Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Tác động của tiếp xúc đa thị trường lên cạnh tranh, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 139 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ NGỌC TUYỀN
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP XÚC ĐA THỊ TRƯỜNG
LÊN CẠNH TRANH, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


vi
.

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT..................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH.................................................................. x
DANH MỤC BẢNG, HÌNH......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................1
1.

Sự cần thiết của đề tài............................................................................................ 1


2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 4

3.

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 5

5.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5

6.

Đóng góp của đề tài............................................................................................... 6

7.

Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 6

8.

Kết cấu nghiên cứu................................................................................................ 8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ RỦI
RO TÍN DỤNG, CẠNH TRANH, TIẾP XÚC ĐA THỊ TRƯỜNG ĐẾN HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................. 9
2.1. Các khái niệm về rủi ro, rủi ro tín dụng, cạnh tranh và hiệu quả hoạt động........ 9
2.1.1.

Rủi ro và Rủi ro tín dụng...................................................................................9

2.1.2.

Cạnh tranh và tiếp xúc đa thị trường...............................................................10

2.1.2.1. Cạnh tranh..................................................................................................... 10
2.1.2.2. Tiếp xúc đa thị trường...................................................................................11
2.1.3.

Hiệu quả và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại................... 12

2.1.3.1. Hiệu quả........................................................................................................ 12
2.1.3.2. Hiệu quả hoạt động của các NHTM............................................................. 13
2.1.3.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại14
2.2. Các lý thuyết có liên quan đến cạnh tranh, rủi ro và hiệu quả hoạt động...........14
2.2.1.

Giả thuyết Cấu trúc- Thực hiện - Hiệu quả (SCP)..........................................14

2.2.1.1. Khái niệm...................................................................................................... 14
2.2.1.2. Tác động........................................................................................................ 15


vii
2.2.2.


Giả thuyết cuộc sống yên tĩnh (Quiet Life -QL).............................................16

2.2.2.1. Khái niệm...................................................................................................... 16
2.2.2.2. Tác động........................................................................................................ 16
2.2.3.

Giả thuyết nhượng bộ lẫn nhau....................................................................... 17

2.2.3.1. Khái niệm...................................................................................................... 17
2.2.3.2. Tác động........................................................................................................ 17
2.2.4.

Lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến rủi ro của các NHTM...................18

2.2.4.1. Khái niệm...................................................................................................... 18
2.2.4.2. Tác động........................................................................................................ 18
2.2.5.

Lý thuyết về đa dạng hóa................................................................................ 19

2.2.5.1. Khái niệm...................................................................................................... 19
2.2.5.2. Tác động........................................................................................................ 19
2.2.6.

Lý thuyết Lý thuyết quá lớn để sụp đổ “Too-big-to-fail”.............................. 20

2.2.6.1. Khái niệm...................................................................................................... 20
2.2.6.2. Tác động........................................................................................................ 21
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh, RRTD và hiệu quả hoạt động của NHTM22

2.3.1.

Nhân tố chủ quan.............................................................................................22

2.3.2.

Nhân tố khách quan......................................................................................... 26

2.4. Các nghiên cứu có liên quan về tác động của RRTD, TXĐTT đến HQHĐ của
các NHTM.................................................................................................................... 28
2.4.1.

Các nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng.................................................29

2.4.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mơ đến rủi ro tín dụng ngân hàng....29
2.4.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến rủi ro ngân hàng........... 30
2.4.1.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tập trung doanh thu đến rủi ro ngân hàng33
2.4.1.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn ngân hàng đến rủi ro ngân hàng.......34
2.4.2.

Các nghiên cứu về cạnh tranh và tiếp xúc đa thị trường................................ 35

2.4.3.

Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động, cạnh tranh và rủi ro......................... 40

2.5. Các phương pháp đo lường cạnh tranh, tiếp xúc đa thị trường, RRTD và HQHĐ56
2.5.1.

Phương pháp đo lường cạnh tranh.................................................................. 56


2.5.2.

Phương pháp đo lường tiếp xúc đa thị trường................................................ 58

2.5.3.

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng............................................................ 60

2.5.4.

Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động.................................................... 62


viii
2.6. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................. 69
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 70
3.1. Mơ hình đo lường TXĐTT, cạnh tranh, RRTD và HQHĐ của các NHTM.......70
3.1.1.

Nghiên cứu của Delis (2002).......................................................................... 70

3.1.2.

Mơ hình nghiên cứu của Coccorese và Pellecchia (2009)..............................71

3.1.3.

Nghiên cứu của Coccorese và Pellecchia (2013)............................................72


3.1.4.

Nghiên cứu của Degl’Innocenti và cộng sự (2014)........................................74

3.1.6.

Mơ hình của Bana Abuzayed và ctg (2018)....................................................77

3.2. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH1)........................78
3.2.1.

Mơ hình nghiên cứu đối với mục tiêu nghiên cứu 1.......................................78

3.2.1.1. Mơ hình nghiên cứu...................................................................................... 78
3.2.1.2. Xác định biến số trong nghiên cứu............................................................... 79
3.2.2.

Mơ hình nghiên cứu đối với mục tiêu nghiên cứu 2 (MH2).......................... 82

3.3.2.1. Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 82
3.2.1.1. Xác định các biến số trong nghiên cứu.........................................................82
3.2.3.

Mơ hình nghiên cứu đối với mục tiêu nghiên cứu 3 (MH3).......................... 86

3.2.2.1. Mơ hình nghiên cứu...................................................................................... 86
3.2.2.2. Xác định các biến số trong nghiên cứu.........................................................86
3.2.4.


So sánh với các mơ hình nghiên cứu trước.....................................................92

3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 93
3.3.1.

Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 93

3.3.2.

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu......................................................... 93

3.3.3.

Xử lý dữ liệu nghiên cứu.................................................................................93

3.3.4.

Phương pháp ước lượng hồi quy.....................................................................93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................. 96
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 97
4.1 Kết quả thống kê mô tả........................................................................................ 97
4.2 Kết quả đo lường TXĐTT tác động đến cạnh tranh (MH1)............................. 106
4.2.1.

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến.....................................................................106

4.2.2.

Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy MH1....................................................107



ix
4.3 Kết quả đo lường TXĐTT tác động đến RRTD (MH2)................................... 110
4.3.1.

