Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

CHUYÊN đề ESTE và LIPIT PHƯƠNG PHÁP GIẢI một số DẠNG bài tập về NHÔM và hợp CHẤT của NHÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 58 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BẾN TRE

CHUYÊN ĐỀ

CÁC DẠNG BÀI TẬP ESTE

NGƯỜI THỰC HIỆN: VŨ MINH THI
BỘ MÔN: HÓA HỌC
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT BẾN TRE

NĂM HỌC 2015 - 2016
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1


I. MỞ ĐẦU
Để học sinh làm tốt câu hỏi và bài tập của bộ môn Hóa học, giáo viên cần phân loại
bài tập và nêu chi tiết phương pháp giải cho học sinh. Tôi đã phân loại bài tập của chương
theo hướng tổng quát, lồng ghép mỗi dạng thành 4 mục: Một số lưu ý, câu hỏi và bài tập
mẫu, câu hỏi và bài tập tự giải, câu hỏi và bài tập trong các đề thi Đại học và THPT Quốc
Gia.
Bài toán về este là một trong những dạng toán thường xuyên có mặt trong các đề thi
Đại học và THPT Quốc Gia hàng năm của Bộ GD&ĐT nên giáo viên và học sinh cần tập
trung nhiều thời gian, công sức cho phần kiến thức này.
Mặt khác, bài tập về este thường có liên quan đến nhiều hợp chất hữu cơ khác như axit
cacboxylic, ancol, anđehit,... nên học sinh cần có kiến thức tổng hợp để giải loại bài tập này.
Vì vậy, tôi trình bày chuyên đề “ ESTE VÀ LIPIT ” nhằm nâng cao chất lượng học tập
và hứng thú với bộ môn Hóa học cho học sinh THPT
II. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ:


- Đối tượng học sinh bồi dưỡng : Hóa học Lớp 12 – Ban cơ bản
- Số tiết bồi dưỡng: 12 tiết dạy ôn thi THPT Quốc Gia cho khối 12 của trường THPT
Bến Tre.
- Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: Từ kiến thức cơ bản trong SGK Hóa học
ban cơ bản đến kiến thức nâng cao, mở rộng theo 4 mức độ : Biết, hiểu, vận dụng, vận dụng
cao theo cấu trúc đề thi trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ, THPT Quốc Gia).

PHẦN II. NỘI DUNG
2


A. LÍ THUYẾT CƠ BẢN: ESTE
CÔNG THỨC TỔNG QUÁT:
- Đặt CTPT tổng quát của este : CxHyOz (x, z ≥ 2; y là số chẵn, y ≤ 2x)
Hoặc: Cn H 2n + 2−2∆ O2a (trong đó n là số cacbon trong phân tử este n ≥ 2, nguyên; ∆ là
tổng số liên kết π và số vòng trong phân tử , ∆ ≥ 1, nguyên; a là số nhóm chức este a ≥ 1,
nguyên).
- Với bài toán thủy phân este và phản ứng xà phòng hóa: Dùng công thức:
Rn(COO)nmRm
VD: +) Este đơn chức: RCOOR’( R, R’ là gốc hidrocacbon giống hoặc khác
nhau).
+) Este no, đơn chức ( Este được tạo bởi axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở
và ancol no, đơn chức, mạch hở : CmH2m+1COOCm’H2m’+1 hay CnH2nO2 (m ≥ 0; m’ ≥ 1; n
≥ 2 ).
+) Este đa chức được tạo bởi axit cacboxylic đa chức và ancol đơn chức:
R(COOR’)n
+) Este đa chức được tạo bởi axit cacboxylic đơn chức và ancol đa chức:
(RCOO)nR’
+) Este đa chức được tạo bởi axit cacboxylic đa chức và ancol đa chức (cùng
có n nhóm chức): R(COO)nR’

Trong đó, R và R' là gốc hiđrocacbon (no, không no hoặc thơm); trường hợp đặc biệt, R
có thể là H (đó là este của axit fomic H-COOH).

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
3


I. DẠNG 1: CÔNG THỨC PHÂN TỬ- CÔNG THỨC CẤU TẠO
ĐIỀU CHẾ ESTE – LIPIT
1. Một số lưu ý:
1.1. Xác định CTPT, CTCT của este:
- Đặt CTPT tổng quát của este : CxHyOz (x, z ≥ 2; y là số chẵn, y ≤ 2x)
- Để viết phản ứng cháy hoặc thiết lập công thức este theo phần trăm khối lượng của
nguyên tố cụ thể:
Sử dụng CTTQ dạng Cn H 2n + 2−2∆ O2a (trong đó n là số cacbon trong phân tử este n ≥ 2,
nguyên;
∆ là tổng số liên kết π và số vòng trong phân tử , ∆ ≥ 1, nguyên; a là số nhóm chức este a ≥
1, nguyên).
- Với bài toán thủy phân este và phản ứng xà phòng hóa: Dùng công thức:
Rn(COO)nmRm
- Nếu đề cho ngoài thí nghiệm của este với dung dịch kiềm còn có những thí
nghiệm khác như phản ứng cháy, tráng bạc... → Công thức este
- Bằng phản ứng xà phòng hóa ta xác định được công thức của muối hoặc ancol →
Công thức este
1.2. Điều chế este:
a. Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và ancol:
RCOOH + R'OH

H2SO4 ñaëc, t0


RCOOR' + H2O

b. Axit tác dụng hidrocacbon không no:
t , xt
VD: Điều chế vinyl axetat: CH3COOH + HC ≡ CH 
→ CH3COOCH=CH2
0

2. Câu hỏi và bài tập mẫu:
Mức độ biết:
Câu1: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH.

B. CH3COOH.

C. CH3COOC2H5.

Bài giải :
Là VD SGK → Đáp án C.
Mức độ hiểu:
4

D. CH3CHO.


Câu2: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat.

