Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

BÙI THỦY TIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

BÙI THỦY TIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Tác động của rủi ro
thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các nội
dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình
thức nào khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
TPHCM, tháng … năm 2019
Tác giả

Bùi Thủy Tiên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 3
1.7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH
KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........ 5
2.1. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại.................................... 5
2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 5
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi của NHTM ........................................ 5
2.1.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Asset-ROA) .................... 5
2.1.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity-ROE)............ 6
2.2. Thanh khoản tại ngân hàng thương mại ............................................................... 6
2.2.1 Khái niệm thanh khoản .................................................................................. 6
2.2.2. Vai trò thanh khoản đối với NHTM ............................................................. 7
2.3. Rủi ro thanh khoản ............................................................................................... 7


2.3.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản ....................................................................... 7
2.3.3. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản .................................................................. 9
2.3.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản ................................................... 10
2.3.4.1. Chỉ tiêu khe hở tài trợ (Financing Gap - FGAP) ................................. 10
2.3.4.2. Chỉ số trạng thái tiền mặt (Cash - CASH) ........................................... 11
2.3.4.3. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản ( Deposits - DEP) ............................... 11
2.4. Tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại11
2.5. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi tại ngân hàng thương mại .................................................................................... 13
2.5.1. Nghiên cứu của Chung Hua Shen (2009) ................................................... 13
2.5.2. Nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012) ................ 14

2.5.3. Nghiên cứu của Zaphaniah Akunga Maaka (2013) .................................... 14
2.5.4. Nghiên cứu của Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013) ........ 15
2.5.5. Nghiên cứu của Mohammad Hossein Khadem Dezfouli (2014) ............... 15
2.5.6. Nghiên cứu của Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) .............. 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 18
CHƯƠNG 3: RỦI RO THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................ 19
3.1. Giới thiệu các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................... 19
3.2. Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ................ 19
3.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ................................................................. 19
3.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu........................................................... 20
3.3. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam........... 21
3.3.1. Chỉ số khe hở tài trợ.................................................................................... 21
3.3.2. Tỷ lệ tiền gửi trên tồng tài sản .................................................................... 22
3.3.3. Chỉ số trạng thái tiền mặt ........................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................. 25
4.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 25


4.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 25
4.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 30
4.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 34
4.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 35
4.5.1. Thống kê mô tả ........................................................................................... 35
4.5.2. Phân tích tương quan .................................................................................. 36
4.5.3. Kết quả hồi quy ........................................................................................... 38
4.5.4. Kiểm định việc lựa chọn mô hình ............................................................... 40
4.5.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết .................................................................... 42
4.5.6. Hồi quy mô hình theo phương pháp GLS................................................... 44

4.5.7. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 45
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO THANH
KHOẢN NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................. 52
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 52
5.2. Khuyến nghị hạn chế rủi ro thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................................ 52
5.2.1. Kiểm soát tốt khe hở tài trợ ........................................................................ 52
5.2.2. Duy trì tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản ở mức hợp lý ............... 53
5.2.3. Duy trì chỉ số trạng thái tiền mặt ở mức hợp lý .......................................... 54
5.3. Một số khuyến nghị khác nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt
Nam ........................................................................................................................... 54
5.3.1. Duy trì cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo an toàn tối thiểu cho ngân hàng ........ 54
5.3.2. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ................................................................................ 55
5.3.4. Mở rộng quy mô ngân hàng ........................................................................ 56
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................. 57
5.4.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 57


