Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.3 KB, 14 trang )

Đề số 2. Phân tích những cơ sở lí luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Mục lục

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Một số vấn đề lý luận về nguồn gốc, hoàn cảnh về sự hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh................................................................................................................2
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?.......................................................................2
2. Hồn cảnh lịch sử ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.....3
II.

Những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh...............................5

1. Hồn cảnh lịch sử:........................................................................................5
2. Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.................................................6
3. Tinh hoa văn hóa nhân loại ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh............7
4.Chủ nghĩa Mác-Lênin ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh.........................8
III. Gía trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay.......................................................................................10
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam.........................................10
2. Giá trị quốc tế của tư tưởng Hồ Chí Minh....................................................11
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay..........................12
KẾT LUẬN.............................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................13

1


MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát


triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của
nhân loại; là tài sản tinh thần vơ cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Thực tiễn
cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có
những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng
tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng
Hồ Chí Minh vẫn cịn nguyên giá trị. Để làm rõ vấn đề trên, em xin chọn đề số 2
mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh để làm bài tập học kỳ của mình, đề tài có nội dung
như sau: “ Phân tích những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đây
là đề tài nghiên cứu độc lập của cá nhân em, mọi số liệu đều có chú thích và dẫn
chứng cụ thể.

2


I.

NỘI DUNG
Một số vấn đề lý luận về nguồn gốc, hồn cảnh về sự hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam định nghĩa: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại.”1.
Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã
hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể

của Việt Nam2
Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn
với các thời kì hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam
và quốc tế vào đầu và giữa thế kỷ 20. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhận định
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, tư tưởng cách
mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Mác-Lênin, tư tưởng
văn hóa phương Đơng, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí
Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của
Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra
1 />%C3%AD_Minh#:~:text=%E2%80%9C,T%C6%B0%20t%C6%B0%E1%BB%9Fng%20H%E1%BB%93%20Ch
%C3%AD%20Minh%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20quan,v
%C4%83n%20ho%C3%A1%20nh%C3%A2n%20lo%E1%BA%A1i... , Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
IX, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83.
2 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2009, trang 14

3


từ Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cùng các
quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ
Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện
cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh
thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim
chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam3. Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.
2. Hoàn cảnh lịch sử ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1Tình hình quốc tế ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ
giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chỉ chín nước đế
quốc4 đã chi phối tồn bộ tình hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi
và châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng. Nhân dân các
nước thuộc địa bị chủ nghĩa thực dân tước hết những giá trị văn hoá, tinh thần,
quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội…
Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa vô sản và
tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh một mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các
dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này ngày càng gay
gắt. Vì vậy, từ đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
ngày càng phát triển, nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi.
3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011
4 Chín nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan) với số dân 320.657.000
người, với diện tích 11.407.606 cây số vng thống trị và bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng chục dân tộc với số
dân 560.193.000 người trên diện tích 55.637.000 cây số vng (Xem, Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, H. 2000, t.1, tr.277)

4


Có một thực tế lịch sử là trong q trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa
thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ - latinh, sự
bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì, và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư
bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai
cấp. tầng lớp xã hội mới.
Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản cuối thế kỷ XIX và
nhất là sự thức tỉnh châu Á đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách
mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính
quyền Xô viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Với thắng lợi của

Cách mạng Tháng Mười, nhiều dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được
tự do, được hưởng quyền dân tộc tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập và
dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922).
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (31919), phong trào công nhân trong các nước tư bản phương Tây và phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đơng càng có quan hệ mật thiết với
nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Ở Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều anh hùng, danh nhân khác của dân tộc ta,
sự kết hợp hài hòa giữa những điều kiện khách quan và chủ quan chính là nhân tố
có ý nghĩa quyết định dẫn tói hành động cách mạng và giành thắng lợi.
2.2Tình hình Việt Nam ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị
chủ nghĩa tư bản Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự
xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai

5


giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Dưới ách thống trị của thực dân
Pháp, bị mất độc lập tự do, nhân dân ta không ngừng nổi lên chống lại chúng.
Kể từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) chịu sự
bảo hộ của đế quốc Pháp, trừ một số ít người cam tâm làm tay sai cho giặc, còn đại
đa số nhân dân vẫn nung nấu ý chí căm thù và chờ thời cơ vùng lên tự giải phóng.
Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã liên tục đứng lên chiến đấu giành lại độc
lập. Song, những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm không phát huy được tác
dụng trước một kẻ thù mới - chủ nghĩa đế quốc. Các phong trào kháng chiến đều bị
dìm trong máu, lửa. Sau thất bại của phong trào Cần Vương và các phong trào cứu
nước theo hệ tư tưởng tư sản, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối.
Cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ, tưởng chừng như không có đường ra.
Từ những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng đòi hỏi bức

thiết của dân tộc và thời đại.
II.