B. metyl propionat.


C. metyl axetat.

D. propyl axetat.

Bài giải :
Là este tạo bởi ancol etylic và axit propionic → Đáp án B.
Mức độ vận dụng:
Câu3: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản
phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên
gọi của E là:
A. metyl propionat.

B. propyl fomat.

C. ancol etylic.

D. etyl axetat.

Bài giải :
Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất
→ X, Y có cùng số nguyên tử C
→ X: C2H5OH; Y : CH3COOH → Đáp án D.
Câu 4: CTTQ của este X được tạo bởi ancol không no( 1 liên kết đôi) 2 chức mạch hở và
axit cacboxylic không no ( 1 liên kết đôi), đơn chức mạch hở?
Bài giải :
Áp dụng CT:
CnH2n+2-2k-2aO2a → CTTQ của este X: CnH2n-8O4
Câu 5: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5.


B. 4.

C. 2.

D. 3.

Bài giải :
HCOOC2H5 ; CH3COOCH3 → đáp án C
Câu 6: Số đồng phân đơn chức mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Bài giải :
HCOOC2H5 ; CH3COOCH3 ; CH3CH2COOH → đáp án C
Câu 7: Thuỷ phân một este trong môi trường kiềm ta được ancol etylic mà khối lượng
ancol bằng 62% khối lương phân tử este. Công thức este có thể là công thức nào dưới đây?
A.HCOOCH3.

B.HCOOC2H5.

C.CH3COOC2H5.
5

D.C2H5COOC2H5.



Bài giải :
%m của ancol etylic = 62% m este → M este = 74u → đáp án C
Mức độ vận dụng cao:
Câu 8: Cho ancol A1 có M = 76 tác dụng axit B1 được chất M mạch hở. Mỗi chất A1, B1 chỉ
chứa một loại nhóm chức. Khi đốt hết 17,2 gam M cần vừa hết 14,56 lít O2( đktc). Sản
phẩm cháy chỉ gồm VCO2 : H2O = 7:4. Mặt khác, cứ 17,2 gam M phản ứng vừa hết 8 gam
NaOH. Biết M có CTPT = CTĐG nhất. CTCT của A1, M, B1?
Bài giải :
ancol A1 có M = 76 → Chỉ C3H8O2 thỏa mãn → A1 Có 2 đồng phân: CH3CH(OH)CH2(OH)
CH2(OH)CH2CH2(OH)
Đốt M : ĐLBT m : Tổng khối lượng CO2+H2O = 7a.44 + 18a.4= 38 → a = 0,1
Trong M : C : H = 0,7 : 0,8 → nO = 0,5 (mol) → CTPT M : C7H8O5
→ M có 2 đồng phân:

HOOC-C ≡ C-COO(CH2)3OH
HOOC-C ≡ C-COOCH2CH(OH)CH3

→ B1 : HOOC- C ≡ C - COOH
Câu 9: Đun nóng 0,1 mol một este no đơn chức E với dung dịch chứa 0,18 mol MOH( M là
kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 4,6 g ancol Y và chất rắn X. Đốt
hoàn toàn X, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Tên gọi của E là:
A. Etyl fomiat.

B. Etyl axetat.

C. Metyl axetat.

D. Metyl fomiat.


Bài giải :
Do este no đơn chức → nY = 0,1 → MY = 46(u) → Y là C2H5OH
BTNT kim loại M:

nM2CO3 = ½ nMOH = 0,09 mol

BTNT C : nC trong este = nC trong Y + nC trong M2CO3 + nC trong CO2 = 0,4 mol
→ CTPT este : C4H8O2 → Đáp án B
3. Câu hỏi và bài tập tự giải :
Câu 10: Este etyl fomiat có công thức là:
A. CH3COOCH3.

B. HCOOC2H5.

C. HCOOCH=CH2.

D. HCOOCH3.

Câu 11: Propyl fomat được điều chế từ:
A. axit fomic và ancol metylic.

B. axit fomic và ancol propylic.

C. axit axetic và ancol propylic.

D. axit propionic và ancol metylic.
6


Câu 12: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu

được là:
A. CH3COONa và C2H5OH.

B. HCOONa và CH3OH.

C. HCOONa và C2H5OH.

D. CH3COONa và CH3OH.
+

Câu 13: Este X ( C4H8O2) thoả mãn các điều kiện:

H O ,H
X +
→ Y1 + Y2
2

O , xt
Y1 +
→ Y2
2

X có tên là:
A.Isopropyl fomiat.

B.n-propyl fomiat.

C.Metyl propionat.

D.Etyl axetat.


Câu 14: Xà phòng hoá hoàn toàn 1 mol este X thu được 1 mol muối và x ( x ≥ 2 ) mol ancol
. Vậy este X được tạo thành từ:
A. axit đơn chức và ancol đơn chức.

B. axit đa chức và ancol đơn chức.

C. axit đa chức và ancol đa chức.

D. axit đơn chức và ancol đa chức.

Câu 15: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H8O2 ( đều là dẫn xuất của benzen )
tác dụng với NaOH tạo ra muối và ancol là:
A. 3.

B. 2.

C. 7.

D. 4.

Câu 16: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C9H8O2 ( đều là dẫn xuất của benzen)
tác dụng với NaOH dư cho 2 muối và cộng hợp với Br2 theo tỷ lệ 1 : 1 là
A. 1.

B. 3.

C.5.