5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Anh

1

BCBS

Ủy ban Basel về giám sát

2

FEM

ngân
hàng
Fixed
Effect
Mode

3

GLS

Generalized Least Squares

Nghĩa tiếng Việt

Phương pháp tác động cố định
Phương pháp bình phương bé
nhất tổng quát


4

NHNN

Ngân hàng nhà nước

5

NHTM

Ngân hàng thương mại

6

OLS

7

REM

Ordinary Least Squares
Random Effect

Phương pháp bình phương bé
nhất
Phương pháp Tác động ngẫu

8

REM


Random Effect Mode

nhiên
Mô hình tác động cố định

9

ROA

Return On Total Assets

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài

10

ROE

Return On Equity

sản
Tỷ suất sinh lợi
trên vốn chủ sở
Công ty tráchhữu
nhiệm hữu hạn

11

VAMC


VietNam Asset Management

một thành viên quản lý tài sản

Company

của các tổ chức tín dụng Việt
Nam

12

VIF

Variance Inflation Factor

Nhân tử phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ............................................................ 16
Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô nghiên cứu ........................................................ 30
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................ 35
Bảng 4.3: Mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ....................... 37
Bảng 4.4: Hồi quy mô hình ROA.............................................................................. 38
Bảng 4.5: Hồi quy mô hình ROE .............................................................................. 39
Bảng 4.6: Kiểm định Redundant ............................................................................... 40
Bảng 4.7: Kiểm định Hausman ................................................................................. 41
Bảng 4.8: Kiểm định đa cộng tuyến mô hình ........................................................... 42
Bảng 4.9: Kiểm định phương sai thay đổi ................................................................ 42
Bàng 4.10: Kiểm định tự tương quan ........................................................................ 43

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS ................................................ 45
Bảng 4.12: Kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng ............................................ 46


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1: Chỉ tiêu khe hở tài trợ của các NHTM VN giai đoạn 2012-2017 ........22
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiền gửi trên tồng tài sản của các NHTM VN trong giai đoạn
2012-2017..................................................................................................................23
Biểu đồ 3.2: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các NHTM VN giai đoạn 2012-2017 ...24
Biểu đồ 3.4: ROA bình quân của các NHTM VN giai đoạn 2012-2017 ..................20
Biểu đồ 3.5: ROE bình quân của các NHTM VN giai đoạn 2012-2017 ..................21
Biểu đồ 4.1: Phân phối chuẩn mô hình ROA...............................................................43
Biểu đồ 4.2: Phân phối chuẩn mô hình ROE ...............................................................44


TÓM TẮT
Ðề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu báo cáo
tài chính theo năm của 31 NHTM đại diện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam (theo
thống kê của NHNN đến hết ngày 30/6/2018). Sau quá trình phân tích và kiểm định
các vi phạm giả thuyết của mô hình, đề tài đã sử dụng phương pháp bình phương
nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai
thay đổi.
Kết quả phân tích hai mô hình ROE và ROA phản ánh rủi ro thanh khoản có
tác động cùng chiều với ROE của các NHTM Việt Nam, với yếu tố tác động mạnh
nhất đến ROA là cấu trúc vốn và yếu tố tác động mạnh nhất đến ROE là tỷ lệ nợ
xấu.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện
tình hình thanh khoản, từ đó nâng cao tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, tỷ suất sinh lợi, Ngân hàng Thương mại, Ngân

hàng Thương mại Việt Nam,…


ABSTRACT
The research of “The impact of Liquidity risk on Return on Assets (ROA) rate of
Vietnam Commercial Banks” was conducted based on analyzing the annual
financial reports of 31 Commercial banks which represent the Vietnam Banking
System (Vietnam State Bank's data, updated on 30/6/2018). The author also applied
the Generalised Least Square (GLS) method to deal with the autocorrelation and
variance changing issue after analyzing all the required hypotheses.
The result of ROE and ROA analysis showed that the Liquidity risk has the same
direction impact on the ROE, with the most impact factor on ROA is capital
structure , and on ROE is the Bad Debt Rate.
From what the research pointed out, the author offers several suggestions to reduce
the Liquidity risk and increase the

ROA rate which can be applied for the

Commercial Banks in Vietnam.
Key words: Liquidity risk, ROA, Commercial Bank, Vietnam Commercial Banks...


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Diamond và cộng sự (1983) cho rằng hệ thống tài chính phần lớn bị chi phối
bởi các NHTM. Khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008 đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng, rất nhiều ngân hàng do chạy theo
lợi nhuận trước mắt mà không đảm bảo hoạt động của ngân hàng được an toàn dẫn

