Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Tổ chức dạy học phần điện tử học vật lý 11 THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm​ q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Minh Vương

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN TỪ HỌC”

VẬT

LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
THƠNG QUA VIỆC CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁC
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Minh Vương

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ ĐIỆN TỪ HỌC"
VẬT LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
THÔNG QUA VIỆC CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁC
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Chun ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
: 60140111
Mã số


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ VĂN NĂNG

TP. Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất kì
cơng trình nghiên cứu của tác giả nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Vương


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận
tình về mọi mặt từ các thầy cơ, gia đình, bạn bè và các học sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các giảng viên
khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt tơi xin chân thành
bày tỏ lịng biết ơn tới TS. Đỗ Văn Năng – người thầy trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt,
chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy/cô và Ban Giám hiệu và các em HS
trường THPT Tân Hưng (tỉnh Tây Ninh) đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi tiến hành
thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè và anh
chị học viên K27 đã động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và

hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm
2019
Tác giả

Huỳnh Minh Vương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM THÔNG QUA CHẾ
TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

5

1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm và dạy học theo hướng trải nghiệm............5
1.1.1. Trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm.............................................................5
1.1.2. Dạy học theo hướng trải nghiệm..................................................................5
1.1.3. Các nội dung tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm trong dạy học
vật lí 6
1.1.4. Các đặc điểm chung của việc tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm
mơn Vật lí


7

1.1.5. Các nghiên cứu về dạy học vật lí theo hướng trải nghiệm...........................7
1.3. Thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lí................................................................9
1.3.1. Khái quát về thí nghiệm tự tạo.....................................................................9
1.3.2. Vai trị, chức năng của thí nghiệm tự tạo trong dạy học theo hướng trải
nghiệm

9

1.3.3. Phân loại thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lí......................................... 10
1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của thí nghiệm tự tạo................................................. 11
1.3.5. Yêu cầu đối với thí nghiệm tự tạo.............................................................. 11
1.4. Kiểm tra, đánh giá học sinh trong hoạt động dạy học theo hướng trải
nghiệm............................................................................................................ 12
1.4.1. Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá................................................................. 12


1.4.2. Đánh giá kiến thức, kĩ năng trong hoạt động dạy học theo hướng trải
nghiệm

12

1.4.3. Đánh giá năng lực trong hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm.........12
1.5. Phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh................................................ 13
1.5.1. Phát huy tính tích cực của học sinh............................................................ 13
1.5.1.1. Khái niệm tính tích cực
1.5.1.2. Những biểu hiện của tính tích cực học tập


13
14

1.5.1.3. Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh
trong dạy học vật lí........................................................................................ 14
1.5.2. Phát huy tính tích sáng tạo của học sinh..................................................... 15
1.5.2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo

15

1.5.2.2. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo 16
1.5.2.3. Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong
dạy học vật lí.................................................................................................. 17
1.6. Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm thông qua chế
tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm........................................................... 18
Kết luận chương 1.................................................................................................... 22
Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN TỪ HỌC” VẬT LÍ 11
THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM THƠNG QUA VIỆC CHẾ
TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

23

2.1. Đặc điểm của phần “Điện từ học” theo hướng tổ chức dạy học trải nghiệm
thông qua chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm....................................23
2.1.1. Tính chất thực tiễn của kiến thức phần “Điện từ học” trong đời sống........23
2.1.2. Đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm phần “Điện từ học”..............................24
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của kiến thức phần “Điện từ học” theo hướng
trải nghiệm 25
2.2. Quy trình tổ chức dạy học phần “Điện từ học” theo hướng trải nghiệm
thông qua chế tạo và sử dụng thí nghiệm........................................................ 25

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình.................................................................. 25


2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học phần “Điện từ học” theo hướng trải nghiệm
thông qua chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm 27
2.3. Các cơng cụ đánh giá tính tích cực và sáng tạo trong hoạt động dạy học
theo hướng trải nghiệm................................................................................... 31
2.3.1. Tiêu chí đánh giá tính tích cực của học sinh............................................... 31
2.3.2. Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của học sinh.............................................. 36
2.4. Thiết kế một số tiến trình dạy học phần “Điện từ học” theo hướng trải
nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm................38
2.4.1. Chủ đề “Từ trường”................................................................................... 38
2.4.2. Chủ đề “Động cơ điện một chiều đơn giản”............................................... 43
2.4.3. Chủ đề “Từ trường của các dây dẫn có hình dạng đặc biệt”.......................49
2.4.4. Chủ đề “Máy phát điện đơn giản”.............................................................. 56
Kết luận chương 2.................................................................................................... 62
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................... 63
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm................................................................. 63
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm................................................................. 63
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm....................................................................... 63
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................................. 63
3.5. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm......................................................... 64
3.5.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm................................................................. 64
3.5.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm................................................................. 65
3.6. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực nghiệm sư phạm...................78
3.6.1. Thuận lợi.................................................................................................... 78
3.6.2. Khó khăn.................................................................................................... 78
3.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................... 79
3.7.1. Đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức của học sinh..................................... 79
3.7.2. Đánh giá tính tích cực của học sinh........................................................... 80