D. 6.


4. Câu hỏi và bài tập trong các đề thi ĐH và THPT Quốc Gia.
Câu 17:( ĐH KA – 2007) Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong
môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3.

B. HCOO-C(CH3)=CH2.

C. HCOO-CH=CH-CH3.

D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 18: ( ĐH KA – 2008) Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6.

B. 5.

C. 2.

Câu 19 (ĐH KA – 2008) : Cho sơ đồ sau: C3H4O2 + NaOH → X + Y
và X + H2SO4 loãng → Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là
A. HCHO, CH3CHO.

B. HCHO, HCOOH.
7

D. 4.



C. CH3CHO, HCOOH.

D. HCOONa, CH3CHO.

Câu 20: (ĐH KB – 2008) Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4.
Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y
và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COO–(CH2)2–OOCC2H5.

B. CH3OOC–(CH2)2–COOC2H5.

C. CH3OOC–CH2–COO–C3H7.

D. CH3COO–(CH2)2–COOC2H5.

Câu 21: (ĐH KB – 2008)Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ
phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công
thức của X là
A. C2H5OCO-COO CH3.

B. CH3OCO- CH2- CH2-COO C2H5.

C. CH3OCO- CH2-COO C2H5.

D. CH3OCO-COO C3H7.

Câu 22: (ĐH KA – 2009) Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong
dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân
hình học). Công thức của ba muối đó là:
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.
D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
Câu 23: ( ĐH KA – 2010) Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử
C2H4O2 là:
A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 24: (ĐH KB – 2012) Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4 H6O2 ,
sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là:
A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 2 5 : (ĐH KB – 2012) Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm
glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là:
A. 2.

B. 6.

C. 4.


D. 9.

Câu26: (ĐH KB – 2012) Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho
X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công
thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCOOC6H4C2H5.

B. C2H5COOC6H5.
8


C. CH3COOCH2C6H5.

D. C6H5COOC2H5.

Câu 27: ( THPT Quốc Gia 2015) Chất béo là trieste của axit béo với:
A. ancol etylic.

B. ancol metylic.

C. etylen glicol.

D. glixerol.

II. DẠNG 2: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY ESTE
1. Một số lưu ý:
- Đặt công thức của este cần tìm có dạng: CxHyOz ( x, z ≥ 2; y là số chẵn; y ≤ 2x )
y
4


z
2

y
2

0

t
Phản ứng cháy: C x H y O z + ( x + − )O2 →
xCO2 + H 2 O

+ Nếu đốt cháy este A mà thu được n H O = nCO ⇔ Este A là este no, đơn chức, mạch hở
2

2

+ Nếu đốt cháy chất A mà thu n H O < nCO thì A là axit cacboxylic đa chức hoặc este đa
2

2

chức, sẽ có từ 2 liên kết π trở lên.
+ Phản ứng đốt cháy muối CnH2n+1COONa:
2CnH2n+1COONa + (3n+1)O2 → Na2CO3 + (2n+1)CO2 + (2n+1)H2O
Áp dụng BTNT:
Số nguyên tử C trong este = Số nguyên tử C trong muối + Số nguyên tử C trong CO2
2. Câu hỏi và bài tập mẫu:
Mức độ biết:

Câu1: Đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức mạch hở thu sản phẩm là chất nào sau
đây:
A. CO2 và H2O

B. CO2.

C. H2O.

D. C và H2

Bài giải :
Este là hợp chất hữu cơ CxHyOz nên khi đốt cháy sản phẩm là CO2 và H2O
→ Đáp án A.
Mức độ hiểu:
Câu2: Đốt cháy hoàn toàn một este thu được số mol CO2 và H2O theo tỉ lệ 1:1. Este đó
thuộc loại nào sau đây?
A. Este no, đơn chức mạch hở.

B. Este no, 2 chức mạch hở.

C. Este không no 1 liên kết đôi, đơn chức mạch hở.

D. Este đơn chức.

Bài giải :
9


nCO2= nH2O → Este có 1 liên kết pi trong nhóm chức → Este no, đơn chức mạch hở.
→ Đáp án A.

Mức độ vận dụng:
Câu3: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X thu được 3,36 lit khí CO2 (đktc) và
2,7 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C2H4O2

B. C3H6O2

C. C4H8O2

D. C5H8O2

Bài giải :
nCO2= nH2O = 0,15 → Este no, đơn chức mạch hở
BTKL: mX = mC + mH + mO
→ nO trong este = 0,1mol → nC : nH : nO = 3:6:2 → Đáp án B.
Mức độ vận dụng cao:
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần
3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH
thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu
tạo của X, Y lần lượt là :
A. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7.

B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.

C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.

D. HCOOC3H7 và HCOOC4H9.

Bài giải :
Đặt công thức trung bình của 2 este X, Y là: CnH2n+1COO Cm H 2m+1

Vì X, Y đều là este đơn chức, no, mạch hở nên: n H O = nCO = 6,38/44 = 0,145 mol
2

2

⇒ meste + mO = 44. nCO + 18. n H O ⇒ meste = 3,31 gam
2

2

2

Ta có : mO (trong este) = meste – mC – mH = 3,31 – 12.0,145 – 2.1.0,145 = 1,28 g
⇒ nO = 1,28/16 = 0,08 mol ⇒ neste = 0,04 mol
⇒ nmuối = neste = 0,04 mol ⇒ Mmuối = 14n + 84 = 3,92/0,04 = 98 ⇒ n = 1
Mặt khác: M este = 3,31/0,04 = 82,75 ⇒ 12.1 + 46 + 14 m = 82,75 ⇒ m = 1,77
Vậy: X là CH3COOCH3 và Y là CH3COOC2H5 → đáp án C
3. Câu hỏi và bài tập tự giải :
Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol
O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
10


A. n-propyl axetat.

B. metyl axetat.

C. etyl axetat.

D. metyl fomiat.


Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O.
Công thức phân tử của este là
A. C4H8O4

B. C4H8O2

C. C2H4O2

D. C3H6O2

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 este no, đơn chức, mạch hở, thu được 1,8 gam
H2O. Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 este trên, thu được hỗn hợp X gồm axit và
ancol. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 1,12.