đến phá sản, điều này cho thấy tầm quan trọng của cơ chế quản lý rủi ro, đặc biệt là
rủi ro thanh khoản (Moore, 2010). Sau cuộc khủng hoảng tài chính, Ủy ban Basel
về giám sát ngân hàng đưa ra hiệp ước Basel III đưa ra quy định mới về vốn, đòn
bẩy và tính thanh khoản nhằm bổ sung thêm các quy định về giám sát và quản lý rủi
ro.
Ở Việt Nam, sau khủng hoảng tài chính thì môi trường và thể chế hoạt động
của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến đáng ghi nhận về quản trị nội bộ, bộ
máy tổ chức, ứng dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện
đại. Tuy nhiên, sự bất ổn về kinh tế do khủng hoảng đã gây ra nhiều tổn thất cho hệ
thống ngân hàng, từ đó tác động đến nền kinh tế và gây ra những hệ lụy đáng kể
(Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012).
Sau sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, rủi ro thanh
khoản là điều được các NHTM tại Việt Nam rất quan tâm. Để đảm bảo được tỷ suất
sinh lợi tốt, các NHTM cần biết được rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng như thế nào.
Vì không ít những trường hợp các NHTM có nguồn vốn dư thừa tồn đọng trong khi
việc cho vay, đầu tư lại gặp khó khăn khiến giảm tỷ suất sinh lợi. Hoặc có những
trường hợp khách hàng tiền gửi cần rút tiền huy động ồ ạt, khiến ngân hàng không
còn đủ lượng tiền để chi trả, buộc ngân hàng phải vay với mức lãi suất cao trên thị
trường liên ngân hàng hoặc bán các tài sản thanh khoản với mức giá rẻ, điều này
cũng khiến tỷ suất sinh lợi bị giảm. Vì vậy, đảm bảo được thanh khoản ở mức cân
đối là bài toán khó đối với các nhà quản lý NHTM.
Hiện nay, nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại
các NHTM Việt Nam là vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu


2

cũng như là các nhà quản trị ngân hàng. Cụ thể, trên thế giới có nhiều nghiên cứu
cho thấy mối tương quan dương giữa rủi ro thanh khoản và tỷ suất sinh lợi như
Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Ahmed Arif và Ahmed

Nauman Anees (2012), Zaphaniah Akunga Maaka (2013), … Điều này cho thấy, tác
động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM là vấn đề quan trọng
và cần phải được nghiên cứu.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” được tác giả chọn để nghiên
cứu, đánh giá sự ảnh hưởng như thế nào của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi.
Từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, nhằm nâng cao tỉ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường tác động của rủi ro thanh khoản
đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến
nghị để hạn chế rủi ro thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
 Rủi ro thanh khoản có tác động đến tỉ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam hay không?
 Nếu có tác động, thì sự tác động là cùng chiều hay ngược chiều, mức độ như
thế nào?
 Các khuyến nghị như thế nào để giảm rủi ro thanh khoản nhằm nâng cao tỉ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi
tại các NHTM Việt Nam.


3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi không gian nghiên cứu: 31 NHTM theo danh sách công bố của
Ngân hàng Nhà nước vào ngày 30/6/2018. Lý do nghiên cứu 31 NHTM là do trước
tình hình nợ xấu tăng cao, năm 2012 Chính phủ VN đã thực hiện chính sách tái cấu
trúc hệ thống NHTM. Các ngân hàng yếu kém phải sáp nhập với các ngân hàng lớn
để tái cấu trúc hiệu quả hoạt động, điều này ảnh hưởng đến số lượng NHTM CP
Việt Nam trước và sau khi tái cấu trúc.
Về phạm vi thời gian nghiên cứu: nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012 – 2017.
Lý do nghiên cứu trong giai đoạn này là đây là giai đoạn sau khi Chính phủ VN
thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống NHTM.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Eviews 8.1 với phương pháp phân tích
định lượng chạy mô hình hồi quy để ước lượng và kiểm định, từ đó xác định chiều
hướng và mức độ tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các
NHTM Việt Nam.
Cụ thể, phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp bình phương nhỏ
nhất (POOLED OLS), hồi quy dữ liệu theo hai phương pháp là phương pháp tác
động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp tác động cố định (FEM). Trên cơ sở hồi
quy dữ liệu bảng, sử dụng kiểm định F-test và kiểm định Hausman để lựa chọn mô
hình phù hợp nhất. Cuối cùng, để khắc phục các vi phạm giả thuyết của mô hình,
nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng
quát (GLS).
1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu này góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về tác động
của rủi ro thanh khoản về đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu là cơ sở để Chính phủ Việt Nam và NHNN Việt Nam ban hành các
chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và kịp thời nhằm xây dựng một hệ thống ngân
hàng Việt Nam phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, kết


