dầu thô: Dự toán là 35,9 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 134% dự
toán, tăng 42,5% so cùng kỳ năm 2017, nhờ giá dầu thô thanh toán bình quân đạt
khoảng 73,5 USD/thùng, tăng 23,3 USD/thùng so với giá dự toán. Ước thu cả năm đạt 55
nghìn tỷ đồng, vượt 53,2% so với dự toán, tăng 10,9% so với thực hiện năm 2017; trên cơ
sở giá dầu thanh toán bình quân cả năm khoảng 72-73 USD/thùng, tăng 22-23 USD/thùng
so giá dự toán, sản lượng thanh toán cả năm ước đạt 11,76 triệu tấn, tăng 450 nghìn tấn so
kế hoạch.
c) Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán là 179 nghìn tỷ

đồng, thực hiện 9 tháng đạt 82% dự toán, tăng 3,2% so cùng kỳ năm 2017; ước thu cả
năm đạt 189 nghìn tỷ đồng, vượt 5,6% so dự toán, giảm 4,5% so với thực hiện năm 2017.
d) Thu viện trợ: dự toán là 5 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 77,8% dự toán; ước
thu cả năm đạt dự toán.

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

15

Hình 2.3 - Cơ cấu thu NSNN theo nguồn, 2011 - 2018 (%) (nguồn: Bộ Tài Chính)

Từ hình ảnh trên có thể thấy, nguồn thu chủ yếu của NSNN Việt Nam trong các
năm và đặc biệt là năm 2018 đều lấy từ nguồn thu nội địa và nguồn thu từ viện trợ chiếm
tỷ trọng rất ít so với tổng thu NSNN.
II.2.

Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.

Hình 2.4 - Dự toán tổng chi NSNN năm 2018 (nguồn: Bộ Tài chính)

Dự toán chi cân đối NSNN là 1.523,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 64,9%
dự toán; ước chi NSNN cả năm đạt 1.562,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so dự toán. Trong
đó:
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh


Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

16

a) Chi đầu tư phát triển (ĐTPT): Dự toán là 399,7 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng
đạt 50,9% dự toán; ước chi cả năm đạt 418,36 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với dự toán,
do được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự toán đầu năm để thực
hiện các dự án đầu tư cấp bách khắc phục hậu quả thiên tai, kè chống sạt lở.
b) Chi trả nợ lãi: Dự toán là 112,5 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 71,5% dự
toán; ước chi cả năm trong phạm vi dự toán là 112,5 nghìn tỷ đồng; đảm bảo thanh toán
đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết.
c) Chi thường xuyên: Dự toán là 940,75 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 73,4%
dự toán; ước chi cả năm đạt 953 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với dự toán; cơ bản đảm bảo
kinh phí đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chính trị, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, xói
lở bờ sông, bờ biển, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội.

Hình 2.5 - Dự toán cơ cấu chi NSNN năm 2018 (nguồn: Bộ Tài chính)

II.3.

Cân đối ngân sách Nhà nước.

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng



Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

17

Trên cơ sở đánh giá thu, chi NSNN như trên, bội chi NSNN cả năm ước trong
phạm vi dự toán là 204 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7% GDP kế hoạch (bằng 3,67% GDP ước
thực hiện).
Dự kiến đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dư nợ công bằng khoảng 61,4% GDP, dư
nợ Chính phủ bằng khoảng 52,1% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng khoảng
49,7% GDP, trong phạm vi cho phép.

Hình 2.6 - Bội chi NSNN, nợ công giai đoạn 2016 - 2020 (% GDP) (nguồn: Bộ Tài chính)

Tại phiên họp, trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình ngân sách, Bộ
trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018, tổng thu NSNN thực hiện đạt
1.424,9 nghìn tỷ đồng, vượt 105,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 8%) so với dự toán, tăng
66,6 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 25,7% GDP.

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

18

Hình 2.7 - Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2019 (nguồn: Bộ Tài chính)

Trong khi đó, tổng chi NSNN thực hiện đạt 1.616,4 nghìn tỷ đồng, vượt 93,7 nghìn

tỷ đồng (6,1%) so với dự toán và tăng 54 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc Hội.
Với mức thu, chi như trên, năm 2018 bội chi ngân sách trung ương (NSTW) là
191,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán do sử dụng tăng thu NSTW
để giảm bội chi; cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) bội thu (giảm bội chi NSĐP 9
nghìn tỷ đồng so với dự toán). Tổng hợp chung, bội chi NSNN năm 2018 là 191,5 nghìn
tỷ đồng, giảm 12,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán, bằng 3,46% GDP thực hiện.
Đến ngày 31/12/2018, ước dư nợ công bằng 58,4% GDP, dư nợ Chính phủ bằng
50% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 46% GDP, dưới mức trần theo Nghị
quyết 25/2016/QH14, trong giới hạn an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế. Nợ công tiếp
được được đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng bền vững, đảm bảo khả năng trả nợ; đa dạng
các nhà đầu tư trái phiếu chính phủ (TPCP).

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

C.

