Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tổ chức dạy học phần điện tử học vật lý 11 THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.6 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồng Thị Bảo Ngân

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ PHÂN BỐ CHI XÚ HƯƠNG
(LASIANTHUS JACK) THUỘC HỌ CÀ PHÊ
(RUBIACEAE) Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN HÒN BÀ – KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồng Thị Bảo Ngân

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ PHÂN BỐ CHI XÚ HƯƠNG
(LASIANTHUS JACK) THUỘC HỌ CÀ PHÊ
(RUBIACEAE) Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN HÒN BÀ – KHÁNH HÒA
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 8420120
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG VĂN SƠN
TS. PHẠM VĂN NGỌT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những công bố trong luận văn này là trung thực và được tài trợ
bởi đề tài cấp quốc gia mã số 106.03-2017.42 do TS. Đặng Văn Sơn làm chủ nhiệm.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Bảo Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quí giá và chân
thành của q thầy cơ, bạn bè, nhà trường và cơ quan đang công tác:
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Văn Sơn - Viện Sinh học nhiệt đới đã tận
tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Văn Ngọt - Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt q trình thực hiện
luận văn.

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị hiện đang công tác tại Bảo tàng động
thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo điều kiện và cho tôi nhiều ý kiến quý báu
trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Q thầy cơ của Trường, Phịng Khoa học Cơng
nghệ, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, cán bộ Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà - Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận
lợi để tơi học tập và hồn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.03-2017.42 đã tài trợ cho đề tài.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè đã giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hồng Thị Bảo Ngân

năm 2019


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU

............................................................................................................... 1


Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1. Đặc điểm tự nhiên và hệ sinh vật ở khu vực nghiên cứu..................................... 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm khu hệ sinh vật ở Khu BTTN Hòn Bà - Khánh Hòa ................... 8
1.2. Lược sử nghiên cứu về chi xú hương (Lasianthus Jack) ................................... 10
1.2.1. Trên Thế giới .............................................................................................. 10
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 13
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 16
2.1. Thời gian và địa điểm ........................................................................................ 16
2.1.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................................. 16
2.1.2. Địa điểm thu mẫu ....................................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 17
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu .................................................................. 17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .................................................... 17
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ..................................... 18
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 21
3.1. Đặc điểm chung của các đại diện chi xú hương ở khu vực nghiên cứu ............ 21
3.1.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 21
3.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái................................................................... 22
3.2. Đa dạng thành phần loài .................................................................................... 22
3.2.1.

Lasianthus annamicus Pit. – Xú hương Trung Bộ ................................. 22


3.2.2.

Lasianthus attenuatus Jack – Xú hương Bắc Bộ ................................... 24


3.2.3.

Lasianthus chevalieri Pit. – Xú hương Chevalier .................................. 26

3.2.4.

Lasianthus chinensis (Champ.) Benth.–Xú hương Trung Quốc ...................... 28

3.2.5.

Lasianthus curtisii King & Gamble – Xú hương Côn Sơn .................... 30

3.2.6.

Lasianthus dalatensis Wernham – Xú hương Đà Lạt ............................ 32

3.2.7.

Lasianthus foetidissimus A. Chev. ex Pit. – Xú hương hôi ................... 33

3.2.8.

Lasianthus fordii Hance - Xú hương lưỡi vành ..................................... 35

3.2.9.

Lasianthus hirsutus (Roxb.) Merr. – Xú hương lam .............................. 37

3.2.10. Lasianthus hispidulus (Drake) Pit. - Xú hương phún ............................ 39
3.2.11. Lasianthus honbaensis V.S. Dang, Tagane & H. Toyama Xú hương hòn bà .................................................................................... 41

3.2.12. Lasianthus inodorus Blume - Xú hương Poilane .................................... 43
3.2.13. Lasianthus longissimus H. Zhu - Xú hương lá dài ................................. 45
3.2.14. Lasianthus membranaceoideus H. Zhu - Xú hương láng ...................... 46
3.2.15. Lasianthus oblongilobus H. Zhu - Xú hương thuôn .............................. 48
3.2.16. Lasianthus pierrei Pit. - Xú hương Pierre ............................................... 50
3.2.17. Lasianthus stephanocalycinus Naiki, Tagane & Yahara –
Xú hương mịn ......................................................................................... 51
3.2.18. Lasianthus verticillatus (Lour.) Merr. - Xú hương luân sinh ........................ 52
3.2.19. Lasianthus yaharae V.S. Dang, Tagane & H. Tran Xú hương yahara .................................................................................... 55
3.3. Khóa phân loại các lồi trong chi Lasianthus Jack ở khu vực nghiên cứu ....... 56
3.4. Đặc điểm phân bố chi xú hương (Lasianthus Jack) ở khu vực nghiên cứu....... 58
3.5. Giá trị tài nguyên của chi xú hương (Lasianthus Jack) ở khu vực
nghiên cứu................................................................................................................. 63
3.5.1. Giá trị sử dụng ............................................................................................ 63
3.5.2. Giá trị bảo tồn ............................................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

Khu BTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

KVNC


Khu vực nghiên cứu

OTC

Ô tiêu chuẩn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VN

Việt Nam

VQG

Vườn quốc gia

VU

Cấp độ sắp nguy cấp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Liệt kê thời gian khảo sát ngoài thực địa ................................................. 16
Bảng 3.1. Sự phân bố các loài Xú hương theo đai cao ở khu vực nghiên cứu ......... 58


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Bản đồ Khu BTTN Hịn Bà – Khánh Hịa ............................................ 5

Hình 2.1.