4


quả nghiên cứu hỗ trợ cho các nhà quản trị đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro thanh khoản và từ đó nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam.
Luận văn này đóng góp thêm vào kho tài liệu học thuật bằng cách xác định tác
động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM tại Việt Nam. Từ đó,
kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng có thêm thông tin để
củng cố, xây dựng những chính sách hợp lí để đảm bảo hoạt động được an toàn,
giảm rủi ro thanh khoản nhằm tăng tỷ suất sinh lợi.
1.7. Kết cấu của đề tài
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất
sinh lợi tại các NHTM Việt Nam” được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi tại NHTM
Chương 3: Rủi ro thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM VN
Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị hạn chế rủi ro thanh khoản nhằm nâng cao
tỷ suất sinh lợi tại các NHTM việt nam


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH
KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm
Tỷ suất sinh lợi của NHTM là chỉ tiêu được sử dụng để đo lường khả năng
sinh lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu tỷ suất sinh lợi của NHTM
nhỏ hơn 0, nghĩa là ngân hàng làm ăn thua lỗ khi kinh doanh. Nếu tỷ suất sinh lợi
lớn hơn 0 tức là ngân hàng làm ăn đạt hiệu quả và có lãi. Tỷ suất sinh lợi càng lớn

chứng tỏ ngân hàng làm ăn ngày càng hiệu quả và lãi cao. Nhờ có tỷ suất sinh lợi
mà các nhà quản lý có thể đánh giá được tình hình tài chính để từ đó đề xuất các
biện pháp để ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi của NHTM
Để đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, cần xem xét mức lãi ròng đạt được
sau một kỳ hoạt động trong mối tương quan với nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản
và khả năng bù đắp chi phí cho những thất thoát xảy ra. Hai chỉ tiêu đo lường tỷ
suất sinh lợi thường sử dụng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
2.1.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Asset-ROA)
ROA thể hiện hiệu quả của từng đồng vốn đầu tư vào tài sản và khả năng của
nhà quản trị trong việc sử dụng các nguồn tài chính và đầu tư vào tài sản sinh lời
(Hassan và cộng sự, 2003). Với mỗi ngân hàng, ROA phụ thuộc vào các quyết định
chính sách của ngân hàng, liên quan đến nền kinh tế, các giám sát của Chính phủ.
Hạn chế của ROA là chỉ tiêu này có thể bị “bóp méo” bởi các hoạt động ngoại
bảng của ngân hàng, khi mà lợi nhuận ngoại bảng của ngân hàng được gộp vào lợi
nhuận của ngân hàng, trong khi mẫu số lại không tính tới các tài sản ngoại bảng.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =

Lợi nhuận sau thuế
x100
Tổng tài sản bình quân


6

2.1.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity-ROE)
ROE thể hiện khả năng của NHTM trong việc tạo ra lợi nhuận và giá trị tăng
thêm cho cổ đông. ROE được coi là một trong những chỉ số toàn diện nhất, đánh
giá tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Bởi lẽ, mục tiêu quan trọng của NHTM là tối đa

hóa giá trị ròng của ngân hàng, từ đó gia tăng thêm giá trị tài sản cho cổ đông.
ROE chính bằng ROA nhân cho hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản/ Tổng vốn
chủ sở hữu), chính vì vậy, về cơ bản, mối quan hệ giữa ROA và ROE biểu diễn sự
đánh đổi của ngân hàng giữa rủi ro và lợi nhuận, khi mà hệ số nhân vốn thể hiện
hệ số đòn bẩy tài chính, phản ánh rõ nhất mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động
của ngân hàng.
Tỷ suất sinh lợi trên VCSH =

Lợi nhuận sau thuế
x100
VCSH bình quân

2.2. Thanh khoản tại ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm thanh khoản
Tùy theo mỗi quan điểm, mỗi nghiên cứu mà có nhiều định nghĩa về thanh
khoản. Trong kinh doanh, thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi tài sản
thành tiền mặt trong một thời gian ngắn với chi phí hợp lý.
Tuy nhiên, với ngân hàng, thuật ngữ thanh khoản mang ý nghĩa rộng hơn.
Thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán tức
thời với chi phí và thời gian hợp lý. (Kouch et al, 2014)
Theo Fredrick Mwaura Mwangi (2014), thanh khoản là khả năng của ngân
hàng đáp ứng cho việc tăng tài sản và nhu cầu tiền mặt, kể cả những nghĩa vụ pháp
lý khác với chi phí hợp lý và không xảy ra tổn thất. Thanh khoản đề cập đến khả
năng của ngân hàng đáp ứng được các nghĩa vụ, chủ yếu là đối với người gửi tiền.
Theo Trần Huy Hoàng (2011), thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài
sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn
phát sinh. Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động
thấp và thời gian huy động nhanh; một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao
khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh.