19

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2018.
I.
Phân tích nguồn bù đắp Ngân sách Nhà nước.
I.1. Tăng thu - Giảm chi
Chủ động điều hành phát hành TPCP phù hợp tiến độ thu - chi Ngân sách
Đây là biện pháp mà Chính phủ bằng những quyền hạn và nhiệm vụ được giao tính


toán hợp lý các khoản thu như thu từ thuế,… đồng thời cắt giảm chi tiêu.
 Tăng thu ngân sách từ thuế:
Ưu điểm: Khi còn trong vùng có thể chịu đựng được, tăng thuế suất, thuế thu nhập
sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời kích thích các đối tượng mở mang
hoạt động kinh tế, tăng khả năng sinh lời, một phần nộp ngân sách nhà nước, còn lại là
thặng dư cho mình. Trong trường hợp này, tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng
trưởng kinh tế.
Nhược điểm: Khi vượt qua giời hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực
thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế, lậu thuế.

Hình 3.1 - Thu ngân sách theo thuế (Tỷ VNĐ)

 Cắt giảm chi tiêu:
- Cắt giảm nguồn đầu tư từ Ngân sách và tín dụng Nhà nước.
- Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước.
- Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên, bao gồm cả chi lương, chi mua sắm
trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính, thậm chí sẽ chì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư
phát triển.


Xét theo góc độ kinh tế học, cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi

nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước là một biện pháp “tiêu cực”.
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ


20

Hình 3.2 - Tình hình thu - chi NSNN lũy kế đến 30/09/2018 (%)

I.2.

Vay nợ trong nước (vay dân)

Để thực hiện tái cơ cấu nợ công trong năm 2018, Bộ Tài chính đã tập trung phát hành
trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài và tái cơ cấu cơ sở nhà đầu tư. Cụ thể, Chính phủ đã huy
động vốn vay trong nước 250.468 tỉ đồng để đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách
trung ương và trả nợ gốc.
Kênh phát hành trái phiếu chính phủ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong huy động
vốn, Chính phủ đã phát hành trái phiếu để huy động 196.797 tỉ đồng. Trong năm 2018,
Chính phủ tiếp tục thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho 2 dự án điện với tổng trị giá
khoảng 1,6 tỉ USD.
Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái,
trái phiếu.
Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại
chúng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế - xã
hội và các ngân hàng.
Ở Việt Nam, Chính phủ thường ủy nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái
phiếu dười các hình thức: trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bac, trái phiếu công.

Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì thâm hụt ngân sách

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng



Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

21

Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quá để kiềm chế lạm phát.
Nhược điểm: Việc tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước bằng nợ tuy không gây ra
lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu nhu
tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng
của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sực ép làm tăng lãi suất trong
nước.

Hình 3.3 - Tỷ lệ vay Trái phiếu Chính phủ (TPCP) (nguồn: Bộ Tài chính)

I.3.

Vay nợ nước ngoài

Về vay nước ngoài, Chính phủ cho biết, trong năm 2018 đã ký kết 18 hiệp định
vay vốn nước ngoài với tổng trị giá 1.503 triệu USD. Giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi
(bằng 63,2% kế hoạch năm, chiếm 21,4% cơ cấu huy động vốn của Chính phủ).
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ tình hình giải ngân vẫn còn chậm. Nguyên
nhân giải ngân chậm chủ yếu do việc xây dựng kế hoạch, phân bổ và giải ngân vốn có
thời điểm còn chậm, chưa chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính; có dự án chưa được bố trí
đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng; có trường hợp chưa tuân thủ cam kết với nhà tài trợ.
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng



Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

22

Đồng thời, một số dự án có chất lượng chuẩn bị chưa cao, hiệu quả thấp, tiếp nhận
công nghệ lạc hậu, thời gian chuẩn bị kéo dài.
Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thong
qua việc nhận viện trợ từ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước
ngoài, các định chế tài chính thế giưới như Ngân hàng Thế giới (WB), Qũy tiền tệ Quốc
tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu A (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc
tế…
Viện trợ nước ngoài: là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính
phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực hiện các
chương trình hợp tác kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính
thức ODA.
Vay nợ nước ngoài: có thể thực hiện dưới hình thức: phát hành trái phiếu ngoại tệ
mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng…
Ưu điểm: Đây là một biện pháp tài trợ ngân sách hữu hiệu, có thể bù đắp các
khoản bội chi mà lại không gây ra áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các khoản vay nợ nước ngoài sẽ tránh cho nền
kinh tế nguy cơ lạm phát song lại gây ra rủi ro về tỷ giá.
Nhược điểm: Biện pháp này sẽ khiến cho gánh nợ nần, nghĩa vụ phải trả nợ tang
lên, gimar khả năng chi tiêu của chính phủ.
Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế bị phụ thuộc vào nước ngoài, thậm
chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về
chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh


Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

23

Hình 3.4 - Tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài năm 2017 - 2018

và dự kiến năm 2019
I.4. Sử dụng dự trữ ngoại tệ
Quỹ dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu
trách tiền tệ của một quốc gia hoặc một lãnh thổ nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm thanh
toán quốc tế hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia.
Chính phủ có thể sử dụng việc giảm dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách.
Ưu điểm: lợi ích của việc này là dự trữ hợp lý có thể giúp quốc gia đó tránh được
khủng hoảng.
Nhược điểm: Việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách lại
tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng.
Vì nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia hết sức mỏng,
thì sự mất niềm tin vào khả năng mà chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể
dẫn đến một dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng ngoại tệ giảm mạnh
và làm tăng sức ép lạm phát.
Kết hợp với việc vay nợ nước ngoài ở trên, việc giảm dự trữ ngoại tệ cũng có thể
khiến tỷ giá hối đoái tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.
I.5.