Sơ đồ các tuyến thu mẫu ở KVNC ..................................................... 17

Hình 3.1.

Lasianthus annamicus Pit. - Xú hương Trung Bộ .............................. 23

Hình 3.2.

Lasianthus attenuatus Jack - Xú hương Bắc Bộ ................................. 25

Hình 3.3.

Lasianthus chevalieri Pit. - Xú hương Chevalier ............................... 27

Hình 3.4.

Lasianthus chinensis (Champ.) Benth. - Xú hương Trung Quốc ....... 29

Hình 3.5.

Lasianthus curtisii King & Gamble – Xú hương Cơn Sơn................. 31

Hình 3.6.


Lasianthus dalatensis Wernham – Xú hương Đà Lạt ......................... 32

Hình 3.7.

Lasianthus foetidissimus A. Chev. ex Pit. – Xú hương hơi ................ 34

Hình 3.8.

Lasianthus fordii Hance – Xú hương lưỡi vành ................................. 36

Hình 3.9.

Lasianthus hirsutus (Roxb.) Merr. - Xú hương lam ........................... 38

Hình 3.10.

Lasianthus hispidulus (Drake) Pit. - Xú hương phún ......................... 40

Hình 3.11.

Lasianthus honbaensis V.S. Dang, Tagane & H. Toyama - Xú
hương Hòn Bà ..................................................................................... 42

Hình 3.12.

Lasianthus inodorus Blume - Xú hương Poilane .............................. 44

Hình 3.13.

Lasianthus longissimus H. Zhu – Xú hương lá dài ............................. 45


Hình 3.14.

Lasianthus membranaceoideus H. Zhu - Xú hương láng ................... 47

Hình 3.15.

Lasianthus oblongilobus H. Zhu - Xú hương thn ........................... 49

Hình 3.16.

Lasianthus pierrei Pit. - Xú hương Pierre .......................................... 50

Hình 3.17. Lasianthus stephanocalycinus Naiki, Tagane & Yahara – Xú
hương mịn ........................................................................................... 51
Hình 3.18.

Lasianthus verticillatus (Lour.) Merr. - Xú hương luân sinh ............. 54

Hình 3.19.

Lasianthus yaharae V.S. Dang, Tagane & H. Tran............................ 55

Hình 3.20.

Bản đồ sự phân bố các lồi trong chi Xú hương tại KVNC ............... 60

Hình 3.21.

Biểu đồ phân bố số loài trong chi Xú hương theo độ cao................... 61


Hình 3.22.

Xác suất bắt gặp các lồi trong chi Xú hương ở KVNC..................... 61


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực vật - một giới có giá trị vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống con người.
Từ khi xuất hiện, con người luôn phải dựa vào các yếu tố sẵn có trong tự nhiên, đặc
biệt là thực vật để tồn tại. Đồng thời con người cũng là một nhân tố tác động trực
tiếp đến sự phát triển của thực vật. Bên cạnh những tác động tích cực thì những tác
động tiêu cực của con người đã dẫn đến sự mất cân bằng và suy thối các hệ sinh
thái tự nhiên. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng thực vật để phục vụ công tác bảo tồn
và phát triển là một điều vô cùng cấp thiết.
Một địa danh được biết đến với vai trò là Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN),
nơi tập trung đa dạng thực vật của tỉnh Khánh Hịa nói riêng và khu vực Nam Trung
Bộ nói chung, chính là Hịn Bà. Hòn Bà tọa lạc trên địa phận của 4 huyện gồm:
Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang
khoảng 40 km về phía Tây. Nơi đây bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp, có độ cao tuyệt
đối là 1.578 m. Do sự chênh lệch về độ cao nên Khu BTTN Hịn Bà được ví như Đà
Lạt thứ 2 bởi khí hậu ơn hịa và những thảm rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi
[1], [2]. Vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên nơi đây khiến cho những ai đã từng đặt chân
đến phải khó quên khi rời đi.
Cũng tại nơi đây, hàng chục loài thực vật mới đã được phát hiện cho khoa học,
nhiều loài đặc hữu mang nét đặc trưng riêng của Hòn Bà. Đặc biệt là Họ Cà phê
(Rubiaceae) là một trong những họ thực vật lớn của Việt Nam. Họ Cà phê là một họ
giàu số lượng loài, phong phú về dạng sống từ cây thân thảo, cây bụi đến cây gỗ.

Các loài trong họ Cà phê có nhiều giá trị như thực phẩm, lấy gỗ, làm thuốc chữa
bệnh. Những điều này đã được ghi chép trong các tài liệu nghiên cứu trước đây [2],
[3].
Xú hương (Lasianthus Jack) là một chi lớn thuộc họ Cà phê với khoảng hơn
180 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á (160 loài), một số ít loài phân bố ở
châu Phi (20 loài), châu Mỹ (3 loài) và châu Úc (1 loài) [4], [5], [6], [7]. Ở Việt
Nam, theo thống kê của Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000) thì chi Xú hương có khoảng