3.7.3. Đánh giá tính sáng tạo của học sinh........................................................... 83


3.8. Đánh giá tính khả thi tiến trình tổ chức dạy học phần "Điện từ học" vật lí 11
THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng thí
nghiệm............................................................................................................ 84
3.8.1. Mặt tích cực............................................................................................... 84
3.8.2. Mặt hạn chế................................................................................................ 85
Kết luận chương 3.................................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 89
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh THPT................................ 17
Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá mức độ đóng góp của cá nhân..............................32
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá báo cáo sản phẩm thí nghiệm........................................ 33
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá q trình thực hiện nhiệm vụ học tập............................34

Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của học sinh............................................. 37
Bảng 3.1. Kế hoạch tổ chức thực nghiệm sư phạm................................................... 64
Bảng 3.2. Danh sách nhóm trưởng và thư kí của các nhóm...................................... 65
Bảng 3.3. Khó khăn và cách giải quyết của học sinh................................................ 70
Bảng 3.4. Điểm đánh giá nhóm của học sinh và giáo viên........................................ 77
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức............................................ 79
Bảng 3.6. Điểm đánh giá tính tích cực của học sinh................................................. 82
Bảng 3.7. Điểm đánh giá tính sáng tạo của học sinh................................................. 84


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1.

Quy trình tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm thông qua việc
chế tạo và sử dụng dụng cụ thí nghiệm

28

Hình 2.2.

Ngun tắc hoạt động động cơ điện một chiều....................................... 48

Hình 2.3.

Từ trường dịng điện thẳng..................................................................... 54

Hình 2.4.

Cảm ứng từ dịng điện trịn..................................................................... 54


Hình 2.5.

Cảm ứng từ của dịng điện chạy qua ống dây......................................... 55

Hình 3.1.

Các nhóm hồn thành các phiếu học tập................................................. 67

Hình 3.2.

Phiếu thu thập thơng tin và hình vẽ phát họa của nhóm Newton............68

Hình 3.3.

Phân cơng cơng việc của nhóm Acsimet................................................. 69

Hình 3.4.

Các nhóm lắp ráp máy phát điện trên lớp............................................... 72

Hình 3.5.

Nhóm Acsimet và sản phẩm................................................................... 73

Hình 3.6.

Nhóm Galileo và sản phẩm..................................................................... 73

Hình 3.7.


Nhóm Boyle-Mariotte và sản phẩm........................................................ 74

Hình 3.8.

Nhóm Newton và sản phẩm.................................................................... 75

Hình 3.9.

Thành viên các nhóm và sản phẩm......................................................... 76

Hình 3.10. Học sinh tiến hành đánh giá.................................................................... 77
Hình 3.11. Các nhóm hỗ trợ nhau............................................................................. 81
Hình 3.12. Phần thuyết trình và trả lời câu hỏi của nhóm Acsimet........................... 81


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm
trong 5 năm 2016 – 2020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đưa ra một trong
những nhiệm vụ trọng tâm đó là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo
(GD-ĐT); phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao”. Đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT và phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu đối với giáo dục
trong giai đoạn hiện nay. Đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp
cận năng lực, phát triển nhân cách HS phù hợp với xu thế phát triển chương trình
giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến.
Mơn Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm, kiến thức gắn liền với thực tế cuộc

sống vì vậy hoạt động dạy học cần phải gắn liền với thực tế. Học đi đôi với hành và
học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo
các hướng tiếp cận không hồn tồn như nhau. Trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao
nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành.
Hoạt động trải nghiệm là một trong hai hoạt động giáo dục chính của dự thảo
chương trình giáo dục phổ thơng mới theo đề án đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng hiện nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về HĐTN trước đây
nhằm phát triển năng lực cho HS. Các nghiên cứu cho thấy sự cần thiết và hiệu quả
của hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm được tập trung nghiên
cứu với hình thức tổ chức ngoại khóa như trị chơi, tham quan, dã ngoại, tình nguyện,
… nghiên cứu về HĐTN trong hoạt động dạy học chính khóa (dạy học theo hướng
trải nghiệm) chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, những TN tự tạo từ các ngun liệu
dễ tìm (ví dụ như như vỏ lon, chai nhựa, ống nhựa…) mang lại hứng thú học tập do
sự mới lạ. Thông qua chế tạo, thực hành, thao tác trên các TN, học sinh hiểu rõ hơn
về kiến thức giúp hoạt động dạy học hiệu quả hơn. Như vậy, TN tự tạo có thể hỗ trợ
tốt cho việc tổ DHTHTN trong dạy học vật lí.
Thực trạng dạy học vật lí ở các trường phổ hiện nay cho thấy, việc dạy học kiến
thức vật lí vẫn mang nặng hình thức truyền thụ kiến thức một chiều, giáo viên chỉ