Kiểm tra đa cộng tuyến mơ hình................................................................... 110

4.3.2.

Kết quả ước lượng mơ hình MH2................................................................. 110

4.4 Kết quả đo lường tác động TXĐTT đến HQHĐ (MH3).................................. 113
4.4.1.

Kết quả phân tích tương quan và kiểm tra đa cộng tuyến............................ 113

4.4.2.

Kết quả ước lượng mơ hình MH3................................................................. 114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 118
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ........................................... 119
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 119
5.2. Một số hàm ý chính sách................................................................................... 121
5.2.1.

Đối với nhà quản trị ngân hàng.....................................................................121

5.2.2.


Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng................................... 127

5.3. Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................... 129
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5......................................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
TỪ VIẾT TẮT
HQHĐ

CỤM TỪ TIẾNG VIỆT
Hiệu quả hoạt động

RRTD

Rủi ro tín dụng

MH

Mơ hình

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTM VN

Ngân hàng thương mại Việt Nam

TXĐTT

Tiếp xúc đa thị trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
CHỮ VIẾT
TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ
BẰNG TIẾNG VIỆT

TÊN ĐẦY ĐỦ
BẰNG TIẾNG ANH

CAR

Hệ số an toàn vốn

Capital adequacy ratio

CDO

Nợ thế chấp

Colateralized Debt Obligation


GCC

Các Tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất
Phương pháp ước lượng
moment tổng quát
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Giả thuyết cuộc sống yên tĩnh

Gulf Cooperation Council

GMM
OECD
QL
NEIO

General Method of Moments
Organization for Economic Cooperation and Development
Quiet Life

NIM

Tổ chức công nghiệp thực The New Empirical Industrial
nghiệm mới
Organisation
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Net interest margin

SCP


Mơ hình cấu trúc truyền thống

Structure – ConductPerformance


xi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về liên quan giữa cạnh tranh, rủi ro và HQHĐ. 46
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt tính tốn các biến số nghiên cứu tại mơ hình MH1........... 75
Bảng 3.2: Bảng tóm tắt tính tốn các biến số nghiên cứu tại mơ hình MH2........... 78
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt tính tốn các biến số nghiên cứu tại mơ hình MH3........... 81
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu...................................... 87
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến MH1...................................................... 96
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy của mơ hình MH1.......................................................... 96
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến MH2...................................................... 99
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy của mơ hình MH2.......................................................... 99
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến mô hình MH3-A (sử dụng MMC1)....102
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự đa cộng tuyến mơ hình MH3-A (sử dụng MMC2) 102
Bảng 4.8: Kết quả hồi qui mơ hình MH3-A (sử dụng MMC1)..............................103
Bảng 4.9: Kết quả hồi qui mơ hình MH3-A (sử dụng MMC2)..............................103
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu của MH3........................................ 104

Hình 4.1: RAROA của các NHTMVN...................................................................... 88
Hình 4.2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng cho vay của các NHTMVN.......................................... 89


1


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sự gia tăng của tồn cầu hóa cùng với nhu cầu về vốn ngày càng tăng thúc đẩy
sự cạnh tranh của ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt. Do đó đã khiến hầu hết các
ngân hàng phải nỗ lực để tăng lợi nhuận, điều này đã tạo thêm bất ổn tài chính trong
hoạt động kinh tế tồn cầu, đồng nghĩa với các ngân hàng phải đối phó với các điều
kiện vất vả trong nỗ lực tăng lợi nhuận, mở rộng mạng lưới và cơ sở khách hàng của
họ để tồn tại, và đây cũng là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu bởi vì tầm quan trọng và tính thời sự của lĩnh vực nghiên cứu này.
Thứ nhất, tác động của cạnh tranh ngân hàng đối với rủi ro về tài chính ln
là vấn đề tranh luận cả về mặt học thuật và chính sách, đặc biệt là vấn đề rủi ro tín
dụng. Bởi lẽ, RRTD ln có khả năng xảy ra, nó có tác động tiêu cực khơng chỉ trực
tiếp lên chính ngân hàng đó mà cịn ảnh hưởng lây lan nhanh chóng lên cả thị trường
vốn và thị trường tiền tệ (Nhung và ctg, 2017). Nghiêm trọng hơn, nếu một ngân
hàng sụp đổ sẽ dẫn đến tác động dây chuyền làm cho hệ thống ngân hàng sụp đổ, gây
bất ổn đến quốc gia, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Sự quan tâm về các vấn đề RRTD ngày càng tăng sau khi khủng hoảng tài chính
tồn cầu với phạm vi lan tỏa nhanh chóng cùng với những tổn thất lớn. Ước tính tổn
thất ở Trung Quốc năm 1999 tương đương 47.4% GDP, hay tổn thất của khủng
hoảng tài chính ở Indonesia năm 1997 tương đương 50-55% GDP1. Và sự phá sản
năm 2008 của Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư thành lập năm 1844 - là một
trong năm định chế tài chính cho vay lớn nhất nước Mỹ. Tất cả những diễn biến này
xuất phát từ một cơng cụ tài chính phái sinh với tên gọi CDO (Colateralized Debt
Obligation) - nợ thế chấp. Từ cơng cụ này, "bong bóng" bất động sản và các khoản
vay dưới chuẩn đã bùng nổ, không thể kiểm sốt chỉ trong bốn năm, từ 2002 - 2006.
Đây có thể xem là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu “đắt đỏ” với 10.000 tỷ USD bị
cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo là cái

1


Chương 7 “Các thị trường tài chính mới nổi “, Giáo trình Giảng dạy kinh tế Fulbright