2
28 loài và 4 thứ và từ năm 2002 đến nay đã có 7 lồi mới (Lasianthus elevatineurus
H. Zhu, L. longissimus H. Zhu, L. oblongilobus H. Zhu , L. larsenii H. Zhu , L.
yaharae V.S. Dang, Tagane & H. Tran , L. honbaensis V.S. Dang, Tagane & H.
Toyama) và L. bidoupensis V.S. Dang & Naiki) [8], [9], [10], [11], [12], [13], 1 dưới
loài (L. capitatus subsp. vietnamensis H. Zhu) [6], [10] và 2 ghi nhận mới (L.
cambodianus Pit. và L. giganteus Naiki) [14], [15] của chi này được phát hiện từ
Việt Nam. Trong số đó có 2 lồi mới cho khoa học gồm Xú hương yahara (L.
yaharae V.S. Dang, Tagane & H. Tran) và Xú hương hòn bà (L. honbaensis V.S.
Dang, Tagane & H. Toyama) và 1 ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam là Xú
hương phún (L. stephanocalycinus Naiki, Tagane & Yahara) được phát hiện từ Khu
BTTN Hòn Bà [7], [11], [12], điều này cho thấy đây là một nơi bí ẩn chứa đựng
nhiều điều kỳ thú về chi Xú hương cần được tiếp tục nghiên cứu. Hơn nữa, việc
điều tra, đánh giá tính đa dạng lồi cũng như đặc điểm sinh thái của từng chi, họ
nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững cho Khu BTTN Hòn Bà là
điều cần thiết và thiết thực. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Nghiên cứu đa
dạng thành phần loài và phân bố chi Xú hương (Lasianthus Jack) thuộc họ Cà phê
(Rubiaceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - Khánh Hòa” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần loài và sự phân bố của các loài thuộc chi Xú hương
(Lasianthus Jack) ở Khu BTTN Hòn Bà.

3. Đối tượng nghiên cứu
Các đại diện chi Xú hương (Lasianthus Jack) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) ở
Khu BTTN Hòn Bà - Khánh Hòa, trên cơ sở các tư liệu, các tiêu bản khô, các ảnh
chụp và các mẫu thu thập được thông qua các chuyến khảo sát thực địa.
4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra nghiên cứu đa dạng, phân bố và ghi nhận đặc điểm sinh thái các đại
diện của chi Xú hương (Lasianthus Jack) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) ở Khu
BTTN Hịn Bà - Khánh Hịa.
- Mơ tả, xác định thành phần lồi và xây dựng khóa phân loại giúp nhận biết
các đại diện thuộc chi Xú hương (Lasianthus Jack) ở Khu BTTN Hòn Bà.


3
- Thu thập, xây dựng bộ tiêu bản các đại diện thuộc chi Xú hương.
- Hiện trạng phân bố của chi Xú hương ở Khu BTTN Hòn Bà.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên những đại diện của chi Xú hương (Lasianthus
Jack) ở Khu BTTN Hòn Bà - Khánh Hịa.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là cơng trình nghiên cứu về chi Xú hương (Lasianthus Jack) đầu tiên ở
Khu BTTN Hòn Bà - Khánh Hòa. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những dữ liệu cơ
bản về phân loại chi Xú hương (Lasianthus Jack) ở Khu BTTN Hịn Bà - Khánh
Hịa, góp phần bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại học thực vật.
Cung cấp những dẫn liệu về chi Xú hương (Lasianthus Jack) ở Khu BTTN
Hịn Bà, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong
công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên.


4


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm tự nhiên và hệ sinh vật ở khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hòn Bà được khám phá bởi Alexandre Yersin (1863 - 1943) - một Bác sĩ, nhà
vi khuẩn học và là một nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ nổi tiếng. Khu
BTTN Hòn Bà gồm nhiều dãy núi liên tiếp, có độ cao tuyệt đối 1.578 m, mang khí
hậu tương đối giống vùng ôn đới. Tại nơi đây Bác sĩ Alexandre Yersin thành lập
một trạm nghiên cứu ở độ cao 1.500 m, nhập và trồng cây Cao su đầu tiên tại Việt
Nam cũng như trồng các cây dược liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và khám chữa
bệnh, đặc biệt ơng cịn có cơng lớn trong việc bảo tồn và phát triển thực vật rừng ở
Hòn Bà [2].
Theo Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Hịn Bà
đến năm 2020 của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Khánh Hịa [1], vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hệ sinh vật của Khu BTTN Hịn Bà có những đặc
điểm như sau:
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Khu BTTN Hịn Bà có tổng diện tích là 20.978,3 ha, phân thành 3 khu. Trong
đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 10.448,2 ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm
10.530,1 ha và phân khu hành chính dịch vụ khoảng 15 - 20 ha.
Hòn Bà nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 40 km đường chim bay và
khoảng 60 km đường đi ô tô. Thuộc địa phận của 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh
Sơn, Cam Lâm và Diên Khánh.
 Tọa độ địa lý:
+ Từ 12o01’45’’ đến 12o12’00’’ vĩ độ Bắc
+ Từ 108o 53’45’’đến 109o02’34” kinh độ Đông.
 Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp: Tiểu khu 226 xã Suối Tiên; tiểu khu 191, 225 xã Diên Tân
(huyện Diên Khánh); tiểu khu 195, 204a, đất ngoài tiểu khu - xã Khánh Phú (huyện
Khánh Vĩnh).



5
+ Phía Nam giáp: Tiểu khu 271, 272, 276, 277, đất ngoài tiểu khu - xã Sơn
Trung, tiểu khu 270 xã Sơn Hiệp, tiểu khu 273 xã Sơn Bình (huyện Khánh Sơn).
+ Phía Đơng giáp: Tiểu khu 232 xã Suối Cát, tiểu khu 236 xã Suối Tân, tiểu
khu 301, 303 xã Sơn Tân, tiểu khu 308, 311, xã Cam Phước Tây (huyện Cam Lâm).
+ Phía Tây giáp: Tiểu khu 210, 211 xã Khánh Phú (huyện Khánh Vĩnh), tiểu
khu 265 xã Sơn Lâm (huyện Khánh Sơn).