Vay ngân hàng (in tiền)


Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

24

Khi ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình
bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở.
Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ thâm hụt của
chính phủ bằng cách tăng thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích
của chính sách ổn định kinh tế thong qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng
tiềm năng mà không gây ra lạm phát.
Ngược lại, nhu cầu của nề kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm
năng) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách tăng thêm lượng
tiền cơ sở , vì như vậy sẽ càng lạm phát.
Ưu điểm: là nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ừng một cách
nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.
Nhược điểm: Hạn chế của biện pháp này lại lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và
phát hành thêm tiền sẽ khiến cung tiền vượt cầu tiền. Nó sẽ đẩy cho việc lạm phát trở nên
không thể kiểm soát nổi.
II.

Tính hiệu quả của việc cân đối ngân sách Nhà nước năm 2018.

Việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập ngân sách hàng năm có sự gắn
kết chặt chẽ cùng hướng tới mục tiêu chung; đảm bảo tính kế thừa, tiếp nối giữa kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách các năm; tạo sự kết nối giữa chi tiêu của các ngành

với kế hoạch tổng thể của địa phương, đáp ứng tính liên tục trong thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành ngân
sách nhà nước (NSNN) được siết chặt; hạn chế việc tùy tiện điều chỉnh dự toán, từng
bước gắn kết giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, chống tham nhũng từng bước được chú trọng và tăng cường hơn; Bước đầu tạo
tính chủ động cho các bộ, ngành trong việc dự báo khả năng thu ngân sách và nhu cầu chi
tiêu để thực hiện các nhiệm vụ của bộ, ngành được giao. Hơn nữa, đã có cải cách thủ tục
hành chính, hiện đại hóa trong quản lý thu, chi NSNN; công tác kế toán, kiểm toán, thanh
tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; quản lý tài sản công được đẩy mạnh, có hiệu quả; công
khai, minh bạch ngân sách có chuyển biến tích cực.
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ, sự nỗ lực
của cả hệ thống chính trị cũng như của người dân, doanh nghiệp (DN), toàn ngành Tài
Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


Bài tập lớn môn Tài chính - Tiền tệ

25

chính đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN đã đề ra; điều hành
quyết liệt thu, chi, đảm bảo giữ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho
phép; góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả, thu cân đối
NSNN tính đến ngày 31/12/2018 đạt 107,8% so dự toán; tỷ lệ huy động vào NSNN đạt
25,7% GDP, riêng từ thuế phí đạt trên 21,1% GDP. Tỷ trọng nội địa trong tổng thu tăng
dần từ 64,1% năm 2010 lên đến mức gần 80,6% năm 2018.
Công tác quản lý chi NSNN được thực hiện chủ động, tích cực; tăng cường kỷ luật,
kỷ cương tài chính; hiệu quả sử dụng NSNN có nhiều tiến bộ. Các nhiệm vụ chi ngân
sách đảm bảo đúng dự toán, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh,

thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị sử dụng ngân
sách. Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chi
NSNN, đảm bảo chặt chẽ, đúng chế độ quy định.
Bội chi NSNN cả năm 2018 ước thực hiện dưới 3,6% GDP, thấp hơn dự toán đầu
năm (3,7% GDP). Nợ công được kiểm soát chặt chẽ, bố trí trả nợ đầy đủ. Tốc độ tăng nợ
công đã giảm gần một nửa, từ mức tăng trên 18% trong giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn
10,1% bình quân giai đoạn 2016 - 2018; tỷ lệ nợ công giảm từ mức 63,6% GDP năm
2016 xuống còn khoảng 61% GDP năm 2018.
Việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ góp phần quan trọng cải thiện mức xếp
hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Năm 2018, Fitch và Moody’s lần lượt nâng bậc hệ
số tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB/Ba3. Tháng 7/2018, Quỹ Tiền tệ quốc tế nhận
định tình hình tài chính công của Việt Nam trong trung hạn ổn định, rủi ro khủng hoảng
nợ ở mức thấp.
Công tác điều hành chi NSNN năm 2018 chủ động, chặt chẽ, đúng chính sách, chế
độ; kỷ luật tài chính được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ. Nhờ thu
NSNN vượt dự toán, các nhiệm vụ chi cũng được đảm bảo theo dự toán, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân sách và có thêm nguồn lực xử lý
kịp thời các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh về đầu tư hạ tầng kinh tế- xã hội,
khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội.

Giảng viên: Phạm Thị Lâm Anh

Nhóm 9 - Học viện Ngân Hàng


×