2
giá phải trả cho cuộc khủng hoảng 20082. Qua thực tế cho thấy, việc kiểm soát và
ngăn ngừa rủi ro nhất là RRTD chính là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển
bền vững của các NHTM.
Thứ hai, việc đẩy mạnh mở rộng hợp tác kinh tế, hội nhập với thế giới đã tạo ra
nhiều cơ hội nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức, và HQHĐ trở thành một tiêu chí
quan trọng để đánh giá sự phát triển nền tài chính của Việt Nam trong điều kiện hiện
nay. Việc duy trì HQHĐ của ngân hàng đóng một vai trị quan trọng trong việc duy
trì sự ổn định của tồn bộ hệ thống tài chính và điều đó đã thu hút nhiều nghiên cứu
về vấn đề này cũng như nghiên cứu các yếu tố gây ra hiện tượng này. (Beaver và
ctg.,, 2012; Cumming và ctg.,, 2012; Gao và Zhang, 2015; Buchner và ctg.,, 2016;
Hui và ctg.,, 2016). Theo lý thuyết cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh góp phần làm giảm
lợi nhuận thị trường trong dài hạn (Berger và ctg.,, 2000; Goddard và ctg.,, 2011).
Nói cách khác, cạnh tranh có thể làm giảm tất cả lợi nhuận quá mức bằng cách thu
hút những ngân hàng mới tham gia bằng cách cải thiện hoặc rời khỏi thị trường ngân
hàng. Do đó, cạnh tranh có thể trực tiếp làm giảm HQHĐ. Tuy nhiên, các nghiên cứu
kế toán đã cho thấy việc duy trì HQHĐ là kết quả của quản lý thu nhập (Pope và
Wang, 2005; Chen, 2010; Dechow và ctg.,, 2010; Skinner và Soltes, 2011; Healy và
ctg.,, 2014). Một số nghiên cứu đã cố gắng dung hòa sự khác biệt giữa các lý thuyết
nhằm giải thích động lực chính của duy trì HQHĐ của các ngân hàng. Cụ thể, như
một cơ chế quản lý có hiệu quả, cạnh tranh có thể làm giảm chi phí quản lý thơng qua
đánh giá sai việc tăng chi phí (Graham và ctg.,, 2005; Dechow, Ge và Schrand, 2010;
Buchner, Mohamed và Schwienbacher, 2016; Jiang và ctg.,, 2016; Burks và ctg.,,
2018). Do đó, HQHĐ là kết quả của việc quản lý thu nhập giảm do cạnh tranh gia
tăng.
Thứ ba, có thể nói có nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến rủi
ro ngân hàng, chẳng hạn: Williams (2016) và Lee và Hsieh (2013) nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng ở phạm vi Châu Á (trong mẫu nghiên
cứu không có Việt Nam); Williams (2016) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến biến
động thu nhập của các ngân hàng Indonesia; Haq và Heaney (2012) nghiên cứu các
2

/>

3
yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng cho các nước trong khu vực Châu Âu
(Degl’Innocenti (2014), Hauswald và Marquez (2006), Boyd và De Nicolo (2005),
Martinez-Miera và Repullo (2010) và Hakenes và Schnabel (2011)). Nghiên cứu của
Claessens và Laeven (2003) cho thấy tác động tích cực của TXĐTT đối với việc
nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, đổi mới và cạnh tranh quốc tế. Chính vì
những tác động tích cực của TXĐTT đã thuyết phục chính phủ của nhiều nước phát
triển và đang phát triển đưa ra những cải cách trong lĩnh vực tài chính nhằm thúc đẩy
cạnh tranh nhiều hơn.
Hiện nay, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro và RRTD của các
NHTM tại Việt Nam khơng ít, tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào khía
cạnh ảnh hưởng của RRTD đến HQHĐ hoặc thu nhập ngoài lãi của ngân hàng (Cành
và Vinh, 2015; Hoàng và Huân, 2016), hoặc một số đề tài nghiên cứu về cạnh tranh
như các nghiên cứu của Trung (2010), Vinh (2015), Vinh và Tiên (2017). Gần đây có
nghiên cứu của Tuyền (2018) nghiên cứu về tác động của cạnh tranh tới sự ổn định
tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Có thể thấy hiện nay tại Việt Nam,
chưa có nhiều nghiên cứu về cạnh tranh đặc biệt là TXĐTT đến cạnh tranh, RRTD
của NHTM Việt Nam được thực hiện.
Còn các nghiên cứu về HQHĐ ngân hàng cũng đã được thực hiện, tuy nhiên các
nghiên cứu này chỉ tập trung vào khía cạnh ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến
cạnh tranh hoặc hiệu quả hoạt động của ngân hàng, không phải nghiên cứu về tiếp
xúc đa thị trường, cụ thể là các nghiên cứu của Vinh (2015), Vinh và Mai (2015),
Hậu và Quỳnh (2016), Hiền và Hạt (2016), Hoàng và Huân (2016), Hoa và Oanh

(2018).
Bối cảnh nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về cạnh tranh, RRTD và HQHĐ
đã đặt ra hai vấn đề cần xem xét:
+ Một là, kết quả nghiên cứu chưa đồng nhất sẽ nảy sinh nhiều tranh luận khác
nhau, và tồn tại những hạn chế hay khoảng trống nghiên cứu mà các tác giả trước
chưa xem xét tới.
+ Hai là, ở trong nước các nghiên cứu về TXĐTT chưa nhiều, cụ thể là các
nghiên cứu TXĐTT đến cạnh tranh, RRTD và HQHĐ nên chưa thể hình thành được
cơ sở tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách để có định hướng xây dựng phát


4
triển ngành ngân hàng trong nước phát triển ổn định và bền vững theo thực tế hiện
nay là các ngân hàng cùng cạnh tranh với nhau trong cùng một địa bàn.
Do đó, việc nghiên cứu tác động của TXĐTT lên cạnh tranh, RRTD và HQHĐ
của các NHTM cùng các yếu tố có liên quan tác động đến HQHĐ của ngân hàng là
vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết với các NHTMVN trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là: Nghiên cứu tác động của TXĐTT lên cạnh
tranh, RRTD và HQHĐ của các NHTM Việt Nam.
Trong đó, các mục tiêu cụ thể của luận án là như sau:
Thứ nhất, luận án đo lường mức độ tác động của TXĐTT đến cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam.
Thứ hai, luận án đo lường mức độ tác động của TXĐTT đến RRTD của các
NHTM Việt Nam.
Thứ ba, đo lường tác động TXĐTT đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch
định chính sách trong việc nâng cao HQHĐ của các NHTM, tạo sự ổn định cho hoạt
động của các ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng hiện
nay của các NHTM VN.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ những mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời
các câu hỏi sau:
Thứ nhất: Mức độ tác động và chiều hướng tác động của TXĐTT đến cạnh tranh
của các NHTM như thế nào?
Thứ hai: Mức độ tác động và chiều hướng tác động của TXĐTT và các yếu tố
liên quan tác động đến RRTD của các NHTM ra sao?
Thứ ba: Yếu tố TXĐTT và các yếu tố nào có tác động đến HQHĐ của các NHTM
Việt Nam? Chiều hướng và mức độ tác động của TXĐTT và các yếu tố liên quan tác
động đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam như thế nào?
Thứ tư: Các giải pháp nhằm góp phần nâng cao sự ổn định cho hoạt động của các
NHTM trong bối cảnh TXĐTT, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng hiện nay của
các NHTM VN?