2

chú trọng giảng giải, minh họa và thông báo kiến thức có sẵn. Học sinh chỉ ngồi
nghe, tiếp thu kiến thức và ghi nhớ một cách thụ động, giáo viên vẫn chưa chú trọng
khai thác các phương tiện dạy học (Nguyễn Hoàng Anh, 2015). Hơn nữa, các dụng
cụ, thiết bị thí nghiệm dành cho bộ mơn Vật lí ở các trường phổ thơng cịn hạn chế
về số lượng và chất lượng nên việc thực hiện các thí nghiệm cũng gặp nhiều khó
khăn, học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với TN để hiểu được rèn luyện các kĩ năng
thực hành và hiểu rõ hơn về kiến thức.
Phần “Điện từ học” vật lí 11 là phần có kiến thức tương đối trừu tượng, vì vậy

kiến thức cần được trực quan hóa qua các dụng cụ dạy học nhưng thiết bị TN ở phần
này ở các trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động dạy học ngày nay dần được
thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Giáo viên là người hướng
dẫn, học sinh tự tìm tịi kiến thức cần học và áp dụng chúng vào trong cuộc sống, do
đó tổ chức cho HS trải nghiệm trong hoạt động dạy học là cần thiết. Với những lí do
trên, việc nghiên cứu “Tổ chức dạy học phần "Điện từ học” vật lí 11 THPT theo
hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ TN” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xây dựng được một số tiến trình và tổ chức dạy học phần "Điện từ học" vật lí
11 THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ TN
nhằm phát huy tính TC và ST của HS.
3. Giả thuyết khoa học của đề tài

Nếu tổ chức dạy học phần "Điện từ học" vật lí 11 THPT theo hướng trải
nghiệm thơng qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ TN thì có thể phát huy tính
TC và ST của HS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lí luận về DHTHTN.
- Quy trình tổ chức DHTHTN.
- Các tiến trình DHTHTN phần "Điện từ học" vật lí 11 THPT theo hướng trải

nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ TN.


3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
+ Nghiên cứu và bổ sung lí luận về DHTHTN.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về TN tự làm hỗ trợ dạy học phần điện từ học theo

hướng trải nghiệm.
- Nhiệm vụ 2: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
+ Điều tra thực trạng dạy học phần “Điện từ học” ở một số trường THPT ở TP

HCM và một số tỉnh lân cận hiện nay.
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng nội dung gồm:
+ Đề xuất quy trình tổ chức DHTHTN, từ đó xây dựng một số tiến trình

DHTHTN phần “Điện từ học” vật lí 11 THPT thơng qua việc chế tạo và sử dụng các
dụng cụ TN.
+ Chế tạo một số bộ TN hỗ trợ dạy học phần “Điện từ học” vật lí 11 THPT theo

hướng trải nghiệm.
+ Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá tính TC và ST của HS khi tham gia hoạt

động DHTHTN.
- Nhiệm vụ 4: Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng giả thuyết khoa
học của đề tài và rút ra kết luận cần thiết.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

a. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học phổ thơng, lí luận dạy

học hiện đại, các bài báo, sách, luận văn, luận án…có liên quan.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của các phương pháp dạy học TC, tiến trình

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về TN hỗ trợ dạy học môn Vật lý.


b. Phương pháp thực nghiệm
- Chế tạo một số TN hỗ trợ dạy học phần “Điện từ học”

c. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn
- Điều tra thực trạng dạy học phần “Điện từ học” ở một số trường phổ thông


4

trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm.
- Quan sát, ghi nhận các biểu hiện của HS trong thời gian tiến hành thực

nghiệm tiến trình DHTHTN thơng qua việc chế tạo và sử dụng TN.
d. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy thực nghiệm ở trường phổ thông theo quy trình, phương pháp và

tổ chức tiến trình dạy học đã đề xuất.
- Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm từ đó rút ra

kết luận của đề tài.
Phương tiện: phiếu khảo sát, phiếu đánh giá, dụng cụ ghi chép, ghi hình.
e. Phương pháp thống kê tốn học
- Sử dụng các phương pháp thống kê, mơ tả tốn học để trình bày kết quả thực

nghiệm sư phạm.
II. DỰ KIẾN ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Về lí luận
+ Góp phần làm rõ và phong phú cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức

DHTHTN.