Hình 1.1. Bản đồ Khu BTTN Hòn Bà – Khánh Hòa
(Nguồn: Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà)


6
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực Hịn Bà thuộc vùng núi thượng du tỉnh Khánh Hòa, nằm trong vùng
địa lý tự nhiên và vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ.
Độ cao so với mặt biển dao động từ 20 – 1.500 m. Nơi cao nhất là đỉnh nằm
trên đường ranh giới giữa huyện Diên Khánh và huyện Khánh Vĩnh, cao 1.578 m.
Nơi thấp nhất là lòng Suối Dầu đoạn hợp lưu giữa Suối Dầu và Suối Chì thuộc
huyện Diên Khánh cao 22,29 m. Sự chênh lệch độ cao, đã tạo nên những vành đai
khí hậu, vành đai thực vật và các kiểu thảm thực vật rừng khác nhau.
Một số đỉnh núi ở khu đỉnh Hòn Bà đều cao trên dưới 1.500 m. Từ nơi đây,
các núi được tỏa ra thành 3 dãy núi chính có đặc điểm:
Độ dốc bình quân

: 15 - 400

Độ cao:
+ Độ cao tuyết đối trung bình


: 1.200 m

+ Độ cao tuyệt đối cao nhất

: 1.578 m

+ Độ cao tuyệt đốt thấp nhất

: 100 m

1.1.1.3. Đặc điểm đất đai
Theo tài liệu và Bản đồ lập địa cấp II tỉnh Khánh Hịa cho thấy trong Khu
BTTN có các loại đất chính như sau:
Từ độ cao trên 1.000 m, đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma acid
chiếm khoảng 15% trong toàn vùng, trên nền đá mẹ cứng khó phong hóa, tầng mùn
và thảm thực vật dày.
Ở độ cao từ 500 – 1.000 m, đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma acid
chiếm khoảng 70% diện tích tồn khu bảo tồn, đất này được hình thành trên khối đá
mẹ rắn chắc granite, rhyolite tầng mùn và thảm thực vật cịn khá dày.
Ngồi ra cịn có sự hiện diện của đất tích tụ, đất phù sa chiếm khoảng 15%
phân tán rộng trong các đầm lầy và khe suối được hình thành trên khối đá mẹ rắn
chắc granite.
Nhìn chung đất đai Khu BTTN Hịn Bà cịn khá tốt, hầu hết tầng đất dày, tuy
nhiên do độ dốc cao, nhiều đá nổi, đá lẫn, lại nằm trong vùng khí hậu duyên hải


7
Nam Trung Bộ (tương đối khắc nghiệt) nên ít nhiều cản trở điều kiện phát triển cây
trồng ở đây.

1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Theo tài liệu khí hậu thuỷ văn tỉnh Khánh Hồ, khu vực Hịn Bà thuộc vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa mưa và mùa khơ rõ rệt. Do có sự chênh lệch về
độ cao đã làm cho khí hậu có nhiều sắc thái riêng.
 Tại khu vực đỉnh Hịn Bà:
- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 17,40C; nhiệt độ trung bình các tháng
dao động từ 14,10C đến 19,80C; nhiệt độ cao nhất khoảng 270C và thấp nhất xuống
tới 6,50C. Biên độ nhiệt năm là 4,40C.
- Lượng mưa trung bình năm đạt từ 2.000 đến 2.400 mm có khi lên đến 2.751
mm. Có thể xem mùa mưa ở đây kéo dài suốt cả năm. Trong các tháng 2, 3, 4 mưa
tuy ít nhưng cũng đạt xấp xỉ 100 mm và có từ 13 - 15 ngày mưa. Những tháng khác
lượng mưa đều lớn hơn 200 mm và 20 ngày mưa.
- Độ ẩm không khí trung bình năm đạt trên 85%. Tháng có độ ẩm cao nhất có
thể đạt trên 90% và tháng thấp nhất là tháng 4 - 5%, độ ẩm khơng khí trung bình ở
mức 85 - 87%.
 Tại những vùng có độ cao so với mực nước biển dưới 800 - 900 m.
- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 230C đến 26,60C, khơng có nhiệt độ
trung bình tháng dưới 200C. Nhiệt độ trung bình tháng lớn hơn 250C có từ 8 - 9
tháng.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.800 mm đến 1.900 mm. Sự phân biệt mùa
mưa và mùa khô khá rõ. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô được
xem như từ tháng 1 đến tháng 8 (có mưa tiểu mãn tháng 5).
- Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 80%.
 Gió
Gió mùa ẩm ướt mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa đông (từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau) và các đối lưu của nó kết hợp với “mùa bão Khánh Hoà” (từ tháng 7
đến tháng 11) là nguyên nhân gây mưa và sinh ra mưa rất lớn ở Khu BTTN Hòn Bà.