7

Như vậy, một ngân hàng được xem là có tính thanh khoản khi có lượng tài sản
có thanh khoản sẵn, hoặc là ngân hàng có khả năng huy động hay đi vay được
nguồn vốn thanh khoản hay bán được các tài sản thuộc bên tài sản.
2.2.2. Vai trò thanh khoản đối với NHTM
Một ngân hàng nếu không đảm bảo được thanh khoản thì có thể dẫn đến nhiều
vấn đề gây nên rủi ro lớn. Trong một số trường hợp, nếu như người gửi tiền đến rút
tiền ồ ạt tại ngân hàng, lúc đó ngân hàng buộc phải đi vay hoặc bán tài sản gấp với
giá rẻ để huy động được lượng tiền cung ứng cho nhu cầu của khách hàng. Hoặc,
ngân hàng không cho vay được, không tìm được nguồn đầu tư trong khi lượng tiền
đầu vào lại nhiều và bị ứ đọng. Khi đó, ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi suất huy
động cũng như gánh nhiều chi phí khác. Lúc này, ngân hàng đang gặp vấn đề về
thanh khoản và lâm vào tình trạng khó khăn. Nếu như rủi ro này lặp lại nhiều lần có
thể gây ra vỡ nợ cho ngân hàng và hàng loạt hậu quả phía sau, gây nên bất ổn về tài
chính và gây mất niềm tin của mọi người đối với hệ thống ngân hàng.
Do đó, cần đảm bảo tính thanh khoản vì thiếu hụt thanh khoản là một trong
các nguyên nhân dẫn đến phá sản ngân hàng, từ đó khẳng định rằng thanh khoản là
vấn đề cần được chú trọng và không thể bỏ qua.
2.3. Rủi ro thanh khoản
2.3.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2003) cho rằng rủi ro thanh khoản
là rủi ro mà ngân hàng không có khả năng gia tăng quỹ trong tài sản hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ với chi phí thấp nhất.
Thanh khoản là khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn và chỉ
liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Thanh khoản ngân hàng là khả năng đáp
ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác.
Khi tình trạng thiếu thanh khoản kéo dài sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản (Duttweiler ,

2011).


8

Ngân hàng sử dụng các nguồn lực hạn chế như nhận tiền gửi có nghĩa vụ phải
trả nợ để cấp tín dụng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng từ đó làm phát sinh rủi
ro thanh khoản. Các ngân hàng sẽ chuyển đổi các khoản nơ ̣ (tiền gửi) để cho vay
trung và dài hạn (Bonfim và Kim, 2014).
“Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ
tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc
phải bán tài sản với giá trị thấp” (Nguyễn Văn Tiến, 2010)
“Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu
khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả
năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán” (Trần Huy
Hoàng, 2011)
Diamond và Dybvig (1983) cho thấy sự không phù hợp về kỳ hạn đã dẫn đến
rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng. Để giảm bớt sự chênh lệch kỳ hạn giữa tài
sản và nợ phải trả các ngân hàng có thể nắm giữ các tài sản thanh khoản. Nếu ngân
hàng nắm giữ tài sản thanh khoản nhiều thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Bonfim
và Kim (2014), mặc dù ngân hàng có ưu đãi trong việc nắm giữ tài sản thanh khoản
(tiền mặt, tài sản ngắn hạn và trái phiếu chính phủ) nhưng khó để đảm bảo an toàn
thanh khoản trong quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng
2.3.2. Phân loại rủi ro thanh khoản
Thanh khoản có thể được phân loại thành hai hình thức: rủi ro thanh khoản tài
trợ và rủi ro thanh khoản thị trường. Rủi ro thanh khoản tài trợ là rủi ro mà ngân
hàng không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ của mình khi đến hạn thanh toán do không thể
thanh lý tài sản hoặc thiếu nguồn tài trợ. Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro mà
ngân hàng không thể bù đắp rủi ro do giảm giá trị thị trường của tài sản do thị
trường gián đoạn hoặc thị trường không đầy đủ thông tin (Decker, 2000).