Câu 8: Một este chỉ chứa C,H,O có MX < 200 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 1,60 gam X, rồi dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng
4,16 gam và có 13,79 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:
A. C8H14O4.

B. C7H12O4.

C. C8H16O2.


D. C7H14O2.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn x gam este E cần 0,2 mol O2 . Cho sản phẩm cháy được hấp
thụ hết vào dung dịch KOH thấy khối lượng dung dịch tăng 12,4 gam . Công thức phân tử
của E là:
A. C4H6O4.

B. C4H8O2.

C. C3H6O2.

D. C2H4O2.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam este X ta thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O.Nếu
X đơn chức thì X có công thức phân tử là:
A.C3H6O2.

B.C4H8O2.

C.C5H10O2.

D.C2H4O2.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam chất hữu cơ A gồm C, H, O thì thu được 1,344 lit
CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Công thức nào dưới đây có thể là công thức đúng:
A. C2H5OOC-COOC2H5.

B.CH3COOH.


C.CH3COOCH3.

D.HOOC-C6H4-COOH.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức X, thu được 46,20 gam CO2 và 15,12 gam
H2O. Cũng lượng X như trên, nếu cho tác dụng hết với NaOH thì thu được 19,74 gam muối.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH2=CH-COO-CH2-CH3.

B. CH3-CH2-COO-CH=CH2.

C. H-COO-CH2-CH=CH2.

D. CH2=CH-COO-CH3.

Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn một este tạo (bởi các nguyên tố C, H, O), thu được x mol
CO2 và y mol H2O. Ta luôn luôn có:
A. x < y.

B. x > y.

C. x ≥ y.
11

D. x ≤ y.


4. Câu hỏi và bài tập trong các đề thi ĐH và THPT Quốc Gia.
Câu 14: ( ĐH KB – 2007) Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi
1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện).

Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16)
A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2.

B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.

D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5

Câu 15: ( ĐH KB – 2008)Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2
sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là :
A. etyl axetat.

B. metyl axetat.

C. metyl fomiat.

D. n-propyl axetat.

Câu 16: ( ĐH KB – 2009)Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn
toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt
khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế
tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là :
A. C3H6O2 và C4H8O2.

B. C2H4O2 và C5H10O2.

C. C2H4O2 và C3H6O2.

D. C3H4O2 và C4H6O2.


Câu 17:( ĐH KA – 2011) Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl
axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với
khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Giảm 7,74 gam.

B. Giảm 7,38 gam.

C. Tăng 2,70 gam.

D. Tăng 7,92 gam.

Câu 18: ( ĐH KA – 2011) Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit
cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số
este đồng phân của X là
A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 2.

III. DẠNG 3: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN VÀ XÀ PHÒNG HÓA ESTE
1. Một số lưu ý:
12


* VD: Thuỷ phân một este đơn chức

- Trong môi trường axit: Phản ứng xảy ra thuận nghịch
RCOOR’ + HOH

H+, to

RCOOH + R’OH

- Trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá): Phản ứng một chiều, cần đun nóng
0

t
RCOOR’ + NaOH →
RCOOH + R’OH

* Một số nhận xét :
Dựa vào tỉ lệ số mol giữa kiềm MOH : Este → Xác định được este đơn hay đa
VD: nNaOH : neste = 1:1 → Este đơn chức, mạch hở
nNaOH : neste = 2:1 →
- TH1: Este 2 chức, mạch hở :
+ Tạo bởi axit đơn chức, mạch hở và ancol 2 chức, mạch hở.
+ Tạo bởi axit 2 chức, mạch hở và ancol đơn chức, mạch hở.
+ Tạo bởi cả axit và ancol cùng 2 chức, mạch hở.
- TH2: Este của phenol ( Dấu hiệu nhận biết thêm: Tạo 2 muối)
- TH3: Tạp chức Este- axit
* Chú ý: Một số phản ứng thuỷ phân đặc biệt của este
Căn cứ vào sơ đồ phản ứng xà phòng hoá hay phản ứng thuỷ phân este ta có thể căn cứ
vào sản phẩm tạo thành để suy đoán cấu tạo của este ban đầu.
Không nhất thiết sản phẩm cuối cùng phải có ancol, tuỳ thuộc vào việc nhóm –OH
đính vào gốc hiđrocacbon có cấu tạo như thế nào mà sẽ có các phản ứng tiếp theo xảy ra để
có sản phẩm cuối cùng hoàn toàn khác nhau, hoặc nữa là do cấu tạo bất thường của este gây

nên.
Một số trường hợp thuỷ phân đặc biệt của este (không chứa halogen) thường gặp trong
bài toán định lượng là :


Este + NaOH → 1 muối + 1 anđehit
Este đơn chức có gốc ancol dạng công thức R-CH=CH-

Thí dụ CH3COOCH=CH-CH3


Este + NaOH → 1 muối + 1 xeton
Este đơn chức với dạng công thức R’ –COO – C(R)=C(R”)R’’’

Thí dụ : CH3-COO-C(CH3)= CH2 tạo axeton khi thuỷ phân.