8

1.1.1.5. Thủy văn
Các hệ sơng suối ở Khu BTTN Hịn Bà đều có phần thượng lưu bắt nguồn từ
các đỉnh núi cao 1.100 – 1.500 m và nguồn nước được đổ về 2 con sơng lớn của tỉnh
Khánh Hịa là Sông Cái - Nha Trang và sông Tô Hạp (thượng nguồn của Sông Hàm
Leo chảy về đất Ninh Thuận).
Các hệ thống sông, suối đổ về 2 con sông lớn:
- Hệ Suối Dầu thuộc địa phận huyện Diên Khánh. Phần Suối Dầu nằm trong
Khu BTTN Hòn Bà chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, chiều dài khoảng 18
km, độ dốc trung bình dịng suối 31,1% với nhiều chẻ lưu suối ở hai phía hữu ngạn
và tả ngạn. Các chi lưu bắt nguồn từ độ cao 1.500 - 900 m xuống độ cao 300 m đến
vài chục mét.
- Hệ Sông Cầu thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Hệ Sông Cầu nằm trong
Khu BTTN Hịn Bà chỉ gồm các suối thuộc phía hữu ngạn. Các suối nằm trong Khu
BTTN đều bắt nguồn từ độ cao 1.500 - 800 m đổ xuống độ cao 250 - 34 m và đều
chảy theo hướng từ Đông Nam lên Tây Bắc.
- Nguồn nước đổ về sông Hàm Leo thuộc địa phận huyện Khánh Sơn. Phần
thượng nguồn sông Hàm Leo được gọi là sông Tô Hạp. Các suối trong địa phận
Khu BTTN nằm về phía hữu ngạn sông Tô Hạp, chúng chảy theo hướng Bắc xuống
Nam. Đoạn các suối nằm trong Khu bảo tồn bắt nguồn từ độ cao 1.500 – 1.200 m
đổ xuống độ cao khoảng 700 - 400 m.
Các dãy núi cao cùng với hệ thống sông suối lớn nhỏ đã tạo cho khu vực Hịn
Bà một kiểu địa hình núi chia cắt mạnh, độ dốc lớn, nhiều thác và hiểm trở. Từ đó
hình thành những cảnh quan khác nhau, những điểm vùng địa lý tự nhiên và phân
bố thực vật khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm khu hệ sinh vật ở Khu BTTN Hòn Bà - Khánh Hòa
1.1.2.1. Hệ thực vật
 Về thảm thực vật: được chia thành các kiểu như sau:
- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi trung bình (ở độ cao từ 1.000 – 1.600
m); Thực vật đặc trưng cho kiểu rừng này gồm các họ thực vật: họ Thơng
(Pinaceae), họ Hồng đàn (Cupressaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Dẻ



9

(Fagaceae),

họ

Re

(Lauraceae),

họ

Thích

(Aceraceae),

họ

Sau

sau

(Hamamelidaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Đỗ quyên
(Ericaceae), họ Hồi (Illigeraceae), họ Chè (Theaceae),…
Kiểu rừng này có hai kiểu phụ thổ nhưỡng khí hậu là:
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới lá rộng.
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới lá rộng xen lá kim.
- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp (độ cao từ 500 - 1.000 m): Đặc

trưng thành phần thực vật cho kiểu rừng này gồm những loài trong các họ: họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Xồi (Anacardiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Bàng
(Combretaceae), họ Cơm (Elacocarpaceae), họ Hà nu (Ixonanthaceae), họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Sến (Sapodaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Trôm (Sterculiaceae),
họ Đậu (Leguminosae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ
Dâu tằm (Moraceae),…
- Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (độ cao dưới 500 m): thành phần lồi
cũng tương tự như Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp.
- Rừng thứ sinh nhân tác nhiệt đới; trong đó có các kiểu phụ rừng tre nứa xen
cây gỗ, rừng phục hồi sau nương rẫy, trảng cỏ cây gỗ và cây bụi rải rác,...
 Đa dạng thành phần lồi
Hệ thực vật rừng ở Hịn Bà thể hiện sự đa dạng rõ nét, theo số liệu điều tra
thống kê ban đầu có khoảng 592 lồi thực vật bậc cao, thuộc 401 chi và 120 họ;
trong đó: Thơng đất và Dương xỉ có 73 lồi, ngành Hạt trần có 8 lồi và ngành Hạt
kín có 511 lồi [2]. Ngoài các thành phần cây lá kim, tại đây cịn có sự hiện diện
của những lồi thuộc các họ chỉ phân bố ở đai khí hậu Á nhiệt đới hoặc
Ơn

đới như: họ

Đỗ

qun (Ericaceae), họ

Thích (Aceraceae), họ

Nguyệt

quế (Lauraceae), họ Ráng tiên tọa (Cyatheaceae),...
 Giá trị về khoa học

Trong danh lục thực vật Hịn Bà đã thống kê được 43 lồi quý hiếm được liệt kê
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong đó các lồi đáng chú ý là Thơng lá dẹt (Pinus
krempfii Lecomte), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H.H.
Thomas), Hồng quang (Rhodoleia championii Hook. f.), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa


10

(Kurz) Craib), Mun (Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte), Xoay (Dialium
cochinchinensis Pierre), …
Với kết quả điều tra bổ sung danh mục thực vật và thảm thực vật rừng tại Khu
BTTN Hịn Bà cho thấy chi Xú hương có 14 lồi [2].
1.1.2.2. Hệ động vật
Động vật hoang dã Hòn Bà khá phong phú phân bố ở các sinh cảnh và độ cao
khác nhau. Kết quả điều tra đã ghi nhận Khu BTTN Hịn Bà có 69 lồi Thú trong đó
có 23 họ với 9 bộ; 144 lồi Chim trong đó có 49 họ thuộc 14 bộ; 296 lồi Bị sát có
23 họ, 3 bộ; 162 loài Lưỡng cư gồm 9 họ, 3 bộ. Đã ghi nhận được trên 200 loài
Bướm, đại diện cho 6 họ phân bố trên lãnh thổ Việt Nam [2].
Tuy số lồi động vật khơng nhiều nhưng so với diện tích của Khu BTTN có
thể xếp vào diện phong phú, đóng vai trị vơ cùng quan trọng, góp phần vào sự phát
triển đa dạng động thực vật của tỉnh và cả nước.
1.2. Lược sử nghiên cứu về chi xú hương (Lasianthus Jack)
1.2.1. Trên Thế giới
Chi Xú hương (Lasianthus) được William Jack đặt tên đầu tiên năm 1823 dựa
vào các đặc điểm hình thái bên ngồi ở cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của 2 loài
Lasianthus cyanocarpus và Lasianthus attenuatus để sắp xếp chúng thành các nhóm
taxon khác nhau. Khi miêu tả Lasianthus, Jack đặc biệt đề cập đến số lượng hạt,
buồng nỗn hình đa giác. Trong mơ tả của Jack, Lasianthus gồm 4 buồng nỗn hình
oval với mỗi buồng có 1 nỗn sẽ phát triển thành hạt với 4 vịng đa giác [4], [6].
Những nghiên cứu, mơ tả này tuy chưa được chi tiết nhưng bước đầu đặt nền tảng