Gomes và Khan (2011) đã làm rõ hơn về 2 hình thức rủi ro thanh khoản tài trợ
và rủi ro thanh khoản thị trường. Rủi ro thanh khoản tài trợ là sự bất lực để tạo ra
quỹ tài trợ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong thời gian ngắn. Trạng thái
thanh khoản được xác định bởi lượng nắm giữ tiền mặt và các tài sản sẵn có khác,


9

cũng như cấu trúc nguồn tài trợ và số lượng, hình thức nợ tiềm tàng. Rủi ro thanh
khoản thị trường là khả năng một ngân hàng thực hiện các giao dịch trong thị
trường tài chính mà không gây ra một sự chuyển dịch đáng kể trong giá. Sự tương
tác giữa hai loại rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến những hậu quả thanh khoản
nghiêm trọng, khi rủi ro thanh khoản tài trợ gia tăng sẽ làm giảm tính thanh khoản
của thị trường và lần lượt làm suy giảm hơn nữa trong thanh khoản tài trợ.
Như vậy, rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không
thể bán được tài sản với chi phí thấp nhất và thời gian sớm nhất. Rủi ro thanh khoản
tài trợ là rủi ro xảy ra khi ngân hàng có các yêu cầu về vốn khả dụng của mình
nhưng không đủ vốn để đáp ứng. Thông qua thị trường tài chính, hai loại rủi ro
thanh khoản thị trường và rủi ro thanh khoản tài trợ thường có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau và từ đó ảnh hưởng đến các NHTM. Nếu ngân hàng không đủ
nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn khả dụng của mình, họ huy động vốn bằng
các cách sau: Vay vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; thực hiện các giao dịch
hoán đổi ngoại hối; bán các tài sản có trên thị trường tài chính; cuối cùng có thể
ngân hàng sẽ tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn từ NHTW. Nếu hoạt động trên thị
trường tài chính vẫn bình thường, NHNN có thể hỗ trợ sự thiếu thanh khoản của
một NHTM. Tuy nhiên, nếu thị trường tài chính gặp biến động mạnh, thì khi một
ngân hàng thiếu hụt thanh khoản sẽ gây ảnh hưởng kéo theo một loạt các ngân hàng
khác rơi vào tình trạng khó khăn. Các ngân hàng này buộc phải tìm cách bán tài sản
trên thị trường tài chính, tạo ra rủi ro thanh khoản thị trường. Sự bán tháo ồ ạt các
tài sản trên thị trường làm giảm giá các tài sản thế chấp cũng như làm tăng lãi suất.

Những chủ thể đang thừa thanh khoản cũng không sẵn lòng cung cấp thanh khoản
với lãi suất cao cho các chủ thể thiếu hụt vì họ lo ngại ảnh hưởng lan truyền, và điều
này có thể làm đóng băng thị trường tài sản (Brunnermeier và cộng sự, 2009).
2.3.3. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản
Nếu một ngân hàng không thể đáp ứng các nhu cầu của người gửi tiền, việc đó
có thể gây ra rủi ro thanh khoản (Dianmond and Rajan, 2005). Khi lãi suất của ngân
hàng thay đổi hay các yếu tố khác tác động đến nhu cầu của người gửi tiền, khiến