+ Đề xuất quy trình xây dựng các hoạt động trong DHTHTN.

Về thực tiễn
+ Xây dựng được tiến trình DHTHTN thơng qua việc chế tạo và sử dụng TN

phần “Điện từ học” Vật lí 11 THPT.
+ Thiết kế, chế tạo được một số bộ TN hỗ trợ dạy học phần “Điện từ học”.


5

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM THÔNG QUA CHẾ TẠO VÀ SỬ

DỤNG CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm và dạy học theo hướng trải nghiệm
1.1.1. Trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm
Trải nghiệm là những gì con người từng kinh qua thực tế, từng biết, từng chịu
từ đó thu được kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân. Nhờ đó con người sẽ tự
hồn thiện mình, cải thiện được thực tại và sống tốt hơn. (Nguyễn Thị Liên, 2017)
Hoạt động trải nghiệm ở nhà trường là một hoạt động giáo dục được tổ chức
cho HS. Trong đó, HS huy động, thu tập, tổng hợp kiến thức và kĩ năng để trải
nghiệm thực thế, qua đó hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết.
Trải nghiệm ở HS gồm có trrải nghiệm bằng các thao tác tay chân, các giác
quan và trải nghiệm trí tuệ (tư duy, tưởng tượng trong đầu). Vì vậy, các HĐTN trong
nhà trường được tổ chức đa dạng với các hình thức như trị chơi, giải quyết vấn đề,
cuộc thi về thiết kế, chế tạo TN,… Địa điểm tổ chức có thể trong lớp học hoặc ngồi
trời (trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường).
1.1.2. Dạy học theo hướng trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm của HS có thể được diễn ra trong lớp học, trong giờ học

chính khóa. Giáo viên tổ chức cho HS trải nghiệm trực tiếp trên các sự vật, hiện
tượng thực tế, từ đó làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết liên quan đến sự vật, hiện
tượng đang tìm hiểu. Quá trình trải nghiệm đặt ra yêu cầu HS phải huy động kiến
thức cũ, tìm kiếm kiến mới để giải quyết các vấn đề nãy sinh, giúp hình thành các
phẩm chất, năng lực cần thiết cho HS.
Như vậy, dạy học theo hướng trải nghiệm là một hình thức tổ chức hoạt động
dạy học, qua đó nội dung kiếm thức mới được hình thành cho HS thơng qua HĐTN.
Học sinh được tạo điều kiện để trực tiếp hoạt động thực tiễn, tương tác trực tiếp với
sự vật, hiện tượng, con người dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó HS tích lũy kinh
nghiệm, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.


6

1.1.3. Các nội dung tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm trong dạy học
vật lí
Tìm hiểu ứng dụng kiến thức vật lí vào kĩ thuật. Hoạt động này thuộc hoạt động
trải nghiệm trí tuệ. Học sinh có thể quan sát trực tiếp cấu tạo bên trong của các thiết
bị kĩ thuật trong cuộc sống hoặc quan sát thiết bị thơng qua hình ảnh, qua đó HS huy
động kiến thức có sẵn để giải thích ngun tắc hoạt động của các thiết bị đó. Ví dụ,
giáo viên tổ chức cho HS quan sát cấu tạo bên trong của máy biến áp. Học sinh sẽ
huy động các kiến thức về từ trường, cảm ứng điện từ,… để giải thích nguyên tắc
hoạt động của máy biến áp. Hình thức tổ chức này không mất nhiều thời gian và
công sức chuẩn bị của giáo viên và rèn luyện được cho HS kĩ năng suy luận, tư duy,
logic
Ứng dụng kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng vật lí trong tự nhiên.
Hoạt động này giống như hoạt động tìm hiểu kiến thức vào kĩ thuật nhưng ở hoạt
động này HS sẽ trải nghiệm qua các hiện tượng vật lí trong tự nhiên.
Chế tạo các thiết bị, máy móc, thí nghiệm đơn giản. Học sinh có thể ứng dụng
các kiến thức đã học hoặc tìm hiểu kiến thức mới để chế tạo một số máy móc, thí

nghiệm đơn giản. Ví dụ, học sinh ứng dụng kiến thức về cảm ứng điện từ để chế tạo
máy phát điện đơn giản, máy biến áp đơn giản; ứng dụng kiến thức về sự bay hơi,
ngưng tụ để chế tạo hệ thống chưng cất đơn giản,… Nội dung trải nghiệm này yêu
cầu giáo viên phải tốn công sức ở giai đoạn chuẩn bị và cả trong quá trình dạy học vì
cần nhiều thời gian hơn để học sinh trải nghiệm.
Để lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động DHTHTN, giáo viên cần phải:
+ Căn cứ vào nội dung kiến thức mà HS đã học trên lớp và tầm quan trọng của

nội dung này trong đời sống và trong kĩ thuật cũng như mục tiêu dạy học về phần
kiến thức đó mà HS cần phải đạt được. (Nguyễn Thị Huyền Trang, 2016)
+ Có tính thời sự, được nhiều HS biết đến, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa

phương.
+ Phù hợp với khả năng của HS, nghĩa là HS có thể vận dụng kiến thức trong

nhà trường để giải quyết được chúng.