cho các nghiên cứu tiếp theo về chi thực vật này.
Cùng năm đó Blume (1823) đã liệt kê một số loài thực vật thuộc chi
Mephitidia. Đến những năm 1826 - 1827, tác giả nhận ra rằng chi Mephitidia đồng
nghĩa với chi Lasianthus Jack và cung cấp các miêu tả về chi này từ vùng Java theo
quan điểm của Jack. Trong khi đó, Blume mơ tả sự thay đổi nhiều hơn dựa trên
nhiều loài từ Malaysia với 4 - 9 buồng noãn, mỗi buồng noãn mang 1 hạt và có 4 - 9
vịng đa giác; đồng thời, tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng các lồi Litosanthes và cho
rằng có quan hệ họ hàng với Lasianthus [16].


11
Năm 1880, Hooker người đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ về hệ thống phân
loại cho chi Lasianthus trên cơ sở bộ sưu tập mẫu từ Đông Dương, tác giả ghi nhận chi
này có 52 lồi. Đây là cơng trình nghiên cứu được xem là hồn thiện thời bấy giờ và
góp phần rất lớn cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo về chi Lasianthus [17].
Inhleyently Ridley (1923) trong cơng trình nghiên cứu thực vật Malaysia đã
đổi chi Litosanthes thành một phân chi của Lasianthus và ghi nhận 59 lồi từ bán
đảo Malaysia; tiếp đó, Pitard (1924) ghi nhận 37 lồi từ Đơng Dương (gồm Việt
Nam, Lào, Campuchia), Craib (1934) ghi nhận 47 lồi và 5 giống có nguồn gốc từ
Thái Lan và Yamazaki (1964) ghi nhận 5 loài và 1 giống từ quần đảo Ryukyus.
Trong khi đó, Bakhuizen van den Brink (1965) giữ lại chi Litosanthes như một chi
riêng biệt với Lasianthus dựa vào 3 đặc điểm: tràng hoa xếp gối lên nhau, lá kèm xẻ
thùy, cụm hoa có cuống và ghi nhận 28 lồi từ vùng Java [18], [19], [20], [21].
Một số nghiên cứu khác từ các châu lục như: Verdcourt (1976) đã tìm ra 1
lồi từ vùng nhiệt đới phía Đơng Phi; Petit (1964) và Denys (1981) đã ghi nhận 6
loài ở vùng Trung Phi, Robbrecht (1982) ghi nhận 2 loài ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ
Những phát hiện trên của các nhà khoa học góp phần mô tả chi tiết hơn, bổ sung sự
phân bố đa dạng chi Lasianthus trên thế giới [22], [23] [24], [25].
Tiếp theo, Deb và Gangopadhyay (1991, 1989) trong cơng trình nghiên cứu
thực vật Malaysia đã chuyển một số taxon thuộc chi Lasianthus sang chi

Litosanthes không giống như hệ thống của Hooker (1880), nhưng ngay sau đó
Gangopadhyay và Chakrabart (1992) vẫn giữ lại các taxon này của Lasianthus [26],
[27], [28].
Wong (1989) nghiên cứu chi Lasianthus từ Malaysia và ghi nhận 54 lồi; tiếp
đó Zhu (1998, 1994) nghiên cứu chi Lasianthus từ Trung Quốc và Nhật Bản đã cập
nhật và ghi nhận chi này có 30 lồi, 4 phân lồi [29], [30], [31].
Trên cơ sở phân chia và sắp xếp các taxon trong chi Lasianthus, Robbrecht
(1988) lần đầu tiên đã thống kê chi Lasainthus trên thế giới có khoảng 142 lồi,
trong đó: Châu Á nhiệt đới khoảng 120 loài, châu Úc 1 loài, Châu Phi 20 loài, vùng
nhiệt đới châu Mỹ 2 lồi. Đây là cơng trình tuy chưa hồn thiện nhưng đã góp phần