5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tác động của TXĐTT lên cạnh tranh, RRTD, HQHĐ cùng một số
các yếu tố kiểm soát khác như Qui mô ngân hàng (SIZE), Vốn CSH/Tổng Tài sản
(CAP), Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA), Tổng tiền gửi/tổng tài sản (DEPOTA);
Thu nhập ngồi lãi/tổng thu nhập (DIV), Tổng chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OETA)
đến HQHĐ của các NHTM VN.
Phạm vi nghiên cứu:
Gồm các NHTM trong giai đoạn 2008-2017 tại Việt Nam. Nghiên cứu loại trừ
các ngân hàng có cơ chế riêng, đặc thù như ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam,
ngân hàng hợp tác xã, các quỹ tín dụng, các ngân hàng có 100% vốn nước ngồi và
các ngân hàng liên doanh.
Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập thông qua các BCTC và báo cáo thường

niên của các NHTM, World Bank (dữ liệu vĩ mô) và đối chiếu với Thomson Reuters
để kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Luận án này sử dụng phương pháp ước lượng GMM đối với cả 3 mục tiêu
nghiên cứu, việc sử dụng ước lượng GMM được coi là ước lượng ưu việt để xử lý
hiện tượng tự tương quan của các biến.
Từ việc tổng hợp cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa các yếu tố cạnh tranh, rủi ro
và HQHĐ ngân hàng nghiên cứu tiến hành phân tích các số liệu thống kê của các
NHTMVN về RRTD, mức cạnh tranh, HQHĐ của các ngân hàng. Việc sử dụng phân
tích này cho phép phát hiện và nhận dạng các tác động của RRTD, cạnh tranh đặc
biệt là TXĐTT tác động đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu thực nghiệm thực hiện các phân tích thống kê mơ tả, đánh giá và
phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình với ứng dụng Stata
12.0 để xử lý số liệu.


6
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu về tác động của TXĐTT lên cạnh tranh, RRTD và HQHĐ của các
NHTMVN trong bối cảnh các NHTMVN cùng hoạt động trên cùng một địa bàn (tiếp
xúc đa thị trường) rất có giá trị về mặt lý thuyết và thực tiễn. Cụ thể luận án đã đạt
được những kết quả và có những đóng góp mới như sau:
Về mặt khoa học, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ về
TXĐTT trong lĩnh vực ngân hàng mà hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề này, ít nhất là tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng cho
các nghiên cứu sau này không những ở phần cập nhật cơ sở lý thuyết mà còn có thể
so sánh kết quả thu được. Bên cạnh đó, đây là một nghiên cứu với mục đích kiểm
nghiệm lại các kết quả nghiên cứu trước đây, đồng thời từ những tồn tại mà mở ra
các hướng tiếp theo cho các nghiên cứu sau này. Theo khảo sát của NCS, rất ít các

nghiên cứu về TXĐTT ở các nước đang phát triển, chỉ có nghiên cứu của Coccorese
và Pechellia, (2009, 2013) và Degl’Innocenti và cộng sự (2014) là nghiên cứu ở các
nước phát triển.
Về khía cạnh thực tiễn, đây sẽ là cơ sở tham khảo nghiêm túc hỗ trợ các nhà
quản lý các NHTM đưa ra những quyết định linh động, hợp lý theo tình hình biến
động của thị trường trong quá trình cạnh tranh gay gắt hiện nay. Hơn nữa, TXĐTT là
khía cạnh mới của cạnh tranh, giúp bổ sung thêm hiểu biết về việc các ngân hàng có
nhiều chi nhánh và có tiếp xúc với nhau thì cạnh tranh trong ngân hàng tăng hay
giảm, hiệu quả và rủi ro tín dụng tăng hay giảm, đặc biệt là trong thời buổi hội nhập.
Hoạt động của ngân hàng bao trùm lên toàn bộ tất cả các hoạt động kinh tế xã hội
gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, vì vậy ngân hàng là cơng cụ điều
tiết hữu hiệu cho nền kinh tế cũng như một số lĩnh vực phi kinh tế ngân hàng, góp
phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM của các cấp quản lý. Do
đó, các kết quả của nghiên cứu này cũng sẽ gợi ý các chính sách về vấn đề nổi bật
hiện nay là TXĐTT tại các NHTM VN.
7. Quy trình nghiên cứu


7
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP XÚC ĐA THỊ TRƯỜNG LÊN CẠNH TRANH, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Mục tiêu 1: Đo lường mức độ tác động của TXĐTT đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của TXĐTT đến RRTD của các NHTM Việt Nam
Mục tiêu 3: Đo lường tác động TXĐTT đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao HQHĐ của NHTM

-

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giả thuyết cấu trúc-thực hiện-hiệu quả (SCP); Giả thuyết cuộc sống yên tĩnh (QL); Lý thuyết về đa dạng hóa; Lý thuyết quá lớn để

sụp đổ; Giả thuyết “nhượng bộ lẫn nhau” (mutual forbearance); Lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến rủi ro của các NHTM
Các khái niệm (tiếp xúc đa thị trường, cạnh tranh, rủi ro tín dụng, hiệu quả hoạt động)
Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến TXĐTT, cạnh tranh, và RRTD tác động đến HQHĐ

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
-

Tổng hợp các nghiên cứu và cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa TXĐTT, cạnh tranh, RRTD và các yếu tố liên quan tác
động đến HQHĐ của các NHTM
Phân tích các số liệu thống kê về TXĐTT, cạnh tranh, RRTD, HQHĐ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017.
Khoảng trống trong nghiên cứu về tác động của TXĐTT, cạnh tranh, RRTD và các yếu tố liên quan tác động đến HQHĐ
của các NHTM