10

người gửi tiền ồ ạt rút tiền gửi, khiến ngân hàng phải huy động đủ nguồn tiền để chi
trả cho khách. Việc này dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản và cũng là nguyên
nhân của rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản cũng có thể gây ra do sự chuyển hóa tiền gửi ngắn hạn
thành những khoản vay dài hạn(Basel Committee on Banking Supervision, 2008).
Không có bất kì ngân hàng nào đầu tư tất cả tài sản vào các khoản dài hạn, mà sẽ
mượn các khoản tiền gửi ngắn hạn và chuyển hóa thành những tài sản dài hạn. Điều
này giúp cung cấp một bộ đệm để chống lại những cú shock trong thanh khoản
(Holmstrom and Tirole, 2000). Tuy nhiên, nếu không có sự quản lí chặt chẽ từ
những nhà quản trị ngân hàng, sẽ dễ gây ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo
hạn của khoản sử dụng vốn và nguồn vốn huy động; khi mà dòng tiền phải chi ra
cho khoản tiền gửi đến hạn lại bé hơn khoản tiền thu vào khi thu hồi từ tài sản đầu
tư (Trần Huy Hoàng, 2011).
Ngoài ra, dự trữ của ngân hàng không đủ đáp ứng để chi trả cho nhu cầu của
khách hàng, các tài sản của ngân hàng có tính thanh khoản thấp cũng là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro thanh khoản.
2.3.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản
2.3.4.1. Chỉ tiêu khe hở tài trợ (Financing Gap - FGAP)
Rủi ro thanh khoản chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro khác như rủi ro tín

dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động … Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,
các khoản tiền ký thác để dùng để tài trợ phần lớn các tài sản. Trong đó, các khoản
tiền gửi vãng lai chiếm đa phần vì nó có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào,
tạo ra khe hở thanh khoản, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng (Arif và
Nauman Anees, 2012). Poorman và Blake (2005) cho rằng nếu chỉ sử dụng các tỷ
số thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản là chưa đủ và đó chưa thể là một giải
pháp tốt nhất để phản ánh hết được rủi ro thanh khoản ngân hàng. Saunders và
Cornett (2006) đã đề xuất việc sử dụng khái niệm khe hở tài trợ (Financing Gap) để
đo lường rủi ro thanh khoản.


11

Theo Đặng Văn Dân (2015), phương pháp thích hợp nhất được dùng trong các
phân tích định lượng chính là phương pháp khe hở tài trợ, vì chỉ tiêu khe hở tài trợ
sẽ phản ánh được một cách cơ bản nhất về khả năng thanh khoản hiện tại của ngân
hàng cũng như là một dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản của một ngân hàng.
Ngoài ra, biến FGAP cũng đã được sử dụng trong mô hình gốc của Ahmed
Arif and Ahmed Nauman Annes (2012):
FGAP =

Dư nợ − Huy động
Tổng tài sản

2.3.4.2. Chỉ số trạng thái tiền mặt (Cash - CASH)
Chỉ số trạng thái tiền mặt được tính bằng tổng tiền mặt của chính ngân hàng
đó và tiền gửi tại các định chế tài chính khác (bao gồm tiền gửi có kì hạn và không
có kì hạn nhưng không tính đến tiền gửi tại NHNN). Chỉ số trạng thái tiền mặt cao
chứng tỏ ngân hàng có khả năng đáp ứng, giải quyết nhanh các nhu cầu về tiền mặt
và ngược lại. Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của ngân

hàng không cao làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm xuống.
Trong các nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012),
Muhammad Kashif Razzque Khan và cộng sự (2013) cũng sử dụng chỉ số trên để
đo lường rủi ro thanh khoản.
CASH =

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD
Tổng tài sản

2.3.4.3. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản ( Deposits - DEP)
Ahmed Nauman Anees (2012), cho rằng tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên
tổng tài sản cũng là một trong những yếu tố chính và được đo lường bằng tỷ lệ tiền
gửi của khách hàng trên tổng tài sản.
DEP =

Tiền gửi của khách hàng
Tổng tài sản

2.4. Tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
thương mại
Ngân hàng có chức năng là “người tạo thanh khoản” cho nền kinh tế, nên để
thực hiện tốt chức năng này- mỗi ngân hàng phải tự đảm bảo khả năng thanh khoản


12

tốt để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán đột xuất, hiện tại và trong tương lai. Khi
rủi ro thanh khoản xảy ra có thể gây ảnh hưởng dây chuyền trong hệ thống các ngân
hàng và nền kinh tế. Rủi ro thanh khoản có thể gây hại cho ngân hàng đó và thậm
chí là cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền (Diamond and