12
cho thấy sự đa dạng của chi thực vật này. Đến năm 1993, ông đã tiến hành bổ sung
và sửa đổi cho việc phân loại các đại diện trong chi Xú hương [32], [33].
Zhu (2001) trong cơng trình “Flora of Thailand” đã ghi nhận 53 lồi kèm với
hình ảnh minh họa thuộc chi Lasianthus tại Thái Lan, đồng thời tác giả đã phát hiện
và mơ tả 3 lồi và 3 thứ là mới cho khoa học, kết nối mới 1 loài và ghi nhận mới 8
loài và 5 thứ cho hệ thực vật Thái Lan. Cơng trình nghiên cứu này khơng chỉ góp
phần bổ sung thành phần lồi thực vật ở Thái Lan nói riêng và Thế giới nói chung,
mà còn cho thấy đây là một chi thực vật cần được tiếp tục nghiên cứu [4], [5].
Tiếp sau đó, Zhu và cộng sự (2002) đã tiến hành nghiên cứu và thống kê chi
Lasianthus có ít nhất khoảng 180 lồi, trong đó hơn 160 lồi phân bố ở châu Á nhiệt
đới, Châu Úc có 1 lồi, Châu Phi có 20 lồi, Châu Mỹ có 3 lồi; và cho rằng trung
tâm đa dạng nhất của chi Lasianthus là vùng nhiệt đới ở châu. Đây là thống kê đầy
đủ nhất về chi Lasianthus trên Thế giới và được các tác giả khác sau này sử dụng
trong nghiên cứu về Lasianthus Á [6].
Trong công trình nghiên cứu về “Flora of China” Zhu (2002) đã dựa vào các
bộ sưu tập, tiến hành sửa đổi các các đại diện của chi Lasianthus ở Trung Quốc. Kết
quả ghi nhận 33 loài, 4 phân loài và 3 thứ được cơng nhận. Cơng trình này đã sửa

đổi 6 lồi, 2 phân lồi và 10 thứ được mơ tả lại và chứng minh đó là những lồi
đồng nghĩa. Từ đó tác giả xây dựng khóa phân loại để phân biệt các đại diện trong
chi một cách chính xác nhất làm tiền đề cho những nghiên cứu sau này [4].
Cùng trong năm 2002, Zhu và Roos, trong cơng trình nghiên cứu của mình đã
nhận định rằng chi Lasianthus rất khó để phân loại và có thể bị nhầm lẫn với một số
loài của chi Damnacanthus, Diplospora, Prismatomeris, Saprosma và Urophyllum.
Trong quá trình kiểm tra mẫu vật từ bảo tàng AAU để nghiên cứu chi Lasianthus
cho hệ thực vật Malaysia đã phát hiện 3 loài mới thuộc chi Lasianthus từ Việt Nam:
L. elevatineurus H. Zhu, L. longissimus H. Zhu, L. oblongilobus H. Zhu [5]. Hai tác
giả đã mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái, sinh thái, nơi phân bố của 3 lồi này,
kèm hình ảnh minh họa để nhận dạng.
Mãi đến năm 2011, Zhu và Taylor đã dựa vào mối quan hệ phát sinh loài trên
các dữ liệu về phân tử của Xiao và Zhu (2007) để xác định chính xác và thống kê


13
các loài của chi Lasianthus ở Trung Quốc với tổng cộng có 33 lồi, trong đó có 7
lồi đặc hữu [34]. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới dừng ở mức định danh và mơ
tả chi tiết lồi mà khơng cung cấp hình ảnh minh họa.
Năm 2012, trong cơng trình nghiên cứu “Flora of Malesian” các tác giả Zhu,
Roos và Ridsdale đã so sánh các mẫu được lưu trữ trong bảo tàng, cập nhật danh
pháp quốc tế đã xác định được 131 lồi và mơ tả được 41 lồi, 3 phân lồi thuộc chi
Lasianthus từ Malaysia [6]. Đây là cơng trình nghiên cứu quy mơ và chi tiết nhất về
chi Lasianthus ở Malaysia, đồng thời nghiên cứu cũng đã cung cấp khóa phân loại
để nhận dạng hơn 140 lồi Lasianthus trên thế giới.
Đến năm 2015 trong cuộc khảo sát để đánh giá độ đa dạng thực vật được tiến
hành ở vườn quốc gia (VQG) phía Nam Bokor, tỉnh Kampot, miền Nam Campuchia
Akiyo Naiki và các cộng sự đã phát hiện 4 loài mới cho khoa học: Lasianthus
bokorensis, L. giganteus, L. oblanceolatus và L. stephanocalycinus; đồng thời ghi
nhận tổng số loài của chi Lasianthus ở đây là 24 loài [7].

1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu về chi Xú hương được bắt đầu từ
rất sớm bởi các nhà thực vật người Pháp. Đầu tiên phải kể đến Pitard (1924) trong
cơng trình đồ sộ “Flore Générale de L’Indochine” do Lecomte chủ biên thì các
taxon trong chi Xú hương ở Đơng Dương nói chung và Việt Nam nói riêng mới
được mô tả chi tiết. Tác giả đã xây dựng khóa phân loại và mơ tả đặc điểm nhận
dạng của 24 lồi có ở Việt Nam trong tổng số 37 lồi phân bố ở khu vực Đơng
Dương [18]. Đây là cơng trình khoa học to lớn, các nhà thực vật Việt Nam hiện nay
vẫn sử dụng tài liệu này để làm cơ sở cho phân loại chi Xú hương. Tuy nhiên, hạn
chế của tài liệu này là có nhiều sai sót về danh pháp.
Phạm Hồng Hộ và Nguyễn Văn Dương (1960), trong cơng trình “Cây cỏ
miền Nam Việt Nam” đã mơ tả ngắn gọn với hình vẽ đơn giản 5 loài thuộc chi Xú
hương. Trong lần tái bản năm 1972, Phạm Hồng Hộ mơ tả 16 lồi cùng với khóa
phân loại của chúng. Như vậy, tác giả đã bổ sung 11 lồi so với cơng bố trước đó
[35]. Cả 2 cơng trình này tác giả đều mơ tả ngắn gọn, hình vẽ đơn giản.