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
-

Đề suất mơ hình nghiên cứu
Thu thập dữ liệu, bổ sung và hoàn chỉnh dữ liệu với phần mềm xử lý số liệu Stata 12.0
Sử dụng mơ hình hồi quy GMM với dữ liệu bảng không cân bằng
Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sơ đồ: Quy trình thực hiện nghiên cứu của
luận án

Kết luận và các khuyến nghị

Nguồn: Tác giả tổng hợp


8

8. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 5
chương:
Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các lý thuyết liên quan đến TXĐTT, cạnh tranh,
RRTD và các yếu tố vi mô thuộc nội tại ngân hàng. Nội dung
chương nêu lên tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
trước tập trung vào TXĐTT, cạnh tranh, RRTD và HQHĐ của các
NHTM. Trong chương này cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng
đến RRTD, cạnh tranh và HQHĐ của các NHTM.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các giả thuyết
và phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận án, mô tả cách xác
định và đo lường TXĐTT, cạnh tranh, RRTD và HQHĐ cùng các
yếu tố liên quan. Trong chương này, tác giả cũng trình bày chi tiết
mơ hình nghiên cứu và giải thích các biến trong mơ hình và dữ liệu
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này đưa ra các kết quả
nghiên cứu đồng thời đưa ra các nhận xét trong q trình phân tích.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra
từ q trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các
đối tượng liên quan dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng
nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG, CẠNH TRANH,

TIẾP XÚC ĐA THỊ TRƯỜNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Mục tiêu chính của chương nhằm trình bày các khái niệm về rủi ro và
RRTD, cạnh tranh và TXĐTT, HQHĐ; Các lý thuyết nền như giả thuyết quyền
lực thị trường, cấu trúc thực hiện- hiệu quả (SCP), giải thuyết nhượng bộ lẫn
nhau làm cơ sở để biện luận chiều hướng tác động của RRTD, TXĐTT và các
yếu tố liên quan tác động đến HQHĐ của các NHTM. Trong chương này cũng
trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ và lược khảo các nghiên cứu trước
có liên quan, đây cũng là cơ sở để đưa ra khoảng trống nghiên cứu của đề tài.
2.1. Các khái niệm về rủi ro, rủi ro tín dụng, cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động
2.1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng
Theo Kiều (2012) thì rủi ro là một sự khơng chắc chắn (uncertainty) hay
một tình trạng bất ổn. Đặc điểm cơ bản của một ngân hàng là theo đuổi những
lợi ích có thể chấp nhận được và rủi ro đo được.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì các tiêu chuẩn kiểm sốt
rủi ro của Basel được áp dụng cho bất kỳ ngân hàng nào hoạt động trên phạm vi
quốc tế, bằng cách tăng cường quản lý rủi ro trong ba lĩnh vực rủi ro chính:
RRTD, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Mục tiêu chính của khn khổ này
là củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế sau một loạt sự suy giảm trong hoạt
động tài chính và khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng của các ngân hàng lớn
giữa những năm 1970 và 1980. Cho đến nay sau Basel I (1988), Basel II và III
đã được ban hành và áp dụng trong nhiều nước phát triển. Theo quy định trong
Basel II, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital
Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1 và 8% đối với vốn
cấp 2.
RRTD xảy ra khi khách hàng khơng thể hồn trả khoản vay của họ. Theo
Ủy ban Basel (2004) thì RRTD là các sự kiện bất ngờ dẫn đến tổn thất về giá trị
tài sản, khấu trừ lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng hoặc tạo ra các khoản chi



10
phí bổ sung để hồn thành một giao dịch cụ thể. RRTD xảy ra khi các bên
không thể trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn được ghi trong hợp đồng.
Nếu tổn thất là hậu quả của hệ điều hành nội bộ kém hiệu quả hoặc lỗi,
chúng sẽ được gọi là rủi ro hoạt động. Mặt khác, rủi ro thị trường được tạo ra từ
các yếu tố bên ngoài làm giảm giá trị tài sản của ngân hàng và tạo ra thiệt hại
(Hull, 2010).
Theo Koch và MacDonald (2014) thì "Bất cứ khi nào ngân hàng có được
thu nhập từ tài sản, thì giả định rủi ro mà người mượn sẽ vỡ nợ, nghĩa là không
trả nợ gốc và lãi một cách kịp thời".
Theo Murphy (2008) RRTD không chỉ giới hạn trong các sản phẩm cho
vay mà cịn có trong các sản phẩm tín dụng khác, như thư tín dụng và bảo lãnh,
nếu khách hàng đó khơng thực hiện những gì mà họ cam kết trong hợp đồng
kinh doanh, dịch vụ đầu tư hoặc tài sản tài chính mà ngân hàng cho mượn như
đất đai, tài sản và thiết bị.
Như vậy, trong nghiên cứu này, RRTD được hiểu là các khoản lỗ có thể
xảy ra với các ngân hàng đến từ những người vay không trả được nợ. Trong
những năm gần đây, các NHTM của Việt Nam đã thực hiện nhiều khảo sát thực
tế đối với các khách hàng đi vay để tăng cường quản lý RRTD nhằm ngăn ngừa
rủi ro này trong tình hình có rất nhiều sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng khác
nhau cùng hoạt động trong một khu vực. Do đó, luận án này nghiên cứu tác
động của TXĐTT đến RRTD và HQHĐ của các NHTMVN trong mối quan hệ
với các yếu tố nội tại của các ngân hàng.
2.1.2. Cạnh tranh và tiếp xúc đa thị trường
2.1.2.1. Cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều
lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao. Có
nhiều định nghĩa về cạnh tranh, trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự
ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm

giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng
hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy
ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt,
người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được


11
hàng rẻ hơn; giữa người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất
và tiêu thụ.
Theo Porter (1980) thì cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của
cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận
trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình
qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả
giá cả có thể giảm đi.
Theo Mác: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa (TBCN) là sự ganh đua, sự đấu
tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu
sâu về nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa,
Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi
nhuận bình quân giữa các ngành.
Như vậy, cạnh tranh là việc giành lấy thị phần của các ngân hàng nhằm
bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ, cũng như chi phối được thị trường nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
2.1.2.2. Tiếp xúc đa thị trường
TXĐTT xảy ra khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau
tại cùng một thời điểm và trong các thị trường khác nhau (sản phẩm hoặc địa
điểm). Khi các doanh nghiệp này tiếp xúc nhiều lần và ở nhiều nơi, cuộc
TXĐTT này có thể dẫn tới một hiện tượng đặc biệt gọi là "nhượng bộ lẫn nhau".
Các doanh nghiệp phải đối mặt với TXĐTT khi họ cạnh tranh với nhau cùng
một lúc ở một số thị trường khác nhau. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng là