7

1.1.4. Các đặc điểm chung của việc tổ chức dạy học theo hướng trải
nghiệm mơn Vật lí
Dạy học theo hướng trải nghiệm nói chung và DHTHTN trong bộ mơn Vật lí
nói riêng có những đặc điểm sau:
- Quy mơ tổ chức: được áp dụng ở nội dung chính khóa nên được tổ chức theo

quy mơ theo nhóm, theo lớp.
- Địa điểm: Dạy học theo hướng trải nghiệm có thể được tổ chức trong lớp học

hoặc ngoài trời. Giáo viên lựa chọn nơi tổ chức dạy học tùy thuộc vào điều kiện thực

tế về cơ sở vật chất của nhà trường. Giáo viên có thể tổ chức ngay trong phịng học,
phịng TN, nếu hoạt động cần không gian rộng để triển khai hoạt động thì có thể tổ
chức ở ngồi trời (sân trường hoặc địa điểm phù hợp khác ngoài nhà trường).
- Đối tượng tham gia: Khi tham gia vào hoạt động dạy học, tất cả HS được tạo

điều kiện để được trải nghiệm, từ đó hình thành, phát triển các năng lực cần thiết.
- Phương pháp dạy học: Dạy học theo hướng trải nghiệm là một hình thức tổ

chức dạy học mang tính định hướng để giáo viên có thể sử dụng một trong các
phương pháp dạy học (dạy học nêu và giải quyết vấn đề,….) hoặc có thể sử dụng kết
hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học khác nhau để đạt mục tiêu dạy học hiệu
quả cao nhất. Các hình thức tổ chức DHTHTN cũng cần được chọn lựa một cách phù
hợp với khả năng của GV và năng lực thực tế của HS. Việc GV lựa chọn nội dung và
phương pháp dạy học cần chú trọng đến một số yếu tố như:
+ Phát huy tính TC của HS, giúp các em chủ động, hứng thú trong q trình

học tập.
+ Phát huy cao độ vai trị chủ thể của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự

khẳng định khả năng của bản thân.
+ Bám sát mục tiêu về năng lực nào được hình thành và phát triển ở học sinh

trong quá trình DHTHTN.
1.1.5. Các nghiên cứu về dạy học vật lí theo hướng trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động học tập bắt buộc, là một bộ phận của
chương trình phổ thơng tổng thể (tháng 1/2018). HĐTN trên thực tế đã có trong


8


chương trình giáo dục từ trước đến nay nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
HĐTN trước nay được biết qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, sinh
hoạt đội, đoàn. Giáo viên khi tiến hành các hoạt động đó khơng ý thức đầy đủ và sâu
sắc về vai trị của nó trong sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
Việc đưa HĐTN trở thành một bộ phận chính trong chương trình giáo dục nhằm
nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong việc phát triển toàn diện phẩm chất, nhân
cách HS.
Lý thuyết học từ trải nghiệm của David A.Kolb đã chỉ ra rằng: “Học từ trải
nghiệm là q trình học, theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thơng qua việc
chuyển hóa kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm
nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”. Còn trung tâm
Wide Horisons – Chân trời rộng mở (London) đưa ra quan điểm: “Mỗi đứa trẻ đều
có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêu lưu mạo hiểu như là một phần được
giáo dục trong cuộc đời của chúng”.
Hoạt động trải nghiệm đã và đang được thực hiện rộng rãi trong nhiều nền giáo
dục của nhiều nước trên thế giới. Tại Hàn Quốc, hoạt động trải nghiệm là một trong
hai hoạt động tạo nên chương trình giáo dục Hàn Quốc, thực hiện xuyên suốt từ tiểu
học đến THPT. Cơng trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mỹ cho thấy:
Những HS thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp
thường đạt được thành tích học tập cao hơn, hành vi đạo đức tốt hơn, có mối quan hệ
và cảm xúc tốt hơn. (Nguyễn Hoàng Anh, 2015).
Tại Việt Nam, HĐTN mới được đi sâu vào nghiên cứu khi chương trình phổ
thơng tổng thể được cơng bố lần đầu (năm 2015), các cơng trình nghiên cứu cịn khá
ít. Có thể kể đến cơng trình của một số tác giả như Nguyễn Thị Liên (2016), Nguyễn
Quang Linh - Dương Thu Hương (2017), Đỗ Ngọc Thống (2015), Nguyễn Thị
Huyền Trang (2016). Qua các kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của HĐTN khẳng định tính khả thi và tầm quan trọng của nó trong việc gắn kết
lý thuyết với thực tiễn, hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết cho HS. Tuy
nhiên, Các cơng trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu theo hướng HĐTN là một