Rajan,2005).Có nhiều chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản, trong đó có chỉ tiêu khe
hở tài trợ. Khe hở tài trợ thể hiện dấu hiện cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong
tương lai của ngân hàng (Đặng Văn Dân, 2015).
Khi khe hở tài trợ dương, nghĩa là cho vay trung bình lớn hơn tiền gửi trung
bình, khi đó ngân hàng đang có lợi nhuận cao thu từ việc cho vay. Giữa rủi ro và lợi
nhuận luôn có sự đánh đổi buộc ngân hàng phải lựa chọn. Nếu ngân hàng muốn có
lợi nhuận cao phải chấp nhận rủi ro cao và ngược lại, rủi ro thấp thì mức lợi nhuận
thấp. Khi ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao, họ yêu cầu phải được mức lãi suất
cho vay cao để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Hoạt động tín dụng ở ngân hàng
luôn là hoạt động mang nhiều rủi ro tiềm tàng nhất nhưng cũng đem lại lợi nhuận
cao nhất cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, khi ngân hàng ồ ạt cho vay, lượng tiền
mặt dự trữ để đảm bảo thanh khoản sẽ bị giảm. Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh
khoản để phục vụ những nhu cầu cấp thiết, ngân hàng buộc phải chuyển hóa tài sản
có tính thanh khoản thành tiền với chi phí cao, hoặc huy động với lãi suất cao, vay
trên thị trường liên ngân hàng…để bù đắp và những hoạt động trên đều làm giảm
lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần điều tiết giữa lượng tiền gửi
của dân chúng và việc cấp tín dụng để đảm bảo thanh khoản cho chính ngân hàng
và thu được lợi nhuận mong muốn.
Khi khe hở tài trợ âm, tức là tiền gửi trung bình lớn hơn cho vay trung bình,
khi đó ngân hàng đang có mức thu nhập nhỏ hơn so với lãi phải trả. Điều đó thể
hiện số tiền huy động đang bị dư thừa trong khi hoạt động cho vay lại không nhiều
chứng tỏ ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả. Tuy nhiên, với số vốn dư thừa đó
ngân hàng có thể đem đầu tư vào các loại tài sản khác có lợi nhuận cao hơn nhưng
đồng nghĩa mức rủi ro cao hơn. Khi ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh
khoản cao tức ngân hàng đang nắm giữ ít tài sản có tính sinh lời cũng thể hiệu sự


13

chưa hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Trong lý thuyết cấu trúc vốn thông qua

lãi vay là lá chắn thuế, vấn đề gia tăng nợ sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân
giảm và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Gia tăng nợ đến một lúc nào đó sẽ làm
doanh nghiệp khốn khó bởi chi phí tài chính, làm chi phí sử dụng vốn bình quân
tăng và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh (Nguyễn Minh Kiều, 2010).
Khe hở tài trợ dù là âm hay dương đều có rủi ro thanh khoản tiềm ẩn trong đó,
làm giảm lợi nhuận và giảm tỉ suất sinh lợi của ngân hàng. Trong các nghiên cứu từ
trước đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa rủi ro thanh
khoản và tỷ suất sinh lợi của NHTM.
Có nhiều quan điểm cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh
khoản và tỷ suất sinh lợi của NHTM, tức rủi ro thanh khoản cao thì đồng thời dẫn
đến tỷ suất sinh lợi cao. Các nghiên cứu có kết quả cho thấy tác động cùng chiều
như Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự,2014; Ahmad Aref
Almarazi, 2014; Ameira Nur Amila Binti Sohaini, 2013. Bên cạnh đó cũng có nhiều
kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng có sự tác động ngược chiều giữa rủi ro thanh
khoản và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng như Chung-Hua Shen và cộng sự,2009;
Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees, 2012; Naser Ail Yadollahzadeh và cộng sự
2.5. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ
suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại
2.5.1. Nghiên cứu của Chung Hua Shen (2009)
Chung Hua Shen nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu
quả hoạt động ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu gồm các NHTM của 12 nền kinh tế
trong suốt giai đoạn 1994 - 2006. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là mô
hình 2 giai đoạn (2SLS). Trong đó biến phụ thuộc là biến (ROA) và biến (ROE),
thu nhập lãi cận biên (NIM). Biến độc lập bao gồm khe hở thanh khoản (LRGAP),
quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô ngân hàng bình phương (SIZE) 2, tài sản thanh
khoản ít rủi ro trên tổng tài sản (LRLA), tài sản thanh khoản trên tổng tài sản
(RLA), tài trợ bên ngoài trên tổng nợ phải trả (EFD), tốc độ tăng trưởng GDP



×