Những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Hồn cảnh lịch sử:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc còn nhỏ lấy tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày
19/5/1890, trong một gia đình trí thức phong kiến u nước tại Kim Liên, Nam
Đàn, Nghệ An. Người lớn lên khi dân tộc Việt Nam mất độc lập, tự do, nhân dân
lầm than, nô lệ, đang rên xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến
tay sai. Suốt mấy chục năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu
nước theo xu hướng phong kiến và dân chủ tư sản liên tiếp nổ ra nhưng đã khơng
thành cơng. u cầu có đường lối mới, giai cấp mới lãnh đạo phong trào cứu nước
giải phóng dân tộc Việt Nam trở nên cấp thiết.
Tại Paris, thủ đô nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc ‘Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin
đăng trên báo Nhân đạo, số ra ngày 16 và 17/7/1920 của Đảng Xã hội Pháp.
6


Những hiểu biết ban đầu đã giúp Hồ Chí Minh xác định được con đường cứu nước
theo lập trường vô sản; đã lựa chọn tán thành Quốc tế thứ ba và tin theo V.I.Lênin.
Từ một người yêu nước, Hồ Chí Minh đã trở thành một chiến sĩ cộng sản, Người
theo chủ nghĩa quốc tế vơ sản chân chính. Bước chuyển lịch sử đó của Người đồng
thời phù hợp với xu thế của thời đại, mở ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và có sức lơi cuốn lớp lớp người Việt Nam
u nước tin tưởng đi theo.
Tóm lại, hồn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận
động, phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đến
những năm 20 của thế kỷ XX; là sự gặp gỡ giữa trí tuệ mẫn cảm, thiên tài của Hồ
Chí Minh với trí tuệ thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin, đã hình thành tư tưởng Hồ

Chí Minh.
2. Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tư tưởng của Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Đó là truyền thống u nước, ý chí độc lập, tự cường; đồn
kết, nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan yêu đời, cần cù, thơng
minh, sáng tạo... Hồ Chí Minh là người Việt Nam yêu nước trước khi trở thành một
chiến sĩ cộng sản.
Truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương đã ảnh hưởng sâu sắc tới
đến quá trình hình thành nhân cách và bản lĩnh của người thanh niên Nguyễn Tất
Thành. Chủ nghĩa yêu nước chân chính và các giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam là
tiền đề tư tưởng quan trọng của Nguyễn Tất thành khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường
cứu nước.
3. Tinh hoa văn hóa nhân loại ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thơng minh tuyệt vời, từ
nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương
7


Tây tại trường Quốc học Huế. Khi bôn ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừa hoạt
động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Người đã thông thạo các ngôn ngữ
tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đơng, Tây,
kim, cổ. Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá
trị tồn nhân loại và vĩnh cửu. Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần
văn hóa nhân loại. Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hịa giữa các nền văn
hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai.
Tiếp thu văn hóa phương Đơng, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh
giá đúng đắn vai trị của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc
biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo.
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù
hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.

Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng
nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật.
Thứ nhất, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như
thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho
cả chim mng, cây cỏ.
Thứ hai, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
Thứ ba, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân
biệt đẳng cấp.
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời
sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho
nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong
tư tưởng Hồ Chí Minh.
8


Ngồi ra, cịn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ
Chí Minh. Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn
tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn và tìm thấy trong đó
“những điều thích hợp với điều kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân
là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh
rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người
mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực
của tư tưởng và văn hóa phương Đơng để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước
ta.
=> Lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây: Trong ba mươi năm hoạt động
cách mạng ở nước ngồi, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh
hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây.
4.Chủ nghĩa Mác-Lênin ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mác-Lê nin là cơ sở thế giới quan, phương

pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam
đặt ra. Người tuyệt nhiên không bao giờ xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời
kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Như vậy, Chủ nghĩa
Mác-Lênin là một nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ
phận hữu cơ-bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Khơng thể đặt tư
tưởng Hồ Chí Minh ra ngồi hệ tư tưởng Mác-Lênin, hay nói cách khác, khơng thể
tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Cho
nên, có thể khẳng định: Ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là
giương cao Chủ nghĩa Mác-Lênin. Muốn bảo vệ và quán triệt Chủ nghĩa MácLênin một cách hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí

9


Minh. Đó là lịch sử mà cũng là logic của vấn đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan
niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong quá trình xây dựng học thuyết về cách mạng vô sản, c. Mác và Ph.
Ăngghen chú ý tới việc thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước tư bản chủ
nghĩa để lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động lật đổ chế độ tư bản chủ
nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt ra
như một vấn đề bức thiết, Lênin phát triển nhiều luận điểm của c. Mác về cách
mạng trong điều kiện các nước thuộc dịa. Luận điểm về Đảng kiểu mới của Lênin
khơng chỉ nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, giải phóng giai cấp vơ sản rồi giải
phóng quần chúng lao động, giải phóng con người mà cịn nhằm trước hết giải
phóng dân tộc rồi giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Lênin nhấn mạnh vai
trò của Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa trong việc giải quyết quyền lợi giai
cấp gắn liền với quyền lợi dân tộc: giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ trên
lập trường cách mạng triệt để của giai cấp vô sản.
Năm 1919. V.I. Lênin sáng lập ra Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản bộ tham
mưu của giai cấp vô sản thê giới. Từ đây, cùng với lý luận của Lênin, Quốc tế

Cộng sản đóng vai trị quan trọng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc theo con
đường cách mạng vơ sản.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin khơng chỉ tìm thấy ở đây con
đường cứu nước đúng đắn, mà cịn nhận thức được sự cần thiết phải có một đảng
cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vơ sản. Cuối tháng 12-1920, Người đã tán thành Quốc tế III và là người dân
thuộc địa duy nhất tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự phát triển

10


lơgích tất yếu của tư duy Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước và đến
với Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đại hội IX của Đảng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là “một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vơ cùng to lớn và quý
giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta giành thắng lợi”. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin nằm
trong sự thống nhất hữu cơ; cả hai đều là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng ta, nhân dân ta. Chúng ta không thể lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin thay
cho tư tưởng Hồ Chí Minh và ngược lại, cũng như khơng thể hiểu và quán triệt,
vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nếu khơng nắm vững Chủ nghĩa Mác-Lê
nin. Bởi một lẽ thường tình: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hạt nhân biện chứng của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
III.

Gía trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
cách mạng Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại.
- Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành
ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Trong giai đoạn hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng
những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã
hội và bảo đảm quyền con người; độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội vì lợi
ích con người.

11


b. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của dân
tộc Việt Nam
- Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là thế giới quan, phương pháp luận
xem xét và xử lý các vấn đề thực tiễn.
- Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh ở chỗ đã bao gồm một hệ thống những quan
điểm lý luận toàn diện và sâu sắc về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh là sự định hướng cho sự phát triển của dân tộc.
2. Giá trị quốc tế của tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại
- Phản ánh khát vọng độc lập tự do của các dân tộc trên thế giới trong giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa.
- Góp phần khơi dậy các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc cho các dân tộc
thuộc địa và bị áp bức trên thế giới.
b. Tìm ra con đường đấu tranh tự giải phóng cho các dân tộc thuộc địa
- Đóng góp lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thời đại là đã chỉ ra con

đường cách mạng, một hướng đi và tiếp theo đó là một phương pháp để thức tỉnh
hàng trăm triệu người bị áp bức trong các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp
cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.
c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả giải phóng con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của
Người đã là một tấm gương sáng cổ vũ các dân tộc trên thế giới tham gia cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc, hịa bình và tiến bộ xã hội.
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu, quán triệt trong hoạch định đướng
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở tất cả mỗi giai đoạn phát triển
của cách mạng.
- Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, hết sức tránh giáo điều,
rập khn, máy móc, làm mất đi tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trong sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh phải tuân theo thế giới
quan, phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tuyệt đối
12


trung thành với những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh

KẾT LUẬN
Khơng phải ngày nay chúng ta mới thấy được ý nghĩa và giá trị thời đại của
tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ rất lâu, nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhất là những trí
thức lớn, những chính khách giàu lịng bác ái, đã từng ca ngợi và bày tỏ sự khâm
phục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực tiễn luôn thay đổi không
ngừng, bản thân Người đã từ biệt chúng ta nhưng giá trị nhân văn và phát triển
trong tư tưởng của Người vẫn đang tỏa sáng cùng với dân tộc và thời đại. Tư tưởng
của Người đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng

và cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc. Giá trị nhân văn và
phát triển của tư tưởng của Người là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng
chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại...
nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển, hướng tới con người, do con người
và vì con người trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. Nhiều luận điểm và mệnh đề
13


trong tư tưởng nhân văn và phát triển của Người đang phản ánh hơi thở của thời
đại, là những giá trị mà nhân loại đang nỗ lực để hướng tới.
Tóm lại, bài làm của em cịn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự
đóng góp của q thầy cơ và các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ
hai, trang 12, 13, 14
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7. Nhà xuất
bản Sự thật. Hà Nội, trang 127
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011
- Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành
động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Trần Viết Dương, Trường Chính trị
-

tỉnh Vĩnh Phúc
Hồ Chí Minh: Người theo chủ nghĩa dân tộc hay chiến sĩ cộng sản?
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2000, t.2, tr.59.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.6, tr.171.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.10, tr.128.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb.

-


Chính trị quốc gia, H. 2001, tr.83.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.11, tr.674.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.10, tr.127.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.3, tr.1.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.3, tr.1.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.108.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.512.

14



×