Edwards (1955), ý tưởng là khi một nhóm lớn cạnh tranh với nhau, họ có khả
năng gặp nhau ở một số thị trường đáng kể và việc tiếp xúc nhiều lần có thể
làm giảm cạnh tranh của họ.
Nghiên cứu của Bernheim và Whinston (1990) đã chứng minh rằng
TXĐTT khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các thỏa thuận ngầm với
nhau, mặt khác bản thân các doanh nghiệp cũng cải thiện tình hình hoạt động
của mình để duy trì kết quả chung. Một trong những kết quả nghiên cứu là các
liên hệ đa thị trường có sự gia tăng giữa các doanh nghiệp nếu có sự bất cân
xứng giữa các thị trường mà các doanh nghiệp này tương tác với nhau. Tuy


12
nhiên, Spagnolo (1999) cho thấy các liên kết đa thị trường ln có thể tạo điều
kiện cho sự thơng đồng, bất kể có hay khơng sự bất cân xứng giữa các thị
trường. Kết quả này phụ thuộc vào sự không hoàn hảo của thị trường khiến cho
mục tiêu các các công ty không đạt được.
Matsushima (2001) cung cấp một hỗ trợ lý thuyết khác cho khả năng thông
đồng ngầm giữa các cơng ty khi có TXĐTT, mở rộng phân tích đến trường hợp
mà người chơi khơng thể theo dõi hồn hảo các hành động của đối thủ của họ.
Trước thông tin khơng hồn hảo, Thomas và Willig (2006) chứng minh rằng
TXĐTT cũng tạo điều kiện cho sự thông đồng, nhưng nó có thể dẫn đến mức
chi trả thấp hơn.
Ngồi ra cịn có một số đóng góp về mặt lý thuyết ủng hộ giả thuyết rằng
TXĐTT làm tăng sự cạnh tranh. Trong khi thảo luận về các ngân hàng,
Solomon (1970) khẳng định rằng sự kết nối giữa các thị trường có thể tăng
cường tương tác cạnh tranh nếu sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay
gắt ở các thị trường địa phương riêng lẻ trong một khu vực nhất định. Mester
(1992) sử dụng mơ hình báo hiệu đồng thời để chỉ ra rằng trong TXĐTT hữu
hạn có thể có tác động cạnh tranh ủng hộ nếu số lượng là biến số chiến lược.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cố gắng phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa

TXĐTT và cạnh tranh. Tuy nhiên, kết quả của họ không cung cấp bằng chứng
rõ ràng ủng hộ giả thuyết chống cạnh tranh hoặc ủng hộ cạnh tranh.
Như vậy, trong luận án này TXĐTT được hiểu là số ngân hàng trung bình
mà một ngân hàng gặp ở một thị trường (Coccorese và Pellecchia, 2009).
2.1.3. Hiệu quả và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
2.1.3.1. Hiệu quả
Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả. Theo Hollingsworth và Parkin
(1998) đã định nghĩa hiệu quả là việc phân bổ các nguồn tài ngun có hạn để
tối đa hóa mục đích. Theo Førsund và Hjalmarsson (1974) thì cho rằng hiệu quả
là thước đo dùng để so sánh hiệu suất tốt nhất hoặc hiệu suất kỳ vọng với hiệu
suất thực tế.
Theo Afonso và Aubyn (2009), hiệu quả về cơ bản là sự so sánh giữa đầu
vào được sử dụng trong một số hoạt động và kết quả được tạo ra.


13
Theo Berger và Humphrey (1997) thì việc đo lường hiệu quả là hết sức
quan trọng, bởi vì thơng tin thu được từ kết quả đo lường hiệu quả có thể được
sử dụng để: (i) xem xét tính đúng đắn của chính sách chính phủ bằng cách đánh
giá tác động của việc thay đổi các quy định, hoạt động sáp nhập hoặc cấu trúc
thị trường đến hiệu quả; (ii) giải quyết các vấn đề nghiên cứu, xếp hạng các
công ty trong cùng một ngành; hoặc (iii) cải thiện năng lực quản lý nhằm đạt
được mức hiệu quả cao nhất.
Theo Fried và ctg., (2008) cho thấy có hai động lực chính khi đo lường hiệu
quả là: (i) để khám phá các giả thuyết liên quan đến sự khác biệt giữa các mức
độ hiệu quả; và (ii) để cung cấp các chỉ số đánh giá các đơn vị sản xuất khơng
chỉ ở khía cạnh tài chính mà cịn về sản xuất.
Theo Coelli và ctg., (2005) thì một đơn vị kinh tế hoạt động hiệu quả hơn
so với một đơn vị kinh tế khác nếu nó có thể cung cấp sản phẩm nhiều hơn mà
không cần sử dụng nhiều nguồn lực hơn đơn vị khác.

Như vậy, hiệu quả biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được
và tồn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này
càng lớn thì hiệu quả càng cao. Hiệu quả trong kinh tế được xem xét là mức độ
thành công mà các đơn vị sản xuất hay ngân hàng đạt được trong việc phân bổ
các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản lượng đầu ra, phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định.
2.1.3.2. Hiệu quả hoạt động của các NHTM
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng
và phổ biến trong phân tích tài chính vì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
liên quan đến lợi ích của các cổ đông, nhà quản lý, chủ nợ và các đối tượng
khác có quyền lợi gắn với doanh nghiệp. Tùy thuộc các mục tiêu nghiên cứu
khác nhau mà HQHĐ sẽ được xem xét dưới những khía cạnh khác nhau.
Theo Berger và Mester (1997) thì HQHĐ của các NHTM thể hiện ở mối
quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực hay chính là khả năng
biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh
doanh. Một doanh nghiệp hoặc ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả nếu
nó đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu
tố đầu vào cho trước.