9

chương trình song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Trong HĐTN, học
sinh vận dụng kiến thức cũ để hoạt động là chủ yếu, vấn đề hình thành kiến thức
mới, áp dụng HĐTN để trở thành một hình thức tổ chức mang tính định hướng về
phương pháp, mục tiêu dạy học chính khóa chưa được quan tâm. Như vậy, hoạt động
DHTHTN cần phải được nghiên cứu.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, một số vấn đề được tiếp tục nghiên cứu,
giải quyết như: Cơ sở lý luận của việc tổ chức DHTHTN; đề xuất quy trình tổ chức
DHTHTN thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ TN và thiết kế một số tiến
trình DHTHTN thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ TN phần “Điện từ
học” Vật lí 11 THPT để hiểu rõ hơn về quy trình đã đề xuất.
1.3. Thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lí
1.3.1. Khái quát về thí nghiệm tự tạo
Thí nghiệm tự tạo là những dụng cụ, thiết bị được giáo viên, học sinh tạo ra và
được sử dụng trong q trình dạy học. Thơng qua thí nghiệm tự tạo, học sinh có thể
quan sát, giải thích được các hiện tượng vật lí liên quan.
1.3.2. Vai trị, chức năng của thí nghiệm tự tạo trong dạy học theo hướng
trải nghiệm
Thí nghiệm tự tạo là thiết bị dạy học tăng cường tính trực quan, góp phần kích
thích hứng thú học tập vật lí cho HS. Trong chương trình vật lí phổ thơng có rất
nhiều kiến thức trừu tượng. Do đó sử dụng TN, đặc biệt là TN tự tạo trong dạy học
VL là rất cần thiết, giúp HS dễ hình dung được hiện tượng, kiến thức từ đó tác động
vào tính tị mị, hiếu kì giúp HS hứng thú học tập.
Thí nghiệm tự tạo giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế khi sử dụng TN tự
tạo như một bài tập với nhiệm vụ thiết kế, chế tạo TN. Học sinh muốn giải quyết
được nhiệm vụ học tập phải vận dụng kiến thức đã biết, tìm kiếm thêm thơng tin qua
tài liệu. Qua đó góp phần cũng cố kiến thức cho HS, đồng thời còn rèn luyện kĩ năng
tìm kiếm thơng tin cho HS.

Thí nghiệm tự tạo là phương tiện giúp phát triển tính TC và ST cho HS. Trong
quá trình thiết kế, chế tạo TN, học sinh phải đề xuất và lựa chọn phương án TN phù


10

hợp. Thông qua phương án đã chọn, HS phải tự tìm kiếm vật liệu, gia cơng, lắp ráp,
giải thích hiện tượng TN,.. các hoạt động trên đều góp phần phát huy tính TC và ST
cho HS. Bên cạnh đó, để giải thích được hiện tượng TN, Học sinh phải huy động
nhiều kiến thức khác nhau từ đó làm tăng chất lượng kiến thức của HS.
Thí nghiệm tự tạo là một phương tiện kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng và
năng lực của HS. Trong đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính TC và ST của HS
thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ tập trung vào đánh giá
khả năng tái hiện tri thức vật lí của HS mà việc kiểm tra đánh giá hướng tới hiện nay
đó là tăng cường kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành và kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn của HS thông qua TN vật lí nói chung và TN tự tạo nói riêng. (Nguyễn
Hồng Anh, 2015)
1.3.3. Phân loại thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lí
Dựa vào mức độ phức tạp khi chế tạo, thí nghiệm tự tạo có thể được phân loại
như sau: Thí nghiệm tự tạo đơn giản, thí nghiệm tự tạo phức tạp và TN tự tạo hiện
đại. (Nguyễn Hồng Anh, 2015)
1.3.3.1. Thí nghiệm tự tạo đơn giản
Thí nghiệm tự tạo đơn giản là những TN được giáo viên, học sinh làm ra từ
những vật liệu thông dụng (như: vỏ chai nhựa, vỏ lon, gỗ, thùng carton, xốp…) và
quá trình gia cơng với các dụng cụ đơn giản (như: kềm, kéo, thước,…).
1.3.3.2. Thí nghiệm tự tạo phức tạp
Thí nghiệm tự tạo phức tạp là những TN được giáo viên, học sinh làm ra từ
những vật liệu thông dụng dễ tìm nhưng có q trình gia cơng sử dụng các dụng cụ
phức tạp hơn, yêu cầu kĩ năng cao hơn so với TN tự tạo đơn giản (máy hàn, máy cắt
kim loại,…).