Este + NaOH → 1 muối + 1 ancol + H2O
13


Este- axit : HOOC-R-COOR’


Este + NaOH → 2 muối + H2O
Este của phenol: C6H5OOC-R



Este + NaOH → 1 muối + anđehit + H2O

Hiđroxi- este: RCOOCH(OH)-R’



Este + NaOH → 1 muối + xeton + H2O
Hiđroxi- este:



RCOOC(R)(OH)-R’

Este + NaOH → 1 sản phẩm duy nhất
hoặc “m RẮN = mESTE + mNaOH”.
Este vòng (được tạo bởi hiđroxi axit)



Este + NaOH → Có MSP = MEste + MNaOH
Đây chính là este vòng nhưng được nhìn dưới góc độ khác mà thôi

Chú ý các kết luận in nghiêng ngay dưới mỗi trường hợp trên đây chỉ là một thí dụ đơn
giản nhất, các em chỉ được vận dụng khi không có dấu hiệu cho phép xác định cụ thể số
nhóm chức este trước đó
2. Bài tập mẫu:
Mức độ biết:
Câu1: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công
thức của X là
A. C2H3COOC2H5.

B. CH3COOCH3.


C. C2H5COOCH3.

D. CH3COOC2H5.

Bài giải :
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
→ Đáp án D.
Mức độ hiểu:
Câu2: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm
thu được là:
14


A. CH2=CHCOONa và CH3OH.

B. CH3COONa và CH3CHO.

C. CH3COONa và CH2=CHOH.

D. C2H5COONa và CH3OH.

Bài giải :
CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH.
→ Đáp án A.
Mức độ vận dụng:
Câu3: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng
vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat.


B. propyl fomiat.

C. metyl axetat.

D. metyl fomiat.

Bài giải :
Este tạo bởi axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức: neste = nNaOH = 0,1 mol
→ M este = 60(u) → Đáp án D.
Mức độ vận dụng cao:
Câu4: Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH thu
được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu
được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút thu được
khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. CTCT của X là:
A. C2H5COOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. C2H5COOC3H7.

D. C2H5COOC2H5.

Giải :
- Theo đề bài: X đơn chức, tác dụng với NaOH sinh ra muối và ancol ⇒ X là este đơn chức:
RCOOR’.
Mặt khác: mX + mO = mCO + m H O ⇒ 44. nCO + 18. n H O = 2,07 + (3,024/22,4).32 = 6,39 gam
2

2


2

2

2

Và 44. nCO - 18. n H O = 1,53 gam ⇒ nCO = 0,09 mol ; n H O = 0,135 mol
2

2

2

2

n H 2O > nCO2 → Z là ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức: CnH2n+1OH (n ≥ 1)

Từ phản ứng đốt cháy Z ⇒

n H 2O
nCO2

=

n + 1 0,135
=
⇒ n = 2.
n
0,09


Y có dạng: CxHyCOONa → T: CxHy+1 ⇒ MT = 12x + y + 1 = 1,03.29
x = 2
⇒ C2H5COOC2H5 → đáp án D
y = 6

→

Câu5: Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu
15


được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lit H2 (đktc).
Nung B với NaOH rắn thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng
CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
A. CH3COOCH2CH2CH3.

B. CH3COO-CH(CH3)2.

C. C2H5COOCH2CH2CH3.

D. C2H5COOCH(CH3)2.

Giải:
Chất C tác dụng với Na sinh ra khí H2 ⇒ C là ancol. Oxi hóa C ra E không phản ứng với
AgNO3 ⇒ C không là ancol bậc 1. Các đáp án cho A là este đơn chức. Vậy B là muối của
Na.
Nung B với NaOH rắn tạo ra D có MD = 32.0,5 = 16. Vậy D là CH4 ⇒ Gốc R trong D là
CH3-.
Đặt công thức của A là RCOOR’
CH3COOR’ + NaOH → CH3COONa + R’OH

R’OH + Na → R’ONa + H2
Ta có: nH = 0,1 mol ⇒ nAncol = 2.0,1 = 0,2 mol
2

nNaOH = 0,3 mol > nAncol ⇒ NaOH dư, este phản ứng hết.
⇒ nEste = nAncol = 0,2 mol ⇒ Meste = 20,4/0,2 = 102
⇒ R’ = 102 – 59 = 43 ⇒ gốc R’ là C3H7- và ancol bậc 2 ⇒ đáp án B.
Câu6: (Đề khối B – 2007) X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5.
Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công
thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. C2H5COOCH3.

B. HCOOCH2CH2CH3.

C. CH3COOC2H5.

D. HCOOCH(CH3)2.

Giải:
d

= 5,5 => MX = 5,5.16 = 88. C4H8O2

RCOOR’ → RCOONa
(R + 67).2,2 = 88.2,05
R = 15: - CH3
R’ = 29.
16



Công thức của este: CH3COOC2H5 ⇒ Đáp án A
Câu7: Cho 20 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức) có tỉ khối hơi
so với O2 bằng 3,125, tác dụng với 0,3 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
23,2 gam bã rắn. CTCT của X có thể là:
A. CH3COOCH=CH-CH3.