14
Như vậy, HQHĐ của ngân hàng là sự phản ánh việc các ngân hàng sử
dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, thể hiện mối tương quan giữa đầu ra
và đầu vào để đạt được hiệu quả đặt ra, đồng thời giảm thiểu chi phí để tăng
khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
2.1.3.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để đo lường HQHĐ của doanh
nghiệp. Nghiên cứu của Hult và ctg., (2008) cho thấy có ba tiêu chí đo lường
hiệu quả hoạt động được sử dụng là hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh

hoặc hiệu quả tổng hợp.
Hiệu quả tài chính trong ngân hàng bao gồm: tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE),
chỉ số lợi nhuận điều chỉnh rủi ro RAROA và RAROE. Ngoài các chỉ tiêu trên,
HQHĐ của ngân hàng còn được thể hiện qua các chỉ tiêu Tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi cận biên (NIM). Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngồi
lãi (chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ) và các chi phí ngồi lãi mà NH
phải chịu (tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí cho các hoạt
động phi tín dụng …).
Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thị phần, tần suất giới thiệu sản
phẩm mới và sáng chế, chất lượng hàng hoá - dịch vụ, năng suất lao động, mức
độ hài lịng và duy trì lực lượng lao động.
Hiệu quả tổng hợp thường bao gồm uy tín, khả năng tồn tại, mức độ đạt
được mục tiêu so sánh với đối thủ cạnh tranh.
2.2. Các lý thuyết có liên quan đến cạnh tranh, rủi ro và hiệu quả hoạt
động
2.2.1. Giả thuyết Cấu trúc- Thực hiện - Hiệu quả (SCP)
2.2.1.1. Khái niệm
Giả thuyết về quyền lực thị trường truyền thống khẳng định rằng thị
phần của ngân hàng tăng lên là một biểu hiện cho quyền lực trên thị trường. Thị
phần cao hơn và thị trường tập trung cao (ít đối thủ cạnh tranh) tạo điều kiện
cho các ngân hàng định giá các sản phẩm và dịch vụ của họ cao hơn, trong khi


15
đặt ra lãi suất gửi tiền thấp hơn. Việc gia tăng giá trên mức giá mang tính cạnh
tranh sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng.
2.2.1.2. Tác động
Giả thuyết SCP giả định rằng cấu trúc thị trường tác động đến việc điều
chỉnh hành vi của các ngân hàng theo hướng có lợi. Theo đó, nếu thị trường tập

trung q mức thì điều kiện cạnh tranh khơng hồn hảo sẽ cho phép một số
ngân hàng có thể thơng đồng với nhau để tăng cường sức mạnh trên thị trường.
Các ngân hàng này có thể kiếm được lợi nhuận độc quyền từ việc áp đặt
lãi suất huy động thấp hơn và lãi suất cho vay cao hơn (Gilbert, 1984; Berger và
Hannan, 1998).
Đối với những thị trường có mức cạnh tranh cao hơn, có rất ít sự lựa
chọn có sẵn cho các ngân hàng trong khi những ràng buộc lại có rất nhiều. Các
ngân hàng này có thể tạo ra phúc lợi xã hội tối đa và lâu dài (do ấn định mức
giá thấp, chất lượng cải thiện để cạnh tranh) nhưng lợi nhuận mà họ kiếm được
chỉ có thể trang trải chi phí vốn. Mặt khác, các ngân hàng hoạt động trong một
môi trường cạnh tranh thấp hơn sẽ có nhiều lựa chọn hơn và các ngân hàng
cũng ít đối mặt với những ràng buộc hơn.
Lý thuyết SCP rất quan trọng trong bối cảnh các nước đang phát triển, cụ
thể là các nước Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo Khan và ctg., (2018)
thì Hiệp hội các quốc gia Châu Á (ASEAN) cho thấy những thay đổi cấu trúc
đang diễn ra trong ngành ngân hàng. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 19971998 và khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009, các chính sách được đưa ra
bao gồm các biện pháp M&A, hội nhập tài chính quốc tế, tư nhân hóa, bãi bỏ
quy định và cải cách tài chính được thực hiện bởi các cơ quan quản lý để đảm
bảo sự ổn định của lĩnh vực ngân hàng được khẳng định qua các nghiên cứu của
Yokoi-Arai và Kawana (2007), Oliver và ctg., (2006), Khan và ctg., (2016).
Theo Khan, Ahmad và Chan (2018) thì các biện pháp có chủ ý như vậy đã đưa
ngành ngân hàng ASEAN vào một cấu trúc thị trường tập trung hơn. Quyền lựa
chọn và những ràng buộc đối với một ngân hàng được xác định bởi cấu trúc thị
trường mà ngân hàng đó đang hoạt động. Cấu trúc thị trường sẽ xác định hành
vi và HQHĐ lâu dài của các ngân hàng.


16
Trong nghiên cứu này, do giả thuyết SCP giả định rằng cấu trúc thị
trường tác động đến việc điều chỉnh hành vi của các ngân hàng theo hướng có

lợi, vì thế sẽ tác động đến cạnh tranh của các NHTM, cụ thể là về chi phí hoạt
động, vốn chủ sở hữu cũng như tổng tài sản của ngân hàng, các chiến lược huy
động vốn (tiền gửi) và cấp tín dụng (cho vay và các khoản nợ xấu) cũng như
các dịch vụ đem lại thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.
2.2.2. Giả thuyết cuộc sống yên tĩnh (Quiet Life -QL)
2.2.2.1. Khái niệm
Giả thuyết cuộc sống yên tĩnh lập luận rằng sức mạnh thị trường càng
cao thì nỗ lực quản lý để tối đa hóa HQHĐ càng thấp. Sức mạnh thị trường có
thể giúp che giấu bớt những dấu hiệu để các chủ sở hữu không thể phát hiện sự
tồn tại của các hành vi thiếu năng lực quản lý hoặc phi hiệu quả. Giả thuyết này
trái ngược với mô hình SCP được phát triển bởi Hicks (1935) và nó có thể dẫn
đến lợi nhuận thấp hơn do các yếu tố không liên quan đến hiệu quả.
2.2.2.2. Tác động
Các tác giả ủng hộ giả thuyết này lập luận rằng, khi sức mạnh càng tập
trung vào một số ít các ngân hàng thì họ càng có khả năng đưa ra mức giá vượt
xa chi phí cận biên để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, hành động này về lâu dài
sẽ khiến lượng khách hàng suy giảm và hạn chế hiệu quả. Ngồi ra, để có thể
tạo ra và duy trì sức mạnh trên thị trường, các nhà quản lý ngân hàng có thể sẽ
tiêu tốn khá nhiều nguồn lực, điều này sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.
Do đó, tồn tại mối tương quan nghịch giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả
(Maudos và de Guevara, 2007), tức là sức mạnh thị trường càng thấp hay cạnh
tranh càng cao thì các NH càng hiệu quả. Berger & Hannan (1998) và Ajide và
Ajileye (2015) đều cho thấy các ngân hàng ở các thị trường tập trung hơn có
hiệu quả chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác. Berger và Hannan (1998)
đề xuất các lý do giải thích như sau:
Thứ nhất, nếu các ngân hàng cạnh tranh trong một thị trường tập trung cao
hơn có thể đặt giá cao hơn chi phí biên, các nhà quản lý khơng phải nỗ lực làm
việc để giữ chi phí trong tầm kiểm soát.