1.3.3.3. Thí nghiệm tự tạo hiện đại
Thí nghiệm tự tạo hiện đại là những TN được giáo viên, học sinh làm ra trong
đó có sử dụng các thiết bị và linh kiện điện tử hiện đại (như: vi điều khiển, mạch
điện tử, bo mạch, pin mặt trời...).


11

1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của thí nghiệm tự tạo
Ưu điểm
- Được làm từ những vật liệu thông dụng nên những TN tự tạo mang tính gần

gũi, trực quan, mang đến sự hứng thú học tập cho HS.
- Điều kiện để thực hiện TN: khơng địi hỏi khắt khe về cơ sở vật chất nên TN

tự tạo có thể được thực hiện ở các địa phương khác nhau. Đối với các trường có cơ
sở vật chất cịn hạn chế, thí nghiệm tự tạo làm phong phú thêm dụng cụ dạy học cho
nhà trường.
- Phát huy tính TC và ST cho HS: Học sinh đề xuất phương án TN; bố trí TN;

tiến hành TN và xử lí kết quả TN để kiểm chứng, mô tả lại kiến thức đã học.
Hạn chế
- Bên cạnh những ưu điểm, thí nghiệm tự tạo được chế tạo thủ công từ những

vật liệu đơn giản nên cũng có những hạn chế nhất định như độ tinh xảo khơng cao,
độ bền thấp, khó khăn trong q trình vận chuyển, những TN định lượng có độ chính
xác khơng cao.
1.3.5. u cầu đối với thí nghiệm tự tạo
- Vật liệu: Các vật liệu dùng chế tạo TN phải gần gũi với cuộc sống xung quanh


như vỏ lon, chai nhựa, gỗ, thùng carton,.. Có thể sử dụng có thiết bị đã qua sử dụng
như máy biến áp cũ, động cơ điện công suất nhỏ,… Tránh sử dụng các vật liệu phải
mua với giá thành cao.
- An tồn: Khơng sử dụng các vật liệu nguy hiểm, dễ gây cháy nổ, dịng điện có

điện áp cao.
- Kết quả TN: Kết quả của TN tự tạo phải rõ ràng, dễ quan sát. Để dễ quan sát,

kích thước của bộ TN phải phù hợp, khơng q nhỏ hay q to (gây khó khăn khi
vận chuyển).
- Về mặt thẩm mĩ: Cần có màu sắc phù hợp, hình dáng đẹp lơi cuốn sự chú ý

của HS và cần làm nổi bật bộ phận cần quan sát.


12

1.4. Kiểm tra, đánh giá học sinh trong hoạt động dạy học theo hướng trải
nghiệm
1.4.1. Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá không nhằm mục tiêu so sánh kết quả học tập giữa các HS
mà nó giúp GV có cơ sở để nhận biết được mức độ hiểu biết, kĩ năng, thái độ, năng
lực HS từ đó giáo viên chỉ ra những mặc hạn chế, giúp HS phát triển kĩ năng tự đánh
giá bản thân, tự tin khẳng định mình, nâng cao trách nhiệm của bản thân. Từ đó, học
sinh tích cực hơn trong học tập và các hoạt động của tập thể.
Ngoài ra, kết quả từ việc kiểm tra, đánh giá giúp GV tự đánh giá năng lực tổ
chức dạy học của bản thân, phát huy những mặt TC, khắc phục những mặt chưa hoàn
thiện của bản thân từ đó có những điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp đối với
các đối tượng HS khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
1.4.2. Đánh giá kiến thức, kĩ năng trong hoạt động dạy học theo hướng trải

nghiệm
Đánh giá HS trong DHTHTN được căn cứ vào mục tiêu đã được xác định và
cần lưu ý tính chất đặc thù đó là sự trải nghiệm của HS. Một số nội dung được đánh
giá như:
- Đánh giá mức độ hình thành kiến thức vật lí mới qua hoạt động DHTHTN

dựa theo mục tiêu đã đề ra ban đầu.
- Đánh giá tính TC của HS: động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm,...