B. C2H5COOCH=CH2.

C. CH2CH=CHCOOCH3.

D. CH2=CHCOOC2H5.

Giải:
* Nhận xét: Từ các đáp án ta thấy chúng đều là este.
Đặt công thức este là RCOOR’
Meste = 3,125.32 = 100 ⇒ neste = 20/100 = 0,2 mol ⇒ nNaOH pư = neste = 0,2 mol
⇒ nNaOH dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol → mNaOH = 0,1.40 = 4 g
⇒ mmuối = 23,2 – 4 = 19,2 g ⇒ Mmuối = 19,2/0,2 = 96 ⇒ R = 96 – 67 = 29 ⇒ R là C2H5-

⇒ đáp án B.
* Chú ý: Nếu không xét sự chuyển hóa của ancol không bền ta có thể công thức ancol là
RCOOR’ (hoặc chi tiết hơn đặt công thức X là RCOOCxHy).
RCOOCxHy + NaOH → RCOONa + CxHy+1º
Áp dụng BTKL: meste + mNaOH (ban đầu) = mbã rắn + m C H
x

y +1O

⇒ mC H
x


y +1O

= 20 + 40.0,3 – 23,2 =

8,8 g
nC H
x

y +1O

= nX = 0,2 mol ⇒ M C H

⇒ 12x + y = 27 ⇒

x

x = 2

y = 3

y +1O

= 8,8/0,2 = 44

⇒ gốc Hidrocacbon R’: –CH=CH2 ⇒ đáp án B.

Câu8: Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức mạch hở X với 30 ml dung dịch 20% (D = 1,2
g/ml) của một hiđroxit kim loại kiềm A. Sau khi kết thúc phản ứng xà phòng hoá, cô cạn
dung dịch thì thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z, biết rằng Z bị oxi hoá bởi CuO thành

sản phẩm có khả năng phản ứng tráng bạc. Đốt cháy chất rắn Y thì thu được 9,54 gam muối
cacbonat, 8,26 gam hỗn hợp CO2 và hơi nước. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH3

B. CH3COOC2H5

C. HCOOCH3

D. C2H5COOCH3

Giải :
X là este no, đơn chức, mạch hở : CnH2n+1COOCmH2m+1 ( 0 ≤ n; 1 ≤ m)
Ta có: nX = nAOH (pư) = nZ = 0,1 mol ⇒ MZ = 14m + 18 =
17

4,6 =
0,1

46 ⇒ m = 2


Mặt khác:
nA =

30.1,2.20 =
100.(M A + 17)

2.

9,54 ⇒

2M A + 60

MA = 23 → A là Na ⇒ nNaOH (ban đầu) =

Cn H 2 n+1COONa: 0,1 mol
O2 , t 0
+
→
NaOH d-: 0,18 − 0,1 = 0,08 mol

Y

Vậy:

7,2
= 0,18 mol
40

Na2 CO3

CO2
H O
 2

mY + mO (p /-) = m Na CO + m CO + m H O
2

2

Hay 0,1(14n+68) + 0,08.40 +


3

2

2

(3n + 1)
.0,1.32
2

= 9,54 + 8,26 ⇒ n = 1 ⇒ X : CH3COOCH3

→ đáp án A
Câu9: Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân
tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng
NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối
lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là:
A. 0,82 gam.

C. 2,72 gam.

B. 0,68 gam.

D. 3,40 gam.

Bài giải :
Lập tỉ lệ: 1<

n NaOH

0,06
< 2 có 1 este đơn chức và 1 este của phenol
=
n2este
0,05

Trường hợp 1: X là C6H5COOCH3 b mol
Y là CH3COOC6H5 a mol
Ta có

a + b = 0,05 giải hệ ⇒ a = 0,01vàb =0,04
2a + b = 0,06

⇒ mmuối = 144.0,04+82.0,01+0,01.116=7,74 > 4,7 (loại)

Trường hợp 2: X là HCOOCH2C6H5 b mol
Y là CH3COOC6H5 a mol
Ta có

a + b = 0,05 giải hệ ⇒ a = 0,01và b =0,04
2a + b = 0,06



m=0,01×82=0,82

⇒ mmuối = 68.0,04+82.0,01+0,01.116= 4,7 (thỏa mãn) → m = 0,01×82=0,82 gam

→ đáp án A
Câu10 : Một hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < My). Đun nóng 12,5 gam hỗn

hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no B, đơn
chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6
18


gam B thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X, Y trong
hỗn hợp A lần lượt là:
A. 59,2%; 40,8%.

B. 50%; 50%.

C. 40,8%; 59,2%.

C. 66,67%; 33,33%.

Bài giải :
Từ đề bài ⇒ A chứa 2 este của 2 ancol đồng đẳng kế tiếp
Đặt công thức chung của ancol là Cn H 2n+1OH
nCO 2 = 7,84/22,4 = 0,35 mol; n H 2O = 9/18 = 0,5 mol ⇒ nB = nH 2O - nCO2 = 0,5 – 0,35 = 0,15 mol

⇒n =

nCO2
nB

= 2,33. Vậy B

C2 H 5 OH : 0,1 mol

C3 H 7 OH : 0,05 mol


Đặt công thức chung của hai este là RCOOR′ ⇒ neste = nNaOH = nmuối = nY = 0,15 mol
⇒ mZ = 12,5 + 0,15.40 – 7,6 = 10,9 g ⇒ M muèi = M R + 67 =

10,9
=72,67 ⇒ M R = 5,67
0,15

Như vậy trong hai muối có một muối là HCOONa
Hai este X, Y có thể là:
(I)

 HCOOC2 H 5

C x H y COOC3 H 7

HCOOC3 H 7

hoặc (II) 

Cx H y COOC2 H 5

x =1
- trường hợp (I) ⇒ 

y = 3

- trường hợp (II) ⇒ 12x + y = 8 ( loại)
Vậy A X : HCOOC2 H 5 : 59,2% → đán án A
Y : CH3COOC3 H 7 : 40,8%