17
Thứ hai, quyền lực thị trường có thể cho phép các nhà quản lý theo đuổi
các mục tiêu khác ngoài việc tối đa hố lợi nhuận hoặc tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp.
Thứ ba, trong trường hợp không cạnh tranh, các nhà quản lý nếu dành
nguồn lực để giành và duy trì thị trường sẽ làm tăng chi phí và làm giảm hiệu
quả một cách không cần thiết.
Thứ tư, nếu các ngân hàng hưởng lợi từ quyền lực thị trường, các nhà
quản lý kém có thể tồn tại mà khơng cần gắng làm việc hiệu quả hơn.
Trong nghiên cứu này, theo giả thuyết cuộc sống n tĩnh thì có tồn tại
mối tương quan nghịch giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả (Maudos và de
Guevara, 2007), nghĩa là để có thể tạo ra và duy trì sức mạnh trên thị trường,
các nhà quản lý ngân hàng có thể sẽ tiêu tốn khá nhiều nguồn lực, điều này sẽ
làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận khi sức mạnh thị trường càng tăng (hay tăng
khả năng cạnh tranh).
2.2.3. Giả thuyết nhượng bộ lẫn nhau
2.2.3.1. Khái niệm
Theo lý thuyết về độc quyền (oligopoly theory), các công ty hoạt động đa thị
trường sẽ không cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ của mình tại một thị
trường nhất định nếu họ sợ bị trả đũa tại tất cả các thị trường còn lại (Edwards,
1955; Sorenson, 2007). Điều này là do nếu số lượng thị trường mà các doanh
nghiệp cạnh tranh nhau càng nhiều, thì có thể xảy ra hành động trả đũa trên các
thị trường, điều này sẽ gây ra những tổn thất đáng kể. Trong tình huống như
vậy, mức độ cạnh tranh trên tổng thể sẽ giảm để tránh tổn thất quá lớn trên toàn
bộ thị trường.
2.2.3.2. Tác động
Bernheim và Whinston (1990) đã cho thấy, khi xảy ra TXĐTT, các
doanh nghiệp sẽ có các thỏa thuận ngầm với nhau và duy trì sự hợp tác thay vì
cạnh tranh nếu có bất cân xứng giữa các thị trường mà các công ty tương tác
hoặc giữa các công ty trong và trên nhiều thị trường. Như vậy, theo lý thuyết

này thì việc các ngân hàng có TXĐTT với các đối thủ làm giảm mức độ cạnh
tranh của các ngân hàng như là một chiến lược, nhằm giảm khả năng tấn công
của đối thủ trên nhiều thị trường mà các ngân hàng tương tác với nhau.


18
Ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng việc TXĐTT với đối thủ có vai
trị làm tăng cạnh tranh. Solomon (1970) cho rằng nếu ngân hàng đã cạnh tranh
gay gắt ở những thị trường nhất định trong một khu vực nào đó, số mối liên kết
đa thị trường trong cùng khu vực càng cao có thể dẫn đến tăng mức cạnh tranh,
và làm giảm lợi nhuận ngân hàng.
Như vậy, trong nghiên cứu này tiếp cận lý thuyết giả thuyết nhượng bộ
lẫn nhau theo Solomon (1970) và lý thuyết này sẽ tác động đến TXĐTT và sẽ
làm giảm HQHĐ của ngân hàng.
2.2.4. Lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến rủi ro của các NHTM
2.2.4.1. Khái niệm
Giả thuyết này cho rằng cạnh tranh quá mức giữa các ngân hàng có thể
đe doạ đến khả năng trả nợ của các tổ chức cụ thể và cản trở sự ổn định của
toàn bộ hệ thống ngân hàng (Keeley, 1990). Những chính sách rủi ro này cũng
làm tăng khả năng các ngân hàng gặp tỷ lệ nợ xấu cao hơn, dẫn tới khả năng
phá sản ngân hàng cao hơn. Ngược lại, cạnh tranh thấp nên khuyến khích các
ngân hàng bảo vệ giá trị thương hiệu cao hơn bằng cách theo đuổi những chiến
lược an tồn hơn góp phần ổn định cho tồn bộ hệ thống ngân hàng.
2.2.4.2. Tác động
Cạnh tranh giữa các ngân hàng phát sinh từ việc tự do hóa hệ thống ngân
hàng sẽ làm giảm giá trị của vốn điều lệ ngân hàng bằng cách giảm lợi ích từ vị
thế độc quyền, và khuyến khích ngân hàng chọn lựa những chính sách rủi ro
hơn nhằm duy trì lợi nhuận trước đó (Keeley, 1990). Như vậy, việc cạnh tranh
thấp đã khuyến khích các ngân hàng theo đuổi những chiến lược an toàn hơn
nhằm hạn chế rủi ro.

Tuy nhiên, Boyd và De Nicoló (2005) lại cho thấy sự cạnh tranh giữa
các ngân hàng ít hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc định lãi suất cho vay kinh
doanh cao hơn, dẫn tới tăng nguy cơ tín dụng của người vay do các vấn đề về
đạo đức. Việc tăng rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp đi vay có thể dẫn đến tỷ
lệ nợ xấu cao và tăng khả năng mất ổn định của ngân hàng. Trên thực tế, Boyd
và ctg., (2009) cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ cùng
chiều giữa tập trung thị trường ngân hàng và rủi ro ngân hàng.


×