của HS khi tham gia hoạt động.
- Đánh giá về các kĩ năng của HS trong việc thực hiện các hoạt động: kĩ năng

làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thực hành, chế tạo TN,…
- Đánh giá mức độ được tham gia vào HĐTN, không phải là chỉ thụ động ngồi

nghe giảng giải hay quan sát các bạn khác thực hiện hoạt động.
1.4.3. Đánh giá năng lực trong hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm
Xu hướng dạy học ngày nay dần thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp
cận năng lực. Giáo viên là người hướng dẫn, học sinh tự tìm tịi kiến thức cần học và
áp dụng chúng vào trong cuộc sống. Vì vậy, khi đánh giá kết quả học tập của HS cần


13

chú trọng đến đánh giá năng lực của HS.
Năng lực chỉ được hình thành, phát triển và biểu hiện qua hoạt động. Do đó,
việc đánh giá năng lực cũng phải dựa vào quá trình hoạt động của HS và các sản
phẩm của hoạt động. Đánh giá năng lực khơng hồn tồn dựa vào nội dung chương
trình giáo dục mơn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết
tinh gữa kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được

hình thành từ nhiều hoạt động học tập trong nhà trường, sự tương tác của HS đối với
đối tượng học tập, mơi trường sống, xã hội. (Nguyễn Thị Liên, 2017)
Có nhiều cơng cụ có thể được dùng để đánh giá năng lực ở HS trong DHTHTN.
Một số công cụ phổ biến thường dùng là câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài
thực hành, TN, dự án học tập, phiếu đánh giá, sản phẩm,… Bên cạnh đó, cần tạo cơ
hội cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau như: phiếu tự đánh giá, phiếu đánh giá
đồng đẳng. Mỗi công cụ đều có ưu, nhược điểm và có năng lực đo đạt khác nhau. Vì
vậy, để tăng độ tin cậy của đánh giá, cần lựa chọn và phối hợp các cơng cụ phù hợp.
Mơn vật lí giúp hình thành và phát triển các năng lực sau: Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng
lực tự học,… dựa vào đặc điểm của kiến thức và phương pháp dạy học, giáo viên sẽ
đề ra mục tiêu về phát triển năng lực phù hợp với từng hoạt động và lựa chọn hình
thức, cơng cụ đánh giá cho phù hợp.
1.5. Phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh
1.5.1. Phát huy tính tích cực của học sinh
1.5.1.1. Khái niệm tính tích cực
Theo Trần Khánh Đức: “Tính TC học tập - về thực chất là tính TC nhận thức,
đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong q trình
chiếm lĩnh tri thức”. (Trần Khắc Đức, 2013)
Theo Từ điển Tiếng Việt, 2003, Hoàng Phê chủ biên: “Tích cực là tỏ ra chủ
động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển”. (Hồng
Phê, 2003)
I.F.Kharlamơp đã khẳng định: “Tính TC là trạng thái hoạt động của chủ thể,


14

nghĩa là của người hành động. Vậy tính TC nhận thức là trạng thái hoạt động của HS,
đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
chiếm lĩnh kiến thức”. (I.F. Kharlamop, 1978)

Như vậy, Tính TC của HS được hiểu là trạng thái hoạt động của HS, biểu hiện
ở thái độ hứng thú, ý thức tự giác, cố gắng, chủ động lĩnh hội tri thức trong quá

trình học tập của HS.
1.5.1.2. Những biểu hiện của tính tích cực học tập
- TTCHT bên trong: Được biểu hiện ở sự tập trung cao về trí lực, từ cảm giác,

tri giác đến tư duy tưởng tượng để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
với các dấu hiệu như:
+ Động cơ học tập đúng đắng: Học để chiếm lĩnh tri thức, học để hiểu biết về
mọi thứ xung quanh, học để hoàn thiện bản thân.
+ Nỗ lực ý chí: Cố gắng, quyết tâm vượt qua những khó khăn, trở ngại để hồn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- TTCHT bên ngoài: Được biểu hiện ở các hành vi, thái độ bên ngoài của HS

với các dấu hiệu như:
+ Tinh thần trác nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ do nhóm hoặc giáo viên giao

đúng thời hạn.
+ Hứng thú học tập: thể hiện ở niềm vui, hứng thú khi thực hiện các nhiệm vụ

được giao.
+ Năng động trong học tập: Hay giơ tay phát biểu ý kiến, nhận xét góp ý câu trả

lời của bạn, hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm.
+ Kết quả lĩnh hội: nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, chủ động vận dụng

được kiến thức, kĩ năng khi gặp tình huống mới để nhận thức những vấn đề mới.
1.5.1.3. Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong
dạy học vật lí

Để phát huy tính TC trong học tập của HS, giáo viên có thể sử dụng các biện
pháp sau:
Xác định mục đích và xây dựng động cơ học tập đúng đắng cho HS. Trong mỗi


×