* Chú ý: Thủy phân este đa chức
+

R(COOR’)n + nNaOH → R(COONa)n + nR’OH ,

nancol = n.nmuối

+

(RCOO)nR’ + nNaOH → nRCOONa + R’(OH)n ,

nmuối = n.nancol

+

R(COO)nR’ + nNaOH → R(COONa)n + R’(OH)n,

nancol = nmuối

Câu11: Cho 0,01 mol một este X của axit hữu cơ phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch
NaOH 0,2 M, sản phẩm tạo thành chỉ gồm một ancol Y và một muối Z với số mol bằng
nhau. Mặt khác, khi xà phòng hoá hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng một lượng vừa đủ là 60
ml dung dịch KOH 0,25 M, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch được 1,665
gam muối khan. Công thức của este X là:

19


A. C2H4(COO)2C4H8


B. C4H8(COO)2C2H4

C. C2H4(COOC4H9)2

D.C4H8(COO C2H5)2

Giải:
Ta có: nZ = nY ⇒ X chỉ chứa chức este
Sỗ nhóm chức este là:

n NaOH
= 0,1.0,2 = 2 ⇒ CT của X có dạng: R(COO)2R’
nX
0,01

Từ phản ứng thủy phân: naxit = nmuối = 1 nKOH = 1 .0,06.0,25 = 0,0075 mol
2

⇒ M muối = MR + 83.2 =
Meste =

1,29
0,0075

= 172

1,665 =
0,0075


2

222 ⇒ MR = 56 → R là: -C4H8-

R + 2.44 + R’ = 172 ⇒ R’ = 28 (-C2H4-)

Vậy X là: C4H8(COO)2C2H4 → đáp án B.
3. Câu hỏi và bài tập tự giải :
Câu 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và
CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu
cần dùng là
A. 400 ml.

B. 300 ml.

C. 150 ml.

D. 200 ml.

Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung
dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat

B. Etyl axetat

C. Etyl propionat

D. Propyl axetat

Câu 14: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai

chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7

B. CH3COOC2H5

C. HCOOC3H5

D. C2H5COOCH3

Câu 15: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho
H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. 3,28 gam.

B. 8,56 gam.

C. 8,2 gam.

D. 10,4 gam.

Câu 16: Cho 10,28g hỗn hợp hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu
được 8,48g muối của hai axit hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ancol . Mặt
khác đốt cháy hoàn toàn 20,56g hỗn hợp hai este này cần 1,26 mol oxi , thu được khí CO2
và 15,12g nước . CTCT của hai este là
20


A. HCOOC(CH3) = CH2 và CH3COOC(CH3) = CH2
B. HCOOCH2CH = CH2 và CH3COOCH2CH = CH2
C. CH3COOCH2CH = CH2 và C2H5COOCH2CH = CH2

D. CH3COOCH = CHCH3 và C2H5COOCH=CHCH3
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X chứa một loại nhóm chức có CTPT C8H14O4 . Khi thuỷ phân X
trong dung dịch NaOH thu được một muối và hỗn hợp hai ancol A, B . Phân tử ancol B có
số nguyên tử cacbon gấp đôi phân tử rượu A . Khi đun nóng với H2SO4 đặc ở điều kiện
thích hợp A cho một olefin và B cho 3 olefin đồng phân . CTCT thu gọn của X là
A. CH3OOCCH2CH2COOCH2CH3

B. C2H5OCO- COOCH2CH2CH2CH3

C. HOCOCH2CH2CH2CH2COOCH3

D. C2H5OCO - COOC(CH3)3

Câu 18: Thuỷ phân chất X có CTPT C8H14O5 thu được ancol etylic và chất hữu cơ Y .Cho
biết nX = nC2H5OH = 1/2nY . Y được điều chế trực tiếp từ glucozơ bằng phản ứng lên men ,
trùng ngưng Y thu được một loại polime.CTCT thu gọn của X là .
A. C2H5OCOCH(OH)CH2COOC2H5

B. CH2(OH)CH2COOCH2CH2COOC2H5

C. C2H5OCOCH- COOC2H5

D. CH3CH(OH)COOCH(CH3)COOC2H5

Câu 19:Cho 35,2 gam hỗn hợp gồm 2 este no đơn chức là đồng phân của nhau có tỉ khối
hơi đối với H2 bằng 44 tác dụng với 2 lit dung dịch NaOH 0,4 M, rồi cô cạn dung dịch vừa
thu được, ta được 44,6 gam chất rắn B. Công thức của 2 este là:
A.HCOOC2H5 và CH3COOCH3

B.C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5


C.HCOOC3H7 và CH3COOC2H5

D.HCOOC3H7 và CH3COOCH3

Câu 20:Este X có CTPT C7H12O4, khi cho 16 gam X tác dụng vừa đủ với 200 gam dung
dịch NaOH4% thì thu được một ancol Y và 17,82 gam hỗn hợp 2 muối.CTCT thu gọn của
X là công thức nào dưới đây?
A.HCOOCH2CH2CH2CH2OOCCH3

B.CH3COOCH2CH2CH2OOCCH3

C.C2H5COOCH2CH2CH2OOCH

D.CH3COOCH2CH2OOCC2H5

Câu 21: Cho 52,8g hỗn hợp gồm hai este no, đơn chức là đồng phân của nhau có tỉ khối
hơi so với H2 bằng 44, tác dụng với 2 lit dung dịch NaOH 0,6M ,rồi cô cạn dung dịch vừa
thu được còn lại 66,9g chất rắn B. Công thức phân tử của hai este là
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3