14
Phạm Hồng Hộ (1993), trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam” và được tái bản
năm 2000 đã mô tả kèm theo hình vẽ minh họa 28 lồi và 4 thứ thuộc thuộc chi Xú
hương bao gồm: Lasianthus annamicus Pit., L. balansae (Drake) Pit., L. baviensis
(Drack) Pit., L. coeruleus Pit., L. chevalieri Pit., L. chinnensis (Champ. ex Benth.)
Benth., L. condorensis Pierre ex Pit., L. cupreus Pierre, L. cyanocarpus var.
asperatus Pierre ex Pit., L. dinhensis Pierre, L. dinhensis var. glabrescens Pit., L.
dinhensis var. tonkinensis Pit., L. dalatensis Wernham, L. eberhardtii Pit., L.
foetidissimus A. Chev. ex Pit., L. hispidulus (Drake) Pit., L. hoaensis Pierre, L.
japonicus Miq., L. kamputensis Pierre ex Pit., L. kerrii Craib, L. langkokensis Pit.,
L. lecomtei Pit., L. lucidus Blume, L. pierrei Pit., L. poilanei Pit., L. rhinocerotis
var. pedunculata Pit., L. sapromoides Pit., L. tamirensis Pierre ex Pit., L.
tonkinensis (Drake) Pit., L. verticillatus (Lour.) Merr., L. wallichii Wight, L. wrayi

King & Gamble [8]. Nhìn chung, trong cả 2 cơng trình của Phạm Hồng Hộ, tác giả
đã thống kê và mơ tả lại toàn bộ các loài thuộc chi Xú hương hiện có ở Việt Nam,
tuy nhiên những mơ tả này cịn sơ sài, thiếu mẫu vật nghiên cứu.
Trần Ngọc Ninh (2005) chỉ cập nhật và thống kê chi Xú hương ở Việt Nam có
khoảng 30 lồi và 6 thứ [36].
Từ năm 2012 - 2016, tác giả Đặng Văn Sơn và cộng sự đã tiến hành nhiều đợt
khảo sát thực địa để đánh giá tính đa dạng thực vật tại Khu BTTN Hịn Bà, miền
Nam Việt Nam. Trong đó, đã phát hiện và cơng bố 2 lồi mới cho khoa học và 1 ghi
nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam thuộc chi Xú hương gồm: Lasianthus yaharae
V.S. Dang, Tagane & Hop Tran, L. honbaensis V.S. Dang, Tagane & H. Toyama, L.
stephanocalycinus Naiki, Tagane & Yahara [7], [11], [12].
Năm 2015, Naiki và các cộng sự thuộc trường Đại học Ryukyus, Nhật Bản đã
cơng bố 4 lồi mới tại VQG phía Nam Bokor, tỉnh Kampot, miền Nam Campuchia
trong đó có Lasianthus giganteus [7]. Đến năm 2017, nhóm tác giả đã tìm thấy và
phát hiện ra loài này ở VQG Bạch Mã - Thừa Thiên Huế góp phần bổ sung thêm sự
đa dạng cho hệ Thực vật ở Việt Nam [14].
Cùng trong năm đó Đặng Văn Sơn và các cộng sự tiếp tục ghi nhận thêm một
lồi mới Lasianthus cambodianus Pit. (Rubiaceae). Cơng trình này được đăng trên


15
Tạp chí Cơng nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
[15].
Gần đây nhất năm 2019, Đặng Văn Sơn và các cộng sự đã phát hiện thêm một
lồi mới cho khu vực phía Nam Lasianthus bidoupensis (Rubiaceae) tại VQG
Bidoup Núi Bà - Lâm Đồng. Như vậy, tổng số loài trong chi Lasianthus ở Việt Nam
hiện nay lên đến 40 lồi và 1 dưới lồi [13].
Tóm lại: Việc nghiên cứu đa dạng các loài trong chi Xú hương ở Việt Nam nói
chung và Khu BTTN Hịn Bà nói riêng là điều cần thiết nhằm phục vụ công tác
kiểm kê, đánh giá và tiến tới biên soạn chi này trong bộ “Thực vật chí Việt Nam”.



16

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 4/2018 - 8/2019.
Bảng 2.1. Liệt kê thời gian khảo sát ngoài thực địa
STT

Thời gian

Ghi chú

Nội dung
- Khảo sát cảnh quan

Ghi nhận lồi:

-Thu thập thơng tin, tài L. annamicus, L. curtisii,
1

4/2018

liệu từ ban quản lí Khu L. fordii, L. hirsutus,
BTTN Hòn Bà.

L. hispidulus, L. longissimus,


- Tiến hành thu mẫu đợt 1.

L. pierrei.

- Khảo sát cảnh quan vào Ghi nhận loài:
mùa mưa.

L. chevalieri, L. chinensis

- Tiến hành thu mẫu đợt 2 L. dalatensis, L. foetidissimus
2

7/2018

theo các tuyến khảo sát.

L. honbaensis, L. inodorus

- Thu mẫu bổ sung cho các L. oblongilobus,
đại diện đã bắt gặp trong L. stephanocalycinus
lần khảo sát đầu tiên.

L. verticillatus, L.yaharae,
L. membranaceoideus.

- Khảo sát cảnh quan cuối Thu mẫu bổ sung các bộ phận
mùa mưa.

thuộc các đại diện còn thiếu.


- Tiến hành thu mẫu đợt 3
3

12/2018

theo các tuyến khảo sát.
- Thu mẫu bổ sung cho các
đại diện đã bắt gặp trong
lần khảo sát trước.
- Khảo sát cảnh quan

4

6/2019

Ghi nhận loài L. attenuatus

-Thu mẫu bổ sung lần cuối Thu mẫu bổ sung các bộ phận
thuộc các đại diện còn thiếu.


×