B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5

C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5

D. HCOOC3H7 và CH3COOCH3

Câu 22: Este X có công thức phân tử C7H12O4 , khi cho 51,9g X tác dụng với 300g dung
dịch NaOH 4% thì thu được một ancol hai chức Y và 26,7g hỗn hợp hai muối . Công thức
21



cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOO - (CH2)4- OOCCH3

B. CH3COO- (CH2)3-OOCCH3

C. C2H5COO- (CH2)3- OOCH

D. CH3COO-(CH2)2- OOCC2H5

Câu 23: Hợp chất hữu cơ X đơn chức chứa C,H,O . Đốt cháy hoàn toàn X thu được nCO2 =
nO2=1,5 nH2O . Biết X tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng gương . CTCT
thu gọn của X là
A. HCOOCH2CH3

B. HCOOCH= CH2

C. HCOOCH3

D. HCOOCH2CH=CH2

Câu 24: Thuỷ phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ A, B. Oxi hoá A
tạo ra sản phẩm là chất B . Chất X không thể là
A. etyl axetat

B. etilen glicol oxalat

C. vinyl axetat


D. isopropyl propionat

Câu 25: 10,4 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam
dung dịch natri hidroxit 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp bằng:
A. 22 %

B. 42,3 %

C. 57,7 %

D. 88 %

Câu 26: Khi thuỷ phân 0,1 mol este X của 1 ancol đa chức và 1 axit đơn chức cần dùng 100
ml dung dịch NaOH 3M . Mặt khác khi thuỷ phân 6,35g este đó cần 3g NaOH . X là
A. glixerol triaxetat

B. glixerol triacrylat

C. etylen glicol điacrylat

D. etylen glicol điaxetat

4. Câu hỏi và bài tập trong các đề thi ĐH:
Câu 27: ( ĐH KA – 2007) Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 28:(ĐH KA-2007) Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol
(glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16)

A. C15H31COOH và C17H35COOH.

B. C17H33COOH và C15H31COOH.

C. C17H31COOH và C17H33COOH.

D. C17H33COOH và C17H35COOH

Câu 29: (ĐH KA-2007) Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH
0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối
lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
22


A. 8,56 gam.

B. 3,28 gam.

C. 10,4 gam.

D. 8,2 gam.

Câu 30: (ĐH KB-2007) X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu
đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu
tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C =12, O = 16, Na = 23)
A. HCOOCH2CH2CH3.

B. HCOOCH(CH3)2.

C. C2H5COOCH3.


D. CH3COOC2H5

Câu 31: (ĐH KB-2008)Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol
NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam.

B. 18,24 gam.

C. 16,68 gam.

D. 18,38 gam.

Câu 32: (ĐH KA-2009) Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch
NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là
đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.

B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.

C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.

D. HCOOCH3 và HCOOC2H5

Câu 33:(ĐH KA-2009) Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và
CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn
hợp X với H2SO4 đặc ở 140 oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước.
Giá trị của m là
A. 4,05.


B. 8,10.

C. 18,00.

D. 16,20.

Câu 34: (ĐH KB-2009) Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng
vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở
đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào
bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai
hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH và CH3COOC2H5

B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.

C. HCOOH và HCOOC3H7.

D. HCOOH và HCOOC2H5.

Câu 35: (ĐH KB-2009) Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ
một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam
X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được
m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 26,25.

B. 27,75.

C. 24,25.

D. 29,75


Câu 36: (ĐH KA-2010) Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100
23


gam dung dịch NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit
cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là
A. C2H5COOH và C3H7COOH.

B. HCOOH và C2H5COOH.

C. HCOOH và CH3COOH.

D. CH3COOH và C2H5COOH

Câu 37:(ĐH KA-2010) Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số
liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các
thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch
KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của
m là
A. 8,88.

B. 10,56.

C. 6,66.

D. 7,20.

Câu 38: (ĐH KB-2011) Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH
(dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản

phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên

A. 5.

B. 2.

C. 6.

D. 4.

Câu 39:(ĐH KB-2012) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần
dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X
tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được
27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY < MZ). Các thể
tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 5.

B. 3 : 2.

C. 2 : 3.

D. 4 : 3.

Câu 40: ( THPT Quốc Gia 2015) Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một
lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 5,2.

B. 3,4.


C. 3,2.

D. 4,8.

IV. DẠNG 4: BÀI TOÁN VỀ ĐẶC ĐIỂM THUẬN NGHỊCH CỦA PHẢN ỨNG ESTE
24


HÓA
1. Một số lưu ý:
H2SO4, t0

RCOOH + R'-OH

RCOOR' + H2O

Đặc điểm của phản ứng este hoá là thuận nghịch nên có thể gắn với dạng bài toán:
Hiệu suất phản ứng este hoá:
H=

l- î ng este thu ®- î c theo thùc tÕ. 100%
l- î ng este thu ®- î c theo lÝthuyÕt

Hoặc: Tính lượng este tạo thành hoặc axit cacboxylic cần dùng, lượng ancol …
2. Câu hỏi và bài tập mẫu:
Mức độ biết:
Câu1: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm hữu cơ có tên
gọi là:
A. metyl axetat.


B. axyl etylat .

C. etyl axetat.

D. axetyl etylat.

Bài giải :
C2H5OH + CH3COOH

H+, to

C2H5OOCCH3 + H2O

→ đáp án C.
Mức độ hiểu:
Câu2: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu
được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2.

B. HCOO-CH=CH-CH3 .

C. CH3COO-CH= CH3.

D. CH2=CH-COO- CH3.

Bài giải :
CH3COO-CH= CH3 + H2O

H+, to


CH3COOH + CH3CHO

→ đáp án C.
Mức độ vận dụng:
Câu3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
25


×